TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 5.2009

 

TÍCH LAN: Các tăng sĩ Miến Điện cứu trợ nạn nhân chiến tranh Tamil 

Colombo, Tích Lan: Các tăng sĩ Miến Điện đang tu học tại Tích Lan đă quyên góp phẩm vật cứu trợ để giúp các nạn nhân của cuộc chiến tranh Tamil.

Buổi lễ bắt đầu lúc 4 giờ chiều ngày 29 tháng 4 tại Colombo. Người dân Tích Lan cúng dường thực phẩm, áo quần và tiền. Sau đó các nhà sư đă tặng những  phẩm vật ấy cho nạn nhân chiến tranh Tamil.

Thượng toạ Sobhana phát biểu với các phóng viên trong cuộc phỏng vấn rằng: "Tất cả chúng tôi thật vui khi có dịp cứu trợ các nạn nhân của cuộc chiến Tamil. Nhân dân Tích Lan đă giúp đỡ rất nhiều trong trận băo Nargis tại Miến Điện, v́ vậy chúng tôi rất vui v́ có cơ hội giúp quư vị."

 Nhiều tăng sĩ Tích Lan đă đến để hỗ trợ các tăng sĩ Miến Điện, và có hơn 100 tăng sĩ của cả hai nước tham gia buổi lễ này.

Cuộc chiến giữa chính quyền Tích Lan và Những con Hổ Tamil vẫn c̣n tiếp diễn, và gần đây cuộc sống của hơn 500.000 người dân phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các nhà sư Miến Điện cảm tạ tất cả những người tham gia cuộc quyên góp, và họ mong rằng trong tương lai sẽ có nhiều dịp hơn để tổ chức những sự kiện tương tự, v́ vẫn c̣n nhiều người dân đang cần những nguồn tiếp tế thiết yếu như thực phẩm, áo quần và thuốc men.

(The Buddhist Channel, April 29, 2009) 

 

 

Thượng toạ Sobhana và các phóng viên. Photo: Ashin Mettacara

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Lễ Phật Đản tại thủ phủ Brisbane của bang Queensland 

Brisbane, Úc Đại Lợi: Đại lễ Phật Đản, một lễ hội nổi tiếng ở tầm quốc tế, được tổ chức trong 3 ngày ( từ ngày 1 đến 3 tháng Năm, 2009) ở thủ phủ Brisbane của bang Queensland.

Lễ hội diễn ra tại Liên khu Công viên  rộng 17 mẫu tây ở South Bank, trung tâm văn hoá, vui chơi, giải trí và giáo dục của Brisbane.

Trước đây, từ năm 1992, lễ Phật Đản chỉ được tổ chức trong Chùa Trung Thiên ở ngoại ô thành phố Logan. Nhưng do số người tham dự tăng vọt nên lễ hội được chuyển đến thủ phủ Brisbane.

Ban tổ chức cho biết: Năm nay có khoảng 700 t́nh nguyện viên chuẩn bị cho sự kiện này. Họ đă chở mấy xe container để đưa nhiều cổ vật và đồ trang trí đến khu South Bank. Khoảng 200.000 khách tham dự các cuộc tŕnh diễn đa văn hoá, các cuộc hội thảo về Phật giáo và các giờ học về thiền định và thái cực quyền. Ngoài ra c̣n có một khu vui chơi dành cho trẻ em, một hội chợ món ăn chay và hai sân khấu tŕnh diễn.

Và cùng với các phần nghi lễ Phật giáo, trong 3 ngày lễ hội này c̣n diễn ra các tiết mục múa lân vào chiều 1 tháng Năm và bắn pháo hoa ngoạn mục vào đêm 3 tháng Năm.

(Logan News - May 1, 2009) 

 

HOA KỲ: Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp tại Sân vận động Gillette 

Foxborough, Massachusetts: Ngày 2 tháng Năm, Đức Đạt lai Lạt ma đă thuyết pháp tại Sân vận động Gillette (ở thị trấn Foxborough, quận Norfolk) trước một lượng khán giả gần 16.000 người. Đây là lần đầu tiên ngài đến Sân vận động này, nhưng là lần thứ sáu ngài đến thành phố Boston. Sân vận động Gillette đă được cho mượn để tổ chức sự kiện này, qua đó quyên được 440.000 đô la để xây một trung tâm di sản Tây Tạng tại Boston. 

Trên sân khấu, Đức Đạt lai Lạt ma ngồi trên một chiếc ghế bành được chạm trổ tinh xảo bởi các thành viên của cộng đồng Tây Tạng tại Boston, và một bên là chỗ ngồi của các vị chức sắc, một bên là các tăng sĩ quỳ gối.

Vào buổi sáng, Đức Đạt lai Lạt ma giảng về những lời Phật dạy và về Tứ Diệu Đế. Buổi chiều, ngài giảng về con đường dẫn đến hoà b́nh và hạnh phúc, rồi trả lời những câu hỏi được cử tọa ghi trước đó.

Tuy rằng khác nhau về tôn giáo, tuổi tác và cách ăn mặc nhưng nhiều khán giả cho biết họ có cùng một lư do khi đến dự: đó là cơ hội được gần, được học hỏi từ Đức Đạt lai Lạt ma - một nhân vật phi thường.

(The Boston Globe - May 3, 2009)

 

 

Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp tại Sân vận động Gillette. Photo: John Tlumacki 

 

NAM HÀN: Lễ Phật Đản và Lễ Tắm Tượng tại chùa Wawoojongsa 

Seoul, Nam Hàn: Vào ngày 2 tháng Năm, hàng triệu Phật tử dành thời gian để đi mừng lễ Phật Đản.

Tại Chùa Wawoojongssa (ở thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi) nằm cách Seoul 48 km về phía nam, hàng trăm Phật tử cử hành lễ Phật Đản cùng các thành viên của các phái đoàn phái đoàn ngoại giao nước ngoài. Các vị đại diện này đến Hàn quốc vào dịp lễ Đức Phật thành đạo, gồm Đại sứ Myo Lwin của Liên bang Miến Điện và Đại sứ John Asitha Ivon Perera của Tích Lan và các thành viên gia đ́nh của họ.

Vào ngày lễ Phật Đản, Phật tử đến chùa để lễ Phật, tụng kinh và dự lễ tắm tượng Phật.

Lễ tắm tượng phản ảnh chuyện kể khi Đức Phật đản sinh, Ngài được tắm bằng nước mưa thơm ngát do một con rồng phun ra. Do đó ngày sinh của Ngài cũng được gọi là Lễ hội Tắm Phật.

Nước dùng cho lễ tắm tượng được pha nước hoa, và lễ thường diễn ra trong chùa hoặc trên phần đất thiêng ngoài trời.

Vị sư trụ tŕ dâng hương đầu tiên và đọc một bài kinh. Sau đó, các nhà sư c̣n lại dâng hương và hát bài Đạo ca Lễ Tắm. Rồi họ tưới vá nước hoa thơm lên tượng Đức Phật và rửa tượng bằng nước sạch.

Cuối buổi lễ, những người tham dự và tín đồ dùng một ít nước tắm tượng để rảy lên đầu của ḿnh.

(The Seoul Times - May 4, 2009)    

 

Tượng đầu của Đức Phật lớn nhất thế  giới tại chùa Wawoojongsa. Photo: The Seoul Times 

 

Trung quốc:  Dự án chống thấm nước các hang đá Vân Cương 

Thái Nguyên, Sơn Tây: Một chương tŕnh bảo tồn toàn diện đang tiến triển tốt dành cho các Hang đá Vân Cương, một cảnh quan Di sản Thế giới thuộc huyện Đại đồng, tỉnh Sơn Tây, Trung quốc.

Theo chương tŕnh này, một dự án chống thấm vừa được các cấp có thẩm quyền về bảo vệ di sản văn hoá tỉnh chấp thuận.

Dự án này nhằm thực hiện những nỗ lực chống rỉ nước cho các trần hang, kiểm soát nước thấm và bố trí các cách chống ngập nước mưa tại các ṿm cửa hang. Trong số 45 hang chính của Vân Cương th́ đă có 21 hang bị thấm nước.

Để ngăn nước mưa không ăn ṃn những tượng Phật trong các hang, một hệ thống thoát nước cải tiến đă được thiết lập.

Ngoài việc bị hao ṃn đi chủ yếu do nước thấm, các Hang đá Vân Cương c̣n bị bụi than đe doạ v́ chúng nằm trong khu vực than đá của Trung quốc.

Để giải quyết vấn đề này, vào năm 1998 các nhà máy gần đó phải dời đi, xe tải lưu thông phải đổi lộ tŕnh. Và từ đó đến nay 5 làng đă chuyển đi nơi khác và cây xanh được trồng xung quanh cảnh quan Vân Cương.

Các Hang đá Vân Cương có hơn 50.000 tượng Phật 1.500 năm tuổi, chiều cao mỗi tượng từ gần 1 mét đến 17 mét.

(China Daily - May 4, 2009)  

 

ĐỨC: Tịnh xá Bá Linh thu hút nhiều người phương Tây 

Bá Linh, Đức: Tịnh xá Bá Linh toạ lạc tại vùng ngoại ô Frohnau của thủ đô Bá Linh được học giả Phật giáo người Đức là Tiến sĩ Paul Dahlke xây vào năm 1924, là tịnh xá Nam tông cổ xưa nhất châu Âu.

Vào năm 1957, Hội Hoằng Pháp Đức quốc (GDS) đă mua tịnh xá, và kể từ năm ấy một ḍng tăng sĩ từ Tích Lan và các nước khác đă đến đây cư ngụ để truyền bá giáo pháp tại phương Tây.

Hiện nay, tịnh xá hàng ngày thu hút rất nhiều khách viếng thuộc nhiều thành phần: là du khách, là học sinh từ nội thành và ngoại ô Bá Linh, là giới tăng sĩ từ các giáo đoàn khác nhau từ hải ngoại và Bá Linh hoặc các thành viên của nhiều tổ chức xă hội, của các xưởng nghề về tôn giáo và cả các quan chức cao cấp từ các Bộ khác nhau của Đức. Họ đến với mong muốn thu thập được một sự hiểu biết cơ bản về Phật giáo và hành thiền.

Tịnh xá Bá Linh có một trong những thư viện Phật giáo hàng đầu châu Âu. Chương tŕnh thường xuyên của tịnh xá có chủ đề chính gồm các lớp tịnh thiền, giáo pháp và vào thứ Bảy có các buổi thảo luận, Chủ nhật có các cuộc thuyết pháp.

(Asian Tribune - May 4, 2009)    

 

 

Tịnh xá Bá Linh

Photo: Asian Tribune 

 

TRUNG QUỐC: Phát hiện các tranh Phật khắc trên vách đá 

Bốn tranh khắc vào vách đá h́nh ảnh Đức Phật được các nhà khảo cổ học t́m thấy tại một vùng xa ở Khu Tự trị Ninh Hạ, Trung quốc. Tranh lớn nhất cao 9 mét và rộng 7 mét. Các chuyên gia nói khám phá này toả ánh sáng mới về sự phát triển của Phật giáo ở Trung quốc.

Các tác phẩm khắc trên đá này nằm ở vùng núi Helan, nơi xưa kia có một lộ tŕnh nối Ninh Hạ với Nội Mông. Bên cạnh các tranh có khắc những câu chữ Phạn.

Các chuyên gia thuộc giới có thẩm quyền về di sản văn hoá địa phương kết luận rằng các tranh Phật này được khắc vào triều đại nhà Minh cách đây khoảng 400 năm.

Lịch sử tranh khắc trên đá ở Trung quốc có từ hơn 1000 năm trước, khi Phật giáo trở nên thịnh hành. Từ triều đại nhà Đường đến nhà Thanh, các tăng sĩ thường đi theo lộ tŕnh núi Helan để truyền bá đạo Phật vào Nội Mông. Họ dừng chân để lưu lại những tranh khắc nối tiếp này trong những cuộc hành tŕnh dài của ḿnh.

(CCTV.com - May 6, 2009)

 

 

Tranh Phật khắc trên vách đá tại Ninh Hạ, Trung quốc

Photo: CCTV International  

 

THÁI LAN: Tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế và Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc 2009 

Năm nay Lễ Phật Đản (Vesak/ Lễ Tam Hợp) tại Thái Lan nhằm ngày 8 tháng Năm. Do đó chính phủ Thái Lan tổ chức đồng thời Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 6 (từ ngày 4 đến ngày 6 tháng Năm) và Đại lễ Phật Đản Liên hiệp quốc, với sự cộng tác của trường Đại học Mahajulalongkornrajvitayalai (tại quận Wang Noi thuộc tỉnh Ayutthaya) và của Liên hiệp quốc.

Có 1.200 tăng sĩ từ 80 nước tham dự lễ hội. Sự kiện này được tổ chức tại giảng đường của trường đại học nói trên, là trường nổi tiếng như một trong những trung tâm Phật học thịnh hành nhất Thái Lan.

Một trong những chủ đề được đưa ra tại hội nghị là thực hiện những đạo lư Phật giáo vào giai đoạn khủng hoảng thế giới và t́m ra những giải đáp đối với các vấn đề về môi trường, kinh tế, chính trị và xă hội.

Đại biểu Liên hiệp quốc của Thái Lan là bà Preeyanuch Jariyavidyanont phát biểu: "Phật tử cần phải dùng định lực để giải quyết các vấn đề do tham vọng của con người gây nên, và việc chuyên tâm tu tập Tứ Diệu Đế có thể làm cho hoà b́nh đạt được hoà b́nh."

Thượng Toạ Phradhamakosajarn, Viện trưởng Phật học viện Chulongkorn và là chủ tịch Uỷ ban tổ chức Phật Đản Liên hiệp quốc nói: "Tất cả các cuộc khủng hoảng đều bắt nguồn từ sự thiếu đạo đức. Cần phải điều hành với sự liêm khiết và dựa vào nền tảng đạo lư của việc quản lư tốt v́ lợi ích của đất nước."

(Asia News - May 8, 2009)  

 

Quang cảnh lễ khai mạc Đại lễ Phật đản (Vesak) Liên hiệp quốc 2009 tại Thái Lan

Photo: Internet 

 

MĂ LAI Á: Rước đèn mừng lễ Phật Đản 

 Kuala Lumpur, Mă Lai Á: Phật tử trên toàn quốc đi chùa vào dịp lễ Phật Đản. Họ thắp đèn dầu, nhang, dâng hoa và được các nhà sư chúc phúc.

Có hơn 100.000 tín đồ Phật giáo đến viếng các ngôi chùa trong khu vực  Klang Valley. Tại Chùa Đại Tịnh xá ở Brickfields, các t́nh nguyện viên đă thắp trên 3.000 ngọn đèn và xếp đèn thành hàng dài tại lối vào Sảnh đường A Dục Vương tráng lệ.

Tại trung tâm thành phố thủ đô vào buổi tối c̣n có diễn hành đèn lồng và xe hoa, với 20 xe hoa chạy ṿng qua nhiều khu vực cho đến tận nửa đêm.

Tại thủ phủ Penang của bang Penang, hàng ngh́n tín đồ khởi động cuộc diễn hành xe hoa và đèn cầy trong ba giờ từ 6.30 tối. Họ cầm nén hương và vừa đi vừa hát những bài đạo ca, làm cho buổi lễ hàng năm này càng thêm trang trọng. Số lượng xe hoa năm nay tổng cộng 18 chiếc, do 34 tổ chức Phật giáo làm nên để tham gia cuộc diễn hành trên lộ tŕnh dài 7 km.

( The New Strait Times - May 10, 2009) 

 

 

Cùng mẹ thắp sáng những ngọn nến tại chùa

Photo: Syaharim Abidin 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Cộng đồng Phật tử tham gia Ngày Phật Đản Liên hiệp quốc 

Sydney, Úc Đại Lợi: Các chùa ở Úc Đại Lợi trở nên sinh động với những lễ mừng nhân Ngày Phật Đản Liên hiệp quốc.

Tại nước này có khoảng 420.000 Phật tử, đông nhất là tại bang New South Wales.

Vào thập niên 1970, đạo Phật bắt đầu trở nên thịnh hành tại Úc Đại Lợi, qua sự hiểu biết cao hơn của công chúng về tôn giáo này và số di dân từ châu Á tăng lên.

Theo truyền thống, Phật tử trên khắp thế giới mừng lễ Phật đản bằng việc đi chùa, phóng sinh côn trùng và chim thú, ăn chay và trang hoàng chùa chiền với cờ và đèn lồng nhiều màu sắc.

Năm nay, một trong những buổi lễ mừng Phật đản lớn nhất diễn ra tại Ṭa Thị chính Melbourne với chương tŕnh kịch và ca múa.

C̣n cộng đồng Phật tử tại Sydney mừng lễ Phật Đản với nghi lễ tưởng niệm Đức Phật và diễn hành với thức ăn và nến.

(Westender - May 10, 2009)

 

ẤN ĐỘ: Hội đồng Phật tử bang Manipur giúp những người hành hương 

Thủ phủ Imphal, bang Manipur: Cộng đồng Phật tử chỉ là thiểu số tại Ấn Độ dù đạo Phật bắt nguồn từ đất nước này. Ngược lại, Phật giáo là một tôn giáo chính tại nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á.

Là nơi đức Phật đản sinh và là xuất xứ của Phật giáo, nước Ấn Độ có nhiều ngôi chùa và Phật điện quan trọng.Và hàng năm có hàng ngh́n Phật tử hành hương từ các nước Đông Nam Á và Đông Á đến viếng các điện chùa này, nổi tiếng nhất trong số đó là Phật Đà Da.

Nhưng đa số người hành hương phải tốn kém rất nhiều, do họ phải đi bằng đường hàng không. Họ phải đi máy bay đến Kolkata (thủ phủ của bang Tây Bengal) trước khi tiếp tục đi đến các thánh địa bằng nhiều phương tiện vận chuyển.

V́ vậy, để tăng cường t́nh hữu nghị với các nước Đông Nam Á và đồng thời giúp những người hành hương trong việc tham quan các điện chùa ở Ấn Độ, Hội đồng Phật tử bang Manipur (BCM) đă bắt đầu những công việc chính yếu để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc hành hương của Phật tử nước ngoài qua Manipur.

BCM nói rơ rằng lộ tŕnh đường bộ qua thị xă Moreh và thủ phủ Imphal sẽ ít tốn kém hơn, do phần lớn các nước theo đạo Phật nằm gần kề với Manipur.

Và việc mở các xa lộ ở Manipur cũng sẽ được tiến hành để tạo mối quan hệ vững mạnh giữa bang này với các nước Đông Nam Á.

Ngành du lịch của Manipur nhờ đó cũng sẽ trở nên nổi tiếng.

BMC sẽ đề đạt sự việc với các cấp hữu trách tại Tân Đề Li để tạo thuận lợi cho những người hành hương qua Manipur.

(The Sangai Express - May 9, 2009)  

 

TRUNG QUỐC: Xá lợi ngón tay Đức Phật tại Bảo tháp cao nhất thế giới 

Tây An, Thiểm Tây: Xương ngón tay của Phật Tổ đă được an vị tại bảo tháp cao nhất thế giới (148 mét) ở Pháp Môn cổ tự.

Đại lễ an vị bắt đầu vào khoảng 10 giờ 20 sáng ngày 09 tháng 5 năm 2009. Xá lợi ngón giữa của bàn tay trái của Đức Thích Ca Mâu Ni được t́m thấy vào năm 1987 trong một đại sảnh 1000 năm tuổi dưới ḷng đất, cùng với 2000 di tích khác.

Theo những ghi chép về lịch sử, Xá lợi ngón tay Đức Phật đă được giữ trong một điện thờ dưới ḷng đất tại chùa Pháp Môn từ năm 874 vào triều đại nhà Đường, trước khi được chuyển ra vào năm 1987. Kể từ đó, chùa Pháp Môn trở thành một nơi linh thiêng đối với Phật tử từ khắp thế giới. Theo sở du lịch tỉnh th́ trong 20 năm qua đă có khoảng 10 triệu khách đến viếng ngôi chùa này.

Phải mất 4 năm để xây bảo tháp, và khoản chi phí là  trên 2 tỉ Nhân dân tệ (293 triệu USD), mà phần lớn là do các công ty thương mại và các tổ chức cúng dường.

Bảo tháp có kiến trúc theo h́nh dạng đôi bàn tay chắp lại của Đức Phật với các ngón hướng lên. Ở giữa "hai ḷng bàn tay" này là Phật điện, nơi an vị Xá lợi.

(en.cnwest.com - May 10, 2009)

 

Đại lễ an vị Xá lợi ngón tay Đức Phật tại chùa Pháp Môn

 

B́nh đựng Xá Lợi

 

 

Bảo tháp về đêm

Quang cảnh chùa Pháp Môn ở Thiểm Tây, Trung quốc

 

Bảo tháp cao nhất thế giới (148 mét)

 

Xá lợi ngón tay của Đức Phật giữa điện thờ trong bảo tháp

Photo: Xinhuanet & cnwest 

 

Gia Nă Đại: Bệ thờ nhiều tầng được tặng cho Viện bảo tàng Glenbow 

Tiến sĩ gốc Nhật là Leslie Kawamura sinh năm 1935 tại thị trấn Raymond, tỉnh bang Alberta, Gia Nă Đại. Ông là tăng sĩ trước khi trở thành giáo sư đại học về Phật học tại Calgary, thành phố lớn nhất của Alberta.

Khi chùa Raymond đóng cửa vào năm 2006, tiến sĩ Kawamura đă mua lại bệ thờ của chùa. Và sau hơn hai năm ǵn giữ, ông đă tặng bệ thờ cho Viện bảo tàng đặc khu Glenbow vào ngày 3 tháng 5 năm nay.

Đây là bệ thờ đầu tiên và lớn nhất tại miền Tây Gia Nă Đại. Bệ thờ có nhiều tầng này được làm tại Kyoto, Nhật Bản vào đầu thập niên 1930 và vào năm 1946 được cộng đồng người Nhật ở làng Royston, B.C (thuộc vùng Comox Valley của Đảo Vancouver) cúng dường cho chùa Raymond.

Bệ thờ được chính thức tiếp nhận vào một vị trí tĩnh lặng và biệt lập tại pḥng triển lăm Nghệ thuật châu Á của Viện bảo tàng Glenbow theo nghi thức Phật giáo, với sự tham dự của nhiều Phật tử đến từ miền nam tỉnh bang Alberta.

Tiến sĩ Kawamara nói: "Người của Viện bảo tàng đặc khu Glenbow thật là tuyệt vời khi tạo cho bệ thờ một nơi an vị sáng sủa và đẹp. Tôi sẽ đến viếng nơi này khi có thể, và mong rằng nhiều người khác cũng sẽ xem đây là một nơi để trầm tư mặc tưởng."

(Calgary Herald - May 10, 2009)

 

Raymond Buddhist Church shrine, 1976, Glenbow Archives NA-5720-26 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về vai tṛ của các ni cô vùng Hi Mă Lạp Sơn 

Dharamsala, Ấn Độ: Ngày 16 tháng 5 năm 2009, Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng các vị đại diện của Chính phủ Tây Tạng Lưu vong đă tham dự một nghi lễ để thánh hoá và khánh thành một hội trường mới của ni viện Jamyang Choling ở Gharoh, thị trấn Dharamsala, bang Himachal Pradesh. Đây là tu viện mà đa số các ni cô đến từ các vùng thuộc Hi Mă Lạp Sơn của Ấn Độ, Nepal và Bhutan.

Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu rằng: Phật giáo Tây Tạng vốn rất phát triển nhưng nay đang đối diện với một tương lai bất ổn tại Tây Tạng, và đă đến lúc các ni cô đến từ các vùng thuộc Hi Mă Lạp Sơn cũng đóng một vai tṛ quan trọng trong việc bảo tồn truyền thống tinh thần phong phú và độc đáo này. V́ vậy ngài luôn luôn nói rằng ngày nay nhân dân vùng Hi Mă Lạp Sơn có một trách nhiệm đặc biệt để bảo vệ và ǵn giữ truyền thống Phật giáo cổ xưa và phong phú, vốn được khắc sâu vào nền văn hoá Tây Tạng và Hi Mă Lạp Sơn.

 Khen ngợi những công tác của ni viện trong việc truyền đạt sự giáo dục tinh thần cho các ni cô vùng Hi Mă Lạp Sơn, Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích ni viện luôn phấn đấu v́ sự ưu việt của việc tu tập. Ngài tiếp tục nhấn mạnh rằng các tăng viện và ni viện cần phải tập trung chủ yếu vào chất lượng giáo dục và tu tập.

Ni viện Jamyang Choling tŕnh rằng một trong những nhiệm vụ chính của họ là "đào tạo các ni cô thành những người lănh đạo tinh thần, giáo viên, nhân viên và cố vấn cho cộng đồng tại các vùng xa của Hi Mă Lạp Sơn và nơi khác nếu có thể thực hiện được".

(Phayul - May 16, 2009)

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma làm chủ lễ thánh hoá Hội trường mới của Ni viện Jamyang Cholin

Photo: Tenzin Choejor/OHHDL 

 

ẤN ĐỘ: Triển lăm xá lợi của các vị Phật tại Darjeeling 

Theo kế hoạch, cuộc triển lăm xá lợi chư Phật dự kiến sẽ được tổ chức tại Tịnh Xá Già da Đại Bồ đề (ở thành phố Phật Đà Da thuộc quận Darjeering, bang Tây Begal).

Các xá lợi gồm xương của Đức Phật Tổ và hai môn đệ của Ngài là Xá Lợi Phất và Ma Ha Mục Kiền Liên, được bảo quản dưới sự bảo vệ của Hội Đại Bồ đề Ấn Độ.

Tổng thư kư Hội Đại Bồ đề Ấn Độ là D. Rewatha Thera cho biết: "Uỷ ban Pháp luân có trụ sở tại Darjeeling (nơi có rất đông Phật tử) đă làm việc với hội của chúng tôi về việc triển lăm các xá lợi tại Darjeeling. Chúng tôi sẽ quyết định về chương tŕnh này sau khi xem xét các cách bố trí về an ninh, v́ các xá lợi là vô giá và là bảo vật quốc gia."

Các xá lợi của đức Xá Lợi Phất và Ma Ha Mục Kiền Liên được nhà khảo cổ học người Anh là Alexander Cunningham t́m thấy vào năm 1851, khi ông đang khai quật Bảo tháp thứ ba tại khu Phật địa A Dục (có từ thế kỷ thứ ba trước Công nguyên) ở làng Sanchi thuộc bang Madhya Pradesh.

Các xá lợi được đưa về Anh quốc, bảo quản tại Viện bảo tàng Victoria & Albert ở Luân Đôn. Sau khi chính phủ Anh trao trả vào đầu năm 1947, và thủ tướng Ấn Độ thời đó là Jawaharlal Nehru chính thức trao các xá lợi cho Hội Đại Bồ Đề ǵn giữ.

Hội Đại Bồ đề cho biết họ và Uỷ ban Pháp luân dự kiến tố chức triển lăm xá lợi vào ngày 25 và 26 tháng 7, sau cuộc họp cho quyết định cuối cùng vào ngày 30 tháng 6.

(The Hindu - May 16, 2009)

 

Đông Nam Á:  Du lịch trực quan qua "Con đường Giáo hoá" của Phật giáo 

Borobudur, Indonesia: Theo Bản Tuyên bố Borobudur 2006, sáu nước kư kết gồm Indonesia, Thái Lan, Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam đă thoả thuận hợp tác trong một chương tŕnh hành động để giữ ǵn và phát triển du lịch văn hoá trực quan qua một Con đường Giáo hoá. Theo đó, các cảnh quan di sản Phật giáo tọa lạc tại sáu nước ASEAN này được nối kết lại.

Năm nay, cuộc họp thường niên lần thứ ba về Bản Tuyên bố Borobudur diễn ra vào dịp lễ Phật Đản, được tổ chức tại khuôn viên ngôi chùa cổ Borobudur với sự tham dự của hàng ngh́n người hành hương và quan khách.

Bộ trưởng bộ Du lịch của Tích Lan cũng được mời dự cuộc họp này với tư cách bộ trưởng và theo chuyên môn. Nước Tích Lan sẽ hướng đến việc khởi động việc liên kết các cảnh quan di sản Phật giáo của ḿnh để trở thành cầu nối giữa Nam Á và Đông Á trong việc phát triển du lịch văn hoá Phật giáo và các cuộc hành hương.

Vào đêm Phật Đản, một chương tŕnh văn hoá được tổ chức với chủ đề minh hoạ lời Phật dạy. Một phần của chương tŕnh là các tiết mục múa do các vũ đoàn từ sáu nước kư kết tŕnh diễn, với các điệu múa truyền thống minh hoạ lời dạy của Đức Phật.

(Asiantribune.com - May 20, 2009)  

 

BHUTAN: Đưa Phật giáo vào chương tŕnh đại học 

Thimphu, Bhutan: Trường Đại học Hoàng gia Bhutan (RUB) hợp tác với hội đồng tu viện trung ương sẽ đưa Phật giáo vào chương tŕnh giảng dạy tại các trường đại học v́ xét thấy đây là điều cần thiết tại một đất nước có nền văn háo Phật giáo của họ.

RUB cũng đang hướng đến việc thiết lập mối quan hệ hợp tác với trường Đại học Naropa có trụ sở tại Hoa Kỳ. Hai trường đại học này đă thảo luận về khả năng đưa các chương tŕnh thử nghiệm giảng dạy theo nền tảng Phật giáo cho các giảng viên của trường Đại học Giáo dục Samtse của thị trấn Samtse.

Phó viện trưởng danh dự của RUB là ông Pema Thinley nói: "Nếu có hiệu quả, chúng tôi sẽ cụ thể hoá chương tŕnh này và đưa nó vào các trường đại học được lựa chọn".

Ông Gyembo, đại diện của Hội đồng tu viện trung ương nói rằng những chương tŕnh như vậy sẽ giúp ích cho thanh niên v́ họ sẽ hiểu được họ học hành những điều ǵ, và hội đồng tu viện trung ương sẽ kết hợp chặt chẽ với RUB để mang những chương tŕnh này đến với giới trẻ trong nay mai.

(PTI - May 21, 2009) 

 

Mă Lai Á: Nhạc kịch Thái tử Tất Đạt Đa 

Petaling, Mă Lai Á: Nhạc kịch với tên ban đầu là "Tất Đạt Đa" do đoàn Những Tác phẩm Nhạc kịch (MOSP) thực hiện, được diễn lần đầu tiên  vào tháng 10 năm 1999 tại Sân vận động trong nhà ở khu ngoại ô Bukit Jalil Putra của Kuala Lumpur. Ba ngày diễn rất thành công của nhạc kịch tại đây đă thu hút hơn 18.000 khán giả.

Sau đó đoàn tiếp tục tŕnh diễn tại Tân Gia Ba (2000) và diễn lại tại Kuala Lupur (2002), Nam Phi (2004) và Indonesia (2007).

Năm nay, nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, đoàn MOSP đă tái ngộ cùng công chúng với  nhạc kịch mang tên mới là "Nhạc kịch Thái tử Tất Đạt Đa", gồm 4 phần. Đoàn có lịch tŕnh diễn từ ngày 22 đến 31 tháng 5 tại nhà hát Cung Văn hoá, Kuala Lumpur.

Chủ đề chính của nhạc kịch là giáo lư của đạo Phật, nhưng không đề cập quá nhiều về tôn giáo.

Nhạc kịch do đạo diễn Ho Lin Huay viết và dàn dựng theo lối thuật sự Đông phương và phong cách Broadway. Riêng phần cuối là "Báu vật của Tây Tạng" đă đạt được nhiều giải thưởng trong thể loại Nhạc kịch sáng tạo mới tại liên hoan Giải thưởng Nghệ thuật Boh Cameronian Hàng năm lần thứ bảy.

(The Star - May 22, 2009) 

 

Một cảnh trong Nhạc kịch Thái tử Tất Đạt Đa

Photo: The Star 

 

TÍCH LAN: Trung tâm Phật giáo mới tại Keleththewa 

Kandy, Tích Lan: Trung tâm Phật giáo Quốc tế Keleththewa Samadhi trên trục đường chính giữa hai thành phố Anuradhapura và Kandy sẽ được khánh thành vào lúc 2 giờ chiều ngày 31 tháng 5 năm 2009.

Trung tâm này là ư tưởng của Thượng toạ trưởng lăo Rambukwella Gnanaseeha: Trên đường đến Anuradhapura, ông chợt nghĩ đến sự cần thiết phải có một nơi thuận lợi để tăng sĩ có thể nghỉ ngơi khi đi qua con đường dài này.

Thượng toạ đă quyết định t́m phương tiện để xây dựng một trung tâm Phật giáo như vậy nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của tăng sĩ đi lại trên tuyến đường này. Và ông đă mua một phần đất rộng 5.500 mét vuông để xây một trung tâm Phật giáo 3 tầng, gồm một tịnh xá và một khu trú pḥng có đầy đủ đồ đạc, có thể dễ dàng tiếp nhận khoảng 1.000 tăng sĩ cùng một lúc.

Trung tâm được trang trí với những bức bích hoạ và tượng theo phong cách chùa chiền của Trung quốc, Cam Bốt và Tân Gia Ba.

Thượng toạ Gnanaseeha cũng dự định dùng trung tâm Phật giáo này làm nơi dạy văn hoá Phật giáo, Anh văn và vi tính cho học viên ở Anuradhapura.

(Lanka Daily News - May 26, 2009) 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Viện bảo tàng Luân Đôn triển lăm ảnh "Cuộc hành hương của những Nhiếp ảnh gia" 

Luân Đôn, Vương quốc Anh: Viện bảo tàng Victoria & Albert tổ chức một cuộc triển lăm "Cuộc hành hương của những Nhiếp ảnh gia: Khám phá các Cảnh quan Phật giáo" kéo dài cho đến ngày 21 tháng 6 năm 2009 tại pḥng 17a và 18a.

Đây là những ảnh có tông màu nâu sẫm, được chụp vào những thập niên cuối thế kỷ 19 với chủ đề nét đẹp của các cảnh quan Phật giáo: sự kỳ thú về lịch sử và kiến trúc của các hang động cổ được khoét trong vách đá, những tác phẩm điêu khắc đồ sộ, những bảo tháp xây bằng gạch và những tu viện bằng gỗ. Nổi bật là các ảnh chụp của nhóm Bộ ba Linneaus ở Miến Điện, Joseph Lawton ở Tích Lan và Longmen ở Trung quốc và Nhật Bản .

Số ảnh chụp đă ghi lại những cảnh hoang phế thật đẹp tại những vùng xa xôi và những nét lạ thường của những cảnh quan Phật giáo quen thuộc, tạo nên những h́nh ảnh đầy ấn tượng về thẩm mỹ. Đồng thời chúng đóng một vai tṛ quan trọng về mặt tư liệu, cho thấy những công tŕnh trước khi được tu sửa và ghi h́nh những công tŕnh mà ngày nay không c̣n tồn tại nữa.

Khi những ảnh này được chụp vào cuối thế kỷ 19, chúng được đánh giá cao ở đặc trưng hiện thực về kiến trúc. Chúng giúp cho các học giả nghiên cứu, phân loại và viết về các ảnh quan Phật giáo được toàn diện hơn.

(Huliq.com - May 26, 2009)