TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 7.2009

 

CAM BỐT: Hoa lài dâng cúng Phật

 

Với mùi hương thơm ngát và những cánh hoa màu trắng sữa óng ả và tinh khiết, hoa lài được Phật tử Cam Bốt dùng để cúng Phật.

Có khoảng 14 triệu người Cam Bốt theo đạo Phật, chiếm 95,6 % dân số. V́ vậy có một nhu cầu đều đặn về sản phẩm với giá vừa phải từ hoa lài này.

Hàng năm, mùa thu hoạch hoa lài chính là vào tháng Sáu.

Hoa được làm thành hai dạng sản phẩm: Người ta dùng cọng lá dừa để kết hoa thành từng xâu, hoặc làm thành những lẵng hoa để quàng lên cổ của tượng Phật.

Ngoài việc dùng làm lễ vật cúng Phật, hoa lài c̣n được dùng để trang hoàng trong chùa chiền, lễ hội, ngày lễ, tiệc sinh nhật và đám cưới. Các nhà sư cũng thêm hoa lài vào nước thơm dùng để cầu phúc.

Phật giáo Nguyên Thuỷ bắt đầu được truyền bá tại Cam Bốt cách đây 9 thế kỷ nhưng đă bị thủ tiêu trong suốt thời kỳ chế độ chuyên chế Pon Pot. Và ngày nay đạo Phật là tôn giáo chính của đất nước này, cũng như tại các nước Lào, Miến Điện, Tích Lan và Thái Lan.

(Human Flower Project - July 10, 2009)

 

 

Bangladesh: Phát triển du lịch mạng mạch Phật giáo với Ấn Độ và Nepal

 

Bangladesh muốn phát triển một mạng mạch du lịch Phật giáo chung với  Ấn Độ và Nepal để quảng bá tu viện Paharpur của mạng, một trong những tu viện lớn nhất tại tiểu lục địa Ấn Độ.

Tổng Thư kư Hiệp hội Du lịch Bangladesh là bà Samena Begum nói: "Việc này đă được đề cập tại một cuộc họp của BIMSTEC (*) , và đă có một đề nghị về việc lập ra một con đường di sản để quảng bá du lịch mạng mạch Phật giáo liên quan đến Bangladesh, Ấn Độ và Nepal". Bà nói tại tây bắc Bangladesh có Tịnh xá Somapura, một cảnh quan di sản thế giới, là một tu viện Phật giáo có từ cuối thế kỷ thứ 8 toạ lạc ở phía nam rặng Hi Mă Lạp Sơn, trên đường đến Paharpur. Tu viện được xây theo h́nh tứ giác với mỗi cạnh là 218 mét và gồm có 177 pḥng, nằm sâu trong vùng thôn quê có những cánh đồng xanh tươi và làng mạc thật đẹp của Bangladesh.

(ABN - July 12, 2009)

 _________

 

(*) BIMSTEC:  Tổ chức quốc tế Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật Đa Khu vực, gồm 7 nước thành viên là Bangladesh, Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan, Bhutan và Nepal.

 

 

TRUNG QUỐC: Ngũ Đài Sơn trong sự phục hưng của Phật giáo

 

Sau những thập kỷ bị cấm đoán, Phật giáo đang phục hưng tại Trung quốc.

Điều này được minh chứng rơ ràng hơn cả tại Ngũ Đài Sơn (cách Bắc Kinh 300 km về phía tây nam), là ngọn núi quan trọng nhất trong 4 ngọn núi linh thiêng của Trung quốc.

Vào thời kỳ Cách mạng Văn hoá 1966 - 1976, tôn giáo bị cấm đoán khắp nơi, tu sĩ bị khủng bố và nhiều tự viện bị phá huỷ. Nhưng qua 30 năm mở cửa và đổi mới, nhà nước Trung quốc đă cho phép tôn giáo được phát triển.

Vào cuối tháng Sáu năm nay, Ngũ Đài Sơn được UNESCO xếp hạng là một Cảnh quan Di sản Thế giới. Đây là một động thái được mong chờ là sẽ mang đến nhiều khách tham quan hơn cho Ngũ Đài Sơn, là thánh địa lưu giữ một số bản thảo Phật giáo cổ xưa nhất.

Hiện thời tại đây có 53 ngôi chùa đang có tăng ni tu học, c̣n những phế tích của hơn 150 chùa khác th́ nằm rải rác quanh các sườn núi hoặc nằm lẻ loi trên các đỉnh núi xa.

Những chùa cổ xưa nhất ở Ngũ Đài Sơn có từ thế kỷ thứ nhất khi đạo Phật từ Ấn Độ đến Trung quốc lần đầu tiên.

(The Pennisula on Line - July 14, 2009)

 

 

HOA KỲ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng Iowa vào năm 2010

 

Des Moines, Iowa: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến trường Đại học Bắc Iowa (UNI) vào ngày 18 - 5 - 2010 để chia sẻ những quan điểm của Ngài về đề tài giáo dục trong một xă hội toàn cầu.

Đây là chuyến đi đầu tiên của Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Iowa, và là một phần của cuộc viếng thăm nhiều nơi hơn nữa của Ngài tại Hoa Kỳ.

UNI là một trong khoảng 15 trường đại học của Hoa Kỳ hoạt động với Quỹ Tây Tạng để cấp học bổng cho sinh viên Tây Tạng. Quỹ này giúp người Tây Tạng cải thiện cuộc sống và ǵn giữ tính đồng nhất về văn hoá, tôn giáo và quốc gia của họ.

Sau khi theo học về thể chế giáo dục, họ sẽ trở về Ấn Độ và làm việc cho các cộng đồng Tây Tạng như tại khu tị nạn của người Tây Tạng, chính phủ lưu vong Tây Tạng hoặc bất cứ dịch vụ cộng đồng Tây Tạng nào.

UNI đă mời Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 2007 và Ngài đă nhận lời vào mùa hè năm ngoái. Chuyến thăm Iowa của Ngài sẽ gồm một cuộc thuyết giảng và một nghi lễ đa tín ngưỡng.

(Associated Press - July 14, 2009)

 

 

NAM HÀN: Những cảnh quan Di sản Thế giới về Phật giáo

 

Trong số 8 Cảnh quan Di sản Thế giới của Nam Hàn, có 3 địa điểm thuộc di tích Phật giáo là:

1- Hang động Seokguram và Chùa Bulguksa

Seokguram là một đền thờ nhỏ nhưng thật nguy nga tượng trưng cho triết học và mỹ học Phật giáo. Hướng ra Biển Đông xa cách những rặng núi ở cực nam Bán đảo Triều Tiên, kiến trúc Seokguram đẹp uy nghi này là một minh chứng đáng tự hào cho truyền thống điêu khắc Phật giáo cổ điển của Triều Tiên. Ngôi chùa Bulguksa trong hang động là một kiến trúc của vẻ đẹp tôn vinh tín ngưỡng, khoa học và mỹ thuật.

2- Chùa Haeinsa và Tàng kinh các Janggyeong

Tàng kinh các Janggyeong tại chùa Haeinsa có hai đại sảnh, là nơi lưu giữ Bộ Kinh Tam Tạng Triều Tiên gồm 81.258 bản in khắc gỗ và những bản dịch kinh sách Phật giáo vào Triều đại Goryeo (918- 1392). Với hơn 52 triệu chữ Hán được dịch chính xác, đây là bộ kinh sách Phật giáo cổ xưa nhất và quan trọng nhất c̣n tồn tại trên thế giới ngày nay. Ngoài tầm quan trọng về tôn giáo, Bộ Kinh Tam Tạng được bảo quản trong điều kiện hoàn hảo này c̣n chứng minh cho những thành tựu nổi bật của người Triều Tiên thời trung cổ trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật chuyên môn, nhất là in ấn và xuất bản.

3- Khu di tích lịch sử Gyeongju gồm một tập hợp đáng kể những khuôn mẫu nổi bật của nghệ thuật Phật giáo Triều Tiên, trong dạng tác phẩm điêu khắc, chạm nổi, chùa chiền, và di tích các chùa và lâu đài. Gyeongju và môi trường xung quanh c̣n lưu giữ các dấu vết của Vương quốc Tân La. Trung tâm của thành phố và các khu ngoại ô có nhiều mộ của hoàng gia và các di tích Phật giáo vốn bảo tồn được tuyệt đỉnh của nghệ thuật và văn hoá.

(Korean National Heritage Online - July 15, 2009)

 

NHẬT BẢN: Những tượng Phật Khổng lồ nổi tiếng 

Phật giáo là một trong những tôn giáo chính tại Nhật Bản từ hơn 1.000 năm, và điều này hẳn không thể chỉ nói vắn tắt trong vài từ. Tuy nhiên, khi đứng trước một trong những tượng Phật Khổng lồ (Phật Lớn) của Nhật Bản, ta mới có thể cảm nhận được đạo Phật ảnh hưởng lớn đến nền văn hoá của đất nước này đến thế nào.

Những tượng Phật Lớn của Nhật có nhiều phong thái được kết hợp nên, ở bên trong điện hoặc ngoài trời, có tư thế ngồi hoặc đứng. Vật liệu để xây dựng tượng thường là kim loại, nhưng cũng có một số tượng được tạo tác từ những vật liệu khác như gỗ hoặc đá. Tất cả đều rất đồ sộ.

Nổi tiếng nhất là tượng Phật khổng lồ đă hơn 1.200 năm tuổi tại Chùa Todaiji ở tỉnh Nara, cách nam Kyoto khoảng một giờ đi bằng xe lửa. Đây là tượng Phật ở tư thế ngồi, cao gần 15 mét, được xếp vào danh sách là một trong những Di tích Lịch sử của cảnh quan Di sản Thế giới thuộc Nara Cổ đại.

Tượng Phật khổng lồ nổi tiếng thứ nh́ là tượng Phật ngồi cao hơn 13 mét, bên ngoài ngôi chùa Kotokuin ở tỉnh Kamakura, cách nam Tokyo khoảng một giờ hành tŕnh bằng hoả xa.

Ngoài ra c̣n có những tượng Phật lớn khác tại Nhật Bản, có kích thước, năm tuổi và tư thế rất khác nhau.

Một tượng Phật khổng lồ nổi tiếng gần đây là tượng Phật có tư thế đứng, ở Quận Ibaraki thuộc thành phố Ushiku (tỉnh Ibaraki), cách nam Tokyo khoảng một giờ đi bằng xe lửa. Tượng này cao khoảng 120 mét, gần gấp ba lần chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do ở thành phố New York.

(Examiner.com - June 27, 2009)  

 

Tượng Phật Lớn cao gần 15 mét tại chùa Todaiji, tỉnh Nara

Photo: Joshua Williams

 

 

Tượng Phật Lớn cao hơn 13 mét tại chùa Kotokuin, tỉnh Kamakura

Photo: Joshua Williams

 

 

Tượng Phật Khổng lồ cao khoảng 120 mét tại thành phố Ushiku, tỉnh Ibaraki

Photo: wikipedia.org/aerogoat 

 

TRUNG QUỐC: Các tăng sĩ Trung quốc được đào tạo Anh ngữ chuẩn tại Đại học Thượng Hải  

Thượng Hải, Trung quốc: Một nhóm nhà sư Trung quốc, phần lớn có bằng cử nhân và kể cả bằng cao học, đă tốt nghiệp khoá đào tạo 8 tháng môn Anh ngữ tại trường Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (SISU) vào ngày 26 - 6 - 2009.

Tất cả 22 tăng sĩ này đến từ các tu viện tại Hoa lục. Họ đă học các kỹ năng Anh ngữ và tham dự các lớp Phật giáo bằng tiếng Anh. Đây là lần đầu tiên một trường đại học tại Trung quốc đào tạo ngoại ngữ quy chuẩn cho tăng sĩ.

Những giờ ngoại ngữ do các giảng viên của SISU dạy và những giờ Phật giáo học được giảng dạy bởi các giảng sư từ trung tâm nghiên cứu Phật giáo của Đại học Hương Cảng, c̣n học phí được Hội Phật giáo Thượng Hải tài trợ.

Các tăng sĩ này cũng đă phiên dịch cho Diễn đàn Phật giáo Thế giới vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm nay tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Giang Tô, Trung quốc) và Đài Bắc (Đài Loan).

(Tân Hoa Xă - June 28, 2009) 

 

THÁI LAN: Thành phố Pattaya cúng dường chư tăng miền Nam Thái Lan 

Pattaya, Thái Lan: Vào ngày 27 - 6 - 2009 tại thành phố du lịch Pattaya của tỉnh Chonburi, Phật tử quận Sattahip đă tham gia một nghi lễ đặc biệt để trao vật phẩm cúng dường đến 1.500 tăng sĩ của 226 ngôi chùa ở miền Nam Thái Lan. Nghi lễ này là một hành động để ủng hộ khu vực đă hứng chịu bạo lực từ 4 năm nay.

Buổi lễ được bảo trợ bởi các tổ chức khác nhau, gồm có căn cứ hải quân, chính quyền quận tự trị Sattahip, giáo hội Phật giáo Sattahip, hội Gulayamitr và hội Văn hoá và Môi trường tỉnh Chonburi. Vật phẩm cúng dường là lương khô, gạo, vật dụng cá nhân và tiền mặt.

Trung tướng Chỉ huy trưởng Hải quân là ông Sriwisut Ratharoon cho biết mục đích của lễ này là để bảo trợ 226 ngôi chùa tại các tỉnh cực nam của miền nam Thái Lan. Kể từ năm 2004, mức độ của bạo lực đă gia tăng, và dường như trước mắt không có giải pháp nào. Ông nói các hội đoàn của quận Sattahip sẽ nỗ lực giúp đỡ những người đang gánh chịu những tác động của sự xung đột.

(Pattaya Daily News - June 30, 2009) 

 

Lễ cúng dường chư tăng tại thành phố Pattaya, Thái Lan

Photo: Pattaya Daily News 

 

ẤN ĐỘ: Chính quyền bang Gujarat tài trợ cho hội nghị chuyên đề Phật giáo quốc tế 

Thành phố Vadodara, bang Gujarat: Các nhà khảo cổ học tại trường Đại học Đại đế Sayajirao (MSU) sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề quốc tế về di sản Phật giáo bang Gujarat vào tháng Giêng năm sau, với ngân sách 10 triệu Rupi (208.000 USD) do chính quyền bang cấp.

Mục đích của hội nghị là để tạo nên sự hiểu biết toàn cầu về các di tích Phật giáo tại Gujarat. Chính quyền bang cho biết rằng những học giả lỗi lạc của quốc gia và quốc tế sẽ được mời dự hội nghị, sẽ do MSU tổ chức với sự hợp tác của chính quyền.

Với một vai tṛ quan trọng trong việc tổ chức hội nghị, khoa khảo cổ học và lịch sử cổ đại của MSU đă bắt đầu đề ra những chi tiết của chương tŕnh.

Tiến sĩ khảo cổ học Krishnan K. nói rằng: "Các cuộc khai quật một bảo tháp Phật giáo được tiến hành gần đây tại thành phố Vadnagar (bang Gujarat) cũng cho thấy sự hiện hữu của đạo Phật. Đồng thời, bây giờ chúng ta đang cố t́m cách hướng sự ảnh hưởng của Phật giáo tại Gujarat lên bản đồ Phật giáo thế giới."

Chính quyền bang đang xác định những vùng có tiềm năng du lịch và muốn kết hợp những di tích có sự ảnh hưởng của Phật giáo vào đó. Từ thập niên 1960 đến nay, khoa khảo cổ và cổ sử  của MSU vẫn lưu giữ tro của Đức Phật vốn được khai quật tại di tích Devni Mori gần Shamalaji.

(Times of India - July 1, 2009) 

 

ẤN ĐỘ: Cuộc hành hương 400km qua Hi Mă Lạp Sơn  

Hàng trăm tăng sĩ đă kết thúc một cuộc hành tŕnh gian khổ dài 400 km đi bộ qua dăy Hi Mă Lạp Sơn. Cuộc hành hương xuất phát vào ngày 23 tháng Ba tại cao điểm Manali ở bang Himachal Pradesh, với mục đích gây quỹ cho giáo dục, y tế và môi trường trong khu vực này. Họ đă vượt qua năm đèo cao của dăy Hi Mă Lạp Sơn, trong đó có đèo ở độ cao chóng mặt.

"Thật vô cùng khó khăn, nhưng chúng tôi rất vui. Đôi khi chúng tôi phải trèo lên đến độ cao 5.000 mét trên mực nước biển, và đôi khi là 3.000 mét... Chúng tôi đă trải qua một thời gian khó nhọc nhưng chúng tôi rất vui," một tăng sĩ nói.

Tại điểm đến của họ ở vùng Ladakh (bang Jammu và Kashmir), nhóm hành hương đă được các nhà sư từ tu viện Hemis chào đón trong một nghi lễ chính thức.

(Telstra Big Pond News - July 3, 2009)

 

MĂ LAI Á: Ngôi chùa ngh́n tượng 

Ulu Tiram, Johor (Mă Lai Á): Chùa Pháp Dung Thiền Sư toạ lạc trên một địa điểm rộng 3 mẫu Anh, cách thành phố Ulu Tiram khoảng 2 km là nơi có hàng ngh́n tượng Phật cổ cũng như những tượng truyền thống bằng đá, gỗ và đồng.

Một nhà sưu tập ẩn danh người Tân Gia Ba, là một Phật tử thuần thành, đă hiến bộ sưu tập này cho chùa.

Trong số những di sản này c̣n có 500 tượng La Hán, một tượng rùa đá ngh́n năm tuổi, những tượng Bồ Đề Đạt Ma và Phật Quán Thế Âm. Bộ sưu tập phong phú như thế đă làm cho ngôi chùa trông như một cổ tự với thật nhiều di tích cổ đại.

Chùa Pháp Dung Thiền Sư bắt đầu xây vào năm 2001 và đến năm 2007 th́ công tŕnh kiến trúc cơ bản được hoàn tất. Sau đó chùa quyết định mở cửa để công chúng đến chiêm bái. Do được xây trong rừng cây nên chùa là một nơi trai tịnh thật hoàn hảo.

Ngoài các sảnh điện đă xây trong khuôn viên chùa, các công tŕnh c̣n lại như Sảnh đường Di tích Phật giáo, Sảnh đường Di tích Văn hoá và Đ́nh Bồ Đề Đạt Ma đang trong tiến tŕnh xây dựng.

(Guang Ming Daily - July 4, 2009)

 

 

Một số tác phẩm Phật giáo khắc đá tại chùa Pháp Dung Thiền Sư ở thành phố Ulu Tiram, bang Johor (MĂ Lai Á)

Photo: Guang Ming Daily 

 

A PHÚ HĂN: Những người phá ḿn bảo vệ cổ vật tôn giáo 

Bamiyan, A Phú Hăn: Trên đỉnh một ngọn đồi ở bang Bamiyan (miền trung A Phú Hăn) có một thành lũy của thế kỷ thứ 6 gọi là Shahr-i-Ghulghula. Theo các nhà khảo cổ học, đây là nơi cho thấy sự chuyển tiếp của các nền văn hoá Phật giáo sang Hồi giáo tại Trung Á. Nó là một trong 8 địa điểm trong vùng được UNESCO xếp hạng Di tích Văn hoá.

Khu thung lũng này đưa ra một thách thức đối với đội phá ḿn do lịch sử của nó, với những thương nhân qua Con đường Tơ lụa và những Phật tử từng khắc các tượng Phật khổng lồ mà về sau đă bị quân Taliban phá huỷ.

V́ vậy những người phá ḿn trên sườn của đồi này phải làm việc gấp đôi, như là những nhà khảo cổ nghiệp dư vậy. Thay v́ cho nổ ḿn trong đất, họ dùng quai kẹp chất nổ để nới nhẹ chúng ra. Và họ cũng dành nhiều thời gian như thế để đào xới những mảnh đồ gốm hoặc nữ trang đă gỉ.

Thông thường một người phá ḿn có thể phát quang khoảng 2 mét vuông một ngày, nhưng tại đây việc ḍ t́m chậm hơn v́ những đồ tạo tác kích hoạt các máy ḍ. Công việc có thể ngưng ngay khi họ phát hiện một mảnh gốm, và các nhà khảo cổ sẽ được mời đến. Đến tháng 10 năm nay, họ phải phát quang khoảng 100.000 mét vuông.

(ABN - July 5, 2009)

 

ẤN ĐỘ: Người Tây Tạng làm lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 74 của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dharamsala 

Dharamshala, Ấn Độ: Ngày 6 tháng 7, người Tây Tạng sống lưu vong tại Dharamshala đă làm lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 74 của vị lănh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma. Hàng chục người Tây Tạng tề tựu tại chùa Tsugalgkhang và cầu nguyện cho vị lănh đạo của họ được trường thọ và an lạc.

Cùng ngày, Đức Đạt Lai Lạt Ma có mặt tại thành phố Delhi để tham dự một cuộc họp mặt khác, với các vị khách mời chính gồm cựu thủ tướng Ấn Độ Kalam và 6 nghị sĩ hùng biện đến từ Úc Đại Lợi. Tại đây diễn ra lễ chính thức mừng sinh nhật Ngài do Chính quyền Trung ương Tây Tạng tổ chức.

Ngài sinh năm 1935 tại Tây Tạng và khi lên hai tuổi, Ngài được công nhận là sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Hy vọng một ngày nào đó sẽ làm lễ kỷ niệm sinh nhật Đức Đạt Lai Lạt Ma tại thủ đô Lhasa của Tây Tạng, hàng ngh́n tăng ni và viên chức chính quyền lưu vong đă tham dự những buổi lễ mừng.

Có khoảng 134.000 người Tây Tạng sống lưu vong, đại đa số sống tại Ấn Độ hoặc Nepal, và có chưa đến một nửa số người này sinh tại quê hương của họ.

(ANI - July 6, 2009)

 

Tại Kathmandu, thủ đô của Nepal, các nhà sư Tây Tạng diễn hành mừng sinh nhật thứ 74 của Đức Đạt Lai Lạt Ma

(Photo: ANI) 

 

HOA KỲ: Lễ hội truyền thống Obon của Phật giáo Nhật Bản 

 Alameda, California (Hoa Kỳ): Chùa Alameda toạ lạc tại 2325 Đại lộ Pacific ở Quận Alameda sẽ mừng Lễ hội Obon hàng năm vào ngày 25 tháng 7. Ban nhạc Chidori ở San Jose sẽ đệm nhạc cho điệu múa Bon Odori của lễ hội, bắt đầu lúc 7 giờ tối. Ngoài ra c̣n có hàng ăn phúc thiện và cuộc đấu giá không lời lúc 4 giờ, với phần biểu diễn trống cái taiko lúc 5 giờ.

Lễ hội truyền thống Phật giáo Nhật Bản Obon là thời gian cầu siêu cho hương hồn tổ tiên, do người ta tin rằng linh hồn của tổ tiên họ trở về nhà họ để đoàn tụ với gia đ́nh trong dịp lễ này.

Và nhiều người trở về quê nhà vào lễ Obon v́ đây là một dịp đoàn tụ gia đ́nh quan trọng.

Nguyên thuỷ lễ hội Obon được tổ chức vào khoảng ngày rằm tháng bảy âm lịch. Nhưng tại Nhật Bản ngày nay, lễ hội diễn ra vào những thời điểm khác nhau theo mỗi vùng.

Phong tục phổ biến nhất của lễ hội là điệu múa dân gian Bon Odori để bày tỏ ḷng biết ơn tổ tiên. Điệu múa này khác nhau theo từng địa phương, thường do trống cái taiko giữ tiết tấu. Người ta mặc loại áo kimono mùa hè và đến tham dự vũ điệu Bon Odori trong khu vực, cùng múa quanh một sân khấu.

(Alameda Sun - July 9, 2009) 

 

ẤN ĐỘ: Bang Jammu và Kashmir phục hồi các di tích Phật giáo 

 Srinagar, Jammu và Kashmir: Trong một lời mời chào để thu hút thêm Phật tử hành hương, sở du lịch của Jammu và Kashmir được giao nhiệm vụ phục hồi các di tích Phật giáo tại bang.

Sở đă gửi một bản đồ đến Cục đo đạc địa h́nh về Khảo cổ học của Ấn Độ để đề nghị thiết lập những tiện nghi cơ bản tại  những di tích này.

Những nơi vẫn c̣n phế tích của các Phật viện như Parihaspora, Harwan và Kanispura-Ushkura được đưa vào kế hoạch khởi động du lịch hành hương của sở.

Ngoài sự quan trọng về lịch sử, ba di tích này c̣n giữ vai tṛ rất quan trọng và sự gắn bó mật thiết đối với Phật tử trên khắp thế giới.

Giám đốc Sở Du lịch bang Jammu và Kashmir là ông Farooq Shah nói: "Chúng tôi sẽ phát triển mạng mạch Phật giáo, bắt đầu từ Harwan, nơi đă tổ chức hội nghị Phật giáo quốc tế lần thứ hai. Tại di tích này vẫn c̣n một bảo tháp. Tương tự, tại Parihaspora vẫn c̣n một bảo tháp cũng rất nổi tiếng. Chương tŕnh của chúng tôi là sẽ phát triển toàn bộ mạng mạch của ngành du lịch Phật giáo".

(Sindh Today - July 10, 2009)