QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

 

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 8)

 

CHƯƠNG III

LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC

 

C.- DUY THỨC HỌC VÀ THIỀN HỌC: 

Thiền Tông là cốt tủy của Phật Học Trung Quốc. Đại sư Thái Hư đă nói: Tánh chất đặc biệt của Phật Học Trung Quốc th́ ở nơi Thiền Tông.” (1) Thiền Học Trung Quốc bắt đầu từ nơi ngài An Thế Cao của nhà Hán. Măi đến đời Tấn và đời Tống, ngài La Thập và ngài Bồ Đề Lưu Chi mới dịch các sách thuộc về yếu chỉ của pháp Thiền. Pháp Thiền từ đây lần lần thạnh hành. Nguyên do, Phật pháp vốn xem trọng ở nơi tu chứng và coi thường ở nơi học lư. Trong sự tu chứng, pháp Thiền đương nhiên là công phu bậc nhất. Pháp Thiền th́ thuộc về Tâm Học Tăng Thượng trong ba môn học Tăng Thượng. Nắm lấy vấn đề xét tâm tu chứng chính là một trong ba môn học vô lậu. V́ thế các cao tăng của Tây Vực khi đến Trung Quốc đều trao truyền pháp Thiền. Đến đời Lưu Tống (khoảng năm 470 - 475), ngài Bồ Đề Đạt Ma, người Nam Ấn Độ đến Trung Quốc tự ḿnh truyền thọ Thiền Học cho hậu thế. Thiền Học Trung Quốc từ đó phát sanh một loại Thiền biến hóa (2). Từ Bồ Đề Đạt Ma trở về trước, Thiền Tông Trung Quốc không có kiến lập hệ phái truyền thừa chánh thống và khi đến ngài Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc trở về sau, Thiền Tông Trung Quốc mới có kiến lập lịch sử truyền thừa, đồng thời cũng có quy định rơ ràng phương pháp dụng công tu tập. Ngài Bồ Đề Đạt Ma trụ nơi Thiếu Lâm Tự tại Trung Nguyên, trải qua chín năm diện bích, tự ḿnh tu chứng, tự ḿnh truyền thọ học đồ (đệ tử). Nhờ vậy Thiền Tông Trung Quốc tôn vinh ngài Bồ Đề Đạt Ma là Sơ Tổ. Chúng ta cũng nên cần biết đạo lư của Thiền Tông Trung Quốc. Pháp Thiền kể từ Bồ Đề Đạt Ma trở về trước th́ có sử dụng Kinh Giáo. Đến ngài Lục Tổ Huệ Năng trở về sau, Thiền Tông Trung Quốc phần lớn không căn cứ trên Kinh Giáo, không lập văn tự và đơn độc tham cứu một câu thoại đầu hoặc một loại công án để tâm trực chỉ tự ngộ bổn tánh. Cho nên pháp Thiền này được gọi là “Giáo Ngoại Biệt Truyền” của “Kiến Tánh Thành Phật,” hoặc gọi là “Siêu Giáo Đốn Ngộ Thiền” mà cũng gọi là Tổ Sư Thiền. Theo họ quan niệm, Văn Học chỉ là một loại dây leo rễ má và Kinh Giáo cũng chỉ là một thứ giày cỏ rách nát, tất cả đều là vật chướng ngại của sự trực ngộ bổn tánh. Măi đến đệ tử đời thứ hai (Mă Tổ) của Lục Tổ Huệ Năng trở về sau, Thiền Học Trung Quốc lại trở thành một thứ Thiền hoàn toàn vượt ra ngoài Phật và vượt ra ngoài Tổ, nghĩa là thứ Thiền không có Phật và không có Tổ. Thiền này được gọi là Thiền Siêu Phật Tổ. Đây cũng là tinh thần của Thiền Học Trung Quốc. Cảnh giới của Thiền Học Siêu Phật Siêu Tổ đạt đến là Đăng Phong Tạo Cực (Lên đỉnh núi tạo dựng Thế Giới Cực Lạc).

      Ngài Bồ Đề Đạt Ma dùng Kinh Giáo để làm căn cứ. Kinh Giáo mà ngài mang đến là một bộ kinh Lăng Già gồm bốn quyển.

      (Kinh Lăng Già có bốn người dịch:

·         Ngài Đàm Vô Sấm thời Bắc Lương dịch 4 quyển.

·         Ngài Cầu Na Bạt Đà La thời Lưu Tống dịch 4 quyển.

·         Ngài Bồ Đề Lưu Chi thời Bắc Ngụy dịch 10 quyển.

·         Ngài Thật Xoa Nan Đà thời Đường dịch 7 quyển.

Kinh Lăng Già mà ngài Bồ Đề Đạt Ma truyền thừa chính là bộ kinh của người dịch thứ hai.) 

Kinh Lăng Già nói trên là bộ kinh duy nhất của Thiền Tông làm tông chỉ, nghĩa là Thiền Tông căn cứ kinh điển này để ấn tâm. Hành giả tham cứu kinh điển Lăng Già để ngộ được chỗ kiến giải của ḿnh có chính xác cùng không, nghĩa là hành giả đem chỗ kiến giải của ḿnh so sánh với giáo lư của kinh này xem có hợp với nhau không để xác định tiêu chuẩn. Có thể nói, Thiền Tông kể từ Bồ Đề Đạt Ma, tổ thứ nhất tiến thẳng một mạch đến Hoằng Nhẫn, tổ thứ năm đều truyền thừa kinh Lăng Già. Đương thời, kinh Lăng Già rất thạnh hành nơi phương Bắc (Trường Giang là thuộc về phương bắc) và đă kiến lập được một tông phái gọi là Lăng Già Tông. Như Tăng Truyện nói rằng: Thiền sư Sơ tổ Đạt Ma đem bốn quyển Lăng Già trao truyền cho Huệ Khả và nói rằng: ‘ta xem đất Hán chỉ có kinh này, các bậc nhân giả nên y cứ theo đó thực hành, tự nhiên sẽ được đạt đạo’.” Lại nữa, ngài Huệ Khả mỗi khi thuyết pháp đều nói rằng:

“Bốn quyển kinh này lưu truyền cho đời sau sẽ biến thành danh tướng, như thế thật đáng thương hại vậy!” Chưa hết, tư chất truyền thừa kinh Lăng Già của thiền sư Pháp Xung được thấy trong Pháp Xung Truyện. Nguyên v́ thiền sư Pháp Xung hoằng pháp tại bắc phương chuyên sử dụng mạng mạch gia bảo của kinh Lăng Già. Cho nên Lăng Già Tông ở đây được gọi là Nam Thiên Trúc Nhất Thừa Tông. Trong Pháp Xung Truyện nói rằng: Xung v́ áo điển của Lăng Già say mê nghiên cứu lâu ngày, theo đuổi, phỏng vấn các vị sở tại, không sợ hiểm nguy, gặp được đồ đệ của Khả Sư, gia công học tập kinh này,  Xung liền y chỉ nơi sư để tu học, thường đả kích Đại Sư  (thầy của Xung)  rồi bỏ đồ chúng ra đi. Xung tha hồ giảng dạy khắp nơi, tức là liên tục giảng Lăng Già hơn 30 lần. Sau đó Xung lại gặp được chính Khả Sư và đích thân nhận người làm giáo thọ. Xung căn cứ nơi Nam Thiên Trúc Nhất Thừa Tông giảng giải Lăng Già cả trăm lần.” (3) Nam Thiên Trúc Nhất Thừa Tông sở dĩ thành danh là do Kinh Lăng Già và kinh này được mang đến từ Nam Ấn Độ. Kinh Lăng Già là bộ kinh chính do đức Phật giảng tại núi Lăng Già thuộc Nam Ấn Độ. Như Kinh nói: Ta v́ các chúng sanh diệt trừ các phiền năo, biết được căn tánh ưu khuyết của họ và v́ họ mà nói pháp môn độ thoát. Các pháp mỗi mỗi được phát sanh không phải được thành lập ngoài nguồn gốc phiền năo. Pháp ta nói tuy Nhất Thừa, nhưng chính là Đại Thừa vậy.”

Đời nhà Đường, vị thầy giảng dạy kinh Lăng Già chính là thiền sư Tịnh Giác và trong truyện Pháp Xung, Thiền sư cũng có giảng đến Pháp Thoại này. Pháp truyền thừa của kinh Lăng Già là truyền thẳng và truyền đến Ngũ Tổ. Ngũ Tổ truyền pháp cho Thần Tú cũng là truyền kinh Lăng Già. Nhưng Ngũ Tổ khi truyền pháp cho Huệ Năng th́ lại truyền kinh Kim Cang mà không truyền kinh Lăng Già. Tại sao Ngũ Tổ không truyền kinh Lăng Già mà lại truyền kinh Kim Cang? Lư do là, Lục Tổ trước kia khi chưa đến Đông Sơn học pháp, một hôm nhơn nghe người tụng kinh Kim Cang đến chỗ thích hợp th́ tỏ ngộ. Khi đến Hoàng Mai, Lục Tổ tự ḿnh thường tụng kinh Kim Cang làm căn bản. Tổ Hoằng Nhẫn chưa từng chỉ dạy cho Huệ Năng về tâm yếu của kinh Lăng Già. Cho nên Ngũ Tổ liền đem tâm pháp nơi chỗ sở ngộ của Huệ Năng trao truyền cho Lục Tổ. Đó là loại tùy cơ thuyết giáo của Ngũ Tổ. Tất cả học chúng của Ngũ Tổ kể luôn cả Lục Tổ Huệ Năng mỗi khi cùng nhau học pháp đều tôn vinh Thần Tú lên ngôi vị Thủ Tọa. Như thế tư cách của Thần Tú th́ cao hơn Huệ Năng. Chỉ v́ chỗ ngộ đạo của Thần Tú thuộc về cảnh giới Lăng Già là cảnh giới tiệm giáo mà không phải là cảnh giới đốn giáo. Điều đáng chú ư, Thần Tú không phải không bằng Lục Tổ về chỗ đốn ngộ thâm sâu. Lẽ đương nhiên Thần Tú cũng thấu rơ lư đốn ngộ và họ cũng đă trải qua sự đốn ngộ đó rồi. Lúc bấy giờ (đương nhiên Thần Tú cùng Huệ Năng đều ở chung một chùa), Thần Tú lại chú trọng đến sự tu tập nhiều hơn. Nếu như so sánh với nhau về sự tu tập, công phu của Lục Tổ th́ tiến bộ hơn Thần Tú một bậc. Về sau Thần Tú th́ hoằng hóa ở phương bắc và sử dụng kinh Lăng Già làm tông yếu. Sự thành công của Thần Tú là hai lần làm Pháp Vương ở Bắc Kinh và làm Quốc Sư ba đời vua.” Các môn hạ của Thần Tú gồm có các ngài như: Phổ Tế, Nghĩa Phước, Huyền Trách, v.v... Lại nữa, “Thần Tú tiếp tục lănh chúng, thọ ân huệ sự tôn sùng của cung đ́nh và sự tôn vinh của toàn quốc.” Do nhân duyên đó, các Thiền nhân trong thiên hạ đều tấp nập đến chỗ của Thần Tú để nương tựa. “Đông Sơn Pháp Môn” (4) tôn vinh Thần Tú là Tổ thứ sáu và Phổ Tịch là Tổ thứ bảy. C̣n Huệ Năng th́ đi về phương nam, sử dụng kinh Kim Cang Vô Tướng làm pháp môn đốn ngộ để xiển dương Tâm Yếu. Tất cả mọi giới tại Đại Giang Nam đều quy hướng về tông môn của ngài. Đệ tử của Huệ Năng là Thần Hội. Thần Hội đến phương bắc hoằng dương đại sự. Trong Đại Hội Vô Giá, Thần Hội thẳng tay công kích toàn bộ phương pháp truyền thừa của ḍng Phổ Tế, cho phương pháp truyền thừa của họ là phi pháp và phương pháp đó không phải là chánh tông. Thần Hội luôn luôn đề cao y pháp của Thiều Châu. Lúc bấy giờ Thần Tú đă viên tịch và môn đồ của Phổ Tế  đă già nua. Tông tượng của Lăng Già th́ không bằng thế lực hoạt bát lớn lao của Thần Hội. Lăng Già Tâm Tông chung cuộc lần lần bị mai một. Ngược lại, sự hoằng dương kinh Kim Cang từ từ chiếm địa vị ưu thế khắp cả nước. Thế nên Kinh Giáo của Thiền Tông lúc bấy giờ là kinh Kim Cang thay thế kinh Lăng Già. Huệ Năng nhờ thế lực của Thần Hội mới được chánh thức trở thành Đại Tổ Sư thứ sáu. Toàn bộ pháp môn truyền thừa của kinh Lăng Già bị thay thế bởi pháp môn truyền thừa của kinh Kim Cang và lối truyền thừa này được trao truyền cho đến ngày nay. Về sau, các Thiền nhân căn cứ nơi Tông Lăng Già xem lại th́ nhận thấy toàn bộ pháp môn truyền thừa của Huệ Năng đều là pháp môn biên soạn cả.

C̣n sự biến hóa của Thiền Tông như thế nào? Đó là sự chuyển biến tư tưởng nơi Phật Học và sự chuyển biến này đă đạt được đến cứu cánh. Nguyên nhân áo nghĩa của kinh Lăng Già và kinh Kim Cang th́ hoàn toàn khác nhau. Điểm bất đồng của hai bộ kinh nói trên có thể là do một thời kỳ nào đó đă t́m được căn cứ. Nhân đây, xin tuần tự tŕnh bày nội dung của hai bộ kinh: Kinh Lăng Già th́ chuyên giảng về Pháp Tướng Duy Thức và kinh Kim Cang th́ chuyên giảng về Vô Tướng Tánh Không. Nhưng tông chỉ của Lăng Già Tông và Thiền Tông đều chủ trương minh tâm kiến tánh th́ ư nghĩa của hai tông phái này rất khế hợp với nhau. Đại ư toàn bộ kinh Lăng Già mặc dù cũng thuyết minh Pháp Tánh Chân Như, nhưng nếu như  ly khai Tứ Cú th́ tuyệt đối sai lầm trăm phần trăm. Có thể khẳng định, kinh Lăng Già quá thiên trọng về sự tŕnh bày cụ thể các mặt như “năm Pháp, ba Tự Tánh, tám Thức, hai Vô Ngă.” Điểm rơ ràng nhất là kinh Lăng Già hoàn toàn chú trọng nơi phương diện Pháp Tướng và theo kinh này, nhờ Pháp Tướng mới có thể tiến sâu vào Pháp Tánh. Đó là tông chỉ của kinh Lăng Già và tông chỉ này th́ thuộc về Tiệm Giáo mà không phải là Đốn Giáo [1] . C̣n chủ trương của kinh Kim Cang là tŕnh bày Pháp Tánh và cũng là mục tiêu chính yếu của Thiền Tông. Pháp Tướng th́ chú trọng nơi sự phân tích và sự phân tích của Pháp Tướng đều khởi điểm từ chỗ phức tạp nhất của các pháp để t́m ra sự mạch lạc của chúng. Hồ Thích là một học giả danh tiếng của Trung Quốc nói rằng: Duy Thức Học Trung Quốc là bộ phận triết học phức tạp.” Duy Thức Học tận lực phân tích khả năng của sự vật hy vọng có thể minh tâm kiến tánh. Do đó, kinh Kim Cang cũng bắt đầu từ Tánh Không Duyên Khởi để phát huy Pháp Tánh (Chân Như) và kinh Lăng Già cũng khởi điểm từ Pháp Tướng Duyên Sanh trên để Minh Tâm. Nếu như so sánh cả hai bên, kinh Lăng Già và kinh Kim Cang th́ hoàn toàn không giống nhau. Pháp Tánh th́ ĺa nói năng và cũng không lo nghĩ đến chỗ đạt đạo. Cho nên tông chỉ của Tổ Sư Thiền là chú trọng nơi tu chứng, cứ một ḷng tham cứu th́ tương lai một ngày nào đó rốt cuộc sẽ được khai ngộ. V́ chủ trương như thế của Tổ Sư Thiền, cho nên các Thiền khách lúc bấy giờ không ham muốn học nhiều về Pháp Tướng phiền toái của kinh Lăng Già, mà ở đây họ chỉ ưa thích Pháp Tánh đơn giản trực tiếp của kinh Kim Cang. Theo họ, tham cứu về nguyên lư, Ư Thức nắm lấy bổn tâm th́ mới có thể chứng đắc Bổn Tánh. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến cho kinh Kim Cang thay thế cho kinh Lăng Già.

Như trước đă tŕnh bày, lịch sử của Thiền Tông th́ đă phát triển và biến hóa. Một cách nói thẳng, Thiền Tông kể từ Huệ Năng trở về sau th́ hoàn toàn không lập văn tự và chủ trương không cần phải nghiên cứu ba tạng giáo lư, chỉ cần sử dụng Thiền Quán để xem câu Thoại Đầu như thế nào là đủ rồi. Nhưng trên thực tế, lối chủ trương này xét ra th́ không phải đơn giản. Vấn đề không đơn giản ở đây được nhận định trên hai phương diện như sau:

1)- Căn cứ về triết lư, Thiền Tông quan niệm Minh Tâm Kiến Tánh và Kiến Tánh Thành Phật” là quan trọng trên hết. Vấn đề Minh Tâm được giải thích như sau:

* Minh Tâm: chữ Tâm ở đây là chỉ cho tám Thức Tâm Pháp và 51 Tâm Sở Pháp mà Duy Thức thường tŕnh bày. Ngoài chữ Tâm theo Duy Thức c̣n có nghĩa khác là chỉ cho tất cả pháp tướng do tám Thức Tâm Pháp và 51 Tâm Sở Pháp biến hiện. Chữ Minh đi theo chữ Tâm có nghĩa là thông suốt một cách tường tận tất cả cảnh giới do Tâm Pháp và Tâm Sở Pháp biến hiện ra.

*  Kiến Tánh: chữ Tánh của Kiến Tánh tức là chỉ cho Thật Tánh của Duy Thức mà  cũng gọi là Chân Như.

Thiền Tông cho rằng, Kiến Tánh là thành Phật. C̣n Duy Thức th́ cho rằng, Ngộ Nhập được Thật Tánh của Duy Thức là có thể thành Phật. Theo Phật Học, người nào nếu như không có Minh Tâm th́ không thấy được Tánh và họ nếu muốn thấy được Tánh th́ trước hết phải Minh Tâm. Cho nên Đàn Kinh có câu: Người nào nếu như biết được bổn Tâm của ḿnh và thấy được bổn Tánh của ḿnh th́ người đó là Phật, là bậc Đại Trượng Phu và cũng là thầy của cơi trời, của cơi người.” (5)  Nơi Duy Thức, người nào nếu như không thấy được Tánh Viên Thành Thật th́ không thể hiểu biết rơ ràng Tánh Y Tha Khởi là một loại dung hợp, ngăn che và như huyễn. Cho nên Duy Thức chủ trương, thông suốt Duy Thức Tướng để chứng nhập Duy Thức Tánh làm mục đích. Theo họ, ai không thông suốt Duy Thức Tướng th́ người đó không thể ngộ nhập được Duy Thức Tánh và cũng không thể thành Phật. Nhất trí theo nguyên lư này, Duy Thức và Thiền Tông có chỗ khác nhau về phương pháp tu tập.

2)- Căn cứ theo giáo nghĩa, Duy Thức và Thiền Tông có những điểm tương đồng như sau:

a)    Giáo Nghĩa của Bồ Đề Đạt Ma: Tục Cao Tăng Truyện có ghi cương yếu tổng quát về Giáo Nghĩa của Bồ Đề Đạt Ma như: An tâm như thế nghĩa là quán vào vách vậy, phát hạnh như thế nghĩa là bốn pháp vậy. Thuận theo vật như thế là giáo dục và hộ tŕ thức hiềm nghi. Phương tiện như thế là giáo dục khiến không cho chấp trước. Lẽ tất nhiên đi vào giáo lư th́ có nhiều đường lối, nhưng cốt yếu chỉ có hai thứ gọi là Lư và Hành.” Lư nghĩa là sáng suốt về giáo lư và Hành nghĩa là sự khởi hành. Như nói: “Mượn giáo lư để ngộ được tông chỉ, tin sâu th́ bao hàm chân tánh cùng nhau phát sanh, khách trần th́ luôn luôn làm chướng ngại. Hăy xả cái ngụy để trở về cái chân. Nếu nghi ngờ th́ trụ vào vách để quán, quán đến khi không c̣n thấy ḿnh và người, quán thấy phàm và thánh đều b́nh đẳng như nhau, hăy an trụ kiên cố không cho thay đổi, không nên chạy theo lời dạy của kẻ khác. Với đạo lư thâm sâu mầu nhiệm hăy vắng lặng vô vi, như thế gọi là vào lư vậy. Người thực hành vào lư phải tu tập bốn hạnh và vạn hạnh. Bốn Hạnh gồm có: Báo Oán Hạnh, Tùy Duyên Hạnh, Danh Vô Sở Cầu Hạnh, Danh Xưng Pháp Hạnh, tức là lư tánh thanh tịnh vậy.” (6) Bốn Quán Hạnh này của Thiền Tông nếu như so sánh th́ không khác với Khiển Tướng Chứng Tánh trong Ngũ Trùng Quán của Duy Thức.

b)    Kinh Lăng Già:  Năm Pháp, ba Tự Tánh, tám Thức, hai Vô Ngă, nguyên lư của mỗi loại đều có hệ thống nơi Duy Thức Học. Vả lại kinh Lăng Già là loại kinh giáo trước tiên của Thiền Tông, cũng là một trong sáu loại kinh của Duy Thức nương tựa để phát triển. Cho nên Duy Thức và Kinh Lăng Già quan hệ với nhau rất mật thiết (giống như Pháp Hoa của Thiên Đài Tông, như Hoa Nghiêm của Hiền Thủ Tông).

c)    Từ Huệ Năng Trở Về Sau:  Kinh Kim Cang được sử dụng ấn tâm. Chỗ thuyết minh của kinh Kim Cang là Pháp Tánh. Pháp Tánh chính là Như Như trong năm Pháp,  chính là Viên Thành Thật Tánh trong ba Tánh và cũng chính là hai Vô Ngă Tánh. “Ưng Vô Sở Trụ của kinh Kim Cang chính là thật không có chỗ chứng đắc, nói chung th́ giống nhau với Pháp Tánh.

d)    Đàn Kinh Của Lục Tổ: Đàn Kinh của Lục Tổ là giáo điển căn bản của Thiền Tông sau này. Người tu Thiền sau này chủ trương mắng Phật chửi Tổ, cầm Đàn Kinh cũng giống như ném đồ vật. Họ nói rằng, Thiền Tông không giảng giáo lư, không lập văn tự, những cảnh giới mà họ chứng ngộ chẳng qua là như thế. Nhưng cũng do lời nói này, tất cả Thiền khách trong thiên hạ đều bị mù ḷa từ ngàn năm nay. Đàn Kinh nói rằng: Bản tánh của Đại Viên Cảnh Trí th́ thanh tịnh, bản tâm của B́nh Đẳng Tánh Trí th́ không bệnh hoạn, bản tánh của Diệu Quan Sát Trí th́ không có công đức, Thành Sở Tác Trí th́ đồng với Đại Viên Cảnh Trí. Quả của tám Thức do nhờ chuyển y nên trở thành bốn Trí và chỉ chuyển danh ngôn không thật tánh của Thức. Hôm nay chỗ chuyển y nếu như không lưu t́nh, chứng tỏ chỗ thiền định Na Già măi măi hưng thịnh.

Sáu câu trong bài Tụng ở trước là tŕnh bày tám Thức chuyển thành Trí và hai câu Tụng sau là nói về Thiền. Kinh nói thêm rằng: Như trên nói chuyển tám Thức thành trí, nghĩa là giáo lư giải thích: chuyển năm Thức trước thành Thành Sở Tác Trí, chuyển Thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí, chuyển Thức thứ bảy thành B́nh Đẳng Tánh Trí, chuyển Thức thứ tám thành Đại Viên Cảnh Trí. Nhưng chuyển Thức thứ sáu và Thức thứ bảy là chuyển trong cái nhân, c̣n chuyển năm Thức trước và Thức thứ tám là chuyển trên cái quả. đúng ra chỉ chuyển cái tên của Thức, nhưng không phải chuyển cái thể của Thức vậy” (thấy trong Lục Tổ Đàn Kinh). Trong đây, sự chuyển Thức thành Trí chính là công phu của minh tâm và kiến tánh.  Ngoài ra kinh này c̣n nói đến đạo lư của ba Thân không cần phải dẫn dụ cụ thể để làm chi. Như thế, ai nói là Thiền Tông không lập văn tự, không trọng giáo nghĩa? Do đó nên biết Duy Thức Học và Thiền Tông quan hệ giống nhau. 

        (c̣n tiếp)

Chú thích:

(1)          Thấy trong Thái Hư Đại Sư Toàn Thư”, Trung Quốc Phật Học, chương 2, tiết 1, trang 11.

(2)          Cùng đồng với “Thái Hư Đại Sư Toàn Thư” ở trước, tiết 2 gồm có:

-       Y Giáo Tu Tâm Thiền, Phân An Ban Thiền, Ngũ Môn Thiền,

-       Niệm Phật Thiền, Thật Tướng Thiền. Tiết 2 c̣n có: Ngộ Tâm

-       Thành Phật Thiền, đây tức là Thiền từ Bồ Đề Đạt Ma trở về sau.

(3)          Đều thấy trong "Lăng Già Tông Khảo" của Hồ Thích (Hồ Thích Luận Cận Trước, trên tập 1, trang 198).

(4)          Kinh Lăng Già có nghĩa của Tông Thông Thuyết Thông”. Tông Thông nghĩa là thấy được Pháp Tánh và Thuyết Tông nghĩa là thấu rơ Pháp Tướng.

(5)          Thấy trong “Đàn Kinh”.

(6)          Thấy trong Lăng Già Tông Khảo” và “Tục Cao Tăng Truyện”.

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 06/07/11