PHÁP THỰC SUNG MĂN, TẠI TRƯỜNG HẠ PHẬT HỌC VIỆN QUỐC TẾ, AN CƯ KIẾT HẠ 2011

Huệ Trân

 

Mùa phượng tím tháng sáu rực rỡ khắp nơi, tô điểm sắc điệp vàng và những đóa hải đường, uất kim hương đủ mầu, đă khiến bức tranh mùa hạ linh động như bước chân sáo của bầy di điểu gọi nhau t́m về phương hẹn.

Dưới những mái cong của một ngôi chùa tại thành phố North Hill, miền Nam California cũng đang rộn ră như thế. Đó là trường hạ tại Phật Học Viện Quốc Tế, nơi 146 Chư Tôn Đức Tăng Ni và hàng trăm đồng hương, Phật tử vân tập về để cùng làm sống lại tinh thần An Cư Kiết Hạ như Đức Thế Tôn đă chế và khuyến tần các Tỳ Kheo thực hiện khi xưa.

 

 

Chương tŕnh thời khóa 10 ngày an cư được sắp xếp vô cùng khít khao nhưng thật hài ḥa cho sự lễ bái, thọ giới, tụng kinh, ăn uống, ngủ nghỉ, v.v…  Đặc biệt, những thời khóa Chư Tôn Đức thuyết giảng tại Tổ đường và tại chánh điện cho Phật tử, quả là vô cùng sung măn. Mỗi ngày giới xuất gia có 2 buổi giảng. Sáng, bắt đầu từ 8:45 đến 10:30; Chiều, sau thời kinh Thủy Sám và Mông Sơn Thí Thực, giờ giảng pháp bắt đầu lúc 7:30 tới 9:00. Phật tử th́ mỗi tối đều được thính pháp và pháp đàm từ 7:30 tối tới 9:00.

Ai đến trường hạ vào những giờ thuyết pháp đều cảm thấy nức ḷng v́ h́nh ảnh các học tṛ tu sĩ luôn hào hứng, chăm chỉ vào lớp trước giờ quư Ôn giảng sư tới. Đă nhiều lần, Ôn Thắng Hoan và Ôn Tín Nghĩa tán thán: “ Chu choa, nửa tiếng nữa mới tới giờ mà học tṛ đă đến đầy lớp rồi ư?” Có hôm, trong khi chờ giờ học, bỗng nghe nho nhỏ tiếng rao: “Trà đá đây!”, tưởng lạc về bến đ̣ Mỹ Thuận! Nhưng không, đúng là tiếng rao “ Trà đá đây” nhưng tiếng rao ấy đang ở Tổ đường PHVQT, và người rao là Đại Đức Thích Thiện Đạo, phó trụ tŕ chùa Phật Tổ, Long Beach. Chắc thầy cũng cảm động khi thấy học tṛ vào lớp sớm, nên thầy lẳng lặng châm một b́nh trà thơm, chu đáo xếp sẵn những ly giấy nhỏ, rồi ngồi ở hàng ghế cuối, thỉnh thoảng lại cất tiếng “Trà đá đây!”. Có lớp học nào, ở bất cứ trường lớp nào trên thế giới mà lại thân thương đến thế không?

 

 

Những buổi thuyết giảng dành cho giới tu sĩ là những đề tài thiết thực, lợi ích và đầy hào hứng! Ngay buổi đầu tiên, Ôn Thắng Hoan đă dẫn đám học tṛ vào thế giới Duy Thức Học khi liên kết nhiệm vụ của mỗi thức để uyển chuyển tài t́nh, giảng về đề tài “Giá trị nhận thức theo Phật Giáo”, nên Duy Thức Học mênh mông bể sở lại trở thành thích thú, dễ hiểu khi giọng Ôn sang sảng nhân cách hóa chúng “ Anh chàng Manas-thức hay thức thứ sáu, là trung tâm hoạt động của tâm, ư, thức, là một anh chàng ưa thắc mắc. Nhận chủng tử nào anh ta cũng suy tư, phân biệt. Trái lại, cái kho hàng Alaya, hay là thức thứ tám th́ nhẫn nại chứa đủ mọi thứ mà chẳng hề than phiền bao giờ!”

Xen giữa những lời giảng linh hoạt, vui tươi, đôi lúc Ôn trầm ngâm nhắn nhủ: “Do hoàn cảnh lịch sử, Phật Giáo Việt Nam không c̣n nằm trong phạm vi h́nh chữ S nữa, mà nay đang trải rộng khắp năm châu bốn biển. Do đó trách nhiệm các Tăng Ni sinh trẻ rất quan trọng. Quư vị phải cầu tiến. Phải học. Học. Học. Phải luôn mở mang trí tuệ để trở thành những nhà truyền giáo trong tương lai. Và phải nhớ rằng, nhà truyền giáo, khi nói về quan điểm ḿnh th́ phải có biện chứng mới giá trị. Nếu chỉ nói khơi khơi, nói trong sách vở th́ người nghe sẽ đánh giá được ngay sở học của ḿnh tới đâu!”

Cùng với niềm ưu tư đó, H.T. Tổng Thư Kư, thầy Nguyên Siêu khi giảng về đề tài “Sự h́nh thành GHPGVNTN” đă nh́n lên bàn Tổ, nơi có di ảnh của bốn vị Tăng Thống đă khai sinh và ǵn giữ GHPGVNTN. Đó là:

-          Đức Đệ Nhất Tăng Thống: H.T. Thích Tịnh Khiết

-          Đức Đệ Nhị Tăng Thống: H.T. Thích Giác Nhiên

-          Đức Đệ Tam Tăng Thống: H.T. Thích Đôn Hậu

-          Đức Đệ Tứ Tăng Thống: H.T. Thích Huyền Quang.

Cả bốn vị cha già đă một đời tận tụy, hy sinh v́ Đạo Pháp, đă xây đắp ngôi nhà GHPGVNTN cho huynh đệ, cho các con về nương tựa. Bây giờ, quí Ngài đều đă cao đăng Phật quốc.

Thuở các Ngài khai sinh và bảo tồn GHPGVNTN th́ những nhân chứng sống, khi ấy c̣n là những chú điệu, những sư chú, nay là những đại lăo Ḥa Thượng đang hiện diện nơi đây. Danh xưng GHPGVNTN như ngôi từ đường để hàng tăng sĩ Phật Giáo t́m về, đùm bọc, che chở nhau, cùng phát huy chánh pháp, làm rạng rỡ con đường truyền đăng tục diệm, Tổ ấn trùng quang.

Những buổi thuyết tŕnh và pháp đàm vô cùng đa dạng khi tăng chúng vừa được học nội điển vừa được thảo luận những đề tài luôn bạch hóa trước công luận để đạt sự trong sáng và ngay thẳng.

Năm nay tăng chúng được H.T. tuyên Luật Sư, thầy Thái Siêu, cho ôn kinh Thanh Tịnh trong Trường A Hàm. Ḥa Thượng cũng là người nhiệt t́nh khuyến tấn việc đào tạo tăng tài nên đích thân Ḥa Thượng đă mở những khóa huấn luyện giảng sư, kỳ 3. Năm nay, khóa học sẽ bắt đầu từ 19 tới 23 tháng bảy năm 2011 tại Phật Học Đường Fremont, địa chỉ: 4273 đường Solar, thành phố Fremont, CA 94538.

Đặc biệt, trong mùa An Cư năm nay, giới Tăng Ni trẻ được trao trách niệm một phần thuyết tŕnh trong chương tŕnh hội luận. Phía Tăng sinh đảm nhận đề tài “ Phật Giáo và hạnh phúc gia đ́nh”; phía Ni chúng nhận một đề tài vô cùng tế nhị là “Bát Kỉnh Pháp”. Đây là một vấn đề đang gây nhiều bàn căi, v́ hiện một vài nơi trên thế giới đang đề nghị hủy bỏ.  

Ni chúng hiện tiền tại mùa an cư năm nay đă họp nội bộ, bầu thuyết tŕnh đoàn và cùng nhau góp ư về nội dung cũng như cách thức sẽ tŕnh bầy trước Nhị bộ đại tăng và toàn thể đại chúng. Sư Bà trụ tŕ chùa Xá Lợi đă nhắc nhở những điểm cần nắm vững sau khi quan điểm chung đă được biểu quyết đồng thuận là ni chúng một ḷng y giáo phụng hành Bát kỉnh Pháp.

Thuyết tŕnh đoàn gồm bốn vị:

Ni sư Hương Quang nói về nguyên nhân Phật chế Bát Kỉnh Pháp

Ni sư Giới Định phụ trách phần thảo luận về Bát Kỉnh Pháp

Sư cô Phước Quang đúc kết chương tŕnh

Sư cô Thông Thành là điều hợp viên chương tŕnh hội thảo.

Ngay khi thuyết tŕnh đoàn tŕnh diện, Ḥa Thượng Thắng Hoan đă tán thán:

“Đây là một h́nh ảnh tươi mát mà có lẽ cũng là lần đầu, bên ni chúng đă tự tin, dơng mănh, ngồi trên bàn chủ tọa, để tŕnh bầy về một chủ đề đang gây bàn tán sôi nổi khắp nơi.”

Ngay phần giới thiệu thuyết tŕnh viên, sư cô MC lập tức tạo được không khí sinh động, thoải mái, qua sự duyên dáng, hài ḥa cùng trí tuệ mà bản chất sư cô đă từng có. Ni sư Hương Quang thật trẻ trung với tuổi hạ và tuổi đời, đă thỉnh mời đại chúng trở về con đường lịch sử năm xưa, theo những bước chân rớm máu của 500 thể nữ, được di-mẫu Kiều Đàm Di hướng dẫn từ thành Vương Xá về vườn Đại Lâm, thành Tỳ Xá Ly, gặp Đức Phật để cầu xin xuất gia. Sự kiện này, đa số các vị hiện diện đều đă biết, nhưng vẫn không dấu được cảm xúc khi ni sư kể lại.

Phần thảo luận, tưởng sẽ rất “gây cấn” v́ những tế nhị vô cùng vi tế trong Bát Kỉnh Pháp đối với môi trường xă hội ngày nay. Nhưng sự khéo léo của sư cô MC đă dẫn những câu hỏi hóc búa trở về lập trường của ni chúng hiện diện. Đó là sự tri ân và tuân hành tuyệt đối Bát Kỉnh Pháp, v́ chính nơi pháp này, Đức Phật đă thể hiện ḷng từ bi, b́nh đẳng và xót thương, che chở thân phận nữ giới.

Sư cô Phước Quang thay lời cảm tạ bằng bài cổ nhạc “Kính nhớ ơn Thầy”đă kết thúc buổi hội thảo đầy lư thú do ni chúng chủ tọa.

Những đề tài khác trong khóa An Cư đều mang nhiều lợi lạc cho sự cầu học. Chẳng hạn như: Tứ Diệu Đế áp dụng vào đời, thích nghi vấn đề nghi lễ, Phật Giáo phát triển trên đất nước Hoa Kỳ, v.v… Về nội điển, giới xuất gia được học một số phẩm trong các kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, và Tăng Nhất A Hàm với sự hiện diện rất cảm động của Ḥa Thượng Thích Phước Tịnh. Lịch tŕnh thuyết giảng của Thầy hiện dày đặc khắp nơi, nhưng Thầy vẫn thu vén để về trường hạ.  Thầy là hiện thân trọn vẹn của câu chú “Tùy sở trú xứ thường an lạc”. Bất cứ nơi đâu, môi trường nào, mưa nắng ra sao, Thầy vẫn thong dong, bước những bước thiền hành, nhấp chén trà thiền vị, nói mà như không lời, đi mà như không tới… Vậy mà, bất cứ nơi nào Thầy ghé, khi rời đi, luôn để lại thật đầy.

Kính đa tạ quư Ôn giảng sư, quư thầy, quư ni sư, quư sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011, đại chúng đă được hưởng pháp thực vô cùng sung măn, đem lại rất nhiều lợi lạc trên hành tŕnh tu học. 

Huệ Trân

(Trường Hạ PHVQT 2011)

     

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/08/18