XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA Đ̀NH

HT. Thích Thắng Hoan

(đăng nhiều kỳ theo báo Chánh Pháp bản giấy cho đến khi trọn tác phẩm)

(kỳ 3, tiếp theo)

 

2. GIÁ TRỊ NƯƠNG TỰA:

Theo tinh thần duyên sanh, vấn đề nương tựa là vấn đề quan yếu không chỉ riêng của con người mà c̣n chung của tất cả chúng sanh trong vũ trụ. Tất cả chúng sanh trong vũ trụ nếu như không có chỗ nương tựa th́ không thể nẩy nở và phát triển; Chỗ nương tựa của cây cối là đất đai, nếu đất đai có ph́ nhiêu th́ cây cối mới nẩy nở tốt tươi..... và ngược lại đất đai thiếu dinh dưỡng th́ cây cối trở nên cằn cỗi yếu ớt. Chỗ nương tựa của con người là cha mẹ và ḍng họ, cha mẹ và ḍng họ có phước đức th́ con cháu được hiển vinh, cha mẹ và ḍng họ thiếu phước đức th́ con cháu sống bất hạnh và khổ đau. Con người muốn sống có ư nghĩa, muốn được an lạc, muốn được hạnh phúc th́ phải ư niệm được giá trị của sự nương tựa. Đời sống con người có 3 giai đoạn nương tựa: Giai đoạn ấu thơ, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn tuổi già.

a) Giai Đoạn Ấu Thơ:

Giai đoạn ấu thơ theo quan niệm phổ thông, nhất là ở Việt Nam ước lượng vào khoảng con người mới sanh ra cho đến 20 tuổi, có chỗ cho rằng khoảng 30 tuổi (gọi là tam thập nhi lập: nghĩa là con người lớn lên đến 30 tuổi th́ mới đứng vững với đời). Trong giai đoạn này, con người có hai nơi nương tựa cho lẽ sống, để lớn lên, để mở mang kiến thức: nương tựa nơi cha mẹ và nương tựa nơi thầy tổ.

1)- Nương Tựa Nơi Cha Mẹ:

Cha mẹ nếu không ước mơ th́ không cho chúng ta ra đời, cha mẹ nếu không mến thương th́ không cho chúng ta no cơm ấm áo, cha mẹ nếu không hy sinh hạnh phúc riêng tư th́ không cho chúng ta ăn học để thành danh với đời. Sự có mặt của chúng ta trong cơi đời này chính là sự hy sinh của cha mẹ quá nhiều cả thể xác và tâm hồn cho con cái của ḿnh. Thế nên đối với ân  nghĩa sanh thành của cha mẹ, phận làm con phải ghi sâu đậm nét vào tâm khảm để luôn luôn tưởng niệm tri ân và báo ân, nhất là về mặt tâm linh chúng ta đừng có thái độ phũ phàng đối với đấng sanh thành vô t́nh làm tổn thương nơi lương tâm của cha mẹ đă chịu nhiều cay đắng và đau khổ suốt cả cuộc đời.

2)- Nương Tựa Nơi Thầy Tổ:

Cha mẹ chỉ sanh ra thân xác cho chúng ta, nhưng không thể sanh ra trí thông minh cho chúng ta. Chúng ta muốn có trí thông minh để sống với đời th́ phải nhờ thầy tổ chỉ dạy. Thầy tổ là những ân nhân không thua cha mẹ, người đă tạo dựng trí khôn cho chúng ta có kinh nghiệm sống để bước chân vào đời khỏi bị vấp ngả. Chúng ta ngày nay được hảnh diện là một đơn vị quan trọng đáng quư trong một xă hội văn minh tiến bộ với tŕnh độ kiến thức sâu rộng chính là nhờ thầy tổ trao truyền sự kinh nghiệm lâu đời của họ. Giá trị tinh thần này chúng ta cũng phải ghi sâu vào tâm khảm để luôn luôn tưởng niệm ân nghĩa giáo dưỡng  của thầy tổ cũng giống như tưởng niệm ân nghĩa sanh thành của cha mẹ. Ư niệm giá trị sự quan hệ này cũng là vấn đề trọng yếu trong sự bồi dưỡng tâm linh.

b) Giai Đoạn Trưởng Thành:

Giai đoạn trưởng thành ước lượng vào khoảng 20 tuổi đến 60 tuổi. Ở giai đoạn này, con người đúng ra đủ tư cách dấn thân vào đời và đủ trí khôn bước chân vào xă hội. Khi bước chân vào xă hội để vươn ḿnh lên, con người cũng cần phải có chỗ nương tựa. Chỗ nương tựa của con người là gia đ́nh và tôn giáo.

Gia đ́nh là chỗ nương tựa cho đời sống con người và tôn giáo là chỗ nương tựa cho tâm linh của con người. Gia đ́nh là đơn vị truyền thừa của gia tộc là nơi phát huy sự hiển vinh cho ḍng họ muôn đời với tổ tiên. Gia đ́nh là một xă hội nhỏ trong cộng đồng, bao gồm có chồng vợ con cái. Chồng vợ phải ư niệm được rằng là bạn đời cần thiết không thể thiếu để chia xẻ với nhau những cay đắng ngọt bùi trong mọi nẻo đường thăng trầm vinh nhục và cùng nhau xây dựng hạnh phúc an lạc thật sự cho đời sống. Tôn giáo là miếng ruộng phước để cho tâm hồn con người phát triển đạo đức làm người. Con người khi thân bệnh th́ phải nhờ bác sĩ trị liệu và con người khi tâm bệnh th́ phải nhờ tôn giáo trị liệu, Bác sĩ trị liệu thân bệnh bằng y dược và tôn giáo trị liệu tâm bệnh bằng pháp dược. Cho nên con người muốn được lành mạnh th́ phải cần đến bác sĩ và muốn được đạo đức nẩy nở hạnh phúc th́ phải cần đến tôn giáo. Chúng ta là người muốn sống có giá trị th́ ư niệm rơ điều đó.

Có người quan niệm rằng họ không cần phải lập gia đ́nh cho thêm khổ, chỉ nương tựa bạn bè là đủ sống an lạc rồi. Họ không hiểu rằng bạn bè chỉ giúp nhau trong giai đoạn ngắn, nhưng không hy sinh cho nhau đến đầu bạc răng long. Hơn nữa bạn bè chỉ giúp nhau có tánh cách tạm bợ trong phạm vi giới hạn về đời sống vật chất nhưng không chia xẻ với nhau trên lănh vực tâm linh, đúng với câu tục ngữ như sau: Giúp lời giúp đủa, không ai giúp của giúp cơm; chỉ có chồng vợ mới giúp của giúp cơm và giúp suốt cả cuộc đời.

Tóm lại, chúng ta phải lập gia đ́nh làm chỗ nương tựa vững chắc cho đời sống cũng như cho tâm linh để có hạnh phúc an lạc thật sự. Chúng ta nếu như không lập gia đ́nh sẽ buông thả theo ḍng đời trụy lạc xa hoa không định hướng, sẽ làm đau khổ cho ḿnh khi tuổi về chiều, sẽ ô nhiễm tâm linh đen tối khi ḿnh bước chân vào thế giới bên kia mờ mịt. Chúng ta nếu như không lập gia đ́nh mà muốn cuộc sống thăng tiến th́ phải xuất gia tu hành. Người xuất gia tu hành cũng phải nương tựa nơi Tăng Đoàn để tiến lên trên con đường giác ngộ và giải thoát khổ đau sanh tử. Nói cho cùng, con người muốn nếp sống có ư nghĩa phải tạo dựng cho ḿnh một chỗ nương tựa vững chắc.

 c) Giai Đoạn Tuổi Già:

Giai đoạn tuổi già là giai đoạn kể từ 60 tuổi cho đến chấm dứt hơi thở cuối cùng của một sanh mạng. Đa số những người già cả, tâm trạng của họ không nhiều th́ ít thường mang bệnh hay lo xa. Sự lo xa của họ tương đối gồm có:

*) Tứ đại nơi thân thể của họ thường hay bất ḥa, gây tạo cho họ nay đau mai yếu.

*) Những ước mơ của họ chưa hoàn tất mà sức khỏe của họ không cho phép tiếp tục  gánh vác trách nhiệm.

*) Họ băn khoăn không biết sau khi họ chết,  con cháu của họ có thương yêu chia xẻ và đùm bọc với nhau hay không.

*) Họ không biết sau khi họ chết con cháu của họ có đủ sức đương đầu với cuộc đời hay không.

 *) Họ tự cảm thấy buồn tủi khi họ không c̣n là cây đại thọ che mát cho con cháu trong cuộc đời.

*)- Tuổi họ càng già thêm th́ t́nh cảm của họ càng lớn mạnh theo tỷ lệ nghịch, cho nên họ cảm thấy sẽ bị cô đơn rồi đây phải xa ĺa con cháu khi họ bước qua bên kia cửa tử.

*)- Họ càng lo lắng khi họ chết, không biết con cháu có làm tṛn bổn phận giúp đỡ họ những hành trang cần thiết đi vào thế giới bên kia hay không.

*)- Nhất là họ càng băn khoăn cho nẻo trước của họ quá mờ mịt, nghĩa là họ hoàn toàn không biết sau khi chết họ sẽ đi về đâu.

 

 Đây là tâm trạng băn khoăn lo lắng tổng quát của người già. Tâm trạng băn khoăn lo lắng của họ có khi quá cực độ khiến cho họ trở nên quẩn trí, thường hay bộc lộ thái độ buồn phiền, gắt gỏng, bực dọc và cũng có người trở nên t́nh trạng tâm hồn bảng lảng. Những người con biết quư trọng đấng ân nghĩa sanh thành th́ cần phải thể hiện chỗ nương tựa xứng đáng cho tâm hồn của cha mẹ trong khoảng đời c̣n lại, nghĩa là phải luôn luôn quan tâm đến t́nh trạng khủng hoảng của họ, thường xuyên chia xẻ, an ủi và t́m mọi cách giúp họ được an tâm cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Người nào làm tṛn nghĩa vụ nói trên chính là kẻ ư niệm được giá trị của sự quan hệ sanh tồn nơi cuộc đời. 

 

(c̣n tiếp)

 


 

 

Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/02/10