CHĂM LO GIÚP ĐỠ CHƯ SƯ

HỘ TR̀ TAM BẢO CHỨNG TƯ-ĐÀ-HÀM

 

Tịnh Minh soạn dịch từ Pháp Thoại Pháp Cú

(trích Từng Giọt Nắng Hồng)

 

Thuở nọ, tại Xá-vệ, hằng ngày có 2.000 Sa-môn thọ trai tại nhà trưởng giả Cấp Cô Độc (Anàthapinïdïika), và 2.000 Sa-môn thọ trai tại nhà tín nữ Vi-xa-kha (Visàkhà). Để tránh lời ra tiếng vào, nhỏ to dị nghị, những ai phát tâm cúng dường chúng tăng đều được yêu cầu tự ḿnh mang lễ vật đến văn pḥng hộ tŕ Tam bảo của hai Phật tử thuần thành đó.

Một hôm, Vi-xa-kha thấy ḿnh mỗi ngày một yếu, cần phải có người trẻ trung tháo vác, thành tâm thiện chí thay bà  phục vụ ẩm thực cho đại chúng. Bà chọn cháu gái của bà đảm trách công việc đó. Cấp Cô Độc cũng chọn cô gái đầu ḷng của ḿnh là Ma-ha Xu-ba-đa (Maha Subhaddà) chăm sóc trai phạn cho chúng tăng. Ái nữ của Cấp Cô Độc là người rất mực thuần thành, chăm lo các sư sớm hôm chu đáo, nhất là chí tâm tu hành, lắng ḷng nghe Pháp. Nhờ thế mà cô sớm chứng quả Tu-đà-hoàn. Sau đó cô lập gia đ́nh và về sống bên nhà chồng. Cấp Cô Độc lại chỉ định Cu-la Xu-ba-đa (Culla Subhaddà), em gái của Ma-ha Xu-ba-đa, giúp đỡ các sư. Cô này nhẹ nhàng, cẩn trọng, noi gương thành tín của chị ḿnh và cũng chứng quả Tu-đà-hoàn. Sau đó lấy chồng và cũng về sống bên nhà chồng. Cuối cùng ông chỉ định cô gái út là Xu-ma-na (Sumanà) thay chị phục vụ Tam bảo. Xu-ma-na một ḷng kính Phật trọng Tăng, phát tâm cúng dường, vun bồi phước huệ; và chẳng mấy chốc cô ấy chứng quả Tư-đà-hàm. Một hôm cô cho người mời cha cô đến. Ông hỏi:

- Có chuyện ǵ mà con cho người mời cha vậy con gái cưng của cha?

- Em nói sao? hỡi người em út yêu thương của chị! Xu-ma-na hỏi vặn lại.

- Con ăn nói ǵ mà điên rồ vậy con! Bộ con... không nhận ra cha sao? Con bị sốt nặng rồi, tội nghiệp con tôi!

- Không! Chị không bao giờ nói năng điên rồ. Chị luôn luôn thương em. Em là em yêu của chị. Chị có đau yếu cảm sốt ǵ đâu!

- Con có sợ… lộng ngôn không con?

- Không! Chị chưa bao giờ lộng ngôn ỷ ngữ. Chị luôn luôn trung thành với lời Phật dạy chân thật bất hư.

Nói xong, cô lên giường, miệng mỉm cười và đôi mắt từ từ khép lại.

Cấp Cô Độc tuy đă chứng quả Tu-đà-hoàn nhưng không chịu nổi cảnh đau buồn mất mát cứ dâng lên trong ḷng. Tang lễ xong, ông đến quỳ dưới chân Thế Tôn khóc sướt mướt. Đức Thế Tôn hỏi:

- Trưởng giả, v́ sao ông đau buồn, khóc lóc khổ sở thế?

- Bạch Đức Thế Tôn, Xu-ma-na, con gái yêu thương của con mất rồi!

- Vậy hả! Thế ông khóc v́ lẽ ǵ? Chết không phải là định luật tất yếu cho mọi người?

- Con vẫn biết thế, bạch Thế Tôn, nhưng con gái của con rất mực thông minh trí tuệ, hiền ḥa khiêm tốn, làm việc ǵ cũng thành tựu viên măn. Điều làm cho con đau khổ nhất là tư tưởng hoảng loạn của nó trước khi qua đời. Nó đă bỏ con ra đi trong cơn mê sảng. Bạch Thế Tôn, tội nghiệp con của con quá!

- Nhưng mà con gái của ông đă nói ǵ, này Trưởng giả?

- Bạch Thế Tôn, con gọi nó là con gái cưng của cha, nó bảo con là em yêu quư của chị! Con bảo nó nói năng điên rồ, nó nói là chân thật bất hư. Sau đó nó nhẹ nhàng ra đi không một lời trăn trối.

- Này Trưởng giả, Đức Thế Tôn nói, con gái ông nói năng nghiêm chỉnh, đâu có điên rồ!

- Vậy tại sao nó nói thế?

- Chỉ v́ ông chính là em trai út của cô ấy.

Này Trưởng giả, con gái của ông đă chứng quả Tư-đà-hàm trong khi ông mới chứng quả Tu-đà-hoàn. Và như ông đă biết, tứ thánh quả là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Cô ấy gọi ông em út là vậy đó.

- Mô Phật… té ra là như thế!

Cấp Cô Độc chắp tay xá Đức Thế Tôn với ánh mắt hiện rơ nét cung kính và hoan hỷ.

- Nhưng… chẳng hay hiện giờ con gái của con tái sanh nơi đâu, bạch Thế Tôn?

- Nơi cảnh trời Đâu-suất.

- Bạch Thế Tôn, khi sống với gia đ́nh và bà con quyến thuộc, con của con lúc nào cũng an lành hạnh phúc, nay đầu thai nơi khác, nó cũng được an lạc êm đềm?

- Đúng vậy! Này Trưởng giả, những ai chuyên tâm cần mẫn, nỗ lực tiến tu, tu sĩ hay cư sĩ đều được thong dong an lạc ở hai nơi.

Ngài đọc kệ:

Nay mừng, đời sau mừng,

Làm phúc hai đời mừng,

Hắn mừng: ”Ta làm phúc”

Sanh cảnh lành, mừng hơn.

  (PC. 18)

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/21/11