XÂY DỰNG HẠNH PHÚC GIA Đ̀NH

HT. Thích Thắng Hoan

(đăng nhiều kỳ theo báo Chánh Pháp bản giấy cho đến khi trọn tác phẩm)

(kỳ 8, tiếp theo)

 

      

5)- Không Nên Đem Tôn Giáo Vào Gia Đ́nh:

Theo quan niệm của tôi, phận làm cha mẹ không nên đem tôn giáo vào gia đ́nh mà nên để cho gia đ́nh tự động hướng về tôn giáo, nghĩa là cha mẹ đừng bắt ép con cái dâu rể muốn được cưới vợ lấy chồng trước hết phải vô tôn giáo rồi sau đó mới được tác hợp với nhau. Cha mẹ bắt ép như thế vô t́nh làm tổn thương tâm lư của đôi trai gái mới yêu nhau mà chúng nó chưa có khái niệm đức tin về vấn đề tín ngưỡng, nghĩa là chúng nó v́ sợ không được yêu nhau nên vẫn làm theo lệnh của cha mẹ, nhưng tâm hồn của chúng nó vẫn âm thầm bất kính và khinh thường sự thánh thiện của tôn giáo đó.

Tôn giáo là một tổ chức thánh thiện và gia đ́nh là một xă hội thế tục, cha mẹ nếu đem tôn giáo vào gia đ́nh th́ vô t́nh hạ thấp giá trị thánh thiện của tôn giáo đó khi chúng nó chưa có đức tin vững chắc. Gia đ́nh hướng về tôn giáo để tu tâm dưỡng tánh th́ tôn giáo đó mới có lư tưởng và gia đ́nh đó mới được hạnh phúc.

Gia đ́nh hướng về tôn giáo để tu tâm dưỡng tánh, nghĩa là gia đ́nh đó, đôi trai gái sau khi xây dự đức tin về t́nh yêu vững chắc cho nhau, rồi sau đó chúng nó mới tự động hướng về tôn giáo theo đức tin tín ngưỡng sẵn có của ḿnh để cùng nhau bồi dưỡng tâm linh cho việc xây dựng hạnh phúc chân thật.

   Gia đ́nh nào, đôi trai gái cùng một tôn giáo th́ rất dễ dàng cho việc đem tôn giáo vào gia đ́nh trước khi cưới gả. C̣n gia đ́nh, đôi trai gái khác nhau tôn giáo th́ đừng ép chúng nó theo đạo trước khi yêu nhau mà chúng nó không có chút đức tin tín ngưỡng nào và cũng không có quyền tự do chọn lựa đức tin tín ngưỡng cho ḿnh. 

   Phận làm cha mẹ nếu như thật sự thương yêu con dâu hay con rể của ḿnh th́ để cho chúng tự do chọn lựa tôn giáo theo sự hiểu biết của chúng nó, đừng chen lấn vào gia đ́nh riêng tư của chúng nó, đừng đem tôn giáo vào khống chế đời sống hạnh phúc lứa đôi của tuổi trẻ. Nếu được như vậy th́ gia đ́nh đó hạnh phúc biết bao.

 

C)- Đối Với Người Thân:

Người thân của chúng ta là cha mẹ ruột và cha mẹ bên chồng cũng như cha mẹ bên vợ. Cha mẹ ruột là những người thân nhất trực tiếp quan tâm, chia xẻ, bao dung không vị kỷ đến đời sống của chúng ta và cũng là cây đại thọ che mát cuộc đời của chúng ta trên cuộc hành tŕnh xây dựng hạnh phúc gia đ́nh; c̣n cha mẹ bên vợ và bên chồng là những người thân gián tiếp hỗ trợ tinh thần, khuyến khích và hướng dẫn những kinh nghiệm sống an vui cho chúng ta. Chúng ta phận làm con, làm rể, làm dâu đối với cha mẹ hai bên phải biết cảm thông kính trọng.

1)- Phải Tôn Kính Cha Mẹ Hai Bên:

Chúng ta thường có một tâm bệnh ích kỷ riêng tư chỉ biết tôn kính cha mẹ ruột của ḿnh, c̣n cha mẹ bên vợ hay cha mẹ bên chồng thường tỏ thái độ thiếu lễ nghi cung kính. Người rể cũng như người dâu phải ư niệm rằng: Nếu không có cha mẹ vợ th́ làm sao có vợ để ḿnh yêu và nếu không có cha mẹ chồng th́ làm sao có chồng để ḿnh thương. Chúng ta kính trọng cha mẹ ruột của ḿnh bao nhiêu th́ cũng phải kính trọng cha mẹ bên chồng và cha mẹ bên vợ bấy nhiêu. Chúng ta nếu như thương yêu vợ của ḿnh th́ phải kính trọng cha mẹ bên vợ, chúng ta nếu như thương yêu chồng của ḿnh th́ phải kính trọng cha mẹ bên chồng giống như câu Ca Dao nhân gian thường nói: “Thương chồng phải lụy mụ gia, gẩm tôi với mụ có bà con chi.” Một khi đă sống chung trong một gia đ́nh, chúng ta đừng làm cho chồng của ḿnh hay vợ của ḿnh lương tâm bị tổn thương, bị giày ṿ bởi ḍng họ nguyền rủa cho chồng ḿnh hay vợ ḿnh là đứa con bất hiếu đối với cha mẹ của họ do chính ḿnh gây nên. Ḿnh cứ măi gây tạo những ấn tượng cho chồng của ḿnh hay cho vợ của ḿnh bị mang tiếng là đứa con bất hiếu nói trên nội kết lâu ngày vào tâm khảm sẽ đưa đến t́nh trạng hạnh phúc gia đ́nh bị sứt mẻ và cũng có thể đi đến t́nh trạng chồng vợ ly dị với nhau. 

Ngoài ra, chúng ta nếu là người con rể hay con dâu cũng phải quư mến và kính trọng họ hàng cũng như bạn bè bên vợ và bên chồng để tạo một bầu không khí tương quan thích hợp, an vui cho cuộc sống ra riêng tự lập của chúng ta. Nhờ tư cách lễ độ khiêm cung của chúng ta đối với họ hàng và bè bạn hai bên tạo nên một ấn tượng đẹp đẽ mến yêu thắm thiết của mọi người và nhờ đó không bị cô đơn về tâm linh trên bước đường lập nghiệp.

Giả sử, anh chị em bên chồng hay bên vợ có thái độ ganh ghét th́ chúng ta v́ chồng của ḿnh hay v́ vợ của ḿnh luôn luôn nhịn nhục làm thinh, nếu nhận thấy những sự ganh ghét đó không hại đến đời sống riêng tư của gia đ́nh ḿnh. C̣n như những sự ganh ghét đó có ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của gia đ́nh ḿnh th́ chúng ta vẫn có thái độ lịch sự với họ, đồng thời chồng hay vợ nên tâm sự với nhau để cùng thông cảm và không cần phải đôi co với họ không có lợi ích chi cả, v́ họ là những người bên ngoài không có sống chung với chúng ta.

Chúng ta cũng nên giác ngộ rằng ḿnh thể hiện những cử chỉ lễ độ khiêm cung, tôn kính với cha mẹ hai bên, với họ hàng bè bạn cũng là một phương pháp bồi dưỡng tâm linh về đạo đức làm người đúng với câu tục ngữ nhân gian:

“Hoa thơm nhờ nhụy, người có giá trị nhờ đạo đức.”     

2)- Thường Xuyên Vấn An Sức Khoẻ Cha Mẹ Hai Bên:

Thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên chính là chức năng của con người hiếu hạnh và cũng là đạo nghĩa của nhân cách làm người. Con người biết tôn trọng giá trị nhân phẩm, biết sống đạo nghĩa t́nh người đối với cha mẹ hai bên th́ không thể thiếu sót nghĩa vụ này. Thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên có ba mục đích:

a)-  Mục đích thứ nhất:

Nền tảng căn bản của xă hội loài người là sự quan hệ phức tạp trên mặt đời sống cũng như trên mặt t́nh cảm giữa cha mẹ và con cái. Theo tâm lư thông thường, cha mẹ nào khi có con cái đều đặt hết t́nh thương yêu vào chúng nó và muốn chúng nó suốt đời không ra khỏi tầm tay chăm sóc của ḿnh. Nhưng theo luân lư xă hội, con cái lớn lên phận làm cha mẹ phải dựng vợ gả chồng cho chúng nó và nếu như không cho chúng nó lập gia đ́nh th́ cha mẹ phạm tội lỗi rất nặng thiếu trách nhiệm rất lớn về hạnh phúc tương lai của chúng nó. Nhưng t́nh cảm của cha mẹ lại không muốn chúng ra riêng tự lập, tách khỏi sự quan tâm của ḿnh. V́ lư do đó, thuở xưa cha mẹ mới đặt ra một luật lệ “Cưới Dâu” và “Bắt Rể” là để chúng nó được sống bên cạnh gia đ́nh của ḿnh và để t́nh cảm của ḿnh khỏi bị tổn thương.

Ngày nay thời đại văn minh khoa học tân tiến, vấn đề “Cưới Dâu” và “Bắt Rể” không c̣n giá trị đối với tuổi trẻ. Khi lập gia đ́nh, cập chồng vợ son trẻ nào cũng muốn ra riêng tự lập theo sở thích của ḿnh mà không muốn bị ràng buộc, bị khống chế bởi luân lư khô cằn của cha mẹ hai bên.

Con cái khi sống tự lập trên mặt tâm lư là một hiện tượng khiến cho tâm trạng của cha mẹ trở nên buồn tủi v́ cha mẹ cảm thấy kể từ nay con cái của ḿnh bỏ rơi ḿnh, không c̣n cho ḿnh trách nhiệm thương yêu, chăm sóc và bao dung nữa. Đó là lư do bổn phận làm con cái cần phải luôn luôn cảm thông sâu sắc tấm gương t́nh cảm thương yêu vô bờ bến của những đấng sanh thành đă dành trọn cho ḿnh và nên thường xuyên vấn an sức khỏe cha mẹ hai bên để cho cha mẹ vơi bớt phần nào tâm trạng buồn tủi mà họ đă cam chịu quá nhiều khổ đau trong cuộc đời.     

b)- Mục đích thứ hai:

V́ quá thương yêu con cái, tâm hồn cha mẹ luôn luôn băn khoăn lo lắng, khiến cho tâm trạng không an, ăn ngủ không yên, sợ con cái của ḿnh c̣n ngây thơ, thiếu kinh nghiệm, không đủ sức đương đầu trước cuộc đời quá nhiều cạm bẩy giăng mắc khắp nẻo đường trần. Quan niệm của cha mẹ cho rằng:

*)- Trường học khác hơn trường đời, trường học chỉ dạy trên lư thuyết nhưng không có dạy trên kinh nghiệm sống; trường đời mặc dù không dạy trên lư thuyết, nhưng trực tiếp dạy trên kinh nghiệm. Chỉ có kinh nghiệm mới giúp con người sống thực tế hơn.

 *)- Con cái của ḿnh mặc dù thông minh trên trường học, nhưng thiếu kinh nghiệm trên trường đời. Cha mẹ mặc dù không thông minh bằng con cái trên trường học, nhưng rất kinh nghiệm trên trường đời.

*)- Con cái mới lớn lên c̣n ngây thơ trên trường đời, chúng nó chỉ biết bề mặt của trường đời mà không biết bề trái của nó. Thí dụ chúng nó chỉ biết bề mặt của t́nh yêu nhưng không biết mặt trái của t́nh yêu.

Trên trường đời, tuổi trẻ ngây thơ tưởng rằng: đời toàn là hoa gấm, vàng son trải thảm trên cuộc hành tŕnh may mắn và hạnh phúc, nh́n đời với đôi mắt ngang bằng sổ thẳng mà không biết uyển chuyển tùy duyên để vươn ḿnh lên. Trong xă hội, con người cần có mực thước công bằng để xây dựng đời sống vật chất, nhưng về mặt t́nh cảm, con người nếu như sử dụng mực thước công bằng để xây dựng hạnh phúc th́ sẽ thất bại, nguyên v́ ”Thẳng mực tàu, đau ḷng gỗ,” mà ở đây con người phải xây dựng t́nh cảm trên nguyên tắc “Hạnh Tùy Duyên” để có hạnh phúc, giống như ḍng nước uyển chuyển đều có mặt khắp nẻo ngọn ngành của sông hồ. Đối với cuộc đời Hạnh Tùy Duyên là hạnh biết sống đúng với châm ngôn của Phật Giáo là: “Khôn th́ chết, Dại th́ chết, chỉ Biết th́ mới sống.” Chữ “Biết” ở đây nghĩa là sống biết tùy duyên theo hoàn cảnh. Người biết sống tùy duyên phải là người có kinh nghiệm đời và cha mẹ của chúng ta chính là một trong những người sống có kinh nghiệm ở đời. Cho nên chúng ta là con cái mới lớn lên cần phải có cha mẹ hướng dẫn trên kinh nghiệm trường đời. Đó là lư do cha mẹ hai bên lo lắng cho chúng ta khi chúng ta ra riêng tự lập. Điều nên nhớ cha mẹ hai bên có dạy dỗ cho chúng ta những điều ǵ, chúng ta nếu thấy những điều đó có lợi ích thiết thực cho ḿnh th́ chân thành tiếp nhận, c̣n chúng ta nhận thấy những điều dạy dỗ đó không thiết thực cho ḿnh th́ chỉ lắng nghe mặc niệm cho qua, không nên có thái độ phản ứng bất kính đối với bề trên.

c)- Mục đích thứ ba:

Như trước đă tŕnh bày ở mục Giai Đoạn Tuổi Già, cha mẹ khi già yếu, tuổi gần đất xa trời, ngoài việc thân thể bất an, tứ chi mỏi mệt, tâm trạng của họ trở nên lo âu cho số phận hẩm hiu, cảm thấy đường trần lần lần thâu ngắn, hố thẳm tử sanh mỗi ngày mỗi gần kề, không biết rồi đây sau khi từ giă cuộc đời ḿnh sẽ đi về đâu. Đứng trước t́nh trạng khổ đau v́ mịt mờ nẻo trước này của đấng sanh thành, phận làm con hiếu hạnh phải thường xuyên đến vấn an sức khỏe và t́m mọi cách an ủi cha mẹ cho vơi bớt năo phiền ngơ hầu đem lại đôi chút niềm vui cuối đời của tuổi xế chiều. Đó là nghĩa vụ của mục đích thứ ba.

 

(c̣n tiếp)

 


 

 

Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/02/10