XÂY DỰNG GIÁO HỘI

Thích Huyền Quang & Thích Nhất Hạnh

 

Lời ṭa soạn: Bài này trích từ tác phẩm “Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời,” chương V, Xây Dựng Giáo Hội. Tác phẩm đă được Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) xuất bản năm 1973. Dưới tựa đề, có ghi hàng chữ “Cương lĩnh giáo lư nhập thế của Phật giáo Việt Nam hiện đại.” Nhị vị đồng tác giả là Ht. Thích Huyền Quang (bấy giờ là Tổng Thư Kư Viện Hóa Đạo) và Tt. Thích Nhất Hạnh. Đă hơn 35 năm kể từ khi “cương lĩnh” ấy ra đời, GHPGVNTN đă phải trải qua biết bao biến động, ngửa nghiêng của thời cuộc, và trước bao mưu đồ ly gián, phá hoại của ngoại đạo và ác đảng. Nay nh́n lại, những điều mà nhị vị đồng tác giả đă nói, vẫn c̣n giá trị “hiện đại” và khế cơ để những người con Phật suy ngẫm, áp dụng, ngơ hầu đem đạo Phật đi vào cuộc đời một cách hiệu quả, lợi lạc. Bài viết này cũng góp phần xây dựng đến với những bậc lănh đạo các “giáo hội” Phật giáo. Tinh thần dân chủ, biết lắng nghe, chia sẻ và trao đổi giữa các ư kiến và quan điểm trái ngược cũng đă được nêu cao như là tinh thần vô chấp căn bản của người thực hành đạo Phật, đặc biệt là đối với sinh hoạt của những tổ chức Phật giáo. Từ nơi vô chấp, vô ngă mà mọi phật-sự thành tựu; nếu làm ngược lại, nghĩa là độc đoán, phản dân chủ, phá ḥa hợp tăng, th́ trở thành những chướng ngại dẫn đến sự phân hóa, suy tàn của nền Phật giáo hiện tại. Đây là bài học đau thương mà Phật giáo đồ Việt Nam cần ghi nhớ để tránh vết đổ của những năm vừa qua. Trân trọng kính tri ân nhị vị đồng tác giả và xin giới thiệu đến bạn đọc “cương lĩnh” nhập thế của Phật giáo Việt Nam hiện đại.

 

1. Đạo Phật Phù Hợp Với Đời Sống Mới

Đạo Phật không thành lập trên những tín điều không thể kiểm chứng bằng thực nghiệm.  Mỗi khi người ta hỏi Phật về những vấn đề siêu h́nh viển vông, ngài thường không trả lời họ mà chỉ khuyên họ trở về để tâm vào những vấn đề thực tiễn và thực nghiệm:  Những khổ đau, những nguyên nhân tạo nên khổ đau và phương pháp diệt khổ tạo nên an lạc.  Nhận thứ Duyên Khởi, Tứ Diệu Đế và Bát Chính Đạo của Phật Giáo rất phù hợp với nhận thức của khoa học thực nghiệm. Không những thế, các giáo lư trên lại phù hợp hoàn toàn với nguyên tắc DÂN CHỦ, B̀NH ĐẲNG và TỰ DO.  Theo nguyên tắc duyên sinh, vạn loại nương vào nhau mà sinh thành, tồn tại và phát triển, không ai có thể làm chủ vận mệnh của ai; ai cũng có những quyền làm người làm dân:  Tinh thần này là bản chất của đời sống dân chủ, tự do và b́nh đẳng.  Ngày xưa Đức Phật thâu nhận vào giáo đoàn ngài tất cả mọi người không phân biệt chủng tập và giai cấp.  Một ông vua theo ngài th́ cũng ngồi ngang hàng với một người cùng đinh theo ngài.  Phương pháp phá chấp và nguyên tắc tôn trọng sự sống của đạo Phật chứng tỏ đạo Phật rất tự do.  V́ giáo lư đạo Phật phù hợp tinh thần khoa học thực nghiệm và v́ giáo lư ấy biểu lộ tinh thần dân chủ, b́nh đẳng và tự do nên đạo Phật KHÔNG LÂM VÀO T̀NH TRẠNG KHỦNG HOẢNG ĐỨC TIN như một vài tôn giáo khác.  Đạo Phật tuy rất cũ nhưng lại rất mới, phù hợp hoàn toàn với đời sống mới.  V́ nhận thức như thế, nên Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thấy ḿnh có nhiệm vụ tiếp tục duy tŕ sự nghiệp của đạo Phật là xây dựng con người và xă hội Việt Nam.  Ngôi chùa và giáo hội địa phương đối với xóm làng và khu phố cũng có trách vụ tương đương với giáo hội toàn quốc đối với đời sống quốc gia.  Đạo Phật không muốn trở thành độc tôn, đạo Phật tôn trọng sự có mặt của các tôn giáo và quyết duy tŕ t́nh thân hữu với mọi tôn giáo.

 

2. Mục Đích Đi Chùa

Tới chùa, người Phật tử không những tới để lễ Phật, hộ niệm, cầu an và cầu siêu mà c̣n để học hỏi giáo lư và trao đổi kinh nghiệm áp dụng giáo lư vào đời sống.  Cố nhiên sự học Phật phải nhắm đến hướng thực dụng:  Người Phật tử không học Phật để nói ba hoa và khoe khoang về sự hiểu biết của ḿnh.  Nếu chùa, mà không cho cơ hội để học Phật, th́ đó là một thiếu sót lớn.  Ta phải làm thế nào để tại chùa có những lớp dạy về đạo Phật hàng tuần, cho người lớn, cho thanh niên và cho trẻ em.  Ta phải làm sao để xin thầy trụ tŕ (viện chủ hay giám tự) mời được một vị giảng sư.  Giảng giáo lư cho trẻ em th́ chúng ta có thể nhờ những đạo hữu, những thanh niên hay những huynh trưởng Gia đ́nh Phật tử nào đă hiểu khá về giáo lư phụ trách.  Muốn đi đúng tinh thần thực dụng của đạo Phật, chúng ta nên có những buổi đàm luận tại chùa về vấn đề áp dụng đạo Phật trong đời sống hàng ngày.  Trong những buổi gặp gỡ như thế ta có thể trao đổi với nhau những kinh nghiệm về sự áp dụng giáolư.  Ta nên nhớ rằng giáo lư áp dụng được vào sự sống mới đích thực là giáo lư Phật giáo, c̣n giáo lư chỉ để đàm luận suông và không dính líu ǵ đến đời sống th́ không phải thực sự là giáo lư đạo Phật.  Một người học trường canh nong ra th́ biết phép canh tác ruộng, một người học Phật chân chính th́ biết áp dụng đạo Phật vào đời sống hàng ngày.  Chùa phải tạo cho ta cơ hội để học Phật như thế.

 

3. Học Theo Đại Bi, Đại Trí, Đại Nguyện

Trong không khí thanh tịnh của chùa, người Phật tử t́m về tự tâm, soi sáng tự tâm để đạt đến sức mạnh tinh thần, đức b́nh tĩnh và ḷng thương yêu.  Là học tṛ của Phật, ta tới chùa không phải chỉ để lạy lục và cầu xin mà chính là để học theo hạnh nguyện của Phật.  Hăy nh́n đức bồ tát Văn Thù Sư Lợi: Ngài là một con người có trí tuệ lớn nhờ học hỏi và chiêm nghiệm không ngừng.  Hăy nh́n đức bồ tát Quán Thế Âm: Ngài là một người có t́nh thương rộng lớn, luôn luôn lắng nghe tiếng kêu bi thương của người khổ đau để t́m tới cứu độ.  Hăy nh́n đức bồ tát Địa Tạng Vương: Ngài là một con người có đạo nguyện sâu thẳm, quyết tâm lưu lại trong chốn khổ đau để cứu độ chúng sinh.  Lạy Phật là để bày tỏ sự cung kính của đệ tử với một bực thầy; nhưng lạy Phật không đủ.  Phải học theo trí tuệ, từ bi và đại nguyện của Phật.

 

4. Bảo Vệ Ngôi Chùa

Đừng bao giờ đem sự tranh chấp lên chùa.  Nếu có mầm mống nào của một sự tranh chấp tại chùa th́ phải t́m cách loại bỏ ngay.  Hăy bảo vệ chùa: Hăy duy tŕ không khí trang nghiêm và thanh tịnh của chùa.  Như thế, chùa có thể trở nên một môi trường cởi mở và bao dung, nơi đó ta có thể tạo nên sự đoàn kết và ḥa giải giữa mọi người.  Hai người hàng xóm giận nhau có thể làm lành lại với nhau khi gặp nhau tại chùa, nhất là khi có một người thứ ba có ư muốn ḥa giải giữa hai người.  Cô ba Tư là một Phật tử ḥa giải rất khéo.  Bà hai Hạt và thím Tám Ngọ mà vui vẻ với nhau là nhờ cô Ba Tư. Cô rất ngọt ngào với cả hai người.  Bữa đó lên chùa cúng rằm tháng bảy, cô gặp cả hai người và mời cả hai người vào bếp để phụ cô nấu cỗ chay.  Thế rồi không biết họ chuyện tṛ và làm việc chung như thế nào mà sau đó đến giờ lễ Phật ba người cùng đứng một hàng và khi ăn cơm chay th́ cả ba bà rủ nhau ngồi chung một bàn.  Đó, không khí của chùa là phải cởi mở dễ thương để tạo ra sự hiểu biết và ḥa thuận.

 

5. Xây Dựng Ngôi Chùa

Ngôi chùa cần tượng trưng cho nền văn hóa tâm linh của đạo Phật.  Chùa phải được kiến trúc trang nhă, không ḷe loẹt và có vẻ thợ mă, diễn tả được tinh thần bi trí dũng và tinh thần dân tộc.  Cố nhiên không phải ai trong chúng ta cũng là kiến trúc sư dựng chùa, nhưng chúng ta có thể nói ư kiến của chúng ta cho thầy trụ tŕ và kiến trúc sư nghe.  Ngôi chùa của chúng ta phải có tính chất Việt Nam, ta không thể bắt chước và vá víu một chút kiến trúc Tàu, một chút kiến trúc Thái Lan, một chút kiến trúc La Mă.  Những nét kiến trúc phải biểu lộ được đức điềm tĩnh, hiền ḥa mà thanh thoát.  Khi nào có một ngôi chùa sắp xây, ta nên t́m dịp nói lên ước nguyện của ta.  Muốn cho chắc th́ nên thỉnh ư Giáo Hội Trung Ương về bản đồ kiến trúc chùa bởi v́ Giáo Hội Trung Ương có liên lạc với những kiến trúc sư biết rộng về kiến trúc Phật giáo.  Chùa phải được giữ ǵn sạch sẽ, trang nghiêm và thanh tịnh.  Ngoài những ngày có đại lễ, hội họp, chùa phải là nơi thanh tịnh để làm nơi sinh hoạt tâm linh.  Làm thế nào để mỗi khi tâm hồn xáo trộn bất an, ta lên chùa th́ sẽ nhờ không khí trang nghiêm thanh tịnh ấy mà t́m lại được an vui và trầm tĩnh.  Giữ ǵn cho chùa cái không khí trang nghiêm thanh tịnh ấy không phải chỉ là bổn phận của thầy trụ tŕ mà c̣n là bổn phận của mỗi chúng ta nữa.  Chú Bảy thường nói với các bà hay tới làm công quả cho chùa: “Quư cô bác đóng góp công của vào công việc Phật sự th́ công đức không thể kể xiết.  Nhưng nếu quí cô bác c̣n giữ được cho chùa không khí trang nghiêm thanh tịnh nữa th́ công đức lại c̣n lớn lao hơn”.  Ư của chú Bảy là quư cô bác thỉnh thoảng cứ đem chuyện tranh chấp dưới xóm ra nói và b́nh phẩm.  Đáng lư đến chùa, ta chỉ nên nói chuyện xây dựng mà thôi.

 

6. Ủng Hộ Phật Sự Của Chùa

Có nhiều Phật tử sốt sắng đóng góp công của cho chùa chỉ v́ niềm vui được thấy chùa ḿnh khang trang đẹp đẽ.  Một ngôi chùa đẹp và có đủ tiện nghi cho sự tu học đă đành là một chuyện quư, nhưng nếu ta đóng góp công của vào những dự án học hỏi, tu tập và phụng sự do chùa tổ chức, th́ đó mới là thực sự xây dựng cho chùa.  Chúng ta ai cũng thấy chùa đất Phật vàng là quư hơn chùa vàng Phật đất: Một ngôi chùa tráng lệ mà bên trong không có những sinh hoạt học tập giáo lư, những ngày tĩnh tu, những buổi lễ sám, những cuộc hội thảo đàm luận về phương pháp áp dụng đạo Phật trong đời sống thường nhật… một ngôi chùa như thế th́ chỉ là cái vỏ trống không.  Ta phải bàn tính với nhau.  Trong trường hợp tại chùa không có thầy lănh đạo, ta phải biết hợp nhau mà liên lạc với giáo hội tỉnh hay giáo hội trung ương.

 

7. Phải Học Mới Thực Sự Biết Hành

Ông Tư ở xóm Thượng luôn luôn nói rằng theo đạo Phật, ông chỉ cần tu tâm, làm lành lánh dữ là đủ.  Ông nói như vậy th́ không ai căi ông được bởi v́ chính đức Phật đă dạy: “Đừng làm các điều dữ, vâng làm các điều lành, gạn lọc tâm lư ḿnh, là lời chư Phật dạy”.  Nhưng ta cũng biết rằng ông Tư tuy nói đúng, nhưng điều ông Tư nói chính ông Tư cũng không hiểu.  Làm lành lánh dữ, phải rồi, nhưng LÀM LÀNH là làm như thế nào, LÁNH DỮ như thế nào, nếu ta hỏi th́ ông Tư không trả lời được.  Lại c̣n TU TÂM nữa, ông Tư áp dụng phương pháp nào để tu tâm?  Thật ra ông Tư chỉ nói để mà có nói chứ không thực sự biết con đường tu tâm, làm lành lánh dữ.  Cũng v́ lư do đó mà ông Tư cũng cần đi chùa học Phật như các bà con khác.

Ở chùa Long Thành, các Phật tử hội họp để đàm luận về việc tổ chức quỹ tương trợ để giúp đỡ những người rủi ro bị bệnh tật và mất mùa.  Đó là một cách LÀM LÀNH.  Các Phật tử chùa Long Thành cũng bàn luận về việc bài trừ rượu chè cờ bạc trong xóm bằng cách tạo ra những môn giải trí lành mạnh.  Đó là một h́nh thức LÁNH DỮ.  Bớt ích kỷ, biết lo lắng cho lợi ích chung, biết nghĩ tới người khổ cực, tập hỷ xả không giận hờn, không cố chấp… đó là TU TÂM.  Tất cả những điều đó cần phải học hành và thực tập có phương pháp mới có thể thành công.  Đâu phải chỉ nói suông mà được.  Chùa chính là trung tâm của sự học hành và thực tập giáo lư đạo Phật.  Phật tử góp sức vào việc tổ chức những lớp giáo lư tại chùa cho mọi giới già cũng như trẻ.  Phật tử lại tham dự vào những dự án nhằm áp dụng những điều đă học trong việc tu tĩnh tu tâm, cải tiến đời sống y tế, kinh tế, giáo dục và tổ chức của xóm làng hay khu phố.

 

Phụng Sự Chúng Sanh Là Cúng Dường Chư Phật

Có bao nhiêu là vấn đề trong thôn làng hay khu phố cần phải giải quyết.  Nếu những vấn đề ấy đáng được xóm làng và khu phố giải quyết th́ Phật tử nên tham dự góp công góp của vào những nỗ lực này.  Nếu có những vấn đề giáo dục, vệ sinh, y tế và kinh tế cấp bách mà chưa ai nghĩ tới, chưa có cố gắng nào để giải quyết, th́ Phật tử nên họp nhau tại chùa trong không khí thương yêu và trầm tĩnh để t́m ra những phương pháp và dự án giải quyết tốt đẹp trên tinh thần tự nguyện.  Một khi chùa khởi xướng, một công tát cải tiến và phát triển dù trong lănh vực kinh tế giáo dục hay y tế, tất cả mọi Phậtt tử trong vùng phải tham gia tích cực và đẩy mạnh công tác cho đến thành công.  Ta hăy nhớ lời Phật dạy: “Phụng sự chúng sanh tức là cúng dường chư Phật”.  Trong trường hợp của chúng ta, chúng sanh không phải là ai xa lạ mà là bà con, cô bác trong xóm, kể cả chính chúng ta và con cháu chúng ta nữa.

 

Chùa Linh Phong tổ chức nhà giữ trẻ trong xóm.  Không những nhà giữ trẻ thu nhận trẻ em con nhà Phật tử mà là thu nhận trẻ em các gia đ́nh theo tôn giáo khác nữa.  Phật tử chùa Linh Phong như thế đă thực hành được lời dạy lục ḥa và b́nh đẳng của Phật.  Chùa c̣n dự tính tổ chức hợp tác xă rau cải, và quỹ tín dụng.  Đó, như thế ngôi chùa mới thực xứng đáng là nơi học tập và thực hành đạo Phật.  Tuy nhiên các vị tăng sĩ và Phật tử không muốn đặt văn pḥng làm việc tại chùa, sợ chùa trở thành nơi náo nhiệt.  Họ đặt trường học, văn pḥng, vựa chứa hàng hóa ở những trụ sở khác, dành cho chùa không khí thanh tịnh trang nghiêm rất cần thiết cho chùa.  Tuy vậy, ai cũng biết chùa là trái tim của mọi công tác áp dụng đạo Phật.

 

Ủng Hộ Người Thực Hành Chánh Pháp

Trong ư nguyện thực hành những lời Phật dạy.  Phật tử nên biết kính trọng và hổ trợ cho những vị tăng sĩ có can đảm làm theo chính pháp và đáp ứng được những nhu cầu chân thực của con người trong xă hội mới.  Vị tăng sĩ nào cũng trải qua một thời gian ở tu viện hay Phật Học Viện, ở đó các vị tăng sĩ học Phật, và thực tập phương pháp tu dưỡng tâm linh.  Khi một vị tăng sĩ rời tu viện đi hành đạo tại một địa phương, th́ vị tăng sĩ đó chia th́ giờ của ḿnh làm hai phần: Một phần để tiếp tục công việc tu tâm thiền quán, một phần hướng dẫn Phật tử địa phương học Phật và áp dụng đạo Phật trong cuộc đời.  Biết vậy ta nên kính trọng th́ giờ tĩnh tu của vị tăng sĩ, bởi nhờ có th́ giờ tĩnh tu đó mà vị tăng sĩ có khả năng lănh đạo tinh thần cho địa phương.  Nhưng công tác giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn Phật tử địa phương học Phật và thực hành Phật giáo cũng quan trọng không kém.  Có những vị tăng sĩ chỉ hướng dẫn Phật tử học Phật, tụng kinh, sám hối, cầu an và cầu siêu.  Nhưng có những vị tăng sĩ lại tha thiết đến sự áp dụng đạo Phật trong đời sống hàng ngày ở gia đ́nh, ở thôn làng và ngoài xă hội.  Thỉnh thoảng ta gặp những vị tăng ni trẻ chuyên làm việc xă hội, biết tổ chức trường học, nhà giữ trẻ, lập hợp tác xă nông nghiệp vân vân… Giáo Hội Phật Giáo hiện đang chủ trương đem đạo Phật áp dụng vào cuộc đời để phát triển xă hội, nâng cao nhân phẩm và mức sống của người dân.  Nếu ta thấy có những vị tăng ni biết thao thức thực hành đạo Phật vào xă hội, đó chính là v́ họ đă học theo chủ trương tiến bộ của Giáo Hội.  Chúng ta nên gần gũi và hỗ trợ họ.  Trái lại có thể có một số tăng sĩ chỉ biết chiều đăi người cư sĩ mà không thể hiểu được tinh thần đạo Phật, xem đạo Phật như là một phương tiện sinh sống, ta không nên ủng hộ những vị này.

 

Trách Nhiệm Về Hội Đồng Giáo Hội Trung Ương

Ta phải t́m hiểu đường lối và công việc của Hội Đồng Lănh Đạo Giáo Hội Trung Ương.  Theo hiến chương của Giáo Hội Phật Giáo, các cấp lănh đạo Phật Giáo đều do Phật tử công cử Viện Tăng Thống do đức Tăng Thống lănh đạo gồm có Hội Đồng Trưởng Lăo, gồm nhiều vị đạo đức cao trọng trong toàn quốc, đại diện cho đức độ và sự lănh đạo tinh thần của Giáo Hội Viện Hóa Đạo gồm có bảy tổng vụ, phụ trách các ngành tùng sự, cư sĩ giáo dục xă hội, thanh niên, văn hóa và tài chính kiến thiết.  Ta nên t́m hiểu cơ cấu tổ chức của Giáo Hội và đường lối của Giáo Hội để ủng hộ và để góp ư.  Nếu ta nhận thấy Giáo Hội không đi con đường mà ta mong ước, ta nên tự do nói lên ư nghĩ của ta và t́m cách ảnh hưởng tới đường hướng của Giáo Hội.  Một trong những điểm của đạo Phật là tinh thần tự do:  Mọi người Phật tử đều có trách nhiệm, bổn phận và quyền phát biểu và hành động.  Bằng cách tham dự vào giáo hội địa phương, và đứng trên cương vị Giáo Hội địa phương, mọi người Phật tử đều có thể ảnh hưởng tới đường lối của Giáo Hội Trung Ương và do đó có thể thay đổi đường lối Giáo Hội Trung Ương.  Sở dĩ ta có thể làm được như vậy chính là v́ đạo Phật có tinh thần dân chủ và Giáo Hội đă được tổ chức như một cơ cấu dân chủ.

Ta nên t́m hiểu lập trường của Giáo Hội về ḥa b́nh, về thống nhất, về xây dựng dân chủ và xă hội.  Nếu đường hướng ấy chưa được rơ ràng với ta, ta sẽ yêu cầu các cấp Giáo Hội làm cho sáng tỏ hơn.  Như vậy trong lúc t́m hiểu học tập, ta cũng xây dựng được cho Giáo Hội.  Ta cũng cần đ̣i hỏi Giáo Hội những chương tŕnh thực tiễn xây dựng về giáo dục cũng như về xă hội, về thanh niên cũng như về tăng sự, để chúng ta có thể ủng hộ và cộng tác.

 

11.    Dung Hợp Ḥa Đồng 

Đạo Phật có nhiều pháp môn:  Phật tử phải biết chấp nhận những quan điểm hành đạo khác với quan điểm hành đạo của ḿnh.  Phật giáo không những gồm có bắc tông nam tông mà c̣n được chia ra nhiều tông phái.  Sự dị biệt đó là do những điều kiện tâm lư xă hội và kinh tế khác nhau.  Tuy đạo Phật có nhiều phân phái, nhưng giữa các phái Phật giáo từ mấy ngàn năm nay từng có xung đột bao giờ.  Đó là do ở tinh thần tự do và bao dung của đạo Phật.  Áo vàng, áo nâu, nguyên thí, đại thừa, thiền tịnh độ, khất sĩ, trú tŕ, ẩn sĩ, tác viên… có nhiều h́nh thái tăng sĩ Phật giáo khác nhau, có nhiều đoàn thể Phật giáo khác nhau.  Phật tử nên t́m hiểu để thấy được cái hay của mỗi truyền thống, mỗi tổ chức để thấy được cái hay của mỗi truyền thống, mỗi tổ chức.  Nhờ vậy chúng ta học được cái hay của nhau.  Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất gồm có cả Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thỉ.  Hai truyền thống này đă từng chứng tỏ có thể cộng tác với nhau mật thiết trong khi mỗi truyền thống vẫn giữ được cách hành đạo của ḿnh.  Cố nhiên trong đạo Phật có nhiều khuynh hướng hành đạo khác nhau:  Khuynh hướng chuyên về nghi lễ, khuynh hướng chuyên về thuyết giảng, khuynh hướng chuyên về ẩn cư, khuynh hướng chuyên về xă hội, vân vân… Ta nên làm thế nào cho các khuynh hướng ấy bổ túc cho nhau và tránh mọi tranh chấp phê phán chỉ đem lại sự chia rẽ trong nội bộ Phật giáo.

 

12.  Thái Độ Cởi Mở 

Đối với những người không cùng tôn giáo.  Phật tử cũng giữ thái độ cởi mở để t́m hiểu, đối thoại, thiết lập thông cảm và cộng tác với họ trong những chương tŕnh phát triển ích nước lợi dân.  Đạo Phật không phải là đạo hẹp ḥi, cố chấp.  Có nhiều người tự cho là Phật tử mà thật ra rất cố chấp, hẹp ḥi c̣n hơn những người không theo đạo Phật.  Điều đó cũng do thiếu sự học hỏi và thực hành giáo lư.  Trong những dự án bài trừ mê tín, cờ bạc, rượu chè, trong những dự án trường học, nhà trẻ, hợp tác xă… ta nên trân trọng mời các bạn không cùng tôn giáo cộng tác.  Nếu họ là người tốt và có khả năng ta có thể ủy cho họ những trách nhiệm lănh đạo mà không cần ngần ngại ǵ. 

Hôm ba mươi Tết các em thiếu niên Phật tử làng Cầu Kinh đi dán giấy hồng điều h́nh trái trám tại các nhà trong xóm.  Những mănh giấy hồng điều này có viết phước, lộc, thọ, đức, ḥa, bi, trí... bằng chữ nho, ư là để làm tươi cửa nhà và chúc tết luôn.  Nhà nào cũng được dán hai mảnh hồng điều hai bên cửa ra vào, và nhà nào cũng hoan hỷ.  Nhưng khi tới nhà bác Lê, một gia đ́nh Công Giáo, các em ngần ngại.  Không phải là các em muốn kỳ thị tôn giáo: Các em chỉ ngại ḿnh là Phật tử mà dán giấy hồng điều chúc Tết nhà Công Giáo theo kiểu Phật giáo th́ có làm phật ḷng những người bạn Công Giáo hay không.  Nhưng các em cũng không dám bỏ đi, bởi v́ như thế th́ tỏ ra kỳ thị tôn giáo.  Các em đứng ở trước cổng một hồi lâu.  Bỗng có một em nảy ra ư kiến: “Chúng ta phải vào và lễ phép hỏi xem gia đ́nh bác Lê có muốn dán giấy hồng điều chúc tụng không.  Nếu muốn th́ ta dán.  Nếu không th́ ta đi, như thế khỏi mang tiếng kỳ thị”.  Kết quả là các em vào xin phép bác Lê và nói cho biết sự do dự của các em.  Bác Lê rất thông cảm.  Bác nói: “Các cháu khỏi phải dán, bác cảm ơn các cháu.  Và tuy các cháu không dán, bác cũng thấy như các cháu đă dán rồi”.  Thái độ của các em thiếu niên Phật tử ấy đă phản chiếu được tinh thần đạo Phật.  Phật tử ấy đă phản chiếu được tinh thần đạo Phật. 

Trong t́nh trạng xă hội ta, sự thông cảm và cộng tác giữa các tôn giáo rất cần thiết.  Chúng ta hăy cố gắng phá vỡ thành kiến và sự sợ hăi giữa những người không cùng tôn giáo, và làm như thế ta phụng sự cho xă hội.  Không những đối với những người không cùng tôn giáo mà đối với những người có nhận thức khác ta về cuộc đời cũng phải đối xử như vậy.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12