NHỮNG TÀNG ĐẠI CỔ THỤ

TRONG RỪNG THIỀN TRÚC LÂM PHÁP PHÁI

 

Nguyên Nhơn

 

 

Cố Đô Huế, có chốn thiền môn ở trong núi non. Ngày xưa là một chốn hoang vu um tùm cây hoang cỏ dại. Đến thời Duy Tân năm thứ nhất, có vị nữ lưu cũng là con cái gia đ́nh danh giá vọng tộc;  sau khi nhận thấy cuộc đời đầy giả tạm vô thường, nên đă tự thân t́m đến nơi nầy lập một thảo am để tịnh tu, có quư danh là Hồ thị Nhàn, pháp danh Thanh Linh, hiệu Diên Trường.

Sau khi lập thảo am xong một thời gian, với tâm nguyện trở thành chốn già lam thế nào mà Thế Thế Cao Tăng, Sư bà liền qua đảnh lễ Tổ Tâm Tịnh, khai sơn Tây Thiên Di Đà tự để cầu xin Thiền sư Giác Tiên là vị đại đệ tử của tổ trong hàng Cửu Giác. Cũng nên biết Tổ Giác Tiên vốn quê quán Giạ Lê Thượng, xă Thủy Phương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên;  họ Nguyễn Duy, húy là Quyển, sinh năm Canh th́n (1879), dưới thời Tự Đức thứ 33, với pháp danh là Trừng Thành, pháp tự Chí Thông, pháp hiệu là Thích Giác Tiên.

Thiền sư Giác Tiên được Sư phụ ấn chứng làm Tổ khai sơn cho thảo am nầy. Trước khi chính thức nhận Ngôi hóa chủ, Tổ Giác Tiên cùng Sư bà Diên Trường ra tận Trúc Lâm Yên Tử gần sáu tháng để t́m hiểu với thâm ư là muốn hành trạng Trúc Lâm được nối dài vào miền Trung.

Sau khi trở lại thảo am, qua tŕnh ư nguyện với Sư phụ và lấy tên là Trúc Lâm. Một thời gian không lâu, thảo am được h́nh thành tự viện và được triều đ́nh nhà Nguyễn sắc phong thành Trúc Lâm Đại Thánh tự.

Từ đó, việc ngoại hộ một tay Sư bà lo liệu, sau này có người cháu gọi bằng cô cũng xuất gia theo Tổ Giác Tiên với đạo hiệu Thích nữ Diệu Không trực tiếp phần ngoại hộ nầy cho đến ngày hầu Phật, thọ 93 tuổi.

Riêng Tổ th́ lo đào tạo Tăng tài và vận động chư Tôn thiền đức bản tỉnh thành lập An Nam Phật Học Hội. Đệ tử trực tiếp xuất gia với ngài gồm:  Thiền sư Mật Tín, Thiền sư Mật Khế, Thiền sư Mật Hiển, Thiền sư Mật Nguyện và Thiền sư Mật Thể.

Ni giới có sư bà Diệu Huệ và Sư bà Diệu Không, cả hai vị vừa là đồng sư mà cũng là chị em ruột, con của Đại thần Hồ Đắc Trung, quê quán làng An truyền, huyện Phú Vang. Hai vị trước khi chưa xuất gia đều có quư tử đặc biệt. Sư bà Diệu Huệ nhũ danh là Hồ thị Huyên, thân mẫu của Bác học Bửu Hội; sư bà Diệu Không nhũ danh là Hồ thị Hạnh, thân mẫu của nhà Vạn vật học Cao Xuân Chuân.

Ngoài ra, Tổ có một vị tại gia Bồ tát giới khá đặc biệt trong vấn đề chấn hưng Phật giáo thời cận đại đó là Bác sĩ Lê Đ́nh Thám, pháp danh Tâm Minh, tự Châu Hải, quê quán làng Đồng Mỹ, tổng Phú Khương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, con của cụ Đông Các Điện Đại Học Sĩ, sung chức Bộ binh Thượng thơ Lê Đỉnh, triều Tự Đức và là em ruột của nhà cách mạng Lê Đ́nh Dương, trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội với các vị Trần Cao Vân, Thái Phiên, Phan Thành Tài, ... cũng là dịch giả của bộ Lăng Nghiêm Trực Chỉ. Cũng nên biết thêm, cụ Tâm Minh Lê Đ́nh Thám khi ra làm Y sĩ trưởng Viện Bào chế và Vi trùng học Pasteur tại Trung ương bệnh viện Huế, cọng tác với bác sĩ Normet, chế ra Serum Normet. được giới Y học Pháp Việt vô cùng trọng vọng.

Cũng chính nhờ uy tín của bác sĩ Tâm Minh, Tổ Giác Tiên, một mặt, Tổ vào tận Tổ đ́nh Thập Tháp, B́nh Định để thỉnh Quốc sư Phước Huệ ra trực tiếp chủ giảng cho lớp Đại học Phật giáo đầu tiên tại Tổ đ́nh Trúc Lâm và lớp Đại học Phật giáo tại Cố đô Huế được phát xuất từ đó; mặt khác, Tổ hướng dẫn cho đệ tử Tâm Minh t́m những văn kiện thích hợp để mở trường cho học Tăng và lập An Nam Phật Học hội.

Cũng nên biết thêm, sau khi có lớp Đại học Phật giáo được mở đầu tiên ở Trúc Lâm chỉ có bảy vị;  rồi từ từ chuyển qua Tổ đ́nh Tây Thiên th́ các ngài đó mà ngày nay là long tượng, là thạch trụ trong vấn đề chấn hưng Phật giáo mà đặc biệt là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời năm 1964, gồm: Đôn Hậu, Mật Hiển, Mật Nguyện, Thiên Hoa, Thiên Ḥa, Huyền Quang, Trí Thủ, Trí Hữu, Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siêu, v.v…

Để trở lại với cội nguồn Những Cây Đại Cổ Thụ:

1.- Đại lăo Ḥa thượng Thích Mật Hiển:  Tọa chủ Tổ đ́nh Trúc Lâm Đại Thánh là vị Giám luật của Hội Đồng Lưỡng Viện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là bậc cha lành của Tăng ni Tín đồ Thừa Thiên - Huế.

Trước khi xả báo thân, Ngài c̣n răn dạy cho Tăng đoàn bản tỉnh:  “... Tôi cám ơn quư Thầy. Trong năm qua, quư Thầy cùng tôi chung lo Giáo hội, tuy có nhiều cực nhọc, song cũng có nhiều kết quả tốt. Tôi thiết tha mong mỏi quư Thầy hăy thương mến, ḥa hợp với nhau để chung lo Phật sự;  thấy thành công quư Thầy đừng kiêu hănh, thấy khó khăn cũng đừng nản ḷng. Hảy lấy xả lợi làm vinh hoa, lấy khó khăn làm sự tác thành. Có như vậy, quư Thầy mới thành tựu đạo nghiệp chí thượng, ngơ hầu báo đáp được thâm ân Phật Tổ và không bội phản hạnh nguyện nhập thế, xuất trần của ḿnh...” (Lời dạy đầu Xuân Nhâm thân (1972) của Ôn Mật Hiển cho Ban trị sự và Tăng Ni Thừa Thiên - Huế cùng đồ chúng Trúc Lâm).

Và câu nói để đời mà Đại lăo Ḥa thượng Thích Thiện Siêu đọc trước kim quan của Ngài trước khi nhập tháp:

-      … “Kính thưa Giác linh Ḥa thượng,

Làm sao chúng tôi quên được những tháng ngày cùng lao cọng khổ chung lo Phật sự, đạo phong của Ḥa thượng th́ trác việt, nếp sống b́nh dị, nói năng th́ khẳng quyết hùng hồn:

“Đă làm Thầy tu th́ đừng sợ chết, nếu sợ chết th́ đừng làm Thầy tu”.

Chính lời nói nầy của Ḥa thượng đă làm cho Tăng ni và Phật tử chúng tôi kiên tŕ trong lư tưởng, vững chắc trong hành động, phục vụ Đạo pháp và Dân tộc, đem lại lợi ích cho loài người và tất cả chúng sinh...”

Và, ngài Yamada, năm 1986, khi hướng dẫn phái đoàn Phật Giáo Nhật Bản qua thăm Phật Giáo Việt Nam, đă phát biểu:

- “Đôi mắt của Đại lăo Ḥa thượng sáng ngời, ánh lên thần khí. Chúng tôi có cảm tưởng rằng tinh anh của Phật Giáo Việt Nam đang hiện diện ở Huế.”

Hậu duệ của Ngài có được mấy vị ra hải ngoại cũng nối gót theo hạnh nguyện của Tổ và Sư phụ nên hết ḷng xả thân chung lo Phật sự nhất là hết ḷng với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại địa phương, như: 

a.- Ḥa thượng Tín Nghĩa, khai sáng Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại, là thành viên cao cấp của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.

b. Thượng tọa Tâm Huệ, sáng lập chùa Trúc Lâm tại Thụy Điển, là thành viên trong Hội đồng Điều hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu.

c. Thượng tọa Tâm Minh, sáng lập chùa Trúc Lâm tại Úc Đại Lợi, thành viên Hội đồng Giáo phẩm, Tổng vụ Trưởng, Tổng vụ Thanh niên và Gia đ́nh Phật tử trong Hội đồng Điều hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan.

2.- Đại lăo Ḥa thượng Thích Mật Nguyện:  Tọa chủ Tổ đ́nh Linh Quang, Chánh đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thừa Thiên - Huế và Miền Vạn Hạnh. Uy đức của Ngài  không những chỉ tỏa rộng ở miền Trung mà cả miền Nam Việt Nam.

Trước sự áp bức của chế độ Ngô Đ́nh, lấy Đạo dụ số 10 để áp đặt những khó khăn lên Phật Giáo và xem Phật Giáo như một hiệp hội, nên trong Đại hội Tăng già toàn quốc, ngày 10-09-1959, tại Ấn Quang,  với tư cách Trị sự Trưởng Tăng Già Trung Việt, Trị sự Phó Tăng Già Việt Nam, kiêm Ủy viên Nghi lễ của Giáo Hội; trong ngày Khai mạc mạc Đại hội, Ngài đă dơng dạc nhấn mạnh:

-  ... “… Giáo Hội Tăng Già là đoàn người thực hiện và tượng trưng cho giáo chế của đấng Giáo Chủ Phật Giáo. Từ khi Phật Giáo có mặt trên lănh thổ Việt Nam đến nay, đă hơn 18 thế kỷ, trải qua các thời đại Đinh, Lê, Lư, Trần, ... khi thịnh cũng như khi suy, Giáo Hoội luôn luôn được công nhận là một tổ chức lănh đạo của một tôn giáo thuần túy. Do đó, Giáo Hội không bị ràng buộc bởi thể chế của một hiệp hội. Công nhận sự có mặt của Giáo Hội là công nhận sự hiện hữu của Tăng Già.

Trên trách nhiệm truyền thống của Đạo pháp không một tổ chức nào khác có thể chịu mọi trách nhiệm và Phật Giáo trước trước quần chúng, trước lịch sử nếu không phải là Giáo Hội Tăng Già...” (Trích Kỷ yếu Đại hội kỳ 2, ngày 10-09-1959).

Riêng với đệ tử thủ túc, nhất là lớp xuất gia, Ngài dạy:

- “Hoàn cảnh mà tạo được nơi để Tăng Ni học tập tu niệm, tín đồ có chỗ lui tới chiêm bái, đóng góp Phật sự;  lo an sinh cho quăng đại quần chúng th́ đó là đệ tử của Phật.”

Đối với đệ tử trực tiếp thọ giáo với Ngài th́:

-  ... “Các con là người của muôn phương, muôn hướng, có trách nhiệm và hướng dẫn tín đồ, phải luôn luôn đi đúng đường lối và hiến thân cho Đạo Pháp và Dân tộc….”

Đối với Giới Đàn, Ngài khuyên dạy Giới tử:

- “... Chúng tôi xin nhắc lại vài câu trong Giới kinh, chắc ở đây có nhiều vị đă từng nghe:  Giới là thuyền bè đưa người qua bể khổ, là ngọc anh lạc trang nghiêm pháp thân, và với một xă hội nào, một địa phương nào, giới luật được bảo tồn th́ dân chúng được thuần lương, xứ sở được thịnh vượng...

Chúng tôi hy vọng được quư giới tử đặc biệt tin tưởng và luôn luôn ghi nhớ những lời Phật dạy ấy, trọn đời kiên tŕ giới luật, để cải tiến thân tâm và hoàn cảnh hầu báo đáp hồng ân Tam Bảo và phụng sự Đạo pháp cùng Dân tộc nhất là giai đoạn đầy đau thương của xứ sở hiện tại...”

Ngài cũng có rất nhiều đệ tử xuất gia, nhưng đặc biệt chỉ có duy nhất Ḥa thượng Thích Tánh Thiệt ra hải ngoại và nhận quê hương thứ hai tại Pháp quốc để làm nơi hoằng truyền Phật đạo.

*.- Con người mang đại nguyện vào đời:

Ḥa thượng Thích Tánh Thiệt, quư danh Hoàng Ngọc Ẩn, thọ sinh ngày 04-04-1945, tuổi Quư Dậu, tại làng Hội Yên, quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Cả gia đ́nh đều quy y, có pháp danh bằng chữ Tâm, th́ thầy là Tâm Ân.

Khi đầu sư học đạo với Thiền sư Mật Nguyện, Tổ đ́nh Linh Quang Cố đô Huế, thầy xin đổi chữ Tâm xuống thành chữ Nguyên nên pháp danh là Nguyên Ân, v́ sư phụ húy là thượng Tâm hạ Địa.

Thọ tỳ kheo và Bồ tát giới tại Đại giới đàn Hải Đức, Nha Trang năm Mậu thân 1968, thuộc hệ phái Trúc Lâm Đại Thánh, đời thứ 44. Trong giới đàn này hiện tại c̣n các vị như Ḥa thượng Tịnh Từ, Ḥa thượng Tịnh Diệu, Ḥa thượng Đổng Tuyên (tức Thái Siêu), …

Được tấn phong lên ngôi vị Thượng tọa vào Vu lan 2532 – 1988.

Và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu cung thỉnh lên ngôi vị Ḥa thượng trong Giới đàn Đôn Hậu, ngày 03 tháng 7 năm 2005 được trang trọng tổ chức tại chùa Viên Giác, Đức Quốc.

Noi theo nhân cách và hạnh nguyện của Sư phụ mà đặc biệt là Trúc Lâm Pháp Phái, dù hoàn cảnh khó khăn nơi xứ lạ quê người cũng cố gắng tạo cho được nơi để Tăng Ni học tập tu niệm, tín đồ có chỗ lui tới chiêm bái, đóng góp Phật sự; lo an sinh cho quảng đại quần chúng.

Sư phụ thường dạy các con là người của muôn phương, muôn hướng th́ Ḥa thượng Tánh Thiệt canh cánh bên ḷng với lời giáo huấn ấy, một mặt tạo dựng cơ sở, dù cho có bị hỏa hoạn làm ngôi già lam thành đống tro tàn chăng nữa, cũng vững tâm tái tạo cho bằng được;  mặt khác mở Đại giới đàn để lớp hậu bối được đăng đàn thọ giới.

Đại giới đàn Liểu Quán Âu Châu lần thứ nhất được tổ chức trọng thể và trang nghiêm vào các ngày 4, 5 và 6 tháng 5 năm 1990 (nhằm các ngày 12, 13 và 14 tháng tư năm Canh ngọ), gồm có: 126 vị tất cả, có đến 108 vị phát tâm thọ Tại gia Bồ tát giới, có nhiên hương cúng dường và có 97 vị thọ Thập thiện giới. Liễu Quán là vị tổ khai sáng ḍng Thiền thuần túy Việt Nam tại đàng trong từ thời chúa Nguyễn, đồng thời với Thiền sư Chân Nguyên ở đàng ngoài.

Đại giới đàn Quảng Đức từ ngày 08 đến 11 tháng 9 năm 2011 (nhằm các ngày 11, 22, 13 và 14 tháng tám năm Tân măo), quy tụ: 25 vị tất cả, nhưng có đến 07 vị ngoại quốc, gồm cả Đức, Pháp và Tây tạng;  80 vị phát tâm thọ Tại gia Bồ tát giới, nhưng không có lễ nhiên hương cúng dường, không có đàn truyền Thập thiện giới.

Tuy thế, cả hai Đại giới đàn đều quy tụ giới tử từ khắp các châu lục về cầu giới pháp.

Quảng Đức là vị Bồ tát phát nguyện thiêu thân, để cứu nguy Phật giáo đồ đang bị áp bức khốc liệt dưới chế độ Ngô Đ́nh năm 1963.

Song song với những Phật sự cần phải chu toàn không những chỉ tại địa phương mà c̣n cả Âu châu nữa, như hướng dẫn Phật tử tu Bát quan trai, hướng dẫn lớp thanh thiếu niên hướng về cội nguồn, tham gia chương tŕnh tuyệt thực nhiều lần với Giáo Hội và Ḥa thượng Chủ tịch Thích Ḿnh Tâm ở Genève - Thụy Sĩ, hoặc những chương tŕnh Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tổ chức.

*.- Ngày Về Nguồn V:  Điều mà Đại Tăng trong bốn Giáo hội các châu lục trông đợi và mong chờ là Ngày Về Nguồn V.

Vừa lo tái tạo lại ngôi Đại hùng Bảo điện mới bị hỏa hoạn để có nơi tu niệm và cho hàng Phật tử chiêm bái, vừa lo những Phật sự hằng năm như các ngôi chùa khác, th́ Ḥa thượng đă không quản ngại tài hèn đức mọn, đứng ra nhận lănh trọng trách làm Trưởng ban Tổ chức cho Ngày Về Nguồn V trước Đại Tăng ở Ngày Về Nguồn IV tại Tu viện Viên Đức, Đức Quốc;  mặc dù Giáo chỉ Số 9 đến với Bốn Giáo Hội các châu lục ra sao, trong ngày thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Ngày Về Nguồn II tại chùa Bát Nhă, Ḥa thượng vẫn tham gia và tham dự rất nồng nhiệt. Ḥa thượng đă hành xử cái Dũng trong Phật giáo đúng mức, ứng dụng tâm nguyện lúc ban đầu phát tâm xuất gia là hoài bồi đạo cố, thượng cầu hạ hóa.

Kỷ Yếu kỷ niệm:  “Sau Năm Năm Tái Thiết Chùa Thiện Minh - Ngày Về Nguồn V - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Đại Giới Đàn Quảng Đức” là một công tŕnh Đại Phật Sự không ngừng nghỉ, mà Ḥa thượng Thích Tánh Thiệt đă tận tụy dành trọn cả cuộc đời tu hành khi mang tâm trạng lưu đày xa xứ nơi đất khách quê người là một điểm son trong lịch sử chấn hưng Phật Giáo thời cận đại ở hải ngoại.

Ḥa thượng Thích Tánh Thiệt đă hiện thực những điều Tổ Giác Tiên và chư Đại Tôn Đức trong tông môn mà gần nhất là nhị vị thạch trụ thiên gia là Thiền sư Mật Hiển và Thiền sư Mật Nguyện.

Tâm nguyện ấy, ư chí ấy, lư tưởng ấy chỉ có chư Phật, Bồ tát mới thông suốt. Chúng ta chỉ biết bái phục và ngưỡng mộ. 

Hoa Kỳ, Quư đông Tân măo  – Dec. 10, 2011

Nguyên Nhơn

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 01/14/12