PHẬT GIÁO VÀ NGƯỜI HY-LẠP 

Đào Viên 

 

East is East, and West is West, and never the twain shall meet

Rudyard Kipling

 

 (Kỳ 1)

 

 

1. Vua Hy-Lạp A-Lịch-Sơn Đại-Đế Chinh phục Ấn-Độ

 Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học ḿnh –  nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.

A-Lịch-Sơn nối ngôi vua cha là vua Phillip II, vua xứ Macedonia (1), Hy-Lạp, khi đó đă tóm thâu các nước xung quanh, kể cả nước Ba Tư (Persia) mà làm nên một đế quốc rộng lớn. Vua Phillip II vẫn chưa hài ḷng với đế quốc của ḿnh, theo truyền thuyết, đă bảo con Alexander là: “Con à! Chắc con phải thấy nước ta chưa đủ lớn cho hoài băo của con. Nước Macedonia quá nhỏ đối với con

Hưởng thụ một bộ máy chiến tranh vô địch của vua cha, A-Lịch-Sơn cầm đầu một đội quân sáu chục ngàn người, chưa kể một số tư tưởng gia, khoa học gia luôn luôn đi theo vua A lich Sơn, Đông tiến, chinh phục Ấn-Độ. Đoàn quân tiến hành rất chậm. A-Lịch-Sơn đă phải mất 7 năm mới tới sông Ấn Hà (Indus).

 Vương quốc Macedonia (kéo dài từ Greece đến Pakistan ngày nay) của A-Lịch-Sơn Đại đế

 

Trước đó, đoàn quân đă vượt qua A-Phú-Hăn (Afghanistan), đến miền Ngũ Hà, tức là Punjab của Pakistan ngày nay. Sau khi vượt qua một con sông lớn, họ đă tới Taxila, một thị trấn sầm uất có nhiều thương gia đi qua trên con đường Tơ Lụa. Ở Taxila, A-Lịch-Sơn đă trông thấy nhiều nhà tu hành và những đệ tử của họ, sống một cuộc đời khổ hạnh, gần như trần trụi, chỉ quan tâm đến đời sống tinh thần hơn là những tiện nghi vật chất bên ngoài. Họ là những người Bà La Môn hay theo đạo Kỳ Na Giáo hay là Jainism Ấn-Độ.

Vua A-Lịch-Sơn rất chú ư đến những người này, khi thấy họ có một sức chịu đựng mănh liệt, tự kiểm soát được ḿnh không bị ảnh hưởng ngoại lai xô đẩy. V́ muốn có một  tu sĩ như thế trong đoàn quân viễn chinh của ḿnh, vua A-Lịch-Sơn cùng quần thần là những tư tưởng gia Hy-Lạp liền mời một nhà sư đến nói chuyện. Ông này, theo sử sách Hy-Lạp, tên là Dandamos, đến nhưng không chịu trả lời những câu hỏi của triều đ́nh Hy-Lạp.

Sau cùng ông hỏi lại: “Tại sao Ngài đă phải đến đây từ quá xa vậy? Tôi cũng có nhiều đất đai như Ngài và như những người khác. Dù ngài có chiếm giữ được tất cả sông ng̣i, Ngài cũng không thể uống nước nhiều hơn tôi. Bởi vậy, tôi không  sợ hăi, tôi không bị thương tích, tôi không đi phá hủy những thị trấn. Tôi cũng có đất đai, nước uống như Ngài. Tôi có đầy đủ tất cả. Thưa Ngài! Ngài hăy học điều hiểu biết khôn ngoan này của tôi. Đó là:  đùng có mong cầu điều ǵ và Ngài sẽ có đầy đủ mọi chuyện

A-Lịch-Sơn để ngoài tai lời khuyên đó. Đoàn quân viễn chinh của A-Lịch-Sơn vẫn tiếp tục sứ mang chinh phục. Một năm sau, khi tới con sông Beas của vùng Punjab, Pakistan, đoàn quân này đă phải ngưng lại, rồi phải rút lui, không phải bị ai đánh bại, mà chỉ v́ quân đội bắt đầu chán chường mỏi mệt. Mựi tám tháng sau, A-Lịch-Sơn đưa quân về đến Babylon, thuộc Mesopotamia, bây giờ là Irắk, th́ ngă bệnh mà qua đời. Khi ấy ông mới 32 tuổi, chưa kịp thấy Ấn-Độ là thế nào. Ông để lại một triều đ́nh Hy-Lạp bắt đầu tan ră.

 

2. Sứ Thần Megasthenes của Vua Hy-Lạp tại triều đ́nh Mauryan.

 Trong khi ấy, bên Ấn-Độ, năm 324 trước Tây lịch, tại tiểu bang  Magadha, phía nam của bộ tộc Shakya (Thích Ca) của Đức Phật, bây giờ là Nepal, một tướng lănh của bộ tộc Mauryan, tên là Chandragupta, nổi lên cướp ngôi vua lập ra triều đại Mauryan, đóng đô tại Pataliputa (Hoa Thị). Đây là một triều đại lớn của Ấn-Độ kéo dài 137 năm.

 Công việc đầu tiên của vua Chandragupta là đuổi nốt tàn quân của A-Lịch-Son đi, giữ ǵn biên giới phía Tây tới con sông Indus, ngăn chặn ngoại xâm, kế đến là dẹp loạn trong nước. Triều đ́nh Hy-Lạp không thể dùng vơ lực xâm chiếm Ấn-Độ như trước nữa, đă phải gửi một sứ giả ngoại giao đến vua Chandragupta. Ông này tên là Megasthenes sống trên 10 năm tại Ấn-Độ, trước khi măn nhiệm kỳ. Về nước, ông viết một cuốn hồi kư tên là “Indika” kể lại xứ sở Ấn-Độ, triều đ́nh vua Chandragupta, cùng những nhà hiền triết Ấn Đô.

 

Vương quốc Mauryan - Sứ thần Hy Lạp Megasthenes và Vua A Dục (Ashoka)

 

Mặc dầu ông đă sống trên 10 năm tại đây, chỉ ít lâu sau Đúc Phật Thích Ca nhập diệt, Megasthenes trong sách ‘Indika” không đả động ǵ đến Phật giáo, bởi lẽ những nhà hiền triết ông gặp đều là những người Bà La Môn, cũng như là chính vua Chandragupta. Hơn nữa đạo Phật khi đó đă chưa lan tràn ngay trên lục địa Ấn-Độ, mà vẫn chỉ loanh quanh vùng đất gần Nepal.

Phải chờ đến năm 273 trước Tây Lịch, khi cháu nội của vua Chandragupta là vua A-Dục (Ashoka) lên nối ngôi, thay thế vua cha Bindusara, con của Chandragupta,  Phật giáo mới có cơ hội bành trướng ra khắp mọi nơi, đặc biệt đến những nơi có người Hy-Lạp sinh sống.

Kể từ đấy, chúng ta thấy đă có nhiều người Tây phương theo đạo Phật. Trong số này có một ông vua người gốc Hy-Lạp là một Phật tử thuần thành, sau đó đă xuống tóc đi tu, đắc chứng quả A La Hán.

Vua A-Dục là một hoàng đế hăng say chiến tranh để mở mang thêm bờ cơi vương quốc Mauryan. Vào năm thứ tám sau khi lên ngôi, ông gửi quân xâm lăng đến vương quốc nhỏ Kalinga, chưa chịu thần phục. Ông đă chiến thắng. Đây là  một trận chiến tranh tàn khốc trong đó 100,000 người bị tàn sát, 150,000 người bắt làm tù binh và số người bị liên lụy c̣n đông hơn nhiều lần như thế. Sau khi nghe được t́nh trạng tổn thất nặng nề do đạo binh của ḿnh gây ra, vua A-Dục cảm thấy ăn năn hối hận v́ đă làm một tội ác ngập trời. Ông trở nên một Phật Tử, dành cuộc đời con lại tận lực gia công hoằng dương Phật Pháp ngay tại trong nước cũng như ra ngoài xứ Ấn-Độ.

Sau khi trị v́ ngôi báu được 36 năm, vua A-Dục già yếu lơ làng việc triều chính. Ông đă băng hà năm 231 trước Tây lịch để lại một vương quốc bắt đầu suy tàn. Những lời giáo huấn của Đức Phật như cấm sát sanh, không gây hấn, giải quyết mọi chuyện bằng đường lối ḥa b́nh, được vua A-Dục ban ra, là những đường lối chánh trị dường như làm cho nhóm quân đôi trong triều mỗi ngày một yếu thế, mất quyền lực. Bốn mươi hai năm sau, vua A-Dục băng hà, vị tướng lănh cầm đầu quân đội vương quốc, ông Pushyamitra, nổi lên, ám sát chết nhà vua đương thời, đưa vương quốc Mauryan vào một cuộc khủng hoảng, rối loạn. Pushyamitra theo đạo Bà La môn cũng như Chandragupta, thay đổi chính sách, gây ra nhiều mâu thuẫn trong nước, khiến Pushyamitra phải đánh đông dẹp bắc, để biên thùy ngỏ cửa cho quân ngoại xâm.

 

3. Vua Hy-Lạp Demetrius và vua Hy-Lạp Menander

Quân ngoại xâm đến là từ ông vua người gốc Hy-Lạp, Demetrius, đang trị v́ một vương quốc tại Bactria (Đại Hạ), bây giờ là A-Phú-Hăn (Afghanistan). Demetrius thấy đây là cơ hội ngàn năm một thủa để thực hiện hoài băo bất thành của hoàng đế Hy-Lạp A-Lịch-Sơn Đại-Đế.

Năm 182 trước Tây Lịch, Demetrius đem quân vào Ấn-Độ, chiếm được Taxila rồi Gandhara, bây giờ là Pakistan. Chỉnh đốn xong hàng ngũ, vua Demetrius cùng bộ tướng Menander đem quân Đông tiến tràn vào Ấn-Độ.

Menander – sau này Phật Giáo Nam Tông tiếng Pali gọi ông là Milinda và Hán tạng phiên âm là Di Lan Đà – là người Hy-Lạp đầu tiên đă qua được sông Beas, nơi mà A-Lịch-Sơn Đại-Đế đă phải dừng chân, không thể qua sông mà rút quân về. Menander đă nhanh chóng tiến vào vương quốc Mauryan, chiếm được thủ đô Patiluputra (Hoa Thị) của vua A-Dục ngày xưa.

Đến đây th́, quân viễn chinh Hy-Lạp đă không c̣n được may mắn nữa.

Thời lai đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

Tin tức từ quê nhà đưa đến bản doanh của Demetrius là thủ đô Bactria (Đại Hạ) có chính biến do Eucratidès cầm đầu. Nhà Vua ủy thác cho Menander về đóng giữ vùng Ngũ Hà, c̣n ḿnh th́ trực chỉ về Đại Hạ để dẹp nội loạn. Nhưng khi đến gần thủ đô th́ vua Demetrius bị  Eucratidès phục kích giết chết. Bấy giờ là năm 167 trước Tây lịch. Từ đó, Vương quốc Đại Hạ tách ra làm hai: Vương quốc miền Tây do Eucratidès cai trị, và vuơng quốc miền Đông do Apollodots I (em ruột Démétrios) cai trị. Đến năm 163 trước Tây lịch, Apollodotes I bị Eucratidès tiến đánh và giết chết luôn, Menander lên kế vị và dời đô từ Taxila về Sagala (Xá Kiệt) ở chân núi Hy Mă Lạp Sơn, giữa Udiyama, bây giờ là thung lũng Swat Valley, Pakistan và Sialkot thuộc Punjab (Ngũ Hà).

Sử sách Hy-Lạp không nói nhiều về ông vua Hy-Lạp Menander này, có lẽ bởi v́ tuy ông gịng giơi Hy-Lạp – cha là người Hy-Lạp, mẹ là người Trung Á (Miđle East) – nhưng sinh sống và trưởng thành tại A-Phú-Hăn. Ông chưa bao giờ về Hy-Lạp.

 

Đồng tiền chạm h́nh vua Menander - Biểu tượng Phật giáo trên các di khảo thời vua Menander tại Hy Lạp

 

Tại Sagala, vua Menander đă dành cuộc đ̣i c̣n lại nghiên cứu Phật Pháp. Sử sách Phật giáo Nam Tông bằng tiếng Pali mô tả Menander là một ông tướng Hy-Lạp tài ba, một nhà lănh tụ chính trị sáng suốt và là một Phật Tử Hy-Lạp thuần thành. Cuộc đời hành đạo của vua Menander xẩy ra thế nào, không ai biết rỏ. Sử sách Pali Phật giáo Nam Tông cho rằng Menander đă đạt chứng quả A La Hán.

Vua Menander – hay là Milinda theo sử sách Phật Giáo Nguyên Thủy viết bằng tiếng Pali, hay là Di Lan Đà theo Hán tạng– đă có một cuộc tham vấn Phật học với một nhà sư đắc đạo theo truyền thống Nguyên Thủy tên là Nagasena, phiên âm sang tiếng Việt là Tỳ Kheo Na Tiên.

 

Chú thích:

1) Macedonia là một đế quốc Hy-Lạp rộng lớn ngự trị bởi vua Phillip II. Sau khi Phillip II bị ám sát chết, con là A-Lịch-Sơn (Alexander) lên nối ngôi, tước hiệu là Đại-Đế Hy-Lạp. Đến năm 148 trước Tây Lịch th́ bị La Mă (Ư Đại Lợi) xâm chiếm và cai trị.

_____________________________

(đón đọc kỳ 2: Cuộc đối thoại giữa vua Di Lan Đà và Tỳ Kheo Na Tiên, Di tịch của người Hy Lạp tại Ấn Độ)

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 02/27/11