NẮNG LĂNG NGHIÊM THÁNG SÁU

 

Thích nữ Giới Hương

 

 

Cũng như bốn năm qua, năm này quư chư Tôn đức có tổ chức Khóa Mười Ngày An Cư Kiết Hạ thời gian từ ngày 14.06.2010 đến ngày 24.06.2010 tại  Phật Học Viện Quốc Tế Thành Phố North Hills, Los Angeles County, California. Trong chương tŕnh an cư, có tiết mục thỉnh cử giảng sư cho lớp học dành riêng cho chư Tăng Ni. Với ước nguyện của chư Tôn đức muốn nâng đỡ lớp tăng ni trẻ tập sự hoằng pháp nên quư Ôn có cử vài tăng ni trẻ tŕnh bày kiến giải trong tăng chúng dưới sự chứng minh của chư tôn Ḥa thượng. Con (TKN Giới Hương) được nằm trong danh sách đó và thuyết tŕnh với đề tài «Nắng Lăng Nghiêm Tháng Sáu». Nay xin được tường tŕnh lại buổi pháp thoại đó.

Thuyết tŕnh viên tŕnh bày bảy vấn đề trong kinh Lăng Nghiêm và nêu lên bốn câu hỏi.

 

1)      VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: sự tu chứng trong Phật giáo Nguyên Thủy và Đại thừa.

Xin được nêu lên một ví dụ trong kinh tạng Nguyên Thủy, Đức Phật dạy tôn giả Kiều Trần Như do ngộ lư Tứ Đế mà được pháp nhăn tịnh, chứng A-la-hán. Nơi đây, tôn giả biết quả Khổ mà con người đang đối mặt với sanh, già, bịnh, chết, sầu khổ, ưu năo là do chúng ta Tập. Đây là nhân quả thế gian. Và ngài biết có quả Diệt đế là Niết bàn tịch tĩnh an nhiên xuất phát từ nhân tu tập Đạo (Bát chánh đạo)[1]. Đây là nhân quả xuất thế gian.

Trong khi đó, kinh Lăng Nghiêm (một kinh tiêu biểu cho đại thừa) viết rằng:

Tôn giả Kiều Trần Na bạch Phật “Con nay già cả, ở trong đại chúng, riêng được cái danh là “Hiểu”, do con ngộ được hai chữ khách trần mà thành chính quả. Bạch Thế Tôn, ví như người khách đi đường, vào trọ quán xá, hoặc ngủ, hoặc ăn, ăn ngủ xong rồi, xếp đồ lên đường, không ở yên được; nếu thật là người chủ, tự nhiên không phải đi đâu. Con nghĩ như vầy: Không ở yên gọi là khách, c̣n ở yên th́ gọi là chủ.

Con lấy cái “không ở yên”làm ư nghĩa chữ khách. Lại như mới tạnh, mặt trời chiếu sáng trên cao, ánh sáng vào trong lỗ hở, bày tỏ h́nh dáng bụi trần giữa hư không. Trần là lay động, hư không là yên lặng[2].

Tôn giả Kiều Trần Như thưa ngài nay già cả, ở trong đại chúng, riêng được cái danh là ‘Hiểu’, do ngài ngộ được hai chữ khách trần mà thành chánh quả. Ví như người khách đi đường, vào pḥng trọ motel hay khách sạn, nghỉ lại đêm rồi sáng lại đi. Khách đến đi, lai văng, ‘không ở yên’ trong khi chủ nhân th́ bất động, ‘ở yên’, không có đi tới đi lui.

Bên cạnh ví dụ thứ nhất khách và chủ này, tôn giả Kiều Trần Như c̣n cho thêm một ví dụ rất độc đáo nữa là ‘như mặt trời chiếu sáng trên cao, ánh sáng vào giữa lỗ hở, bày tỏ h́nh dáng bụi trần giữa hư không. Trần th́ lay động, c̣n hư không th́ yên lặng.’ Tôn giả Kiều Trần Như do ngộ đứng lặng là không tức hư không, lay động là trần. Ngài liền buông xả trần lao, trụ vào tánh hư không tịch lặng liền chứng thánh quả.

Điều này cho thấy ở kinh Nguyên Thủy đề cập Tôn giả Kiều Nhân Như do lư Tứ Đế mà giác ngộ trong khi ở kinh Đại thừa th́ ngài do ngộ ‘khách và chủ’ mà chứng quả.

Kính thưa chư tôn đức, chiều thư ba ngày 15/6/2010, sau khi đại tăng sai con tham dự buổi thuyết tŕnh vào thứ tư ngày 16/6/2010. Lúc đó, con ngước nh́n đỉnh mái chùa Phật Học Viện Quốc Tế và con thấy ánh nắng từ đỉnh chùa của Phật học viện Quốc Tế tỏa chiếu xuống trai đường. Đúng là ‘mặt trời chiếu sáng bày tỏ h́nh dáng bụi trần giữa hư không’. Bụi trần giao động lăng xăng, khiến con liên tưởng đến pháp quán của tôn giả Kiều Trần Như. Ánh nắng đây ví như khi nào chúng con đem ánh sáng trí tuệ soi lại ḿnh th́ chúng con mới biết những bụi bậm này là phiền năo đang lăng xăng. Nếu chúng con không dùng nắng chiếu soi th́ cứ nhận bụi đây là tâm, cảnh và thân của ḿnh và lầm ḿnh làm vật măi.

Nói về thời gian chúng con đang an cư là tháng sáu và v́ ư Lăng Nghiêm được hiển thị trong ánh nắng chiều, nên con lấy tựa đề cho bài thuyết tŕnh của con là Nắng Lăng Nghiêm Tháng Sáu. Đó là ư nghĩa của đầu đề.

Kính thưa chư tôn đức, chúng con để ư trong tạng Phật giáo thường đề cập đến mười vị thánh thượng thủ đại đệ tử của Đức Phật như tôn giả Đại Ca Diếp, Xá lợi Phất, Mục Kiền Liên, Ca Chiên Diên, A-nan-đà, A-na-luật, La-hầu-la, Tu-bồ-đề, Phú Lâu Na và Ưu-bà-ly. Trong khi trong kinh điển đại thừa th́ nói nhiều về các bồ tát như kinh Lăng Nghiêm nói về các Bồ tát Di Lặc, Đại Thế Chí, Tŕ Địa Bồ Tát, vv... Kinh Lăng Nghiêm chỉ nói đến bày vị thánh A-la-hán như các bậc Hồi Tâm Đại-a-la-hán (hướng về Bồ Tát thừa) chứ không nói đủ mười vị thượng thủ. Các thánh như Ca Diếp tu về pháp trần, A-na-luật tu về nhăn căn, Tu-bồ-đề do ư căn chứng viến thông, Xá Lợi Phất do nhăn thức, Phú Lâu Na do thiệt thức, Ưu-bà-li do thân thức và Mục Kiền Liên do ư thức mà chứng viên thông. Trong đây chúng ta thấy thiếu ba tôn giả là A-nan, Ca-chiên-diên và La-hầu-la. V́ sao ba tôn giả trong thập đại đệ tử không có mặt trong kinh Lăng Nghiêm? (đây là câu hỏi thứ nhất)

 

HT thiền chủ T. Thắng Hoan đă giải thích rằng A-nan nổi bật về đa văn, Ca Chiên Diên về hạnh biện luận và La-hầu-la nổi bật về mật hạnh. Có thể các ngài do một hạnh ǵ đó để chứng viên thông mà hạnh đó không thuộc về căn, trần và thức nên không liệt kê ở đây. Vấn đề này thuộc về lịch sử, chúng ta khó giải thích. Đạo Phật nghiêng nặng về giải thoát.

 

II) VẤN ĐỀ THỨ HAI: thuyết tŕnh viên đưa ra phải chăng Tịnh độ là thiền là hợp với ư kinh Lăng Nghiêm? (câu hỏi thứ hai)

Xin đưa ra một ví dụ tôn giả Đại Thế Chí Pháp vương tử cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu một pháp môn, bạch Phật rằng:

"Mười hai đức Như Lai kế nhau thành Phật trong một kiếp; đức Phật sau hết, hiệu là Siêu Nhật Nguyệt Quang, dạy cho con phép niệm Phật tam muội"[3].

V́ sao ngài Đại Thế Chí niệm Nam mô A-di-đà Phật là niệm niệm sanh diệt mà lại gọi là tu về kiến đại, là thiền tông? Dùng sự niệm sanh diệt, ư thức phân biệt từng niệm, từng niệm th́ không phải là kiến đại, nhưng phải dùng lư niệm khi niệm Nam mô A-di-đà Phật để giải nghĩa th́ mới nhận ra nghĩa kiến đại và thiền tông này.

Vô lượng thọ là thường trụ trong khi từng niệm danh hiệu Phật là sanh diệt, là trái nhau. Thật ra, niệm Phật là phần tướng phương tiện để chuyển hóa động loạn định tâm vào câu niệm. Tịnh niệm kế tiếp lần đến nhất tâm bất loạn, đạt đến vô niệm, vào được Tam Ma đề. Niệm Phật th́ Phật tánh là  chân tịnh, niệm tánh Phật vô lượng thọ, vô lượng quang, nhớ và về vô lượng thọ, vô lượng quang th́ cái đó là thật. Nam mô A Di Đà Phật thâu nhiếp cả sáu căn, chuyên an định vào tánh vô lượng thọ, vô lượng quang là nhân địa tu hành chân thật và đó chính là thiền. Thế nên, phải chăng pháp môn tịnh độ niệm Phật cũng là thiền tông? Đây là hợp với ư kinh Lăng Nghiêm?

 

Ḥa thượng thiền chủ T. Thắng Hoan trả lời: Kinh Vô Lượng Thọ và kinh Bi Hoa dạy có bốn cảnh giới:

 

1)     Thường Tịnh Quang Tịnh Độ do Đức Phật A Di Đà trú

2)     Thật Báo Trang Nghiêm Tịnh Độ do các vị Bồ tát trú

3)     Phương Tiện Thánh Cư Độ là do các vị A-la-hán trú

4)     Phàm Thánh Đồng Cư Độ tức chúng sanh đới nghiệp văng sanh. Qua đó tu đến thượng phẩm là tự giác viên măn. Rồi chuyển qua Thật báo trang nghiêm để trang bị Bồ Tát Hạnh có Nhất Sanh Bổ Xứ, cũng như xuống Ta bà trở lại để độ sanh và cuối cùng th́ qua cơi Thường Tịnh Quang.

 

Pháp môn Tịnh Độ của ngài Đại Thế Chí là cột tâm vào câu niệm Phật tức nhất tâm bất loạn để dẹp các hoặc lậu. Kinh Nguyên Thủy dùng 37 phẩm trợ đạo để giải quyết tư và kiến hoặc. Duy thức th́ quán để chuyển thức thành đại viên cảnh trí. Hiện tượng thế giới là vọng hiện của chơn như, từ vọng hiện biến ra duyên sanh, lấy vọng tâm làm chuẩn. Có y báo và chánh báo của chơn như là thế giới chư Phật, thế giới Đa Bảo, thế giới Bất Sanh Bất Diệt, không có đối đăi.

Không có chơn tâm th́ không có thế giới vọng hiện. Thế giới vọng hiện nằm trong ruột của thế giới chân tâm nội tại giống như cá nằm trong nước hay người nằm trong không khí, c̣n những ví dụ của bọt nước hay bóng đèn là hiển từ chân tâm.

Lăng nghiêm là hiển mật viên thông tức cầu thần lực chứ không cần thức hiểu, cứ hành tŕ th́ tự nhiên tác dụng hiển bày. Cứ niệm Phật th́ trở về với tánh, cũng đồng mối với thiền tông.

Phối về bốn cảnh giới, phương tiện thánh cư độ là đúng với thiền, v́ đạt được nhất tâm bất loạn. Thật báo trang nghiêm độ là thiền tam muội và trở thành bồ tát.

 

III) VẤN ĐỀ THỨ BA: thuyết tŕnh viên tŕnh bày tiếp trong kinh Lăng Nghiêm nói về nhân tu tự lợi hướng nội của Quan Thế Âm, trong khi h́nh ảnh Quan Thế Âm trong Pháp Hoa (phẩm phổ Môn) là hướng ngoại nghe tiếng kêu cầu th́ ngài liền cứu khổ.

Pháp môn của Bồ Tát Quán Thế Âm chính là phương pháp phản văn văn tự tánh (không xuôi ḍng đuổi theo âm thanh mà trở ngược lại tánh nghe) tức là từ cái nghe để trở về tự tánh của ḿnh. Quan Thế Âm là vị đă vượt qua cả sáu kết của động tĩnh, căn, giác, không, diệt để trở về văn tánh, hướng nội để cầu căn bản trí. C̣n phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa là  Quan Thế Âm hướng ngoại nghe tiếng cứu khổ để đạt hậu đắc trí. Có kêu có ứng. Có cầu có nghe. Thế nên, âm thanh là phương tiện của độ sanh. Thế th́ nhờ xoay vào bên trong trở về tánh thể thập phương viên minh mà ngài có khả năng nghe tiếng kêu khổ của chúng sanh ở khắp mười phương.

Chúng con cũng biết rằng Đức Phật Thích Ca từ định phát tuệ và khi tuệ khai th́ ngài có tha tâm thông có thể nghe hiểu tiếng nói âm thanh của tất cả các loài. Ngài Quan Thế Âm khi quay vào phản văn có kết quả sau đó xoay ra để độ sanh. Đây là vấn đề làm cho chúng con suy nghĩ quay vào (nhập thất) tựa như ḿnh có ích kỷ nhưng lợi ích sẽ lớn khi ḿnh ‘sáng bên trong’ th́ sẽ ‘sáng bên ngoài’ như Quan Thế Âm Bồ Tát. C̣n như nếu chỉ lo bên ngoài th́ dường như ‘bên trong tối’ và ‘bên ngoài cũng tối’ hoặc nếu sáng th́ sáng cũng yếu? Những ǵ chúng con đang làm bây giờ như tiếp xúc Phật tử độ sanh, giảng dạy về làm lành lánh dữ... Phải chăng là thuộc nhân thừa, thiên thừa và Thanh Văn thừa? Nên chăng chúng con nhập thất tu chứng trước rồi hăy ra độ sanh? Xin quư chư tôn đức chỉ dạy. (Đây là câu hỏi thứ ba)

 

Đại đức Thiện Lợi xin nêu lên một thiển ư nhỏ:

1)      Trong Tịnh Độ Thập Nghị Luận có viết Bồ Tát vào đời gồm có hai dạng: a) Cứu kính (viên măn rồi mới độ chúng sanh); b) Phần chứng (chia sẻ những sở học, sở tu có giới hạn). Đây là nói tinh thần từ bi của Bồ Tát Hạnh.

2)      Dựa trên giáo lư năm thời: Lăng nghiêm là thuộc hệ Phương Đẳng Đại Thừa, ví như mặt trời hoàn chiếu đại địa thiên hạ “Nhật thăng chiếu đại địa”. Vậy có thể nói rằng Lăng Nghiêm kinh cũng như mặt trời chiếu rọi khắp nơi, là ư nghĩa đặt nặng phương diện Độ tha, tuy nhiên vẫn không bơ qua tự lợi.

 

Thầy Quảng Thuận phát biểu: “Sư Cô phân vân rằng không biết là nên đóng cửa lại để tu cho xong, rồi mới mở cửa xuống núi độ sanh…” Thầy nghĩ rằng tu ngay lúc ḿnh đang tiếp xúc với thế gian như Kinh Kim Cương có dạy, “Muốn thành Phật th́ phải độ hết thảy chúng sanh (gồm có chín loài) vào vô dư Niết Bàn. Nếu y kinh giảng nghĩa, nghĩa là kinh nói sao th́ ḿnh hiểu y như vậy th́ chắc chắn là sẽ không bao giờ thành Phật được đó là điều đương nhiên thôi. Bởi v́ chúng sanh không chỉ có ở bên ngoài mà c̣n có cả bên trong.  Hơn nữa, chúng sanh bên trong của mỗi chúng ta c̣n nguy hiểm, dễ sợ hơn cả và cần được độ hơn là chúng sanh bên ngoài.  Nếu như Sư Cô nhận ra được rằng ḿnh và tất cả chúng sanh đều là nhất thể, không có sai khác th́ câu hỏi số ba không tồn tại và đă được giải quyết.  Dựa theo tư tưởng của kinh Kim Cương th́ sẽ thấy chúng sanh tuy có vô lượng vô biên, kể cả thiên đường hay địa ngục nhưng không thật có và cũng từ tâm này mà sinh ra sơn hà đại địa, thiên đường, địa ngục v.v… Đặt trường hợp nếu thật có chúng sanh th́ vĩnh viễn chúng ta là chúng sanh sẽ không bao giờ chúng ta có thể thành Thanh văn, Duyên giác và Phật.

 

Thượng Tọa Đồng Trí (San Jose) nói thêm về nhân tu tự lợi tức pháp môn phản văn, nhĩ căn viên thông của Quan Thế Âm. Nhĩ căn viên thông là một phương pháp tu rất thù thắng và ứng hợp ở thế giới ta bà. Do đó, trong những pháp tu của 25 vị Bồ tát, ngài Văn Thù Sư Lợi đă tán than pháp môn tu của ngài Quan Thế Âm, v́ pháp môn này hợp với chúng sanh tại đây. Tất cả các thánh đệ tử của Đức Thế Tôn cũng v́ nghe pháp mà vào đạo, Ban đầu ở trong tánh nghe, nhập vào ḍng nghe, quên hết năng và sở. Trần tướng vắng lặng, động tĩnh không sanh, thề sẽ chứng nhập vào nhĩ căn viên thông. Sanh diệt đă diệt, bổn tánh hiện tiền.

 

IV) VẤN ĐỀ THỨ TƯ: thuyết tŕnh viên đưa ra là văn kinh khó nhận nhưng ư đơn giản và dễ hiểu.

Nếu mới đọc vào kinh Lăng Nghiêm, chúng con sẽ cảm thấy hơi lư luận và Đức Phật đưa ra nhiều ví dụ tưởng như chuyện con nít, tṛ chơi. Nhưng ngẫm ra những ví dụ con nít ấy là cốt để chúng ta nhận ra kiến tinh, tánh thấy tức tri kiến Phật của ḿnh. V́ dụ Đức Phật đưa bàn tay lên rồi ngài co mở, hoặc ngài phóng hào quang bên trái, bên phải của A-nan là cốt để hiển tánh thấy. Tánh thấy thấy bàn tay co mở, chứ tánh thấy vốn không co mở. Hào quang xoay bên trái bên phải, nhưng tánh thấy thấy hào quang vốn không lay động trái phải, vv...

Một ư nữa của vấn đề thứ tư là đọc hai mươi lăm phương pháp tu của các ngài ở Kinh Lăng Nghiêm giống như đọc chuyện cổ tích vậy, nhưng đây là chuyện thật. Càng nói sơ sơ như hai mươi lăm vị thánh tŕnh bày th́ chúng con hiểu, chứ nếu nói rơ ra th́ chính chúng con càng mù mịt, v́ ḿnh chưa đạt tŕnh độ này. Chúng con không làm sao mà giảng sâu nổi, hiểu sâu nổi. Muốn học sâu nữa th́ chỉ có tu chứng mới nhận nghĩa, tự chứng tự ngộ, nóng lạnh tự biết thôi. Nhưng ít nhất trên bề mặt, chúng con cũng nhận được phần hợp lư (logic) đơn giản của hai mươi lăm mẫu tu tập này.

 

V)  VẤN ĐỀ THỨ NĂM: thuyết tŕnh viên muốn đề cập đến là nguyên nhân sâu sắc của tánh luân hồi là không hiểu biết tánh chân thường nơi nắng Lăng Nghiêm.

Đức Phật bảo A Nan: Tất cả chúng sinh từ vô thỉ đến nay điên đảo nhiều cách, giống nghiệp tự nhiên nhóm lại như chùm quả ác xoa. Những người tu hành không thành được đạo vô thượng Bồ đề, đến nỗi lại thành Thanh Văn, Duyên Giác hoặc thành ngoại đạo, chư Thiên, Ma vương hay bà con Ma, đều do không biết hai chữ cỗi gốc, tu tập sai lầm, cũng như nấu cát mà muốn thành cơm, dầu trải qua nhiều kiếp như vi trần, rốt cuộc vẫn không thể thành được.

Thế nào là hai thứ cỗi gốc?

A Nan, một là cái cỗi gốc sống chết vô thỉ, tức như A-nan ngày nay cùng các chúng sinh dùng cái tâm phan duyên mà làm tự tính.

Hai là cái thể bản lai thanh tịnh Bồ đề Niết Bàn vô thỉ th́ như hiện nay cái tính bản minh thức tính của A-nan, sinh ra các duyên mà lại bị bỏ rơi. Do các chúng sinh bỏ rơi cái bản minh ấy nên tuy cả ngày sống trong tính bản minh mà không tự giác, oan uổng vào trong lục đạo.[4]

Cỗi gốc phan duyên vô thường thứ nhất đưa Anan và chúng sanh luân chuyển. Tập khí đó rất quan trọng, cần phải biết để chuyển hóa. Nhưng một cỗi gốc khác quan trọng hơn mà đó là mục đích của mười phương Chư Phật ra đời, hay của kinh Lăng Nghiêm, Pháp Hoa và tam tạng thánh điển là cỗi gốc thứ hai tức là bản minh, bản lai thanh tịnh bồ đề Niết bàn, ở đây tức là khi ánh nắng soi chiếu, hư không tịch lặng chân thường không giao động.  Nếu chúng con không biết giá trị này th́ sẽ oan uổng lang thang vào sáu cơi của địa ngục, ngạ quỷ hay dù tu đến chín bậc định cũng không thể thành chánh giác mà lạc vào ma đạo hay bà con ma.

 

VI) VẤN ĐỀ THỨ SÁU: thuyết tŕnh viên tŕnh bày lợi ích của người nhận tánh Chân thường không vướng nơi căn.

Trong hội Lăng Nghiêm, tôn giả Kiều Phạm Bát Đề liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Con mắc khẩu nghiệp, khinh rẻ, chế giễu vị Sa Môn trong kiếp quá khứ, nên đời đời mắc bệnh nhai lại như trâu. Đức Như Lai chỉ dạy cho con pháp môn "Nhất vị thanh tịnh tâm địa". Con nhờ vậy, mà diệt được phân biệt, vào Tam ma đề."[5]

Tôn giả Kiều Phạm Bát Đề tuy có tật nơi lưỡi mà ngài có thể nhận được tánh biết nhất vị thanh tịnh từ tâm địa tức tánh biết nếm viên măn khắp pháp giới không kẹt vào cái lưỡi nghiệp báo có tật nhai lại của ḿnh.

Một ví dụ nữa về tôn giả A Na Luật Đà. Tôn giả A Na Luật Đà bạch Phật rằng: "Lúc con mới xuất gia, thường thích nằm ngủ, nên đức Như Lai quở con là loài súc sinh “Thu ḿnh trong vỏ ṣ”. Nghe lời Phật quở, con khóc lóc tự trách, suốt bảy ngày không ngủ, hư cả hai con mắt. Đức Thế Tôn dạy con tu pháp "Lạc kiến chiếu minh kim cương tam muội". Con không do con mắt, xem thấy mười phương rỗng suốt tinh tường như xem cái quả trong bàn tay"[6].

Chính nhờ không nh́n bên ngoài khiến tán loạn tinh thần mà tập trung nh́n bên trong (có tật có tài) mà tuệ nhăn khai. Bây giờ ngài không dùng mắt nhục nhăn, căn bản sanh tử để thấy mà thấy được cả mười phương thấu suốt và trông thấy mười phương như những trái xoài, những hạt cải trong ḷng bàn tay. Ngài sống với kiến tinh, căn bản bồ đề, chứ không sống bằng mắt nữa, cho nên ngài thấy rơ cả mười phương. Đây là một kết quả phi thường khả năng có sẵn nơi mỗi người nếu mỗi người biết phát huy khả năng diệu dụng của ḿnh.

 

VII) VẤN ĐỀ THỨ BẢY: thuyết tŕnh viên tŕnh bày pháp tu quán Tỷ Căn của Châu Lợi Bàn Đặc trong Lăng Nghiêm có giống pháp tu chánh niệm của sư ông Làng Mai ? (Đây là câu hỏi thứ tư)

Trong hội Lăng Nghiêm tôn giả Châu Lợi Bàn Đặc Ca liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Con thiếu tụng trì, không có tuệ đa văn. Khi mới gặp Phật, nghe pháp và xuất gia, con cố nhớ một bài kệ của Như Lai, song trong một trăm ngày, hễ nhớ trước thì quên sau, mà nhớ sau thì quên trước.  Phật thương con ngu muội, dạy con phép an cư, điều hòa hơi thở ra vào. Con quán hơi thở, cùng tột các tướng sinh, trụ, dị, diệt nhỏ nhiệm, đến từng sát na, tâm con rỗng suốt, được đại vô ngại"[7].

Ngài Châu Lợi dùng tỵ căn, quán hơi thở ra vào nơi lỗ mũi, trú vào hơi thở, trị tán loạn, lấy đó làm nhân địa tu viên thông. Ngài quán hơi thở cùng tột các sinh diệt, ngộ được tâm tính bất sinh, bất diệt xa rời ba cơi tức là không c̣n bị sanh tử luân hồi nữa và chứng được tính viên thông. Vậy pháp môn chánh niệm nơi hơi thở của sư ông Làng Mai có ǵ khác?

 

Ḥa Thượng Phước Tịnh trả lời: Pháp tu của sư ông Làng Mai chủ yếu Tứ Niệm Xứ: Quán thân, quán thọ, quán tâm và quán pháp. Mục đích là để an thân, an tâm và luyện trí, khác với pháp môn của các tổ trong Lăng Nghiêm.

Thuyết tŕnh viên kết thúc bài giảng của ḿnh với bài thơ như sau:

 

NẮNG LĂNG NGHIÊM THÁNG SÁU

 

Nắng Lăng Nghiêm tháng sáu

Chiếu bụi trần lăng xăng

Hư không vốn tịch lặng

Sao bỏ chủ theo trằn

Oan uổng vào lục đạo.

 

Bỏ lớn chạy theo nhỏ

Bỏ biệt cả lấy bọt

Làm em bé khát sửa

Làm kẻ nghèo rách rưới

Đội mấy lớp tầng mê.

 

Nắng Lăng Nghiêm tháng sáu

Từ đỉnh Phật học viện

Tiếng chuông chùa ngân vang

Lời kinh vang pháp giới

Chư tăng lặng ngắm nh́n.

 

Hư không và bụi trần

Chẳng tĩnh lấy chi động

Chẳng chuyển lấy chi yên

Mỗi ngày vẫn như thế

Hiện ánh nắng Lăng Nghiêm.

 

Thượng Tọa T. Tâm Thành (Phật Quan Âm Thiền Tự, CA) phát biểu rằng: Nhân dịp sư cô Giới Hương chia sẻ Phật pháp ư nghĩa kinh Lăng Nghiêm với đề tài “Nắng Lăng Nghiêm Tháng Sáu”, tôi - thầy Tâm Thành khi nghe sư cô thuyết tŕnh tôi cảm nhận sư cô có nhiều thành tựu, nếm nhiều pháp lạc trong sự tu tập, đặc biệt về pháp tu nhĩ căn viên thông. Sư cô rất khiêm cung, nên xin cảm tác một bài thơ để tặng sư cô (chỉ một thoáng trôi qua từ tâm thức):

Lăng Nghiêm trừ tội trần sa hoặc

Tháng sáu nắng soi tánh chân thường

Phản quang tự tánh tâm thanh tịnh

Như thị thản nhiên nữ Giới Hương.

 

TT. Thích Nhật Trí, Florida, vị MC tài t́nh của chương tŕnh An Cư Kiết Hạ năm 2010 đă phát biểu rằng: «Đây là một bài pháp nhẹ nhàng, trong sáng. Sư cô có kiến thức và ứng dụng trong sự tu tập nữa nên bài pháp có sức thuyết phục. Rất đáng khuyến khích.»

 

Ḥa Thượng Thông Hải kết thúc buổi thảo luận rằng: «Sư cô đă sáng tác một số sách. Những cuốn sách của sư cô cũng chứng minh một phần nào kiến thức và sự tu học mà sư cô đạt được. Cách thuyết giảng của sư cô dịu dàng và trôi chảy. Đây là phong cách giảng của giới nữ lưu. Hy vọng sư cô sẽ đóng góp nhiều trong vai tṛ Như Lai Sư giả. Đây là một niềm hănh diện chung trong ni giới».

 

Phật Học Viện Quốc Tế, Thứ Tư ngày 16/6/2010

Kính tường,

Thích Nữ Giới Hương


 

[1] Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.

[2] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Cư Sĩ Tâm Minh dịch từ Hán sang Việt, năm 1961, trang 83-4.

[3] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trang 470-471.

[4] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, tr. 66-7.

[5] Kinh Lăng Nghiêm, Tâm Minh biên dịch, tr. 441-2.

[6] Kinh Lăng Nghiêm, Tâm Minh biên dịch, tr.437-8.

[7] Kinh Lăng Nghiêm, Tâm Minh biên dịch, tr. 439-0.

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/03/10