HAI THỨ QUƯ BÁU NHẤT

CỦA LOÀI NGƯỜI

 Đức Hạnh 

 

 

Trên đời này có hai thứ cao quư nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mă năo c̣n được gọi là Thất bảo và Phật Pháp Tăng, tức là Tam Bảo.

Các thứ cao quư ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong ḷng đất với thời gian cả ngàn năm, triệu năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quư, c̣n vàng bạc gọi là kim loại quư.

Phật Pháp Tăng cũng do từ thế gian mà có. Pháp Phật vốn có trong thế gian, đúng như lời lục tổ Huệ Năng nói: “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Nhưng phải có con người đi xuất gia làm Tăng, tu hành qua nhiều kiếp, được tỉnh thức, giác ngộ mới t́m thấy Chánh Pháp Phật; như thái tử Tất Đạt Đa đă xuất gia làm Tăng (đạo sĩ) tu hành trong nhiều kiếp. Đến kiếp cuối cùng ở ngôi vị thái tử, cũng đi xuất gia làm Tăng tu hành suốt sáu năm khổ hạnh trong rừng, được giác ngộ thành phật, t́m ra Chánh Pháp. V́ thế được nhân loại tôn xưng là bậc cao quư nhất.

Cao quư ở đây là tâm không c̣n bị ô nhiễm bởi các tính tham, sân, si, ác trược, phải thật trống rỗng, trong suốt, sáng rực như các thứ ngọc lưu ly (mani), pha lê (kim cương)…, cho nên mới gọi Phật Pháp Tăng và các thứ vàng ngọc (thất bảo) là hai thứ quư báu nhất của loài người là như vậy.

Không quư báu sao được! Trái đất rộng bao la, nhưng rất ít chỗ trong ḷng đất được tạo ra vàng ngọc. Nhân loại cả tỷ người, nhưng rất ít người xuất gia làm Tăng tu hành đạt đạo giác ngộ thành Phật như thái tử Tất Đạt Đa.

Tâm của chư Phật, Bồ Tát, Tổ sư là tâm ngọc, bởi v́ không c̣n bị các thứ vô minh, phiền năo, chấp ngă… chi phối đúng như lời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đă nói: “Ta được sanh ra, lớn lên giữa cuộc đời, ta không bị đời làm ô nhiễm, ta chinh phục đời, ta là Phật”. V́ thế, chư Phật, Bồ Tát, chư vị Tổ Sư suốt đời không bao giờ đeo vàng, ngọc, nhưng vẫn nhận sự cúng dường vàng, ngọc của thí chủ, bởi v́ các thí chủ có tấm ḷng quư trọng Phật, Bồ Tát, chư tổ như quư trọng vàng ngọc.

Để hằng thuận tâm con người tôn kính cúng dường, đúng như nguyện thứ chín của Đức Bồ Tát Phổ Hiền là luôn luôn mở ḷng hằng thuận chúng sanh. Cho nên chư Phật, Bồ Tát, Tổ sư hoan hỷ chấp nhận sự cúng dường vàng ngọc của thí chủ. Điều ấy được thấy rơ ở trường hợp Thái Tử Kỳ Đà đem vàng đến cúng dường Phật, bằng cách đem vàng lát trên mặt đất Tịnh Xá Phật tại vườn ông Cấp Cô Độc trong thành Xá Vệ.

Cũng như được thấy trong Kinh Phổ Môn có đoạn nói: Bồ Tát Vô Tận Ư đem chuỗi ngọc cúng dường cho Bồ Tát Quan Thế Âm, nhưng Bồ Tát Quan Thế Âm không nhận. Sau đó được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khuyên Bồ Tát Quan Thế Âm nên nhận để cho Bồ Tát Vô Tận Ư được vui ḷng, được phước đức. Bồ Tát Quan Thế Âm liền hoan hỷ nhận chuỗi ngọc, nhưng Bồ Tát Quan Thế Âm phát tâm cúng dường lên Đức Thích Ca nửa chuỗi, c̣n lại đem cúng dường vào tháp Phật Đa Bảo.

Sở dĩ con người trong các giới xă hội đem dâng cúng vàng ngọc cho chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư như vậy là v́ nh́n thấy quư ngài đều có cái tâm đại bi, đại trí biết thương yêu toàn thể chúng sanh, nên không nỡ ngồi nh́n chúng sanh gây chiến tranh giết chóc, đánh phá, chia rẽ, hận thù nhau… phải luôn ra đi làm sứ giả ḥa b́nh, dấn thân vào mọi giai cấp, không phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa… để t́m phương cách cứu khổ, đem lại an vui, hạnh phúc cho nhân loại bằng giáo pháp Phật, giống như các thứ vàng ngọc có sức mạnh đem ấm no vật chất, an vui, hạnh phúc và làm đẹp bản thân con người.

Do v́ nh́n thấy chư Phật, Bồ Tát, Tổ Sư có tâm trong sáng như các thứ ngọc mani (lưu ly), kim cương (pha lê) mă năo… cho nên gặp được các khối ngọc liền đem tạc thành tượng Phật ngọc. Các thứ tượng Phật, Bồ Tát, Tổ Sư bằng đá, gỗ, giấy, đều có khắc, vẽ chuỗi ngọc  ở cổ, ở tay. Người ta nấu vàng phết lên các pho tượng. Có những nơi, người ta đem vàng đúc thành tượng Phật với nhiều cỡ lớn nhỏ. Điều đó được thấy ở Campuchia, Lào và Thái Lan, trong chùa của họ đều có Phật bằng vàng (kim thân phật) để tỏ ḷng tôn kính, quư trọng, cũng như để biểu tượng cho pháp thân chư Phật, Bồ Tát đều có ánh hào quang vàng rực như vàng, trong suốt như các loại ngọc.

Với chư vị Tăng trong Phật giáo tại các nước trên thế giới nói chung, cũng có nhiều vị chân tu có tâm phật ngọc thật trong sáng như kim cương, pha lê, lưu ly do không c̣n bị ô nhiễm bởi các tính vô minh, chấp ngă. Tâm đó là tâm Phật, có năng lực giao tiếp với chư Phật, Bồ Tát đúng như lời Phập nói: “Tâm Phật, chúng sanh thường rỗng lặng, là đạo cảm thông không thể nghĩ bàn”.

V́ thế cho nên, Đức Lạt Ma Zopa Rinpocher đă được Đức Bồ Tát Phổ Hiền đến gặp ngài trong lúc ngài đang ngủ trong đêm, gọi là nằm mộng. Giấc mộng này được gọi là mộng vàng, v́ rất là mầu nhiệm trên hai cơ sở vật chất hiện thực và tinh thần.

Vật chất hiện thực, đó là chỉ cho thấy tảng ngọc to lớn nằm sâu trong làng đất, cùng với ánh sáng xanh biếc của khối ngọc với diện tích cả hai cây số vuông. Về tinh thần, đó là tâm truyền tâm, trong đó chứa đựng tư tưởng thỉnh Phật ngọc trụ thế, mà vai tṛ của các trưởng tử Như Lai, là phải biết giá trị vô giá và công dụng của tảng ngọc, là được khai quật, tạc thành h́nh tượng của đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, là bài pháp không lời, có sức mạnh đánh thức tâm ư con người trong các giới. Từ đó con người sẽ được nghe bài pháp không lời từ pho tượng Phật ngọc phát ra rằng: “Tâm Phật, chúng sanh thường vốn rỗng lặng. Ai đó chưa được rỗng lặng, phải tạo cho được rỗng lặng, trong sáng như Phật ngọc bằng con đường tu tập để giải thoát cho ḿnh mai sau. C̣n hiện tại th́ đem lại an b́nh, hạnh phúc cho mọi người, là một thứ phước đức lớn”.

Trong các kinh phật thường đề cập đến “Tâm phật trong sáng như ngọc, kim cương, pha lê. Thân Phật trong sáng như Mani lưu ly.”

Ai được có tâm phật như vậy, là có ngay con đường giải thoát, cho nên mới nói rằng Tam Bảo, ba ngôi báu. Các thứ vàng ngọc là vật quư của thế gian. Qua đây cho ta thấy chữ “bảo” tức là báu vật thuộc tinh thần. C̣n chữ “quư” thuộc vật chất. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng gọi ba ngôi Phật Pháp Tăng là ba viên ngọc quư. Cho nên, chữ quư chỉ cho Phật Pháp Tăng, được cắt nghĩa là hiếm có.

Hai chữ  “quư” và “báu” được chỉ cho các thứ vàng ngọc và Phật Pháp Tăng, gọi là quư báu. Các thứ vàng ngọc có bản thể hiện thực hữu tướng, c̣n Phật Pháp Tăng thuộc tâm linh vô tướng khó thấy.

Các thứ vàng ngọc, chúng tự cấu tạo lấy bản thể. Từ những khối đất trong ḷng đất biến dạng qua thành đá, càng lúc càng rắn chắc, làm cho bản thể của đá tuần tự chuyển đổi thành vàng, ngọc, kim cương… với thời gian cả trăm năm, ngàn năm, triệu năm.

Sự chuyển đổi bản thể của đất qua đá, đá thành vàng, ngọc. Chính là sự thải ra những chất dơ, nhớp, cặn bă trần cấu. Chỉ c̣n lại chất tinh túy, tinh khiết, không c̣n tỳ vết, sáng rực, trong suốt muôn đời, không thể bị nhiễm các chất hôi thúi, bùn lầy, đất cát... Dù cho bị rơi vào hầm xí, bị gói vào miếng vải dơ… vàng ngọc vẫn là vàng ngọc sau khi được dội nước sạch. Về Phật Pháp Tăng dù là ba ngôi, nhưng chỉ có một. Một đó là Tăng. Tăng tu hành được giác ngộ thành Phật, t́m ra Chánh Pháp. Cho nên trong Tăng được có Phật và Pháp. Cả ba, ngôi báu xuất xứ từ thế gian.

Phật được xuất phát từ con người. Con người biết xử dụng Chánh Pháp trên đường tư tập để thải hồi tất cả những tính tham, sân, si, nhân ngă, vô minh, ác trược… ra khỏi tâm thức thật rốt ráo, không c̣n một mảy may nào phiền năo, thật trống rỗng, trong sáng như ngọc. Tâm đó là Tâm phật, là Phật ngọc.

Con người bất luận là ai, được có tâm Phật ngọc, người đó là Phật ngay hiện tiền không đâu xa. Con người được có tâm Phật ngọc rồi, dù cho bị ở vào các cảnh giới đầy biển sắc dục t́nh, tâm không hề bị nhiễm ô, lây động, vẫn an nhiên, thanh tịnh hay được đi vào giữa trường đời đầy ma lực vật chất, tiền tài, danh lợi, địa vị, chức tước trong vai tṛ đem đạo vào ḍng đời để dắt dẫn con người vượt thoát biển mê, qua bờ giác ngộ, tâm vẫn là phật ngọc, luôn an định trước các biển sắc dục t́nh thế gian, không hề bị các sắc trần chi phối quyến rũ, giống như những thỏi vàng, viên ngọc bị rơi vào hầm xí, bị gói trong miếng vải dơ. Bản thể vàng ngọc vẫn là vàng ngọc.

Người xưa có quan niệm rằng: các giới vua, chúa, bá tước, quan quyền, gọi là giai cấp quư tộc, mới được có vàng ngọc. Cho nên chữ “quư” ở lĩnh vực này có hai nghĩa là sang, là hiếm có. Do vậy, đeo ṿng ngọc vào tay, ở cổ.

Ngày nay, người nào có nhiều tiền là có vàng, có ngọc, là có làm sang cho bản thân đủ kiểu ṿng vàng, ṿng ngọc, do vậy chữ “quư” không c̣n độc quyền của vua chúa, bá tước làm sang nữa.

Chữ “báu”, được dịch từ tiếng Trung Hoa là “Bảo”. Báu ở đây cũng có nghĩa là hiếm có, thuộc tâm linh, chỉ cho vị Tăng chân tu đắc đạo giác ngộ được thành Phật, t́m ra ba ngôi báu. Chứ không gọi là ba ngôi quư (tam quư). Sở dĩ có một vài chư tôn đức gọi Phật Pháp Tăng là ba viên ngọc quư, cũng là hàm ư ám chỉ cho ba ngôi Phật Pháp Tăng rất hiếm có mà thôi! Chứ không phải Quư ở nghĩa sang đối với Phật và Tăng. Chính thái tử Tất Đạt Đa đă từ bỏ ngôi vị vua chúa là giai cấp quí tộc, làm người dân thường, xuất gia tu khổ hạnh ở ngôi vị khất sĩ (xin ăn) từ lúc tu hành, cho đến khi thành Phật, nói Pháp Độ Sanh, vẫn làm Khất Sĩ, th́ đâu c̣n quư tộc nữa mà làm sang!

V́ thế nên, hai chữ Quư và Báu dù có chung nghĩa là hiếm, nhưng rất khác nhau về h́nh thể và sự cấu tạo. Chữ Quư chỉ cho đất đá tự kết tinh thành vàng, ngọc hữu thể. C̣n chữ Báu chỉ cho con người. Tăng là tập thể xuất gia, đi t́m cho ḿnh con đường giải thoát bằng Phật Pháp, cho nên lấy Phật Pháp kết tinh tâm ḿnh thành tâm Phật ngọc, là tâm trống rỗng, không c̣n mảy may trần cấu, qua quá tŕnh công phu tu luyện với thời gian không hạn định là bao giờ, tức là không lâu hay mau, đủ để đạt được tâm Phật ngọc là được.

Kết luận:

Những khối đất trong ḷng đất, một khi đă tự biến dạng thành đá qua nhiều tầng lớp, sau đó tự biến đổi thành vàng, ngọc th́ nhất định ngàn đời, bản thể của vàng, ngọc không bao giờ tự trở lại bản thể quặng và không thể tự đem các chất dơ, trần cấu vào ḷng ngọc. Bản thể luôn luôn cứng rắn, trong suốt, sáng rực ngàn đời không phai. Dù cho vàng ngọc bị rơi vào hầm xí hôi thối, hay bị gói vào những miếng vải dơ nhớp, tanh hôi… Bản thể vàng, ngọc vẫn là vàng, ngọc không thể bị ô nhiễm vào ḷng, không bị tỳ vết ngoài thân.

Cũng như vậy, đệ tử Phật hai giới xuất giaTăng, Ni và tại gia, cư sĩ, một khi đă được có chơn tâm vô ngă là tâm Phật ngọc, do qua quá tŕnh tự chuyển hóa hết các chủng tử tham, sân, si, ngă mạn, ác kiến, trần ấu, ác trược… ra khỏi tâm bằng con đường tu tập Phật Pháp, th́ không bao giờ tự ḿnh đem những chủng tử ba đường ác trở lại vào tâm của ḿnh! Bản thân năm uẩn máu thịt, mà tâm là bản thể chơn như, vô ngă, Phật ngọc. Nhất định không thể bị bất cứ bạo lực vật chất thế gian nào có thể chi phối, làm mờ, sứt mẻ, lây động chơn tâm, Phật ngọc, vô ngă được! Tâm vẫn an nhiên vô tư thị đạo vững chắc như vại ba chân.

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/21/11