QUAN NIỆM SỬ HỌC

CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 4)

 

CHƯƠNG II

 

 TRÀO LƯU TƯ TƯỞNG HIỆN ĐẠI XEM DUY THỨC HỌC

(tiếp theo kỳ trước) 

 

 

D.- LA TẬP [ LUẬN LƯ ] VÀ NHÂN MINH HỌC:

La Tập chính là Luận Lư Học trong Khoa Học. Có người nói, thứ sự vật nào đó hoặc thứ lư luận nào đó nếu như phối hợp với La Tập đều được tính là chân thật, là chính xác. Ngược lại, thứ sự vật đó, thứ lư luận đó nếu như không phối hợp với La Tập th́ không thể cho là chân thật và cũng không thể cho là chính xác. La Tập xưa nay là thảo luận Mệnh Đề, một thứ mệnh đề chỉ có hai Khái Niệm. Hai loại Khái Niệm đây rất quan hệ với nhau để thành h́nh Mệnh Đề. Nhân Minh gọi mệnh đề là “Lập Tông”. Sở dĩ có người nói La Tập chỉ bảo đảm sự quan hệ nơi h́nh thức. Phương pháp suy lư của La Tập áp dụng chính là phương pháp Tam Đoạn Luận và cũng chính là “Tỷ Lượng” trong ba chi của Nhân Minh. Hơn nữa có người nói, La Tập không thể cho là một thứ Khoa Học độc lập và nó chỉ là một thứ phương pháp của Khoa Học. Nhân Minh trong Phật Học tựu trung cũng giống như La Tập của Khoa Học.  Nhân Minh Học ở Ấn Độ rất phát đạt, không chỉ có giá trị cho riêng Phật Giáo và c̣n hữu dụng đến các học phái khác. Duy Thức Học của Phật Giáo tất cả đều thành lập theo h́nh thức Nhân Minh. Thành Duy Thức Luận và các kinh luận khác của Duy Thức Tông hoàn toàn áp dụng phương thức Nhân Minh để xây dựng học thuyết, để viết thành sách. Cho nên, phàm người nào nghiên cứu Duy Thức, trước hết phải nghiên cứu Nhân Minh Học, nguyên v́ Nhân Minh là công cụ rất cần thiết trong sự nghiên cứu Duy Thức. Người đọc Thành Duy Thức Luận, v.v... nếu như không thông suốt phương thức Nhân Minh th́ mặc dù có tinh thông đi chăng nữa cũng không thể giải thích rơ ràng nghĩa thâm sâu của nó. Thành Duy Thức Luận là một bộ sách thuộc học phái Trung Quán, cũng giống như Chưởng Trân Luận của ngài Thanh Biện, v.v…, tất cả đều sử dụng phương thức Nhân Minh Luận.

Tại Ấn Độ, Học Phái Đại Thừa Không Hữu thạnh hành một thời, họ thường tập trung học giả tại một Học Đường để cùng nhau tranh luận. Phương thức tranh luận của họ đều áp dụng phương thức Nhân Minh Luận. Thứ phương thức này, ngày nay trong các Tự Viện của Mông Tạng vẫn c̣n tiếp tục tiến hành. Do đó, chúng ta biết được đạo lư của Phật Học, đặc biệt Duy Thức Học là học thuyết rất thích hợp với La Tập.

 

 

III.- TRIẾT HỌC VÀ DUY THỨC HỌC:

Theo Triết Học giải thích, ư nghĩa danh từ Triết Học là t́m cầu sự hiểu biết, t́m cầu trí tuệ. T́m cầu trí tuệ là truy cứu để t́m ra chân lư nhận thức. Những học thuyết truy cứu về chân lư của vũ trụ và nhân sinh đều được gọi là Triết Học. Triết Học vừa tŕnh bày c̣n có tên nữa là H́nh Nhi Thượng Học. H́nh Nhi Thượng Học là học thuyết t́m cầu nguyên lư thâm sâu của vũ trụ và nhân sinh. Nguyên lư thâm sâu ở đây không phải là hiện tượng khách quan mà nó chính là bản thể của sự thật. Cũng từ Triết Học  H́nh Nhi Thượng này, hai hệ phái Bản Thể Luận và Tri Thức Luận được xuất hiện.

Triết Học tây phương gồm có các hệ phái khác nhau như Duy Tâm Luận hoặc gọi là Quan Niệm Luận, Duy Vật Luận, Tâm Vật Nhị Nguyên Luận, v.v... Riêng Duy Tâm Luận cũng có rất nhiều hệ phái riêng biệt và họ không thể ngồi chung với nhau để thảo luận mọi vấn đề. Nhưng hôm nay, chúng ta chỉ đề cập đến Duy Tâm Luận và Duy Vật Luận mà thôi. Chữ Tâm ở đây có nghĩa là nhận thức của chúng ta, là một thứ quan niệm. Quan niệm chính là “H́nh tướng”, v.v... hoặc một thứ h́nh ảnh và cũng gọi là lư tánh. Giờ đây một vài quan niệm xin được tŕnh bày sơ lược như sau:

 

A.- TỐ PHÁC THẬT TẠI LUẬN:

Triết Học tại Trung Quốc có học thuyết Vô Cực và Thái Cực. Học thuyết này cũng chủ trương tương tợ như Tố Phác Thật Tại Luận. Họ cho rằng con mắt và lỗ tai là chỗ thấy và nghe, chính chúng nó có thể tiếp nhận được sự vật thật tại và nhờ đó chúng ta mới có thể hiểu biết thật thể phù hợp với sự vật, như nặng nhẹ, dầy mỏng, lớn nhỏ, vuông tṛn đều là tánh chất thật tại của sự vật. Những tánh chất thật tại này đă có sẵn từ nơi sự vật và những thứ đó không phải mang đến từ bên ngoài. Những tánh chất thật tại nơi sự vật đây mặc dù không ĺa khỏi phạm vi của Tâm Thức. Tâm Thức của chúng ta dù có nhận thức hoặc không nhận thức về chúng nó, nhưng những tánh chất thật tại nói trên vẫn tồn tại nơi sự vật. Tâm Thức chẳng qua căn cứ nơi h́nh thức của sự vật để hiểu biết về sự vật mà thôi.

Chỗ kiến giải của Thật Tại Luận này được phân làm hai loại: Nhất Nguyên Luận và Đa Nguyên Luận. Nhất Nguyên Luận cho rằng thật thể của sự vật chỉ do một nguyên nhân sanh ra và Đa Nguyên Luận cho rằng thật thể của sự vật đều do nhiều nguyên nhân sanh ra. Những luận thuyết trên nếu so sánh với luận lư của Duy Thức th́ chỉ có giá trị chân thật nơi sự thành quả trong thế gian. C̣n căn cứ nơi nguyên tắc tất cả pháp đều do Duy Thức biến hiện, học thuyết của những phái này đều bị phủ định.

 

B.- CHỦ QUAN DUY TÂM LUẬN:

Phái này chủ trương chỉ có Tâm chủ quan của tri giác mà không có tất cả ngoại vật, nghĩa là tất cả ngoại vật chỉ do quan niệm nhận thức của chúng ta từ nơi “Ư Thức” và không thể có ngoài Ư Thức. Cho nên phái này phủ định sự tồn tại của tất cả ngoại vật  và theo họ quan niệm, sự tồn tại của tất cả ngoại vật đều là ảnh tử từ nơi Tâm chủ quan biến hiện. Như đặc tánh của các pháp thế gian theo các Khoa Triết Học, v.v... các Đạo Đức Nhân Luân, v.v... cũng như các Nhân Cách Huân Tập, v.v... tất cả đều bị phủ định. Chỗ luận thuyết của phái này nếu đem so sánh với học thuyết Ngoại Cảnh Phi Hữu (Ngoại cảnh không phải có) của Duy Thức th́ xem qua có hơi giống nhau. Nhưng xét cho kỹ, thật ra chủ trương của hai phái này đều hoàn toàn khác nhau. Duy Thức th́ không phủ định sự tồn tại của ngoại vật giống như sự phủ định của Chủ Quan Duy Tâm Luận. Duy Thức sở dĩ chủ trương rằng ngoại cảnh không thật có là tŕnh bày ngoại vật không thể ĺa khỏi sự quan hệ của Tâm Thức, nghĩa là tŕnh bày cảnh vật bên ngoài hoàn toàn không có thể tánh chân thật. Cảnh vật bên ngoài chỉ có giả tướng của nhân duyên kết thành mà thôi.

 

C.- KHÁCH  QUAN DUY TÂM  LUẬN:

Phái này cho rằng vạn hữu vũ trụ đều là khách quan tồn tại của Tâm cộng đồng nhân loại trong thế gian. Các pháp tuy muôn h́nh ngàn tướng không giống nhau, nhưng tất cả đều là biểu hiện của tâm lư cộng đồng nhân loại. Tâm lư cộng đồng là một thứ Ư Thức của cộng đồng mà học phái Hách Cách Nhĩ gọi là Quan Niệm Luận. Nếu công nhận rằng Ư Thức chúng ta là nguồn gốc quan niệm của sự vật, là bản thể của sự vật th́ Tâm cộng đồng nơi mỗi cá nhân chỉ hiện hữu một phần mà nó không phải là toàn thể của tâm lư chúng ta.  Hơn nữa Tâm cộng đồng đây không thể chứng minh cũng giống như một vị “Thần” không thể chứng minh. Tâm cộng đồng không thể chứng minh là chỉ cho Ư Thức cộng đồng và Ư Thức này chính là vạn năng. Học thuyết Hoán Cú Thoại cho rằng Phái Hách Cách Nhĩ dùng phương pháp biện chứng để đả phá “Nhất Thần Luận”, gán cho Tâm Cộng Đồng là Quan Niệm Luận! Tâm cộng đồng hay Ư Thức cộng đồng nếu cho là ông chủ sáng tạo ra vạn hữu th́ học thuyết đây rất tương phản với học thuyết Duy Thức của Phật Giáo.

 

D.- CƠ GIỚI DUY VẬT LUẬN:

Phái này cùng với phái Duy Tâm đă nói ở trước đều thuộc về loại tương đối. Nguyên v́ vật và tâm mà hai phái tŕnh bày cũng là tương đối. Vật th́ có h́nh thể có hạn lượng và Tâm th́ không có h́nh thể, không có hạn lượng. Vật th́ chiếm một khoảng không gian gồm tất cả toàn diện của tự nhiên giới, là đối tượng của Khoa Học Tự Nhiên, nên gọi chung là vật. Hiện tượng sai biệt của tất cả thế gian đều là do quan hệ lẫn nhau của mọi vật sáng tạo nên. Do đó bản thể vũ trụ là vật chất, không phải là Duy Tâm, mà lại cũng không phải là Thượng Đế. Lịch sử diễn biến của nhân sinh cũng là sự diễn biết của Duy Vật Luận. Nhờ sự diễn biến này, Triết Học Sản Sanh của Duy Vật Sử Quan được thành lập. Lịch sử diễn biến của nhân loại đều lấy kinh tế làm bối cảnh. Như vậy, thế nào là kinh tế?

Bản thân của kinh tế đều là vật chất hoặc gọi là sinh hoạt vật chất. Đó là điểm xuất phát Tư Bản Luận của Mă Khắc Tư. Cho nên từ xưa đến nay, tất cả sự diễn biến của lịch sử nhân loại đều là Duy Vật Luận. Hơn nữa, các học giả Duy Vật cận đại cũng đều cho rằng, Ư Thức của nhân loại đều là do phản ảnh của vật chất sanh ra. Sự hoạt động của Ư Thức chính là sự hoạt động của Đại Năo và Đại Năo nếu như không hoạt động phản ảnh th́ Ư Thức hoàn toàn không có, cho nên nói Đại Năo là nơi quyết định sự tồn tại của Ư Thức. Đại Năo th́ thuộc về vật chất và có khả năng hoạt động, do đó phái Cơ Giới Duy Vật Luận chủ trương tất cả đều là Duy Vật và quan niệm cho Tâm chẳng qua là điều kiện của vật chất mà thôi.

Thứ Duy Vật này có một điều khuyết điểm là chỉ gom góp những diễn biến để thành lập Định Mệnh Luận,  nguyên v́ vạn vật nương nhau sanh khởi trong định luật nhân quả làm điều kiện xác định. Định Mệnh Luận giả như thành lập theo phương thức nói trên nếu đem so với Duy Thức Học th́ có chỗ giải thích không được thông suốt. Và có một điểm quan trọng, phái Duy Vật Luận đều phủ định luật nhân quả của nghiệp thiện ác, cho nên  phái này giải thích cũng không được thông suốt.

 

E.- TÂM VẬT NHỊ NGUYÊN LUẬN:

Tâm th́ ở bên trong là phần nhận thức của chúng ta và vật th́ ở bên ngoài là chỉ cho tất cả toàn diện của tự nhiên. Phái Tâm Vật Nhị Nguyên Luận chủ trương rằng, tất cả ngoại cảnh đều là đối tượng của Ư Thức chúng ta. Ngoại cảnh th́ thuộc về vật và Ư Thức của chúng ta th́ thuộc về tâm. Khi chúng ta xem thấy một đóa hoa, Ư Thức lúc đó liền khởi lên quan niệm (hoặc khái niệm) về một loại hoa. Sự khởi lên quan niệm đó của Ư Thức th́ thuộc về tâm. C̣n quan niệm về đóa hoa kia là căn cứ nơi toan diện của đóa hoa bên ngoài để sanh khởi th́ thuộc về vật. Sự nhận thức của chúng ta là hiểu biết toàn diện của đóa hoa và sự hiểu biết đây về đóa hoa được phát sanh từ nơi quan niệm. Chúng ta sở dĩ đề cập đến ngoại vật và nội tâm là nói lên sự quan hệ lẫn nhau không thể phân ly của chúng. Một học phái căn cứ nơi sự quan hệ lẫn nhau giữa ngoại vật và nội tâm để thành lập chủ thuyết Tâm Vật Nhị Nguyên Luận. Tâm Vật Nhị Nguyên Luận là tŕnh bày bổn nguyên của vạn pháp, là bản thể của vũ trụ. Lối lư luận của phái này so với học thuyết Sắc Tâm Huân Tập Hỗ Tương  (Sắc và Tâm quan hệ lẫn nhau trong sự huân tập) của Tiểu Thừa Kinh Lượng Bộ th́ hơi giống nhau. Sắc Tâm hổ tương làm nhân là thuộc về Chủng Tử Luận.

Tâm Vật Nhị Nguyên Luận chỉ căn cứ nơi Khoa Học Tự Nhiên và Sinh Lư Học để giải thích. Theo họ, chúng ta nhận thức một ngoại vật nào, như một đóa hoa chẳng hạn, là phải nhờ đến bản thân của đóa hoa đó và cũng phải nhờ đến quan hệ của quang tuyến, v.v... đem ảnh tử của đóa hoa nói trên vào trong Nhăn Cầu. Ảnh tử của đóa hoa trong Nhăn Cầu liền xuyên qua Nhăn Mô để đến nơi Thần Kinh con mắt và ấn vào nơi con mắt. Ngay lúc đó, Ư Thức khởi lên sự nhận thức (quan niệm) về đóa hoa ảnh tử được ấn vào nơi con mắt. Tiếp theo Thần Kinh con mắt lại đem sự nhận thức về đóa hoa của Ư Thức truyền đến (hoặc cung cấp để báo cáo) Thần Kinh Đại Năo. Nơi đây, sự nhận thức về đóa hoa của Ư Thức tŕnh tự hoàn thành. Ư Thức tạo ra hoặc truyền xuất quan niệm về một loại hoa là thuộc về Tâm. C̣n Thần Kinh con mắt truyền vào Đại Năo sự nhận thức về đóa hoa của Ư Thức không một mảy may nghi vấn là thuộc về tánh chất của Cơ Giới. Riêng vấn đề sự tác dụng của đóa hoa nói trên như thế nào sau khi vào trong Trung Khu Đại Năo để có thể dẫn phát một loại khái niệm của Ư Thức? Cho đến ngày nay chưa thấy các nhà Khoa Học và các học giả Nhị Nguyên Luận giải thích.  Sự biến hiện tất cả vạn pháp của Duy Thức giải thích th́ hoàn toàn không giống như lối giải thích ở đây của Tâm Vật Nhị Nguyên Luận.

 

F.- PHẬT GIÁO DUY THỨC DUYÊN KHỞI LUẬN:

Duy Thức Học của Phật Giáo và các Triết Học vừa đề cập ở trên th́ hoàn toàn không giống nhau. Hệ thống luận lư của Duy Thức sau này sẽ theo thứ lớp tường thuật. Trong đây xin tŕnh bày tổng quát một vấn đề. Kinh nói: “Vạn pháp duy thức, ba cơi duy tâm, tất cả đều do tâm tạo”. Căn cứ nơi lời nói này, người ta vội cho rằng Duy Thức chủ trương không có ngoại cảnh. Thật ra Duy Thức đối với thế giới và sự vật ngoại cảnh đều không phủ định sự tồn tại của chúng. Theo Duy Thức, sự sanh khởi vạn pháp trong thế gian đều bị ảnh hưởng rất lớn năng lực của Tâm Thức. Nhưng không thể cho rằng sự sanh khởi vạn pháp duy nhất chỉ có Tâm Thức sáng tạo. Tâm Thức chẳng qua là một cái ṿng trọng yếu, một cái ṿng có năng lực của nhân duyên trong sự sanh khởi vạn pháp mà thôi. Nếu cho rằng Tâm Thức là yếu tố chính trong sự sanh sản các pháp th́ Tâm Thức của chúng ta phải nhờ vào các quan hệ (Duyên) như căn, cảnh, ánh sáng, v.v... thuộc vật chất để sanh khởi. Luận thuyết trên đây thuộc về Nhị Nguyên Luận và Đa Nguyên Luận. Nhưng thực tế cho thấy Thức và Cảnh không thể tách rời nhau, từ đó nói rằng ngoài Thức không có cảnh và Thức đóng vai tṛ thù thắng nên gọi là Duy Thức. Duy Thức xem trọng đạo lư Duyên Sanh, cho nên tuyệt đối không chủ trương chỉ có Thức tồn tại và phủ định sự tồn tại của tất cả khách quan. Học thuyết của Duy Thức có thể cho là Tâm Cảnh Hợp Nhất Luận.

Trong các học thuyết được xem qua ở trên, Phật Học, đặc biệt Duy Thức Học là môn học lư trí và nó không phải là Tông Giáo. Duy Thức Học, nếu như cho là Tông Giáo th́ thuộc về Tông Giáo lư trí và nhất định không phải là Tông Giáo mê tín. Duy Thức Học, Triết Học và Khoa Học đều rất tương đắc với nhau. Duy Thức Học có thể sửa chữa sự sai lầm của tư tưởng, có thể cải chính những lư luận xuyên tạc. Cho nên người nghiên cứu Duy Thức Học không chỉ phát dương Phật Học và c̣n xương minh khoa Triết Học càng thêm thăng tiến. V́ nguyên nhân đó, gần bốn mươi năm nay, các giới học thuật rất chú ư đến Duy Thức Học của Phật Học.

 

(c̣n tiếp)

 

 

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 09/08/11