Đi t́m trách nhiỆm

 Thích Hạnh Tuệ

 

Đèn vụt tắt. Căn pḥng tối om. Tôi lớ ngớ không biết chuyện ǵ đang xẩy ra, chẳng lẽ điện của chùa bị sự cố. Tôi thắp cây đèn sáp trên bàn Phật ở góc pḥng rồi cầm một cây khác ra ngoài t́m hiểu nguyên nhân. Qua Mỹ hơn một năm, bây giờ tôi mới cảm giác của việc cúp điện. Tôi mở cửa nh́n sang nhà hàng xóm. Bà Wendy đang đứng ở ngoài sân lẩm bẩm chi đó với người trong nhà. Tôi nghe không rơ, nhưng chắc bà cũng đang bực bội. Nhà bà cũng tối om. Tôi nhẹ nhơm, biết chắc lí do không phải nơi chùa.

Tôi trở lại pḥng. Cây đèn sáp nhỏ, ánh lửa lập ḷe không đủ sáng để tôi tiếp tục học. Tôi xếp lại mấy tờ giấy nháp vương vải trên bàn rồi suy nghĩ vu vơ về trách nhiệm và con đường phía trước của ḿnh. 

*** 

Mỹ - nơi dung chứa tất cả. Tất cả ấy có nghĩa là tốt cũng có, xấu cũng có; giàu cũng có, nghèo cũng có; khôn cũng có, dại cũng có; văn minh cũng có, man rợ cũng có… Nơi mà hầu hết mọi chủng tộc, mọi sắc dân, mọi ngôn ngữ, mọi phong tục… đều có mặt. Sống trong một quốc gia hiệp chủng, đa văn hóa ấy, tôi bâng khuâng về trách nhiệm và con đường phía trước của ḿnh, gọi một cách quen thuộc là “tương lai”. Con đường ấy không thơ mộng với hoa điệp vàng, với lá me bay. Con đường ấy chưa trở thành ṃn bởi bước chân của những người đi trước. Thân phận của tôi, chiếc gạch nối của cũ và mới, của truyền thống và hiện đại, của phương Đông và phương Tây, của nền văn hóa trọng t́nh (mơ mộng) và nền văn hóa duy lư (thực dụng).

Tôi thấm thía mấy câu trong Qui Sơn Cảnh Sách: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm h́nh dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu”. Tôi xác định được trách nhiệm của ḿnh, job của ḿnh; chính xác là: “Thầy Chùa” – ông Thầy ở Chùa! Nơi bảo tồn và truyền trao nền văn hóa Phật giáo, cả tinh thần lẫn vật chất. Nhưng tôi giới hạn trách nhiệm của ḿnh không phải đối với lớp người U40 trở lên mà là lứa tuổi Teen trở xuống. V́ sao?

Khoảng năm triệu người Việt chọn đất nước thứ hai nào đó làm quê hương mới của ḿnh. Trong đó hơn ba triệu người ra đi v́ hoàn cảnh thăng trầm của vận nước. Những đứa trẻ theo cha mẹ chúng ra đi từ năm đó đến nay cũng đă ba – bốn chục tuổi rồi. Cho nên, ngôn ngữ cũng như tư tưởng của họ không khác nhiều trong quá tŕnh hội nhập cuộc sống mới, so với người trong nước. V́ vậy, việc dạy Phật pháp cho những người này tương đối dễ dàng. Họ lănh hội gần như trọn vẹn những điều mà các bậc Thầy Tổ đi trước truyền trao. C̣n đối với lớp người con em của họ, thế hệ thứ 2 – 3, sinh ra và lớn lên nơi xứ người. Chúng chưa được nằm nôi, chưa được nghe bà kể chuyện, chưa được ngủ trong ṿng tay ru hời của mẹ. Chúng chưa được biết những bài đồng dao con nít, chưa được ăn khoai – sắn độn cơm, v.v… Với chúng, tư tưởng, văn hóa và cả ngôn ngữ có thể nói khác hẳn với tầng lớp cha mẹ, ông bà. Cha mẹ của chúng đôi khi cố gắng lắm mới có thể giữ được tiếng nói tổ tiên (tiếng Việt) ở trong nhà, nhưng cũng không giữ được giọng nói vùng miền (Bắc, Trung, Nam). Điều đó không thể trách ai, mà chỉ tiếc – v́ ngôn ngữ mất đi là mất cả một tâm hồn dân tộc! Thế hệ này là trách nhiệm của lớp tu sĩ trẻ như tôi trên con đường “tiếp dẫn hậu lai”. Mà con đường đó, bóng dáng của cái xưa cũ, điển chương (tầm chương trích cú: những thuật ngữ chuyên môn nhà Phật), cho đến những triết lư cao sâu đ̣i hỏi sự tư duy – suy nghiệm, đă mất đi chỗ đứng trong tâm khảm của chúng. Cho nên, tôi bâng khuâng v́ trách nhiệm của ḿnh đem Phật pháp đến với lớp tuổi Teen bây giờ và khi chúng lớn lên.

Vậy th́, làm thân sứ giả trẻ của Như Lai trong thời đại này và có trách nhiệm với thế hệ thứ 2 -3, tôi phải tự trang bị cho ḿnh quá nhiều hành trang mới mong có thể bắc nhịp cầu “tre” cho chúng từ phương Tây t́m về lại phương Đông, từ hiện đại hiểu mạch nguồn truyền thống và từ một người b́nh thường t́m về với Phật. Trong những hành trang đó, ngôn ngữ - phương tiện của sự diễn đạt và thấu hiểu là vô cùng quan trọng. Ông bà ḿnh dạy: “nhập gia tùy tục” hay “ở bầu th́ tṛn, ở ống th́ dài”, tôi bắt buộc phải biết ngôn ngữ của chúng (không thể ngược lại) nếu có ư định giáo dục chúng. Nhưng chỉ ngôn ngữ không cũng chưa đủ và c̣n có nền văn hóa đa dạng và năng động của mảnh đất này, nơi chúng đă hấp thụ để lớn lên, tôi cũng cần phải biết. Và c̣n nữa, cung cách của một người mô phạm phương Đông, kiểu truyền đạt của người thầy giáo ở phương Tây; phấn trắng bảng đen được thay bằng máy chiếu để có âm thanh và ảnh động v.v… Tất cả đó vừa là hành trang, vừa là thách thức, vừa là chướng ngại vật, lại vừa là mục tiêu trên con đường thực hiện hoài băo của những người tu sĩ trẻ thời nay trên xứ người.

Tôi chợt nhớ đến hai câu thơ trong Hành Phương Nam của Nguyễn Bính: "Quê nhà xa lắc xa lơ đó, ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay." Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm ǵ đó cho chính bản thân ḿnh để rồi cống hiến lại cho ḍng đời này tương tục. Tôi thử đi t́m trách nhiệm của ḿnh, để biết ḿnh đang đứng ở đâu và phỏng chừng bao giờ ḿnh đến đích. Cũng có thể chẳng bao giờ đến được, v́ không ai biết trước ngày mai, nhưng thà là như vậy, có chí hướng và lư tưởng để dấn thân và phụng sự. 

*** 

Cây đèn sáp cỏn con tội nghiệp. Nó cố sáng thêm tư nữa để rồi tịch diệt về với nguyên sơ. Nó để lại tấm thân tàn bệ rạc sau khi đă vét cạn sinh lực cống hiến cho đời. Nó đă đến đây và đă ra đi như vậy đó.

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/29/12