TỪ VỤ BÁT NHĂ ĐẾN

HIỆN TRẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

 

Huỳnh Kim Quang

 

Suốt mấy tuần qua, từ ngày 27 tháng 9 năm 2009 đến nay, sự kiện 400 Tăng, Ni tại Tu Viện Bát Nhă thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam, bị chính quyền dùng nhiều biện pháp cô lập, áp bức, hành hung để trục xuất ra khỏi Chùa rồi phải lánh nạn đến Chùa Phước Huệ cách đó 20 cây số và tiếp tục bị bao vây, áp lực để buộc phải ra đi, làm cho dư luận trong ngoài nước bất b́nh lên tiếng.

Điều khiến cho nhiều người không chấp nhận được là cung cách hành xử tàn bạo của chính quyền đối với những tu sĩ mà trong tay không tấc sắt, không hề có hành động chống đối lại chế độ, không một ư đồ làm loạn hay gây bất ổn xă hội. Một chính quyền tự cho là cầm cân nẩy mực về pháp luật để trị quốc an dân lại ngẩng mặt làm ngơ khi chứng kiến cảnh hàng trăm người dùng bạo lực dă man để đánh dập, lăng nhục những vị tu sĩ một ḷng chuyên tâm tu hành theo giáo lư giải thoát và giác ngộ của đạo Phật. Chính điều ngang trái đó đă làm cho nhiều người, không chỉ trong giới Phật Giáo mà c̣n nhiều thành phần khác, trong đó có nhiều nhà tri thức, có cựu đảng viên Cộng Sản, có những người xưa nay vốn có thiện cảm với chế độ, phải lên tiếng phản đối, đặt lại vấn đề, thậm chí phẫn nộ!

Qua sự vụ Bát Nhă này, người ta có thể suy nghĩ đến một số vấn đề liên quan tới hiện trạng của Phật Giáo Việt Nam trong chế độ Cộng Sản hiện nay.

1. Chính sách của chính quyền đối với Phật Giáo. Qua sự kiện Bát Nhă, người ta nghi ngờ tính chính xác của bản phúc tŕnh của bộ ngoại giao Hoa Kỳ về t́nh h́nh tôn giáo tại Việt Nam trước đây cho rằng chính quyền CSVN đă có thay đổi và Việt Nam ngày nay đă có tự do tôn giáo. Nếu Việt Nam thật sự có tự do tôn giáo th́ tại sao có sự kiện Bát Nhă xảy ra? Sự kiện Bát Nhă có phải thật như chính quyền cho rằng chỉ là việc nội bộ của Tăng Thân Làng Mai và vị trụ tŕ Tu Viện Bát Nhă là TT Đức Nghi? Nếu chính quyền cho là chuyện nội bộ Bát Nhă và Làng Mai th́ tại sao không để cho nội bộ giải quyết mà phải dùng đến hàng trăm công an và hàng chục người thuộc "xă hội đen" đến bao vây, hành hung Tăng, Ni ở đó? Nếu cho rằng v́ TT Đức Nghi yêu cầu chính quyền can thiệp th́ tạo sao chính quyền không can thiệp bằng h́nh thức thảo luận, đề nghị các giải pháp thích hợp với đời sống tu hành của các Tăng Sĩ mà phải dùng đến bạo lực cưỡng đoạt?

Thực ra chính sách của chính quyền đối với Phật Giáo xưa nay không thay đổi, chỉ là tùy lúc mà hành động có khác đi. Chính sách không thay đổi đó là, chính quyền không thừa nhận, không dung thứ, không khoan nhượng đối với bất cứ tổ chức, tập thể Phật Giáo nào không chịu sự chi phối, lănh đạo trực tiếp của nhà nước thông qua Ban Tôn Giáo và công an. Ngược lại, chính quyền sẵn sàng cho phép, bao che cho những cá nhân, tập thể nào đă được nhà nước chi phối, tin tưởng, cho dù cá nhân đó, tập thể đó hoàn toàn hành xử sai với giáo lư đạo Phật, sai với tinh thần từ bi trí tuệ của đạo Phật, chẳng hạn trường hợp của mấy người đệ tử xuất gia của TT Đức Nghi.

Qua sự kiện Bát Nhă người ta thấy rơ rằng chính quyền không tôn trọng chính pháp luật của họ đặt ra. Pháp luật nhà nước nghiêm cấm và trừng phạt người gây rối xă hội, phá hủy tài sản của nhân dân, xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng của người khác. Nhưng chính nhà nước lại bao che cho thành phần vi phạm nghiêm trọng các điều vừa kể trên. Lực lượng công an dùng để bảo vệ người dân lương thiện, bảo vệ trật tự xă hội. Tại sao cũng chính công an không những chứng kiến mà c̣n hậu thuẫn cho những thành phần "xă hội đen" phá hủy tài sản của Tu Viện Bát Nhă, đánh đập, xúc phạm đến thân thể các Tăng, Ni, cưỡng ép Tăng Thân phải bỏ Chùa?

Nhưng, chính quyền CSVN sợ ǵ đến 400 Tăng Thân Bát Nhă mà phải thẳng tay đàn áp, trục xuất, giải tán họ? Sợ họ đang thực hiện "diễn biến ḥa b́nh"? Sợ họ cấu kết với thế lực nước ngoài để lật đổ chế độ? Sợ họ lập giáo phái mới để trở thành một Giáo Hội ǵ đó giống như GHPGVNTN? Có người nói chính quyền v́ nghe lệnh của Trung Quốc phải triệt hạ và trả thù Thiền Sư Nhất Hạnh đă dám công khai thách thức nhà nước mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Việt Nam. Hay cũng có người nói chính quyền không ưa Thiền Sư Nhất Hạnh v́ đă dám đề nghị bỏ ngành công an tôn giáo và Ban Tôn Giáo nhà nước nên trả thù cho bằng được?

Người viết bài này không nghĩ vậy. Người viết bài này cho rằng dù những điều vừa nói trên không xảy ra th́ chính quyền CSVN cũng sẽ không để yên cho 400 Tăng Thân Bát Nhă tu hành, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Lư do. V́ như đă nói ở trên, chính sách của chính quyền đối với Phật Giáo vẫn không thay đổi: đó là không thể có bất cứ giáo hội, hệ phái, giáo phái, tổ chức Phật Giáo nào được quyền tự do tồn tại nếu không chịu dưới sự chi phối và lănh đạo trực tiếp của chính quyền thông qua Ban Tôn Giáo và công an.

Đây là vấn đề cốt lơi của mọi hành xử mà chính quyền thực thi đối với Phật Giáo. Cũng chính dựa trên vấn đề này mà bản phúc tŕnh của Bộ Ngoại Giao Mỹ đă cho rằng t́nh h́nh tự do tôn giáo tại Việt Nam đă có cải thiện. Tại sao Bộ Ngoại Giao Mỹ nói thế? Thứ Nhất, dĩ nhiên v́ nhu cầu chiến lược chính trị và an ninh khu vực. Mỹ cần hợp tác sâu rộng hơn với Việt Nam để đối phó với mối đe dọa lớn lao và lâu dài của Trung Quốc, nên phải bỏ chín lấy làm mười, đành phải nói vậy. Thứ hai, đa phần các giáo phái Tin Lành, và Công Giáo đều được chính quyền Việt Nam chính thức thừa nhận cho hoạt động hợp pháp. Mỹ chủ yếu chỉ lấy đó làm thức đo đối với vấn đề tự do tôn giáo, nên đă mạnh miệng nói vậy.

Khi Thủ Tướng Phan Văn Khải tiếp kiến Ḥa Thượng Thích Huyền Quang tại Hà Nội vào năm 2003, đă khẳng định rằng chỉ cần một GHPGVN là đủ rồi. Điều ấy có nghĩa là tại Việt Nam, chính quyền không cho phép bất cứ tổ chức giáo hội Phật Giáo nào khác được quyền sinh hoạt hợp pháp, ngoài GHPGVN.

Tuy nhiên, có người cũng sẽ đặt vấn đề rằng nếu không thừa nhận, vậy tại sao chính quyền lại chính thức cho phép Thiền Sư Nhất Hạnh và Tăng Thân Làng Mai 2 lần về hoằng pháp tại Việt Nam vào năm 2005 và 2008? Phải chăng nhà nước đă có sẵn âm mưu ǵ đó chứ không thật ḷng tạo điều kiện thuận lợi để Thiền sư Nhất Hạnh hoằng dương Phật Pháp giúp vực dậy nền Phật Giáo dân tộc? Phải chăng chính quyền luôn luôn xem Phật Giáo như phương tiện để đánh bóng chế độ chứ không thật tâm xây dựng một nền đạo giáo gắn bó suốt lịch sử 2000 năm với dân tộc? Đối với Phật Giáo mà chính quyền c̣n quan niệm, c̣n chủ trương như vậy th́ đối với các tôn giáo khác chính quyền sẽ hành xử thế nào? Đừng nói đâu xa, đối với Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, trong con mắt của chính quyền qua sự kiện Bát Nhă, thật ra là cái ǵ?

2. Bản thân của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. GHPGVN được chính quyền hỗ trợ thành lập vào cuối năm 1981, là tổ chức Phật Giáo duy nhất được chính quyền thừa nhận và cho phép hoạt động hợp pháp trên cả nước. Nhưng qua sự kiện Bát Nhă người ta thấy ǵ?

Sự kiện Bát Nhă là chuyện nội bộ của Phật Giáo, nhưng Giáo Hội Trung Ương và Giáo Hội Tỉnh Lâm Đồng đều không có bất cứ một quyết định độc lập nào cả. Ngược lại, quyết định về Bát Nhă nằm ở Ban Tôn Giáo Chính Phủ. Vậy th́ GHPGVN đứng ở vị thế nào trong xă hội Việt Nam, trong cơ cấu của chính quyền Việt Nam? Từ đó cho thấy, GHPGVN có thật sự là đại diện chính thống của khoảng 40 ngàn Tăng, Ni cả nước? Nhiều tôn đức Tăng, Ni ở cấp Trung Ương và Tỉnh GHPGVN, đặc biệt tỉnh Lâm Đồng, đối với sự kiện Bát Nhă, rất có thật tâm muốn hỗ trợ, cứu giúp, bảo bọc Tăng Thân trẻ để họ yên thân tu hành. Nhưng, lực bất ṭng tâm, nên đành bó tay ngồi đó mà nh́n đau thương, tủi nhục!

Chính quyền  CSVN nghĩ sao về tâm t́nh của chư tôn đức Tăng, Ni là thành viên của GHPGVN có ḷng đối với các Tăng Thân Bát Nhă? Nhà nước có nghĩ cho họ? Nhà nước có biết rằng khi để cho Ban Tôn Giáo độc hành ra quyết định và bắt GHPGVN phải làm theo là hành động phá đổ uy tín của Giáo Hội này đối với 40 ngàn Tăng, Ni và hàng triệu đồng bào Phật tử cả nước? Chính quyền Việt Nam có nhận thức ra được rằng khi nhúng tay một cách thô bạo vào việc nội bộ của GHPGVN như thế vô h́nh trung nhà nước đă tạo ra rất nhiều bất b́nh, bất tín, nản ḷng đối với hàng trăm thành viên của GH này? Làm như vậy, có phải chính quyền cố t́nh chỉ rơ cho Tăng, Ni thành viên của GHPGVN thấy rằng đó chính là bản chất chính sách của chế độ CS đối với Phật Giáo, dù là đối với GH mà họ dựng lên?

3. Tương lai Phật Giáo Việt Nam. Qua sự kiện Bát Nhă, người có ḷng với Phật Giáo Việt Nam sẽ không khỏi đau ḷng v́ không nh́n thấy tương lại rực rỡ, không nh́n thấy một tiền đồ xán lạn nào cả. Với chính sách của nhà nước đối với Phật Giáo như vậy, làm sao có thể xây dựng và phát triển được một nền Phật Giáo hưng thịnh?

Có người nói rằng, tại sao không, suốt mấy thập niên qua, chính quyền đă cho phép xây cất rất nhiều Chùa to Phật lớn từ Nam ra Bắc, cho mở nhiều trường Phật Học từ sơ cấp đến cao cấp khắp nước, Tăng Ni xuất gia ngày càng đông. Phật Giáo không phải thịnh rồi c̣n ǵ?

Thật sự đó chỉ là cái vỏ, là h́nh thức bề ngoài. Cái vỏ hay h́nh thức th́ sẽ theo định luật vô thường biến thiên mà hư hỏng, hủy diệt. Đạo Phật tồn tại trên 25 thế kỷ nay không phải chỉ dựa vào h́nh thức Chùa to Phật lớn. Đạo Phật tồn tại c̣n tùy thuộc căn bản và cốt thiết ở nội dung, ở giới hạnh trang nghiêm thanh tịnh và ḥa hợp của Tăng đoàn, ở nội lực tu chứng thực sự của tất cả mọi người con Phật xuất gia và tại gia, ở phương thức thể hiện tinh thần từ bi, trí tuệ, nhân ái, đức hạnh, đạo đức, và nhân cách Phật tử đúng nghĩa của người con Phật, ở hành trạng dấn thân v́ lợi ích thăng hoa con người và xă hội của Tăng, Ni và Phật tử, ở tầm nh́n xa thấy rộng và có thể vạch hướng đi cho xă hội và dân tộc trên các lănh vực văn hóa, giáo dục, và nếp tư duy.

Phật Giáo Việt Nam mấy chục năm dưới chế độ CS có cơ hội, có điều kiện, có quyền độc lập, có dám nghĩ, nói và làm theo đúng bản hạnh của chư Phật và lịch đại tổ sư, hay chỉ suy nghĩ, nói và làm theo Ban Tôn Giáo, theo chính sách của chính quyền? Sự kiện Bát Nhă đă trả lời vấn nạn vừa nêu trên cho chúng ta, những người có tấm ḷng nghĩ về tương lai của Phật Giáo Việt Nam.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12