DIỄN VĂN KHAI MẠC

NGÀY VỀ NGUỒN -

HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ LẦN THỨ III  

 

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Kính bạch chư Trưởng lăo cùng chư tôn thiền đức Tăng Ni từ khắp nơi trên thế giới đến tham dự Ngày Về Nguồn lần thứ III hôm nay,

 

Kính thưa liệt quư vị,

Tăng-già sở dĩ được tôn xưng là một trong ba ngôi báu v́ các hội chúng Tỳ-kheo là những thực thể sinh động, vừa thực hành vừa truyền trao giáo pháp của Phật đến với con người, với cuộc đời và chúng sanh. Ngọn đèn Chánh Pháp được duy tŕ luân lưu là nhờ sự hiện hữu và thừa tiếp của từng cá nhân Tăng Ni trong mọi quốc độ, mọi thời đại.

Đó là nói về Biểu Tướng và Dụng Hạnh của Tăng-già. Tướng và dụng ấy được khởi sinh và phát huy từ bản thể thanh tịnh ḥa hợp. Cho nên, có thể nói rằng không có thanh tịnh ḥa hợp th́ không có Tăng-già. Nhờ nơi thanh tịnh trang nghiêm mà có thể “thống lư đại chúng”; nhờ nơi ḥa hợp tương thuận mà có thể “nhất thiết vô ngại”. Một khi đoàn thể hoặc cá nhân Tăng Ni mà không ḥa được với các hội chúng Tăng Ni khác th́ cần phải xét lại biểu tướng và dụng hạnh của ḿnh có được đặt trên nền tảng của Tăng-già hay không. Chúng ta sẽ tự nhắc rằng dù ở vào thời đại hay t́nh huống xung đột, biến động nào, Tăng-già phải luôn là tập thể an ḥa, cao khiết, có thể làm gương mẫu đạo đức cho xă hội và quốc gia, làm biểu nghi vững chắc cho thiện tín nam nữ quay về nương tựa.

Tất cả tăng-sĩ chúng ta, đặc biệt chúng tôi muốn nói chư vị có mặt hôm nay, đều cùng theo chân Thầy-Tổ, học theo hạnh Phật, xa ĺa những vọng chấp đảo điên, buông bỏ những trần lao tục lụy, một ḷng hướng vọng mục tiêu tối hậu là giải thoát giác ngộ, nên có thể từ nơi những địa phương và quốc độ khác nhau, từ các thế hệ trước-sau không đồng, từ những hệ phái và tông môn sai biệt, mà có thể ngồi lại với nhau trong một trú xứ, một đạo tràng với đạo t́nh thâm thiết, gần gũi và tương kính. Đây không phải là điều mới mẻ trong sinh hoạt truyền thống của Tăng-đoàn, nhưng trước hiện t́nh Phật giáo đầy những xáo trộn, bất ổn, nhân tâm ly tán do nội chướng và ngoại ma gây nên, sự vân tập đông đảo của chúng ta trong tinh thần tương ái, tương thuận quả là một kỳ tích.

Kỳ tích này biểu hiện sự đồng tâm của chúng ta đối với hai mục đích chính của Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư. Tuy nói là hai, nhưng cũng chỉ là một: cùng về với nhau trong Lễ Hiệp Kỵ Chư Tổ để tri ân và nguyện báo ân; hay nói cách khác, nhân Lễ Kỵ Chư Tổ mà cùng về với nhau để thân t́nh tương ngộ và biểu tỏ niềm tri ân - báo ân đối với tiền nhân.

Kính thưa hiện tiền đại chúng,

Xin đừng hỏi với kỳ tích đó, chúng ta đă đạt được những thành quả ǵ, làm nên những phật-sự to lớn nào trong các ngày Lễ Hiệp Kỵ. Bởi v́, chính sự ngồi lại với nhau trong tinh thần ḥa hợp, chúng ta đă làm trang nghiêm bản thể của Tăng-đoàn, và chính từ bản thể ấy, mọi diệu dụng của Tăng-đoàn mặc nhiên tỏa sáng. Đừng hỏi biển lớn thanh tịnh có tác động nào đối với sự lưu nhuận của trăm sông và ao hồ khắp chốn. Chính nơi cái bao la vô ngại của thanh tịnh đại hải đă thành tựu mọi công đức bất khả tư ngh́ của hàng sứ giả Như Lai trên những dặm đường hoằng pháp lợi sinh, tiếp nối bước chân cao đẹp của chư Phật, chư Tổ.

Vô cùng cảm kích trước sự câu hội trang nghiêm của chư tôn thiền đức Tăng Ni xa gần, xin thành tâm tán thán diệu hạnh vô ngại của quư liệt vị, và xin trân trọng tuyên bố khai mạc Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ III hôm nay.

Nam mô Lịch Đại Tổ Sư Bồ tát Ma-ha-tát tác đại chứng minh.

Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại 

Sa Môn Thích Minh Tâm

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/31/12