Thư ṭa soạn số 41

 

(tháng 04.2015)

 

 

 

BĂO LỬA NGÀY TÀN XUÂN

 

 

Những ngày tàn xuân năm ấy, gió bấc thổi không mang theo giá lạnh mà lại thốc vào cả một luồng băo lửa nóng bức, kinh hoàng. Không ai mong đợi một cơn băo lửa như thế. Băo lửa, từ bắc vào nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng, từ rừng sâu ra hải đảo, từ thôn quê vào thị thành… thiêu rụi bao cội rễ của rừng già ngh́n năm, đốt cháy bao cành nhánh của cây xanh vườn tược. Tất cả mầm non đều héo úa, quắt queo, không c̣n sức sống, không thể đâm chồi, nẩy lộc. Tất cả những ǵ xinh đẹp nhất, thơ mộng nhất, đều tan thành tro bụi, hoặc ḥa trong sông lệ để rồi bốc hơi, tan loăng vào hư không. Màu xanh của lá cây, của biển, của trời, đều phải nhạt nḥa, biến sắc, nhường chỗ cho màu đỏ, màu máu, màu đen, màu tuyệt vọng.

Từ đó, có một thành phần rời nước bằng cách lên rừng, ra biển, t́m tự do, t́m lẽ sống cho ḿnh và tương lai các thế hệ sau. Cuộc lên đường này, như một nhà thơ ví von, “dân tộc chợt quay trở lại với huyền thoại mở nước.” (1) Đó là huyền thoại xa xăm của gịng giống Lạc-Hồng với 50 con theo Cha xuống biển, 50 con theo Mẹ lên núi. Nhưng cuộc chia tay ấy là sự sắp xếp, thỏa thuận vui vẻ giữa hai vợ chồng thủy tổ để giữ cho sự hài ḥa giữa giống Rồng và gịng Tiên được kéo dài vô chung. Huyền thoại như thế là chất keo sơn, là lư tưởng, là niềm tự hào của cả dân tộc mấy ngh́n năm qua. C̣n ở đây, việc lên rừng, xuống biển của hàng triệu người, vốn là anh chị em trong trăm họ Lạc-Việt, không phải là để mở nước, mà chính là phải rời nước, xa quê, mở ra một chương mới lạ và khó tin của cuốn sử bốn ngh́n năm dựng nước, giữ nước. Tiền nhân chúng ta trải bốn lần Bắc-thuộc kéo dài cả một ngh́n sáu trăm năm, rồi thời Pháp thuộc hơn nửa thế kỷ, biết bao là đớn đau, thống khổ, tủi nhục… mà vẫn kiên tŕ bám giữ lấy mảnh đất, miếng vườn của Tổ-tiên để lại; chưa từng nghĩ chuyện rời bỏ quê hương. Nay, không phải giặc ngoại xâm hay thực dân đô hộ; mà là anh em, đồng bào với nhau, hà cớ ǵ hàng triệu người đành đoạn ĺa xa nơi chôn nhau cắt rốn! Cho nên, đây không phải là huyền thoại hay giấc mơ xa vời nào, mà là một đại bi kịch, đại thảm kịch của giống ṇi—một giai đoạn lịch sử bi đát, thương đau vô tiền khoáng hậu mà cả dân tộc phải chứng thực trải nghiệm.

Nói là cả dân tộc, là v́ nỗi đau thương bi đát ấy không phải chỉ ở nơi những người lặng lẽ ôm “nỗi buồn di tản,” vượt biên đường rừng, đường biển (với số người chết, mất tích lên đến hàng trăm ngàn), hay những người công khai rời nước bằng mọi cách (di dân, đoàn tụ, hoằng pháp, giáo dục, du học…); mà ngay cả đại bộ phận những người ở lại, cũng phải cùng gánh chịu cái di họa khủng khiếp của băo lửa.

Băo lửa không phải chỉ mới bắt đầu từ bốn mươi năm trước, mà xa hơn, kể từ khi người ta bắt đầu khước từ những huyền thoại và giấc mơ đẹp của Tổ-tiên để rước vào một thứ hoang tưởng độc hại sinh xuất từ cơn điên của những kẻ bệnh hoạn, tham lam, ích kỷ. Hoang tưởng ấy tàn phá, triệt hủy, biến dạng tất cả những tính chất và t́nh tự cao đẹp của dân tộc; kết tụ thành một tâm băo, thổi bùng lên ngọn lửa tham tàn, thù hận, cuồng si, cháy suốt gần một thế kỷ trên quê hương yêu dấu.

Ḷng nhân ái và tinh thần ḥa giải, vốn là di sản của tiền nhân bao đời nhằm giữ nước yên dân, cũng đă bị thiêu rụi, để mặc cho sự nẩy nở sinh sôi tràn lan, không ǵ ngăn trở của tính vị kỷ, tàn ác, vô tâm… đẩy cả giang sơn gấm vóc vào thảm trạng băng hoại đạo đức, phá sản văn hóa như hiện nay.

Để giữ nước, yên dân, người xưa đă nêu gương ǵ mà con cháu thời nay không học được? — Đơn giản là phải biết thương yêu nhau; lấy điều nhân nghĩa mà đối xử với nhau. Anh em không thương, lại đem thù oán đối đăi nhau th́ gia đ́nh chia ly, ḷng người phân tán, làm sao lạc nghiệp an cư, làm sao giữ được nước khi giặc ngoài lăm le thôn tính!

Bốn mươi năm nh́n lại, chỉ thấy hoang tàn đổ nát ẩn bên dưới và đàng sau những mị ảnh hào nhoáng cao sang. Băo lửa đă ngưng thổi nhưng đâu đó vẫn c̣n âm ỉ những than hồng, tiếp tục xoi ṃn, thiêu cháy ḷng vị tha, niềm tin yêu, và cả niềm hy vọng tuổi trẻ. Tên gọi và h́nh dạng của băo lửa có thể thay đổi theo thời gian, nhưng bản chất vẫn là một thứ hoang tưởng được hệ thống hóa, biến thành một cỗ máy bám trụ chân rết trên mảnh đất quê hương. Gần một thế kỷ qua, nhiều thế hệ tiếp nối nhau, cố gắng phá đổ hoặc thay đổi nó bằng đánh phạt, hoặc bằng t́nh thương, bằng nhân nghĩa như tiền nhân đă làm, nhưng không thành công, chưa thành công.

Thời gian không ưu đăi cho con người, mà có vẻ hào phóng ưu tiên cho máy móc và hệ thống. Thế rồi, những người thuộc các thế hệ chứng nhân của lịch sử lần lượt ngă xuống mà cỗ máy vẫn c̣n trơ ĺ nằm đó. Những người ấy tin tưởng nơi ḷng thương, tin tưởng nơi điều gọi là t́nh tự dân tộc, và đă kiên tŕ theo đuổi con đường ḥa hợp, nhân ái, khoan dung, tức là “đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân mà thay cường bạo,” (2) hoặc dùng “t́nh thương dập tắt hận thù.” (3) Nhưng, có lẽ họ quên rằng ḷng thương của con người có thể làm thay đổi, chuyển hóa được ḷng người, chứ không thể tức thời chuyển hóa được cỗ máy vô tri. Lấy ḷng thương để cảm hóa con người đă là phương lược dài hạn, đ̣i hỏi sự bền chí, kiên gan; huống ǵ đối với một cỗ máy, tất nhiên cần nhiều thời gian và nhẫn nại hơn.

Bảy mươi lăm năm, hay bốn mươi năm, chưa phải là dài so với các triều đại thịnh trị, an b́nh trong lịch sử, nhưng cũng đủ làm ṃn mỏi những tấm ḷng, những ước vọng khôn nguôi cho một quê hương an vui, thái ḥa; và cũng quá thừa cho nhiều thế hệ non trẻ lớn lên trong cái khung ảo tưởng, chủ động hoặc thụ động bịt mắt bưng tai, cuồng nhiệt tung hô những khẩu hiệu sáo rỗng, x́ xụp tôn thờ những thần tượng hóa thạch và cỗ máy vô tri từng nghiền nát bao thế hệ quá khứ.

Tưởng niệm bao người đă nằm xuống và xót đau cho bao người đang c̣n gánh chịu nỗi nhục nhằn thống khổ triền miên trên quê hương, người đi trước chỉ muốn nhắn gửi đôi điều với những người tuổi trẻ đi sau:

Đừng cho rằng ḷng thương dẫn đến thụ động, mềm yếu; ngược lại là khác. Từ thời nhà Đinh cho đến Hậu Lê, trải qua năm trăm năm thịnh trị nhất của lịch sử nước ta, những chiến thắng lẫy lừng khiến giặc ngoại xâm phải kinh hồn bạt vía đều diễn ra trong các triều đại mà nhà vua và quan quân tướng lănh chịu ảnh hưởng tinh thần từ bi, khoan dung của Phật giáo. Lấy từ bi làm động lực xử thế, đem khoan dung làm phương thức lợi tha. Đó là tâm thuật hộ quốc an dân của người xưa.

Nước sẽ dập tắt lửa. Ḷng thương sẽ cảm hóa hận thù. Dù những người đi trước đă trải cả tâm tư, nước mắt và ngay cả sinh mệnh cho một tương lai xán lạn của quê hương mà không thành công, các bạn trẻ cũng không nên nản ḷng, thoái chí. Cái ǵ không thể bắt rễ sâu vào ḷng đất mẹ, cái đó sẽ không tồn tại lâu dài. Di sản của tiền nhân th́ có gốc rễ; đă được un đúc, thấm nhuần với bề dày văn hiến và chiều dài lịch sử, trở thành bản sắc văn hóa, là tự tính của dân tộc. Ngh́n năm qua và ngh́n năm tới, vẫn như thế, là ḷng nhân ái, là tính bao dung. Chỉ có di sản ấy mới là vốn liếng để mở nước, giữ nước. Thế nên, các bạn cũng không nên tuyệt vọng trước sự vô cảm lạnh lùng của kẻ hiểm ác. Chính họ, lớn lên từ đất này, gốc rễ này, cũng được thừa hưởng và mang trong vô thức, trong gịng máu của ḿnh, phúc ấm thiện lành của Tổ-tiên. Ḷng thương yêu và đức khoan dung của bạn sẽ khơi dậy di sản bị bỏ quên ở nơi họ. Triệu bàn tay không thể đồng lúc cất nổi một cỗ máy, nhưng triệu con tim cùng chung một nhịp, có thể làm chuyển động xă tắc sơn hà.

Kiên tŕ ǵn giữ và phát huy di sản của tiền nhân, rồi các bạn sẽ thấy, và sẽ tin rằng, băo lửa ngày tàn xuân năm ấy, một ngày nào đó cũng sẽ lụi tàn trước mùa xuân mới.

 

 

 

 

_____________

 

(1)   Ví von với huyền thoại Âu Cơ là ư của nhà thơ Viên Linh trong thi tập “Thủy Mộ Quan,” được nhà thơ Tuệ Sỹ nhắc đến trong bài “Thuyền Ngược Bến Không.”

(2)   “B́nh Ngô Đại Cáo,” Nguyễn Trăi.

(3)   Kinh Pháp Cú, Kệ số 5 (Dhammapada, Verse 5).

 

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/24/15