Man Mác Buồn

Thích nữ Hạnh Thanh

 Description: C:\Users\TinNghia\Desktop\SuBaBN (1) copy.jpg

 

Mới vào đầu xuân là nỗi buồn cứ lờn vờn đến tâm trí, vẫn vơ nhiều chuyện. Đặc biệt là chuyện ngày ra đi của Sư Phụ.

Hồi tưởng lại mới ngày nào đó mà đă xa quê hơn hai mươi năm.

Khi bước chân đến định cư tại xứ cờ Hoa, nghe hàng Phật tử mỗi lần đến chùa tu học hoặc làm công quả, thường nói chuyện cho nhau nghe nào là chuyện mua xe, mua nhà với ngày tháng nợ nần. Chiếc xe mới hiệu Toyota Camry, sáu máy, mới trong năm đó (Ví dụ là năm 2012), trị giá 25 ngàn đô, ứng trước (down payment) một số tiền vào khoảng năm ngàn đô trả mỗi tháng 400 đô la, mà phải trả 36 tháng, trả xong chiếc xe th́ chiếc xe cũng bắt đầu cũ. Đó là những người tương đối có tiền. C̣n nói về nhà cửa, nếu những gia đ́nh có công ăn việc làm khá, khi mua nhà ứng trước mười phần trăm giá ngôi nhà, kư giao kèo trả 15 năm hay 30 năm. Trả xong nợ nhà th́ ngôi nhà trị giá gấp hai hay gấp ba lần khi đặt bút kư nợ mua nhà lúc ban đầu.

Tôi nghe họ tṛ chuyện với nhau như thế thấy mà hoảng hồn hoảng vía. Thế nhưng, kể từ khi bước chân xuống thuyền vượt biên, qua trại tỵ nạn Hong Kong rồi đến định cư tại Hoa Kỳ cũng na ná như các vị mua nhà rồi. Khi bị nợ th́ lo lắng, mà khi không nợ nần, ngày qua tháng lại một cái vèo làm thân lưu đày xa xứ trên hai mươi năm. Cổ nhân thường bảo: Thời giờ thấm thoắt tựa thoi đưa là vậy.

Tôi vốn là một thiếu nữ tuổi măng tơ của đơn vị Gia đ́nh Phật tử Lănh Thủy. Sau những lần lên Huế theo chân quư Thầy để được nghe Pháp, thấy tận mắt một Đại giới đàn được tổ chức trang trọng tại Phật học đường Báo Quốc. Chư Tăng Ni trẻ quỳ trang nghiêm để cầu thọ giới. Trên bàn Tam sư Thất chứng uy nghi trao truyền giới pháp. Sau những ngày thân chứng lớp hoàng y từ chư Tôn Đức truyền giới đến lớp hoàng y của hàng cầu giới son trẻ làm cho bản thân tôi xúc cảm và phát tâm dơng mănh từ đó.

Trung tuần tháng tư năm 1980, xin song thân được xuất gia học Phật tại Ni viện Diệu Giác, Thủ Thiêm Sài G̣n. Vị viện trưởng là Ni sư Thích nữ Bảo Nguyệt và cũng là trực tiếp Sư phụ của tôi. Cuối năm ấy được chính thức thế phát (xuống tóc) xuất gia. Từ đây trở xuống, tôi được gọi Sư Phụ bằng Thầy, v́ thời gian thân cận, thọ giáo đều gọi như thế và chính ngài cũng xưng lại với chúng như thế.

Đồng xuất gia với tôi c̣n có các điệu mà sau này là những Tỳ kheo ni đă thành danh tùy theo góc độ khác nhau như: điệu Sơn (Thích nữ Hạnh Quang, đă từng du học Đài Loan và Ấn Độ), điệu Gái (Thích nữ Hạnh Thuận), điệu Liễu (Thích nữ Hạnh Châu), điệu Phi (Thích nữ Hạnh Thành, hiện Trú tŕ một ngôi chùa lớn tại Nha Trang), điệu Huyền (Thích nữ Hạnh Thanh, Trú tŕ Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại, Hoa Kỳ) và điệu Ḥa. Sáu chúng tôi thi đua nhau học hai thời công phu, và hai cuốn luật Trường hàng. Thầy chúng tôi thấy có tŕnh độ và với tinh thần cầu tu, cầu học nên đă chấp thuận cho thọ Sa di ni thập giới.

Suốt hai năm vừa tu vừa học hai chương tŕnh (nội điển và ngoại điển cọng thêm môn Hán văn). Năm 1983, Thầy cho thọ Thức xoa ma na giới.

Trong giai đoạn hành điệu tu tập tại Ni viện Kiều Đàm, vấn đề kinh tế rất khó khăn chung cho cả đất nước nên nội viện cũng cùng một hoàn cảnh; do đó, Thầy tṛ vừa làm ruộng, vừa làm đồ chay đem ra chợ Bàn Cờ để bán mỗi tháng hai ngày (Rằm và mồng Một). Nghĩa là phải tự lực cánh sinh, kinh tế tự túc.

Sư Phụ là bậc Thầy vừa Nghiêm mà cũng vừa Từ. Những lúc dạy kinh luật, Thầy thường dùng ánh mắt từ ḥa để dẫn dắt những vị học tập có phần khó khăn, lại khuyến tấn những đệ tử tương đối khá hăy nên d́u dắt nhau,...  Những lúc đi đâu ra khỏi viện, không bao giờ cho đi một ḿnh, thường bảo đi với nhau ít nhất là hai vị để kiểm thúc tam nghiệp cho nhau, v́ Thầy lo cho tuổi đệ tử c̣n quá trẻ, mà xă hội đương thời th́ chưa được mấy an ninh. Trước khi chúng tôi lên chào để cất bước ra th́, Thầy thường nh́n từ đầu đến chân xem đă chỉnh tề như luật dạy chưa? Thấy có đệ tử nào y áo không mấy ngay ngắn, là thầy nói nhè nhẹ và vừa cười vừa đưa tay sửa lại cổ áo cho để tử, trước khi đi đâu hay lên Chánh điện tụng kinh, bái sám.

Mỗi lần thức chúng, Thầy thường đi từng pḥng lấy tay vỗ và gơ nhẹ vào cửa, lại cất tiếng hát: “Dậy mà đi hỡi Đồng bào ơi!....”, tức là gọi đệ tử dậy làm công tác, tùy theo việc của mỗi vị.

Thầy rất hănh diện về Sáu Điệu đồng xuất gia một lứa này, nhưng cũng hay mệt mỏi về trí óc không ít, v́ “Lục tặc” (tức là Sáu Điệu kể trên) này tinh nghịch, hay phá phách, nghịch ngợm cũng không vừa.

Chúng tôi đúng tuổi ứng pháp, Thầy cho phép đăng đàn thọ Đại giới vào năm 1987. Trước khi được phép đi thọ giới, Thầy dạy rất tỉ mỉ và thực tập cung cách của một vị Tân  tỳ kheo ni.

Đắc giới, Thầy tận t́nh hướng dẫn đến từng Tăng viện để đảnh lễ tạ ân sự và để được nghe thêm những lời pháp nhũ từ chư Tôn Đức trong hàng Thập sư hay chư vị Hộ giáo hộ giới, chư vị Đồng đàn truyền giới Đại đức Tôn sư. Thầy không bỏ sót một phép tắc, oai nghi nào đối với bậc Xuất trần Thượng sĩ của hàng Tăng bảo.

Sau khi đắc giới, tôi t́m đường vượt biên, không may lại tàu bị hỏng, một số lớn đều bị bắt;  riêng tôi chạy trốn thoát và trở lại viện.

Khi tôi gơ cửa để chào, Thầy đă không rầy là mà c̣n từ tốn bảo:

- “Những ngày con ra đi, Thầy cứ đứng ở cửa để trông ngóng tin tức, trong thâm tâm Thầy cầu nguyện cho con có chuyện ǵ để trở lại với viện, Thầy không muốn con đi chút nào”.

Riêng bản thân tôi vừa lo sợ, nhưng sau khi nghe được câu nói từ ḥa ấy làm cho tâm hồn chúng tôi nhẹ nhàng thanh thoát. Đă vậy, Thầy c̣n bảo chị Tịnh Đức nấu một chút ǵ cho chúng tôi ăn. Ôi!  Thật không có bút mực nào tả xiết những giây phút đẹp tuyệt vời từ vị bổn sư đối với một đệ tử.

Thế rồi, duyên nghiệp cũng theo hoài, con đường vượt biên trong tôi cũng không từ bỏ.

Cuối năm 1988, tôi ra quê cúng chung thất bà Ngoại và cũng trong lúc ấy, xuống thuyền vượt đại dương qua tỵ nạn ở Hong Kong, rồi qua định cư tại Hoa Kỳ.

Năm 2010, trở lại quê hương thăm chùa Viện, thăm Thầy và thân phụ;  trước khi trở lại Hoa Kỳ, tôi đảnh lễ Thầy và Đại chúng để từ giă. Thầy tôi khóc, không nói được, tôi chỉ sụp lạy.

Khi bước lên xe, Thầy dơi mắt trông theo, th́ chị Hạnh Bảo nói:

- “Sao chị không ôm Thầy đi, chị không ôm thầy th́ sẽ không có cơ hội nữa đâu?”

Tôi xuống xe ôm chấm lấy Thầy tôi, bốn mắt nh́n nhau rất nghẹn ngào;  th́ chính lần đó là lần cuối cùng để Thầy tṛ giă biệt nhau.

Tôi ở Hoa Kỳ chưa bao lâu, trung tuần tháng Giêng năm Tân măo (2011), sau khi cúng rằm Thượng nguơn xong, tối ngày 16 giờ Hoa Kỳ, tôi gọi điện thoại về đảnh lễ và chúc thọ Thầy tôi. Hai thầy tṛ tâm sự ngày tết xong, trước khi xin gác máy Thầy tôi dạy tiếp mấy lời:

- “Con hăy cố giữ ǵn sức khỏe để lo cho Đạo và tu học tinh tấn, Thầy phải c̣n đi dự lễ Trai tăng chùa Thuyền Tôn ở Cát Lái. Thầy tôi hỏi thêm: Con c̣n nhớ Ôn Thuyền Tôn không?  Chúng lư Tăng cũng đông mà Ôn lại trao truyền chùa lại cho Ni chúng. Thôi thầy đi, đă nghe.”

 Chiều ngày 17, lúc bốn giờ, chị Hạnh Tâm từ California gọi qua cho hay là Sư phụ vừa viên tịch. Tôi bàng hoàng không làm được ǵ thêm nữa. Tôi tŕnh với Ḥa thượng Tín Nghĩa và nhờ đưa đi mua vé máy bay gấp. Cũng may là chuyến về c̣n một chỗ trống. Lấy vé xong thu xếp một vài hành lư nho nhỏ với túi xách tay ra phi trường về để kịp cùng Đại chúng chung lo Tang lễ cho Thầy.

Ôi, không ngờ lần hầu chuyện với Thầy qua điện thoại chiều 16 tháng Giêng Tân Măo là giây phút cuối cùng, là giây phút vĩnh biệt.

Năm nay, tết Nhâm th́n về, ngày rằm tháng giêng cũng đến, lại mang cho tâm một tâm trạng ḷng man mác buồn.

Buồn là v́ hiện tại sức khỏe không cho phép, nên không thể về để cùng Đại chúng cúng Tiểu tường của Thầy;  buồn là vị cha già năm nay tuổi Tân dậu– 93 tuổi, ngọn đèn đang leo lét trước gió, chưa biết vụt tắt bất cứ lúc nào;  do do, tôi cũng phải chuẩn bị tinh thần để phải về với nghĩa vụ của một người con đối với bậc sinh thành dưỡng dục, thâm ân.

Phần khác, công việc Phật sự tại Tổ Đ́nh Từ Đàm Hải Ngoại lại đa đoan, Ḥa thượng Viện chủ bây giờ thế cái ghế của Ôn Trí Chơn nên phải gánh vác Phật sự Giáo hội quá bộn bề, ngài lại phải đi đây đi đó hoài;  hết hội Phật giáo này đến hội Phật giáo nọ, một tay Hạnh Thanh phải lo trong lo ngoài nữa. Đó là chưa kể, chuyện đời, chuyện đạo từ bên ngoài đưa đến như quan hôn tang tế, xem giờ tốt xấu cho Phật tử dọn nhà, khai mở tiệm, v.v… nên trong ḷng bồn chồn, không yên tấc dạ.

Kính lạy Giác linh Thầy, con từ xa vọng về, trước là thành tâm đảnh lễ lên Di ảnh của Thầy, kế dĩ, xin sám hối cùng Đại chúng Diệu Giác huynh đệ hoan hỷ tha thứ những ǵ mà tự thân Hạnh Thanh không thể cùng huynh đệ chung lo cho những ngày lễ lạc của Sư Phụ.

Hy vọng trong ngày Đại Tường của Thầy, Hạnh Thanh sẽ cố gắng thu xếp để cùng huynh đệ đồng gánh vác việc chung. Có lẽ, ngày Đại Tường cúng theo cổ truyền 12 tháng thi, cúng trước tết Quư tỵ - 2013.

Nguyện cầu Giác Linh Thầy cao đăng Phật quốc, sớm hồi nhập Ta bà để hoằng độ chúng sanh. Nguyện Tam Bảo hộ tŕ Đại chúng Diệu Giác Ni viện trên từ Thầy phó, dưới quư điệu năm mới Nhâm th́n, van sự an khang, tuệ đăng thường chiếu, hạnh ngộ thắng duyên.

Kính bái,

Phật lịch 2556,

Hoa Kỳ, Nhâm th́n trọng xuân - 2012

 

 

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/25/13