TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 01.2010

 

ẤN ĐỘ: Chư tăng tuyệt thực để yêu cầu quyền được quản lư chùa Đại Bồ Đề ở Phật Đà Da

 

Phật Đà Da, Bihar - Ngày 1 - 1 -2010, một nhóm tăng sĩ bắt đầu tuyệt thực để yêu cầu quyền được quản lư chùa Đại Bồ Đề 1.500 năm tuổi tại Phật Đà Da.

Trước đó, vào ngày 29 - 12 - 2009, lănh tụ Đảng Lok Janshakti (LJP) là Ram Vilas Paswan đă ủng hộ cuộc tuyệt thực và t́m sự sửa đổi một đạo luật liên quan đến chùa này.

Ông Paswan nói: "LJP sẽ tranh đấu cho quyền quản lư của Phật giáo đối với chùa Đại Bồ Đề và để bảo đảm một sự sửa đổi trong đạo luật đó".

Cuộc tuyệt thực diễn ra gần văn pḥng của uỷ ban quản lư ngôi chùa tại Phật Đà Da. Một trong số các tăng sĩ tuyệt thực nói rằng nhiều nhà sư từ ngoại quốc cũng sẽ gia nhập vào cuộc đấu tranh của họ.

Hai thành viên của Uỷ ban Thiểu số Quốc gia đă đến thăm Phật Đà Da. Họ nói có thể họ sẽ gặp thống đốc bang Bihar để thảo luận về yêu cầu sửa đổi Đạo luật Quản lư Chùa Đại Bồ Đề năm 1949. Theo đạo luật này th́ Uỷ ban Quản lư Chùa ở Phật Đà Da có nhiệm kỳ 3 năm, gồm 4 thành viên Phật giáo và 4 thành viên Ấn Độ giáo, với quan toà của quận Gaya giữ chức chủ tịch.

(New Delhi News.Net - January 2, 2010)

 

 

THÁI LAN: Đông đảo Phật tử mừng Năm Mới tại các chùa

 

Lễ mừng năm mới và đếm ngược diễn ra trên khắp Vương quốc Thái Lan mà không xảy ra các vụ tấn công hoặc sự cố nào như đă lo ngại.

Hai sự kiện chính ở bên ngoài khu mua sắm Central World của Bangkok và tại thành phố Pattaya đă kéo dài nhiều giờ sau nửa đêm.

Đây là lần thứ hai các chùa tổ chức đếm ngược đến Năm Mới theo cách khác với truyền thống, và đă cho thấy thậm chí cách này c̣n được người Thái trên toàn quốc biết đến nhiều hơn so với lần đầu năm ngoái.

Thay v́ đếm ngược, những bài kinh đă được chư tăng và Phật tử tụng niệm trong khi đồng hồ tích tắc hướng đến Phật lịch 2553.

Bắt đầu từ tối khuya, Phật tử già trẻ cùng tập trung đông đúc ở các chùa lớn nhỏ tại Bangkok và nội địa.

Các lễ dâng tặng vật phẩm lớn được tổ chức tại nhiều tỉnh vào sáng hôm sau, gồm cả một hoạt động chính thức tại quảng trường Sanam Luang ở Bangkok. Tại Nan, những lính canh và tù nhân ở nhà tù tỉnh đă cúng dường cho 9 nhà sư, với phần vật phẩm của các tù nhân do thân nhân của họ trao tặng.

(The Nation - January 2, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng Phật Đà Da từ ngày 5 đến 8 - 1 - 2010

 

Phật Đà Da, Bihar - Vị lănh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, thuyết pháp  từ ngày 5 đến 8 - 1 tại Phật Đà Da. Tại đây có chùa Đại Bồ Đề 1.500 năm tuổi là Phật điện linh thiêng nhất, nơi Đức Phật giác ngộ cách đây 2.550 năm.

Các buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma được phát thanh qua mạng bằng tiếng Anh, Tây Tạng và Nhật bản. Riêng phần tiếng Tây Tạng được phát trực tiếp.

Các chủ đề thuyết pháp của Ngài gồm 'Tán về Siêu việt' của Nagarjuna, 'Đạo Đăng dẫn đến Giác ngộ' của Atisha, 'Tâm An Lạc' của Longchen Rinpoche và 'Lược thuật về Các giai đoạn dẫn đến Giác Ngộ' của Tsongkhapa.

Dự kiến có trên 50.000 người từ khắp thế giới tập trung tại khu Pháp Luân của Phật Đà Da để nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng.

Hàng ngh́n người Tây Tạng từ khắp Ấn Độ đă đến đây để tham dự các buổi thuyết pháp của Ngài. Một cảnh sát địa phương nói rằng Phật Đà Da đă biến thành một tiểu -Tây Tạng với sự tập trung đông đảo của những người dân nước này.

(Punjab News - January 4, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Phục hồi 2 văn bản quan trọng của Phật giáo

 

Các học giả từ khắp châu Á sẽ tụ hội tại New Delhi để phục hồi 2 văn bản quan trọng của Phật giáo. Đó là bản Đại Vân Luân Thỉnh Vũ Kinh và một bài thiền định được chép tay bởi Kumarajva, là người đă thúc đẩy sự truyền bá đạo Phật tại Trung quốc qua những bài dịch về các văn bản Phật giáo.

Các học giả sẽ dịch bản kinh và thiền định này sang tiếng Anh để người Ấn Độ có thể đọc được.

Hai văn bản này đầu tiên được viết bằng tiếng Phạn, và khi Phật giáo truyền bá khắp châu Á th́ được dịch sang tiếng Trung quốc, Tây Tạng và Nhật Bản. Nhưng hiện nay bản gốc chữ Phạn đă bị mất, chỉ c̣n lại những bản dịch.

Tiến sĩ Sankarnarayan, chủ nhiệm của Trung tâm Phật giáo K J Somaiya vốn đang cộng tác cùng các dự án này nói rằng: Bằng cách dịch sang tiếng Anh và xuất bản chúng, sẽ có nhiều người hơn có thể hiểu được nguồn gốc của đạo Phật.

Các học giả từ trường Đại học Benaras Hindu và Kushu Ryukoku ở Nhật Bản sẽ tham gia dự án được khởi động từ năm ngoái này.

Các văn bản Phật giáo đang được dịch sang tiếng Anh từ khắp nơi trên thế giới.

Và 2 văn bản nói trên rất thích hợp với thế giới ngày nay. Ví dụ như Đại Vân Luân Thỉnh Vũ Kinh đă được tụng niệm khi xảy ra nạn đói tại Kanchipuram ở nam Ấn Độ.

(Top News - January 4, 2010)

 

 

BHUTAN: Nhà t́nh thương dành cho chó lạc chủ ở Trashigang

 

Sau nhiều nỗ lực, việc xây dựng một nơi trú ngụ cho chó cuối cùng cũng sẽ hoàn tất tại thị trấn Trashigang, đông Bhutan.

Nằm tại Satsalu cách thị trấn 1 km, chỗ trú ngụ này được một trung tâm Phật viện tại Hồng Công và những đệ tử của Zorey Rinpoche tài trợ. Ư tưởng được khởi phát sau khi các đệ tử từ Hồng Công đến viếng Trashigang và nhận thấy nhiều con chó lạc chủ đang lang thang khắp nơi trong vùng mà không có thức ăn và chỗ trú thích hợp, người quản lư dự án là Karma Rabjur nói. Họ đă xây chỗ trú ngụ này v́ ḷng trắc ẩn - ông nói thêm - và nơi này cũng được đặt tên là ngôi nhà Karuna. Theo tiếng Phạn, Karuna có nghĩa là ḷng trắc ẩn, t́nh thương.

Nhà được xây với chi phí khoảng 3 triệu ngultrums (tiền Bhutan), với 12 pḥng có song sắt để ngăn cách những con chó nhỏ khỏi những con chó hung hăng. Sẽ có một pḥng khám để chữa trị cho chó bệnh,

kho tạm và chỗ ở của nhân viên. Người ta cũng đang nối một nguồn nước liên tục được dẫn từ tận làng Samkhar đến chỗ trú này.

Ngôi nhà có thể chứa được khoảng 500 con chó. Khi việc xây dựng hoàn thành, những con chó lạc chủ từ các thị trấn như Kanglung và Rangjung cũng sẽ được đem về Nhà T́nh thương cùng với những con ở Trashigang.

(Kuensel Newspaper - January 5, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma cầu nguyện cho Hoà b́nh Thế giới tại Phật Đà Da

 

Dharamshala, Ấn Độ - Vào ngày 5 - 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă cầu nguyện cho hoà b́nh thế giới tại Phật Đà Da, nơi có hơn 50.000 người tập trung để nghe Ngài thuyết pháp.

Đây cũng là ngày đầu tiên của 5 ngày thuyết pháp của Ngài tại đây.

Có khoảng 1.600 người Tây Tạng đến từ Tây Tạng để nghe Đức

Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp, và để hành hương đến Phật Đà Da, nơi Đức Phật giác ngộ cách đây 2.500 năm.

Khoảng 450 người Trung quốc và 3.000 Phật tử từ Bhutan và các vùng khác của Hi Mă Lạp Sơn cùng tham dự sự kiện này.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài cảm thấy tự hào khi mô tả Phật giáo Tây Tạng như là một truyền thống thuần tuư của Na Lan Đà, được ghi nhận như một trong những trung tâm Phật học lớn đầu tiên ở Ấn Độ cổ đại.

Phát biểu trước đông đảo tăng ni Tây Tạng tại Phật Đà Da, Ngài nói cộng đồng tu sĩ Tây Tạng là những người có trách nhiệm bảo vệ, ǵn giữ và phát huy truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

Ngài nói cộng đồng tự viện Tây Tạng phải nỗ lực hơn trong việc truyền bá Phật giáo Tây Tạng bằng cách ǵn giữ như một tài sản của toàn cầu.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đặc biệt nhấn mạnh rằng cộng đồng Phật viện Tây Tạng phải tuân thủ nghiêm các giới luật . Ngài nói thật xấu hổ và không thích hợp khi thấy các tăng sĩ có vợ con. (TibetCustom.com - January 6, 2010)

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu loạt thuyết pháp trong 5 ngày tại Phật Đà Da - Photo: Văn pḥng của Đức Đạt Lai Lạt Ma 

 

 

TÍCH LAN: Bộ sách Bách khoa Phật giáo đầu tiên bằng Anh ngữ

 

Tiến sĩ W.G.Weeraratne, Tổng Biên tập của Sách Bách khoa thông tin về Phật giáo Quốc tế đầu tiên bằng tiếng Anh, cho biết bộ sách này đă hoàn thành.

Dự án Sách Bách khoa Phật giáo được Chính phủ Tích Lan phát động vào năm 1955 nhân kỷ niệm Phật lịch 2.500, dưới sự chỉ đạo của người khởi xướng là Tổng Biên Tập, Giáo sư Emeritus G.P. Malalasekera. Bộ sách sẽ được hoàn tất trước cuối năm 2010.

Sách Bách khoa Phật giáo bao gồm một lĩnh vực rộng lớn về các học thuyết và triết học, văn hoá, văn học Phật giáo và nhiều hoạt động Phật giáo khác nhau liên quan đến Phật giáo Nguyên thuỷ và Phật giáo Đại Thừa.

Bộ sách đă được biên soạn thành 8 tập, mỗi tập có khoảng 900 trang giấy chữ in và một tập phụ lục.

(Lakehouse Newspaper - January 8, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Các tăng sĩ tuyệt thực được đưa vào bệnh viện

 

Phật Đà Da, Ấn Độ - Vào ngày 8 - 1 - 2010, do t́nh trạng suy kiệt nên 3 nhà sư trong cuộc tuyệt thực bắt đầu từ ngày 1 - 1 đă được đưa vào bệnh viện. Họ đă tuyệt thực để tranh đấu cho quyền quản lư toàn bộ của Phật giáo đối với chùa Đại Bồ đề.

Các nguồn tin từ chính quyền vào ngày 9 - 1 nói rằng các nhà sư đă được đưa đến bệnh viện của trường Đại học Y khoa Anugrah Narain Magadh ở Gaya để điều trị do t́nh trạng suy kiệt 'đáng báo động' của họ.

Tin từ bệnh viện cho biết t́nh trạng của các tăng sĩ tuyệt thực này đă ổn định.

Biện minh cho quyết định đưa các nhà sư tuyệt thực nhập viện, Thẩm phán hoà giải của quận Gaya là Samjay Kumar nói rằng trong suốt cuộc kiểm tra thường lệ cho các tăng sĩ này, vài thông số về sức khoẻ cho thấy là khác với những giới hạn cho phép. V́ vậy họ phải được đưa vào bệnh viện.

Trong bệnh viện, các nhà sư nói với giới truyền thông rằng họ sẽ phản đối mọi cố gắng muốn cho họ ăn, và sẽ tiếp tục tuyệt thực đến chết cho tới khi yêu cầu về quyền quản lư toàn bộ của Phật giáo đối với chùa Đại Bồ đề được thừa nhận.

(Kolkata Mirror.com - January 9, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma khánh thành tu viện lớn nhất Nam Á

 

Bhubaneswar, Ấn Độ - Vào ngày 12 - 1 - 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma khánh thành tu viện lớn nhất Nam Á tại khu Chandragiri, bang Orissa. Đây cũng là tu viện đầu tiên thuộc loại này của bang, được xây theo phong cách kiến trúc Atanpuri tại Na Lan Đà.

Từ khắp thế giới, 4.000 khách mời cùng tham dự lễ khánh thành tu viện có tên Đại tịnh xá Padmasambhava này.

Lễ diễn ra trong 4 ngày kể từ ngày 11 - 1, là ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma đến bang Orissa và sau đó trực chỉ đến Chadragiri.

Đây là chuyến thăm lần thứ 9 của ngài đến Orissa, là bang có tầm quan trọng trên bản đồ Phật giáo. Ngài cũng khánh thành một Bảo tháp Giác ngộ nhân dịp này.

Vào ngày 14 - 1, Đức Đạt Lai Lạt Ma c̣n có một buổi nói chuyện trước công chúng tại thành phố Bhubaneswar của Orissa.

Tu viện được đặt theo tên của nhà sáng lập Phật giáo Tây Tạng là Acharya Padmasambhava, người sinh tại Orissa và tương truyền là người đă truyền bá đạo Phật đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7.

Vào năm 1998, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma đă đồng ư về địa điểm để xây Tu viện Đại tịnh xá Padmasambhava ( với kinh phí 80 triệu Rupees, hoàn thành vào năm 2008). Hiện có 200 tăng sĩ sống tại đây.

Tu viện sẽ là cầu nối giữa lịch sử bang Orissa với lịch sử Phật giáo.

(Express News Service - January 10, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Bang Gujarat muốn trở thành một điểm đến của hành hương Phật giáo

 

Ahmedabad, Ấn Độ - Sau hơn 50 năm cất giữ, tráp đá đựng xá lợi của Đức Phật đă trở thành linh vật đối với chính quyền bang Gujarat. Xá lợi được khai quật từ các bảo tháp Phật giáo Dev Ni Mori bởi nhà khảo cổ B. Subbarao. Và bây giờ chính quyền Gujarat muốn đại chúng hoá bang của họ thành một điểm đến quan trọng của hành hương Phật giáo.

Một cuộc hội thảo quốc tế chuyên đề về di sản Phật giáo sẽ được tổ chức tại khu đại học của trường Đại học MS ở thành phố Vadodara từ ngày 15 đến 17 - 1 - 2010. Sự kiện này sẽ có nhiều học giả Phật giáo từ khắp thế giới tham dự, gồm 1.500 nhà thuyết giáo, viện sĩ và Đức Đạt lai Lạt Ma.

Các nước Đông Nam Á, một số nước châu Âu và châu Mỹ có quan tâm đến việc đầu tư vào bang Gujarat từ vài năm qua sẽ là tiêu điểm chính.

Nhiều nhà lănh đạo tôn giáo và chính trị sẽ có mặt tại Vadodara để tham dự phần khai mạc của cuộc hội thảo quốc tế này.

Mục tiêu của cuộc hội thảo là quảng bá tài liệu chứng minh của các cổ vật Phật giáo tại bang Gujarat.

(TNN - January 11, 2010)

 

Mă Lai Á: Con đường đầu tiên mang tên một tu sĩ Phật giáo tại bang Malacca

 

Malacca gần đây đă tạo nên một sự kiện lịch sử khi trở thành bang đầu tiên (của Mă Lai Á) đặt tên một tu sĩ Phật giáo cho một con đường. Đường mang tên cố Đại đức Seet Kim Beng, là người sáng lập Giáo hội Phật giáo Mă Lai.

Một buổi lễ đơn giản đă đổi tên đường Pelanduk Putih thành đường Đại đức Seet Kim Beng, diễn ra vào ngày 10-01-2010 gần ngôi chùa nổi tiếng Seck Kia Eenh ở Gajah Berang.

Trong bài diễn văn của ḿnh, phó chủ tịch Hội Mă Lai Trung Hoa của bang Malacca là Datuk Gan Tian Loo nói rằng bang này đă quyết định đặt tên lại cho con đường để tôn vinh cố Đại đức Seet về công đức của ông đối với đất nước.

Vào năm 1951, Seet Kim Beng có công trong việc thành lập Trường Tiểu học Siang Lin (nay là SJK (C) Siang Lin), là trường tiểu học Trung hoa đầu tiên giảng dạy Phật giáo như một môn học tại Mă Lai.

Vào năm 1962, ông đă thuyết phục Chính phủ công nhận Lễ Phật Đản là một ngày công lễ đối với bán đảo Mă Lai, và vào năm 1988 ngày này đă trở thành quốc lễ.

(thestaronline - January 13, 2010)

 

 

Các vị Thượng toạ và chức sắc đứng cạnh bảng tên đường Đại đức Seet Kim Beng - Photo: thestaronline

 

 

ĐÀI LOAN: Các tổ chức Phật giáo gửi hàng cứu trợ đến Haiti

 

Đài Bắc, Đài Loan - Để cứu trợ những người sống sót sau trận động đất ngày 12-01-2010 tại Haiti, các tổ chức Phật giáo và dân sự khác đă gửi hàng cứu trợ, quyên góp và gửi các đội y tế đến quốc gia này.

Hội Từ Tế đă lên kế hoạch gửi 400.000 túi gạo ăn liền, 30 tấn bột ngũ cốc và 50.000 tấm chăn mền đến Haiti. Hội lên kế hoạch lập một trung tâm phối hợp tại nước Cộng hoà Dominica để điều hành hàng cứu trợ đến Haiti, do cảng biển và phi trường của thủ đô Haiti Port-au-Prince đă bị động đất huỷ hoại. Các hội viên của Từ Tế tại Hoa Kỳ đảm nhiệm việc thiết lập trung tâm phối hợp vận chuyển hàng cứu trợ này.

Ngày 17-01, Tu viện Phật Quang Sơn cũng đă chuẩn bị 10.000 thùng nước uống đóng chai, 150.000 viên thuốc chống viêm, 5.000 bao đựng xác và một lượng lớn đồ hộp và hàng cung cấp y tế.

Từ Tế là tổ chức Phật giáo cứu trợ lớn nhất thế giới, có những t́nh nguyện viên ở khắp thế giới từng tham gia cứu trợ khẩn cấp đến nhiều nước bị động đất và lũ lụt. C̣n Phật Quang Sơn có những tu viện ở Hoa Kỳ, Nam Phi, Pháp và Úc Đại Lợi cũng như 200 trung tâm thiền định trên toàn cầu.

Các tổ chức tôn giáo khác ở Đài Loan cũng đă mở tài khoản ngân hàng để công chúng đóng góp tiền giúp những người dân Haiti sống sót sau trận động đất. Hội Hồng Thập Tự quốc gia và Đoàn Y Tế Hoà B́nh Đài Loan cũng sẽ phái các đội y tế đến Haiti trong tuần này.

(m&c - January 17, 2010)

 

Nạn nhân của trận động đất tại Haiti - Photo: Buddhist Channel

 

 

TRUNG QUỐC: Cứu pho tượng Phật cổ nhất khắc trên vách núi đá khỏi bị sụp đổ

 

Tượng Phật khổng lồ khắc trên vách núi đá cổ nhất của Trung quốc sẽ được cứu khỏi bị sụp đổ, với kinh phí 10,8 triệu usd (6,6 triệu bảng Anh).

Pho tượng 1.459 năm tuổi này do một nông dân phát hiện vào năm 2005, được khắc trên Núi Meng gần thành phố Taiyuan ở tỉnh Sơn Tây. Nhưng hiện nay tượng đang có nguy cơ đổ sập xuống những mỏ than bị bỏ hoang.

Bảy mỏ than trong khu vực đă bị đóng cửa từ năm 2007 để bảo vệ cho pho tượng cổ bằng đá này.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Đất của Trung quốc nói rằng các sườn núi sẽ được gia cố và các chỗ nứt trên tượng sẽ được bịt kín lại.

Người dân tại các làng mạc xung quanh pho tượng Phật bây giờ hy vọng rằng sẽ thu hút nhiều du khách hơn đến địa điểm này, một quan chức tại thành phố Taiyuan nói.

Tỉnh Sơn Tây sản xuất gần một phần tư lượng than của Trung quốc. Nhưng ngành công nghiệp này đă gây huỷ hoại môi trường nghiêm trọng.

Sơn Tây cũng là tỉnh có những tượng Phật khắc trên vách đá tại Vân Cương (Yungang), ngoại ô thành phố Đại Đồng (Datong) - một trung tâm  khai thác than quan trọng khác. 

(BBC - January 18, 2010) 

 

Tượng Phật ở Núi Meng giống với tượng ở Vân Cương này - Photo: BBC

 

 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Cửa hàng từ thiện Phật giáo tại Luân Đôn

 

Luân Đôn , Vương quốc Anh - Một cửa hàng từ thiện Phật giáo bán áo quần cũ và nữ trang rẻ tiền đă mở cửa tại Khu Đông Luân Đôn.

Tất cả lợi nhuận từ tiệm có tên là Quần áo Lạt Ma trên đường La Mă ở Bethnal Green này sẽ thuộc về trung tâm Phật giáo chủ quản. Trung tâm này điều hành các khoá học về thiền và Phật học, cũng như quản lư một quán ăn nhỏ, một tiệm bán quà tặng, hai tiệm sách và một trung tâm sức khoẻ tại Bethnal Green.

Một đồng chủ tiệm của cửa hàng từ thiện này là Phật tử Padmalila Coulson giải thích rằng họ dự định mở các xưởng nghề để dạy mọi người cách vá sửa quần áo cũ của ḿnh. Họ hy vọng sau đó sẽ điều hành các xưởng để tŕnh bày cách có thể tái chế áo quần thành các sản phẩm khác. Họ đă tự trang hoàng và tạo dựng của hàng, dùng chủ yếu những vật liệu tái chế để cửa hàng trở nên đặc biệt. V́ thế những giá đỡ, tủ kệ và đồ gỗ đều được tái chế, chỉ có các giá treo, ngăn kéo đựng tiền và nồi hấp là đồ mới.

Cửa hàng dự định tổ chức một ngày khai trương chính thức vào tháng sau. Thời gian mở cửa bán hàng  từ 12 giờ trưa đến 6 giờ chiều- thứ Hai đến thứ Sáu, và thứ Bảy từ 10.30 sáng đến 6 giờ chiều.

(East London Advertiser - January 18, 2010)

 

 

THÁI LAN: Chương tŕnh đào tạo tăng sĩ qua truyền h́nh vệ tinh

 

Bangkok, Thái Lan - Với sự ủng hộ của chính phủ và các vị lănh đạo Phật giáo, các tăng sĩ mới sẽ theo học một chương tŕnh đào tạo trong 49 ngày qua truyền h́nh vệ tinh, được phát sóng đến 335 tu viện khác nhau trên khắp đất nước. Mục đích là để phục hưng các tự viện Phật giáo và để tăng sĩ thực hiện những khuôn mẫu vai tṛ của họ khi hiện nay dân Thái có biểu hiện xa rời tôn giáo.

Trong một chiến dịch do chính phủ Thái Lan và các nhà lănh đạo Phật giáo bảo trợ, trên 100.000 tăng sĩ đă được thọ giới để phát huy một mô h́nh tốt hơn về vai tṛ thực hiện đạo đức và t́nh đoàn kết. Sáng kiến này liên quan đến khoảng 80.000 ngôi làng trên toàn quốc.

Bắt đầu từ ngày 19-01 đến 08-3-2010, số tăng sĩ mới này sẽ được học một chương tŕnh đào tạo đặc biệt dưới sự hướng dẫn của các trưởng lăo tăng. Chương tŕnh gồm có những bài thiền định và giáo lư và sẽ được phát sóng bằng truyền h́nh vệ tinh.

Chủ tịch Uỷ ban tổ chức giới đàn truyền giới cho 100.000 tăng sĩ mới này là Hoà thượng Tiến sĩ Somchai Tanawutdho tin tưởng rằng các tăng sĩ tại làng mạc và thành phố có thể giúp dân chúng tiến bộ và trở về với chánh đạo, nhất là trong t́nh h́nh khủng hoảng kinh tế hiện nay.

(AsiaNews - January 19, 2010)

 

Tăng sĩ Thái Lan - Photo: AsiaNews

 

 

 

LÀO: Khởi công xây dựng trường Đại học Phật giáo Lào đầu tiên 

Vào ngày 24 - 1 - 2010, lễ khởi công xây dựng trường Đại học Phật giáo Lào đầu tiên đă diễn ra tại địa điểm dành cho khu đại học mới, cách trung tâm thủ đô Vientiane khoảng 20 km.

Kinh phí xây dựng trường khoảng 45 triệu usd, chủ yếu dựa vào sự cúng dường của quần chúng.

Trường Đại học này sẽ là điểm đến dành cho các học sinh đă tốt nghiệp tại các trường trung học và cao đẳng Phật giáo tổng quát, gồm đến 5.000 tăng sĩ không có nơi để tiếp tục học do thiếu cơ hội giáo dục và cuối cùng sẽ phải hoàn tục.

Trường Đại học Phật giáo Lào sẽ có 26 hạng mục, gồm một khu hội họp, 2 kư túc xá, 4 học xá 3 tầng chứa khoảng 3.000 sinh viên, các pḥng của giảng viên, các thư viện, 1 nhà bếp và các pḥng vệ sinh.

Thực tế cho thấy tăng sĩ Lào phần lớn là con em của các cộng đồng sắc tộc và công nhân, vốn chịu thiệt tḥi trong việc học hành do điều kiện kinh tế.

V́ vậy trường Đại học Phật giáo được xây dựng để tạo điều kiện cho nhiều học sinh tốt nghiệp tại 9 tỉnh có thể tiếp tục học cấp cao hơn.

Trường sẽ có những khoá về các môn học như là tôn giáo, giáo dục và khoa học xă hội với học phí thấp hơn các trường đại học khác, được giảng dạy bởi những giảng viên thế tục hoặc tăng sĩ đă tốt nghiệp tại nước ngoài.

(Vientiane Times - January 25, 2010)

 

 

 

ẤN ĐỘ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại bang Bihar

 

Hơn 350 học giả Phật giáo và tăng sĩ từ khắp thế giới sẽ tham dự 2 ngày hội nghị Phật giáo quốc tế vào đầu tháng 2 -2010 tại quận Nalanda, bang Bihar. Mục đích của hội nghị là thảo luận về những mặt khác nhau của Phật giáo và sự thích hợp của Phật giáo trong thế giới ngày nay.

Hội nghị được tổ chức vào ngày 6 và 7 - 2 - 2010 tại Nalanda, nơi có các phế tích của trường đại học Nalanda 1.000 năm tuổi và nền văn hoá Phật giáo.

Để làm nổi bật tầm quan trọng của sự kiện toàn cầu này, Sở Du lịch bang Bihar cho biết rằng một số các cuộc hội thảo chuyên đề và các chương tŕnh văn hoá sẽ đồng thời được tổ chức.

Các học giả dự hội nghị này đến từ hơn 50 nước và vùng lănh thổ, trong số đó có Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Trung quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Úc Đại Lợi, Hoa Kỳ, Mauritius, Nam Phi, Ba Tây và Mễ Tây Cơ.

Một số nhà điều hành du lịch quốc tế cũng tham dự hội nghị để thảo luận về những cách thức thu hút nhiều du khách hơn đến với mạng mạch Phật giáo đang phát triển, gồm Gaya, Bodhgaya, Nalanda, Rajgir và Vaishali thuộc bang Bihar.

Những sự chuẩn bị cho việc tổ chức một sự kiện quốc tế lớn như vậy cũng đă được lo liệu đầy đủ.

(newKerala.com - January 25, 2010)

 

 

TRUNG QUỐC: Các hang động Vân Cương

 

Với một lịch sử 1.500 năm, các Hang động Vân Cương (tỉnh Sơn Tây) là biểu tượng cho những thành tựu nổi bật của nghệ thuật hang động Phật giáo tại Trung quốc vào thế kỷ thứ 5 và thứ 6.

Vào năm 2001, Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO đă chọn các Hang động Vân Cương vào danh mục Cảnh quan Di sản Văn hoá Thế giới.

Các hang này được tạo dựng dọc theo sườn núi và trải dài 1 km từ đông sang tây, gồm 45 hang chính và hơn 51.000 tượng đá.

Số tượng trong các hang có nhiều kích cỡ khác nhau, tượng lớn nhất cao 17 m trong khi tượng nhỏ nhất chỉ cao 2 cm.

Các hang được chia thành 3 khu đông, trung và tây. Khu phía đông là nơi các ngôi chùa toạ lạc. Khu tây gồm các hang động nhỏ và vừa với những hốc tường. C̣n các hang ở khu giữa có các pḥng trước và sau, ở giữa là các tượng Phật. Trên các vách và trần là các h́nh trang trí được khắc nổi.

Hang số 20 là một trong 5 hang được tạo tác sớm nhất. Trong hang có tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao 13, 7 m, là điển h́nh của các tác phẩm điêu khắc Đức Phật tại vùng hang động Vân Cương.

Qua 1.500 năm kể từ khi hoàn thành, các hang động Vân Cương đă bị huỷ hoại do chiến tranh và thiên tai. Vào những năm gần đây, nhất là vào thập niên vừa qua, chính quyền địa phương đă đẩy mạnh những nỗ lực để bảo vệ các hang động này.  

(CRIENGLISH.co - January 26, 2010) 

 

 

Tượng chư Phật trên vách hang Vân Cương - Photo: wikipedia

 

 

Tranh chư Phật tại Vân Cương - Photo: wikipedia

 

 

MIẾN ĐIỆN: Phái đoàn tăng sĩ Miến Điện chia sẻ cảnh ngộ khó khăn cùng người Tây Tạng lưu vong

 

Vào ngày 26 - 1 - 2010, một phái đoàn 18 tăng sĩ Miến Điện đă đến Dhamshala trong chuyến thăm 3 ngày và đă chia sẻ cảnh ngộ của họ với  những người Tây Tạng lưu vong tại đây.

Một nhà hoạt động người Tây Tạng là Tenzin Cheoying nói: "Chúng tôi có vài người Miến Điện đang viếng Dhamshala, và họ cũng có đem theo một phim tài liệu rất gây ấn tượng gọi là Burma VJ. Phim này nói về những nhà sư Miến Điện biểu t́nh vào năm 2007, và về cách mà người dân đang sống tại Miến Điện tranh đấu cho tự do và dân chủ."

"Nhân dân Miến Điện và nhân dân Tây Tạng đang ở trong cùng hoàn cảnh về chính trị, v́ Miến Điện phải chịu sự cai trị độc tài trong hơn 60 năm và người Tây Tạng cũng đang sống dưới sự chiếm đóng của chính quyền Trung quốc. Có nhiều sự vi phạm nhân quyền, và cuộc đấu tranh v́ nền dân chủ của chúng ta vẫn chưa thành công", cộng tác viên Pluto của phái đoàn Miến  Điện nói.

Trong chuyến thăm này, phái đoàn tăng sĩ Miến Điện cũng viếng các đoàn thể Tây Tạng khác nhau bên trong và chung quanh thành phố Dhamshala.

Ấn Độ là nước có hàng trăm đồng bào Miến Điện cư trú, phần lớn trong số này là những nhà hoạt động ủng hộ dân chủ.

(ANI - January 27, 2019)

 

Chư tăng Miến Điện thăm Dhamshala, Ấn Độ - Photo: ANI 

 

 

 

NAM HÀN: Lănh đạo Tông phái Jogye (Tào Khê) thăm Bắc Hàn

 

Hoà thượng Ja Seung, Chủ tịch tông phái Jogye Hàn quốc cùng các tăng sĩ cao cấp khác sẽ viếng thăm Bắc Hàn trong chuyến thăm 4 ngày, kể từ ngày 30 - 1 - 2010.

Người phát ngôn của tông phái là thượng toạ Won Dam nói: "Chúng tôi tin rằng chuyến thăm này không chỉ được tập trung vào những trao đổi về tôn giáo mà c̣n hướng đến các mối quan hệ bị tŕ trệ giữa hai miền Nam và Bắc Triều Tiên".

Hội đồng Hoà giải Triều Tiên tại Bắc Hàn đă mời các vị cao tăng tông phái Jogye sang nước họ để gặp gỡ các vị lănh đạo Liên đoàn Phật giáo Joseon và thảo luận về những giao lưu giữa Phật giáo Nam và Bắc Triều Tiên. Phái đoàn cũng sẽ thăm chùa Yonghwa, chùa Bohyeon và núi Myohang.

Sau đó hoà thượng Ja Seung sẽ thảo luận với các đối tác về việc phục hồi chùa Shinggye, trùng tu chùa Yonghwa, hợp tác khai quật và phục hồi các tài sản văn hoá Phật giáo ở Bắc Hàn.

Họ cũng sẽ xem xét việc xây một trung tâm phúc lợi nhân đạo tại B́nh Nhưỡng, kư một bản thoả thuận hợp tác giữa các chùa lớn của hai miền Triều Tiên và mời miền Bắc sang dự lễ hội văn hoá Phật giáo vào năm tới tại miền Nam.

Hồi đầu tháng 1 - 2010, trong cuộc họp báo tại chùa Jogye nhân năm mới, hoà thượng Ja Seung đă nhấn mạnh về nhu cầu giao lưu và cho biết ông có kế hoạch tiếp xúc với các vị lănh đạo và chùa chiền ở Bắc Hàn, và muốn hợp tác hơn nữa để phát huy Phật giáo.

(koreatimes.com.kr - January 29, 2010)  

 

 

Hoà thượng Ja Seung -  Photo: Korea Times File