MỘt cây ĐẠi ThỌ

trong RỪng Già

 

Không hiểu tại sao khi hay tin viên tịch, tôi lại bị cuốn hút về Người, để rồi mường tượng một cây đại thọ đường đường nhưng âm thầm kỳ bí trong rừng già cổ kính, hay một v́ sao sừng sững giữa ṿm trời nhưng ẩn kín giữa thâm u. Và cái h́nh ảnh ấn tượng của một ngày tháng năm nào hiện rơ trong tôi vô cùng sâu sắc. Nên xin mao muội viết để dâng lên Người, lặng lẽ như ngũ phần hương bàng bạc trầm lắng bi hùng...

Người ra đời năm 1923 tại Triệu Phong, Quảng Trị, tỉnh phía Bắc Kinh Đô Huế một thời, tỉnh biên thùy với Quảng B́nh 21 năm khói lửa, một tỉnh khô cằn cát đá đất hẹp người thưa của Miền Trung nước Việt. Người ra đi năm 2010 tại Long Thọ, Đồng Nai, một tỉnh của Miền Đông Đất Đỏ, một tỉnh của Lục tỉnh Miền Nam - tôi không muốn dùng chữ Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ - cái từ oái ăm của 100 Tây thuộc đô hộ, và cái chữ Kỳ di họa cho tới hôm nay, có tính phân chia, nặng tính địa phương mà dân tộc tôi gánh chịu - chứ không phải ra đi tại Bàng Long Lào quốc, Tây Thiên Huế, hay Văn Thánh Thị Nghè. 87 năm trên trần thế, 74 năm uy đức thiền môn, 59 hạ lạp hoằng dương tế độ, vô t́nh hay nhân duyên gắn liền chữ Thọ trong rừng già, và nay mai, Bảo Tháp sẽ được nằm yên nơi Long Thọ.

Mới 13 tuổi đă thế phát xuất gia, 18 tuổi thọ Sa Di, 30 tuổi mới thọ Đại Giới. Thời Sơ đẳng, bạn đồng học với Người bấy giờ là quư Ngài Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Siêu,… 22 tuổi được cử vào giảng dạy Lưỡng Xuyên Phật Học, Trà Vinh. 23 tuổi, Sơn môn Tăng già B́nh Thuận thỉnh mời ra giảng dạy tại Phan Thiết. 24 tuổi, làm Giảng sư Tỉnh Hội và cùng thành lập Phật học đường Quảng Trị. 28 tuổi giảng dạy các trường Phật học tại Huế. Cuối năm 28 tuổi, Người vào Sài G̣n, nhận lănh chức vụ Cố vấn, Giáo thọ Phật Học Đường Nam Việt mà học tăng bấy giờ là quư Ngài Từ Thông, Huyền Vi, Thiền Định, Thanh Từ,… chủ biên tạp chí Từ Quang. Chính Người đề nghị đổi chữ Chùa Ứng Quang thành Chùa Ấn Quang, Trụ sở Trung Ương của Giáo Hội Thống Nhất sau này cho tới khi bị cưỡng đoạt. 29 tuổi (1951), Người là một trong 51 vị Đại biểu toàn quốc, và là một trong 7 thành viên Phái đoàn Phật Giáo Nam Việt tổ chức họp Hội nghị thống nhất Phật Giáo Việt Nam tại Chùa Từ Đàm, thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, tiền thân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau này. Xin mở một dấu ngoặt và đóng một dấu ấn nơi đây, rằng, một Sa di mà đă phụng hiến cho Đạo Pháp, xây dựng cho Giáo Hội đến ngần ấy, huống chi từ 30 tuổi Tam Đàn Cụ Túc, vân du hoằng hóa hết Miên tới Lào, quay về Việt Nam âm thầm xiểng dương chánh pháp, chống đỡ căn nhà Phật Pháp, gánh vác Giáo Hội, oan khiên cùng vận mệnh cho đến cuối đời,… Muốn tận tường về cây Đại thọ trong rừng già Phật Giáo, xin đọc Tiểu sử sẽ rơ phần nào trong muôn một hành trạng, công đức của Người.

Người chính là: Nam Mô Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Tam Thế, Trùng kiến Long Thọ Tự Chứng Minh Đạo Sư, Tây Thiên Di Đà Tự Trú Tŕ, Đệ Nhị Cố Vấn Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, húy thượng Tâm hạ Khai, tự Thiện Giác, hiệu Trí Ấn Nhật Liên, Trưởng lăo Đại Sư.

Nên nhớ và nên biết rằng, năm 1992, chính Ngài nhận lănh Di Huấn, Chúc Thư, Ấn Tín của Đức Đệ Tam Tăng Thống, Trưởng lăo Ḥa Thượng Thích Đôn Hậu, khi Ḥa Thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, vượt được ṿng kềm tỏa Hội Phước Quảng Ngăi ra bái yết dâng hương lên kim quan di ảnh Đức Đệ Tam tại Chùa Thiên Mụ Huế, th́ ngay tại nơi đây, trước kim quan Đức Đệ Tam, từ tay Ngài Nhật Liên trao lại và Ngài Huyền Quang đưa hai tay đón nhận Di Huấn, Chúc Thư, Ấn Tín của Viện Tăng Thống. Trong khung cảnh trang nghiêm bi thiết hằn lên đậm nét dấu tích lịch sử này, và nh́n vào những tấm h́nh kia, ai mà không cảm kích, động năo tâm tư, xao xuyến đáy ḷng. Dấu ấn bi hùng bi nguyện sâu xa nhất của Giáo Hội Thống Nhất đă 17 năm kể từ 1975. Và từ đó Văn Pḥng Lưu Vong Viện Tăng Thống được thiết lập theo bước chân lưu đày Ngài Huyền Quang, Xử Lư Thường Vụ Hội Đồng Lưỡng Viện.

Nên nhớ và nên biết rằng, từ Ấn tín đó mới có Văn Pḥng Lưu Vong lưu đày Quảng Ngăi, tới quản thúc nguyên quán lao tù. Vào năm 2003, qua một Đại hội Bất Thường tại Nguyên Thiều B́nh Định, và qua một Đại Hội Đại Lễ Suy Tôn, ủy thác Giáo Hội Úc Châu tổ chức tại Quảng Đức, Melbourne, Ngài Huyền Quang chính thức lên ngôi vị Đệ Tứ Tăng Thống, cho đến ngày viên tịch cũng tại nguyên quán quản thúc B́nh Định Nguyên Thiều vào Mùa Hạ năm 2008. Giáo Hội Thống Nhất vĩnh biệt Đức Tăng Thống đời Thứ Tư.

Nên nhớ và nên biết rằng, Giáo chỉ số 10 của Đức Đệ Tứ Tăng Thống lập tại Nguyên Thiều ngày 02 tháng 12 năm 2007, ở Điều 1 Cung thỉnh Chư Tôn Đức đăng lâm pháp tịch Thành viên Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương Viện Tăng Thống, th́ Ḥa Thượng Nhật Liên đứng vị trí thứ 4 sau các Ngài Huyền Quang, Quảng Độ, Bảo An. Ḥa Thượng Thiện Hạnh, đương vi Chánh Thư Kư Viện Tăng Thống hiện nay đứng vị trí thứ 5, theo Giáo chỉ này.

Nên nhớ và nên biết rằng, Ngài Nhật Liên, là Phụ tá đắc lực Đức Đệ Tam và Đệ Tứ, bởi trọng nhiệm nhận lănh và trao lại Dấu Ấn Viện Tăng Thống đó, mà bị thời bị thế, bị trong bị ngoài làm đảo điên, năo loạn, gây cho Ngài đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thọ bịnh suy thân, ảnh hưởng rất nhiều công cuộc phụng hiến cho đạo cho đời, làm cho Ngài cạn kiệt và đưa đến sự Tây qui sớm như đă diễn ra. 

Nên nhớ và nên biết rằng, Đức Trưởng lăo Ḥa Thượng Nhật Liên đă an nhiên thâu thần thị tịch vào lúc 5 giờ chiều (giờ VN) ngày 08-01-2010, nhằm ngày 24 tháng 11 năm Kỷ Sửu tại Chùa Long Thọ, tỉnh Đồng Nai, trụ thế 87 tuổi. Tang lễ bắt đầu từ đó cho tới 10 giờ sáng ngày 14-01-2010 nhằm ngày 30 tháng 11 Kỷ Sửu, kim quan của Ngài sẽ nhập Bảo Tháp, tôn ảnh linh vị của Ngài sẽ được an trí tại Tổ đường Long Thọ nơi đây.

Nên nhớ và nên biết rằng, sự viên tịch của Ngài, do Tăng Chúng Tổ Đ́nh Tây Thiên Huế, Tăng Chúng Chùa Long Thọ Đồng Nai, Tăng Chúng Chùa Văn Thánh Sài G̣n và môn đồ đệ tử nghiêm cẩn đồng cáo bạch ngày 09-01-2010.

Nên nhớ và nên biết rằng, Ban Tổ Chức Tang Lễ của Ngài đă được cung thỉnh chức sự. Chứng Minh: Trưởng lăo Ḥa Thượng Thích Trí Quang, Trưởng lăo Ḥa Thượng Thích Diệu Tâm ; Cố Vấn: Ḥa Thượng Thích Thiện B́nh, Chùa Long Sơn, Nha Trang ; Trưởng Ban: Ḥa Thượng Thích Đức Chơn, Viện chủ Tu viện Già Lam, Sài G̣n.

Nên nhớ và nên biết rằng, Ban Nghi Lễ Tang Lễ của Ngài đă được bái thỉnh cung an. Chứng Minh: Trưởng lăo Ḥa Thượng Thích Trí Quang, Trưởng lăo Ḥa Thượng Thích Diệu Tâm ; Chấp Lệnh: Ḥa Thượng Thích Liêm Chính, Ḥa Thượng Thích Phước Trí ; Đệ nhất Sám Chủ: Ḥa Thượng Thích Huệ Ấn, Đệ nhị Sám Chủ: Ḥa Thượng Thích Huệ Tâm.

Chúng tôi t́m thấy và chỉ mới đọc được Điện Thư Phân Ưu của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Canada đề ngày 08-01-2010; Điện Thư Phân Ưu của Hội Thân Hữu Già Lam đề ngày 09-01-2010; Tri Tán Công Đức Thư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi – Tân Tây Lan đề ngày 10-01-2010; Điện Thư ngày 09-01-10 và Tri Tán Công Đức Thư ngày 12-01-10 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu; Một số Thư Phân Ưu, hoặc Điện Thư của các Tự Viện, hoặc cá nhân, chứ chưa nhận và t́m thấy những Giáo Hội, hay danh xưng khác, sau này nếu có và nếu cần xin bổ túc thêm.

Một cây đại thọ trong rừng già, giữa núi non trùng điệp, giữa thung lũng dốc đèo, giữa ḥn chồng đá tảng, sừng sững nhưng âm thầm, uy đức nhưng khiêm cung, ghi những dấu ấn và đóng những dấu ấn bi hùng trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam cận đại. Xin viết đôi ḍng dâng lên Ngài với tấm ḷng chân thành ngưỡng phục.

Kính dâng Giác linh Ḥa Thượng

Ngày 12-01-2010

Bần tăng vô danh

Thích Nhật Tân

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12