TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 4.2010

 

NHẬT BẢN: Các tự viên độc đáo tại Kyoto

 

Là thành phố của những tượng Phật và nền kiến trúc tôn giáo, nhưng Kyoto thực sự nổi bật nhờ có những tự viên thật độc đáo. Từ nhiều thế kỷ, những tạo vật tuyệt đẹp này đă lôi cuốn hàng triệu khách tham quan và có ảnh hưởng đến nghề làm vườn cảnh.

Nhiều vườn đẹp nhất trong số đó toạ lạc tại phía tây Kyoto.

Khu vườn được xem là đẹp nhất thế giới là tự viên tại chùa Ryoanji. Đây là ngôi chùa có từ năm 1450, nằm ở khu vực Ukyo của thành phố Kyoto. Chánh điện của chùa rất nổi tiếng với một khu vườn gồm đá, sỏi và cát - là biểu tượng cho phong cách tĩnh cảnh. Để vườn giữ được nguyên trạng, người bảo trợ của chùa là đại soái Toyotomi Hydeyoshi (1537-1598) đă cấm không được chuyển dịch bất cứ tảng đá nào của tự viên này.

Nổi tiếng tại khu vực Nishikyo có chùa Saihoji, c̣n gọi là Kokedera (chùa rêu). Chùa có một khu vườn thần thoại với 120 loại rêu ngát xanh.

Và ở khu vực Kita có chùa Rokuonji (Lộc Uyển Tự) cũng rất nổi tiếng, là ngôi chùa được ca ngợi trong cuốn tiểu thuyết của Yukio Mishima với tên gọi Kinkakuji (Kim Các Tự).

Cả 3 ngôi chùa thuộc Thiền phái Phật giáo Rinzai này đều được xếp trong danh mục cảnh quan Di sản Thế giới vào năm 1994.

(The Asahi Shimbun - April 3, 2010)

 

Chùa Ryoanji với khu vườn đá, sỏi và cát nổi tiếng

Photo :Asahi Shimbun File

 

 

Vườn rêu của chùa Saihoji - Photo: Wikipedia

 

Ao Vàng ở giữa vườn rêu - Photo: Wikipedia

 

Kim Các Tự -  Photo: Wikipedia

 

 

 

NGA: Phật tử Nga hy vọng Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ sang thăm trong năm 2010

 

Mạc Tư Khoa, Nga - Phật tử Nga đang hy vọng rằng Bộ Ngoại giao Nga sẽ cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đến thăm nước họ.

"Hàng triệu Phật tử Nga đang hướng về chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma và về quyết định đối với việc này," người đại diện của Cộng hoà Kalmykia trong Hội đồng Liên Bang là ông Mikhail Kapura nói.

Các thượng nghị sĩ đại diện của các vùng Phật giáo tại Nga đă gửi một bức thư đến Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergey Lavrov để hỏi về khả năng cấp cho đức Đạt Lai Lạt Ma một visa Nga.

"Chúng tôi nói về chuyến thăm của một tu sĩ, và về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn thăm Kalmykia, Buryatia và Tuva, là những nơi có Phật tử sống theo truyền thống," ông Kapura nói. Ông nhắc lại rằng lần cuối Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm nước Nga là vào năm 2004. "Người dân tại Kalmykia vẫn c̣n nhớ chuyến viếng thăm này".

Đồng thời, vấn đề đối với chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma mà Phật tử Nga đang mong đợi là thái độ của Trung quốc, một trong những đối tác chính của Nga về chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, nhân dân Kalmykia vẫn đang hy vọng sẽ được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma trong năm nay, ông Kapura nói.

(Interfax - April  5, 2010)

 

 

 

NEPAL: Rải tro cốt của nhà leo núi nổi tiếng Hillary trên đỉnh Everest 

 

Apa Sherpa, nhà leo núi 50 tuổi người Nepal, là người đă leo núi Everest với kỷ lục 19 lần.

Vào ngày  6 - 4 - 2010, ông Apa rời thủ đô Kathmandu với dự định leo lên đỉnh Everest để rải tro cốt của nhà leo núi nổi tiếng Sir Edmund Hillary - người đầu tiên chinh phục đỉnh núi này vào năm 1953.

Apa nói ông muốn tôn vinh sự đóng góp của Hillary cho các cộng đồng người Sherpa sống ở miền đông Hi Mă Lạp Sơn, nơi có ngọn Everest cao nhất thế giới.

Khi từ trần vào năm 2008 ở tuổi 88, phần lớn tro hoả táng của Hillary được rải xuống biển quê hương ông ở Tân Tây Lan. Nhưng một ít tro đă được trao cho cộng đồng người Sherpa để đưa về vùng Everest, lưu giữ tại một tu viện Phật giáo nhỏ trong làng Kunde.

Người dân Sherpa sống ở vùng Solokhumbu rất khâm phục Hillary về cuộc thám hiểm tiên phong của ông lên Everest. Sau đó ông c̣n thành lập một hội để xây trường học và bệnh viện tại Solokhumbu, làm thay đổi cuộc đời của người dân sống tại vùng núi khắc nghiệt và hẻo lánh này.

Ông Apa hy vọng sẽ lên đến đỉnh núi vào giữa tháng 5, và sẽ phá kỷ lục của chính ḿnh bằng lần leo núi Everest thứ 20. Ông định sẽ tổ chức một nghi thức Phật giáo nhỏ trên đỉnh núi, nơi được người Sherpa xem là linh thiêng, để cầu nguyện cho Hillary trước khi rải tro của nhà leo núi nổi tiếng mà ông ca ngợi này.

(ABN - April 6, 2010)

 

 

Núi Everest - Photo: AFP

 

Sir Edmund Hillary - Photo: Wikipedia

 

 

 

TRUNG QUỐC: Lễ hội Ấn Độ tại Trung quốc

 

Bắc Kinh, Trung quốc - Ngày 7 - 4 - 2010, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ấn Độ là S.M. Krishna đă khai mạc Lễ hội Ấn Độ tại Trung quốc, nhân kỷ niệm 60 năm việc thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa 2 nước này.

Bộ trưởng Krishna hy vọng rằng lễ hội này sẽ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tăng cường sự hiểu biết của người Trung quốc về đất nước và nền văn hoá Ấn Độ.

Ông xem việc có mặt của ḿnh tại Bắc Kinh để khai mạc Lễ hội Ấn Độ tại Trung quốc vào năm rất quan trọng này là một niềm vinh dự và là một đặc ân.

Lễ khai mạc có phần tŕnh diễn của một vở kịch dựa theo cuộc đời của Đại đế A Dục, người đă trải qua một sự thay đổi lớn về tâm tính sau một cuộc chiến quan trọng và cải đạo sang Phật giáo. Bộ trưởng Krishna nói thêm, "V́ đạo Phật đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tiếp xúc và giao lưu giữa hai quốc gia từ hàng ngh́n năm nay, nên một buổi tŕnh diễn như vậy là thích hợp nhất để chúng ta khai mạc lễ hội Ấn Độ tại Trung quốc này".

Lễ hội sẽ bao gồm toàn bộ nền văn hoá, nghệ thuật và sân khấu kịch nghệ Ấn Độ, được tổ chức với nhiều loại h́nh tại hơn 30 thành phố của Trung quốc.

(ANI - April 7, 2010)

 

 

 

ẤN ĐỘ: Quảng bá ngành du lịch bang Gujarat

 

Gandhinagar, Gujarat - Chuyến thăm gần đây của Đức Đạt Lai Lạt Ma đă tạo một động lực mới để bang Gujarat tự đổi mới thành điểm đến hành hương Phật giáo mới nhất. Chính quyền bang không những chỉ định các quỹ phát triển các di tích kết hợp với Phật giáo mà c̣n chuẩn bị một kế hoạch toàn diện cho việc phát triển các di tích này.

Các quan chức sở du lịch nói rằng sở du lịch bang đă gửi các kiến nghị để phát triển hạ tầng cơ sở và việc kết nối 12 di tích như vậy, để chính quyền trung ương chấp thuận cho họ được theo chương tŕnh du lịch Phật giáo của bộ du lịch Liên bang.

Chính quyền bang đă cấp khoảng 200 triệu Rupee cho việc phát triển các di tích Phật giáo tại miền bắc bang Gujarat và Saurashtra trong 2 năm 2010-2011. Các đồi Dev Ni Mori, Vadnagar và Taranga sẽ được phát triển tại bắc Gujarat, trong khi 12,3 triệu Rupee đă được phê chuẩn cho việc phát triển các hang động Phật giáo tại Talaja Bhavnagar, sau chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Các quan chức nói rằng việc khai quật các di tích Phật giáo trong những năm gần đây tại các đồi, hang động và thành phố Junagadh, tu viện Khapra Kodia sẽ được lập tài liệu cùng với di tích Dev Ni Mori gần sông Meshvo.

(Times of India - April 7, 2010)

 

 

BANGLADESH: Khai quật  di tích 3 tu viện Phật giáo thời cổ

 

Bogra, Bangladesh - Các di tích và di vật của 3 tu viện Phật giáo thuộc thế kỷ thứ 10 đến 11 sau Công nguyên đă được các nhà khảo cổ của trường Đại học Jahangirnagar (JU) khai quật tại Nawabganj ở huyện Dinajpur.

Các tu viện này thuộc triều đại Pala, thuộc khu vực xưa kia là Varendra.

Đây là lần đầu tiên 3 tu viện toạ lạc trong gần 6 dặm vuông được khai quật tại miền bắc của đất nước Bangladesh.

Tiềm năng về khảo cổ của khu vực này đă được công nhận lần đầu tiên vào năm 2001 trong cuộc thăm ḍ của các giảng viên và sinh viên Khoa Khảo cổ Sinh thái của JU.

Năm 2006, họ khai quật 2 địa điểm và phát hiện di tích của 2 tu viện Phật giáo và một đền thờ nhỏ.

Tu viện thứ 3 được khai quật vào năm 2008. Nó nằm cách tu viện đầu tiên 300 mét về phía đông nam, và các nhà khảo cổ xác nhận sự hiện hữu của nó trong năm nay. Họ phân tích những bức tường đă lộ ra và cách thức mà bọn gian đă đào các đường hầm để trộm cướp.

Họ nói do không hiểu biết về ư nghĩa lịch sử nên các khu làm gạch đang hủy hoại các phế tích này.

(southasianmedia.net - April 10, 2010)

 

 

NEPAL: Cuộc t́m kiếm các hang động linh thiêng

 

Thời gian gần đây, một nhóm gồm các nhà leo núi và thám hiểm nổi tiếng đă hợp lực cùng một nhà khảo cổ, một nhà nhân chủng học và một sử gia về nghệ thuật để đi t́m lịch sử và khám phá những bí ẩn mới về Phật giáo Tây Tạng, và để t́m các di tích của nơi có thể là Shangri-la nằm sâu trong một vùng xa xôi, bị hạn chế - một viên ngọc của Hi Mă Lạp Sơn có tên là Mustang.

Nhóm này đă leo vào trong hơn mười hệ thống hang động mà con người đă không vào từ hàng trăm, nếu không nói là hàng ngh́n năm nay. Những ǵ họ đă phát hiện bên trong sẽ vực dậy thế giới của Hi Mă Lạp Sơn và viết lại lịch sử của vùng xa xôi và huyền bí này. Những di tích của con người thời cổ đă được khám phá càng khiến cho nhóm thám hiểm thêm say mê, v́ các hệ thống hang động rộng lớn do con người tạo tác ở khu Thượng Mustang có từ khoảng 3.000 năm trước.

Cho đến đầu thập niên 1990, khu Thượng Mustang vẫn bị nghiêm cấm đối với người nước ngoài. Và đến khi các biên giới được mở, Tiến sĩ Mark Aldenderfer từ trường Đại học Arizona và các thành viên của nhóm này đă cố xin sự cho phép được sửa đổi từ Bộ Khảo cổ Nepal để họ vào thám hiểm các hang.

Điều mà nhóm đă không ngờ đến là họ đă t́m thấy những di vật quư giá cũng như khám phá một di tích bí ẩn, trang trí cho những vách của những hang động đổ nát này.

(enhanceTV.com.au - April 12, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma thương tiếc cố Tổng Thống Ba Lan

 

Dharamsala, Ấn Độ - Đức Đạt Lai Lạt Ma đă bày tỏ nỗi đau buồn về cái chết của Tổng Thống Ba Lan Lech Kaczynski trong tai nạn máy bay tại miền tây nước Nga vào ngày 10-4-2010.

Là một người ngưỡng mộ Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Kaczynski đă gặp Ngài nhiều lần.

Một bài đăng trên trang web chính thức của chính phủ lưu vong Tây Tạng ngày 12-4 viết rằng: "Trong một lá thư gửi Thủ Tướng Ba Lan Donald Tusk ngày 10-4, Đức Đạt Lai Lạt Ma ngỏ lời chia buồn với nhân dân Ba Lan về sự mất mát của Tổng Thống Kaczynski, và của tất cả những người khác đă chết trong một tai nạn máy bay bi thảm. Ngài nhớ lại vinh dự được gặp Tổng Thống khi Ngài viếng Ba Lan, và bày tỏ sự ngưỡng mộ của ḿnh về sự cống hiến của cố Tổng Thống cho nền tự do, dân chủ và nhân quyền".

Đức Đạt Lai Lạt Ma, người hiện đang công du châu Âu, đă trở thành công dân danh dự của thủ đô Warsaw của Ba Lan vào tháng 7-2009. Ngài cũng là một công dân danh dự của thành phố Wroclaw (tây nam Ba Lan) và nhận một học vị tiến sĩ danh dự của trường Đại học Jagiellonian.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đă viếng thăm Ba Lan vào các năm 1993, 2000, 2008 và 2009.

(IANS - April 12, 2010)

 

 

HÀN QUỐC: Kiểu b́nh đựng tro hoả táng thế kỷ thứ 8

 

Sau khi đạo Phật được truyền bá đến Bán đảo Triều Tiên, người Tân La Thống nhất (668 - 935) bắt đầu hoả táng người chết thay v́ xây mộ theo cách truyền thống Triều Tiên.

Những b́nh đựng tro hoả táng như vậy bắt đầu xuất hiện để đựng tro, sau đó được đem chôn trong một mộ nông. Thật ra, đây là phương pháp hoả táng đă được dùng trước khi Tam quốc thống nhất, nhưng giai cấp thống trị chỉ làm theo cách này sau khi thống nhất.

Kiểu b́nh hỏa táng có niên đại vào thế kỷ thứ 8 được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc, là Bảo vật Quốc gia có số hiệu 125. B́nh bên trong được tráng men rồi nung lửa, và mặt ngoài được in hoa văn. B́nh bên ngoài làm bằng đá, được chạm khắc tạo góc cạnh.

Những b́nh đựng tro này đă bị người Nhật cướp đi trong thời kỳ thuộc địa. Tuy nhiên chúng được trả lại cho Hàn quốc nhân dịp b́nh thường hoá các mối quan hệ ngoại giao giữa Hàn quốc và Nhật Bản.

(Joong Ang Daily - April 13, 2010).

 

B́nh đựng tro hoả táng thế kỷ thứ 8 của Hàn quốc - Photo: Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc

 

 

 

Trung quốc: Ngày Du lịch Núi Thiên Thai

 

Quận Thiên Thai của tỉnh Chiết Giang đă quyết định chọn ngày 20-5-2010 làm Ngày  Du lịch Núi Thiên Thai, là ngày du khách có thể tham quan Núi Thiên Thai miễn phí.

Thiên Thai Sơn là một cảnh quan quốc gia và là nền tảng đối với Phật giáo Trung quốc, Hàn quốc và Nhật Bản. Nó cũng là cội nguồn đối với Lăo giáo Nam phương.

Ngoài ra núi Thiên Thai cũng là quê hương của vị Phật Sống Ji Gong (Tế  Công) và là điểm đến của Đường Thi Đạo trong văn hoá Trung quốc.

Ngày Du lịch liên quan đến Xu Xiake (Từ Hà Khách), một nhà du hành và là nhà địa lư nổi tiếng vào cuối triều Minh. Ông đă đi khắp Trung Hoa trong hơn 30 năm, ghi chép đầy đủ về các chuyến du hành của ḿnh trong cuốn Du Kư của Xu Xiake, và mục ghi đầu tiên là Du hành tại Núi Thiên Thai vào ngày 20-5-1613.

Ngày Du lịch không những là để tưởng niệm Xu Xiake mà c̣n là một cách để tạo thuận lợi cho nhận thức về du lịch và thư giăn của du khách, và khuyến khích người dân tham gia vào du lịch để cải thiện chất lượng cuộc sống.

(China Hospitality News - April 14, 2010)

 

 

MĂ LAI Á: Lễ hội Nước Songkran

 

Goerge Town, Penang - Hàng ngh́n người đă mừng Lễ hội Songkran (Lễ hội Nước) tại ngôi chùa Thái Chaiya Mangalaram và chùa Miến Điện tại đường Miến Điện vào ngày 13-4-2010.

Đa số Phật tử và những người dự lễ cầm theo những chai nhựa đựng nước, nhưng những người vui chơi th́ 'trang bị' súng nước, thùng và ṿi nước để chơi 'đánh trận'. Hầu hết bọn họ đă ướt từ đầu đến chân trước khi họ đến các chùa, do một số người vui lễ hội chờ sẵn bên đường để té nước vào họ.

Bà nội trợ Abby Lee nói, "Chúng tôi cùng bạn bè và gia đ́nh đến đây hàng năm để đón năm mới của người Thái. Tôi tin rằng nước sẽ rửa sạch điều xấu và mang lại may mắn'.

Một nhóm sinh viên Gia Nă Đại đang tham dự một chương tŕnh giao lưu với trường Đại học Sains Malaysia cũng có mặt tại lễ hội. Họ cũng té nước và chúc mừng năm mới những người vui lễ. Sinh viên Spurrell nói rằng bạn bè người bản xứ của họ đă nói cho họ biết về lễ hội này. Anh nói, "Đây thật là một cách thú vị để chào mừng năm mới".

(thestar.com.my - April 14, 2010)

 

Người vui lễ đang té nước vào nhau trong lễ hội Songkran tại chùa Thái Chaiya Mangaralam (Penang, Mă Lai Á) - Photo: Winnie Yeoh

 

 

TRUNG QUỐC: Tăng sĩ tham gia cứu nạn sau động đất tại tỉnh Thanh Hải

 

Thanh Hải, Trung quốc - Trận động đất tại tỉnh Thanh Hải không giống với bất cứ thảm hoạ nào khác, v́ các nhà sư áo đỏ và áo cam và những nghi lễ Phật giáo đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc xử lư thảm kịch này.

Rất nhiều tăng sĩ đă tập trung lại để cứu những người bị kẹt trong đống đổ nát, động viên những người sống sót và hoả táng những người chết tại quận Yushu, nơi có 97% dân số là người dân tộc Tây Tạng.

Tại Jiegu, một trong các thị trấn bị thiệt hại nặng nề nhất bởi trận động đất, hàng trăm xác chết đă được hoả táng trong tiếng cầu kinh của các nhà sư.

Sau động đất, nhiều cư dân của thị trấn Jiegu có đa số là người Tây Tạng này đă hướng về sự giúp đỡ của tăng sĩ và các truyền thống của họ.

Hàng ngh́n người đă bị mất nhà cửa, trong số đó có nhiều người phải ngủ ngoài trời trong nhiệt độ đóng băng.

Từ Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă kêu gọi Bắc Kinh cho phép ngài được đến thăm tỉnh Thanh Hải, sinh quán của ngài, để uỷ lạo các nạn nhân của trận động đất tàn khốc này.

(Hindustan times - April 17, 2010)

 

Công nhân cứu nạn nh́n các nhà sư Tây Tạng đứng trên một toà nhà bị sập để t́m những người sống sót - Photo: AP

 

 

TRUNG QUỐC: Đoàn Vũ Nhạc thành phố Tây Ninh tŕnh diễn gây quỹ cứu trợ nạn nhân trận động đất Yushu

 

Ngày 3-5-2010, Đoàn Vũ Nhạc Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải) sẽ tŕnh diễn vũ kịch "Trời và Đất" tại Đại Lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh.

Tất cả doanh thu từ buổi diễn này sẽ được trao cho các khu vực bị động đất tàn phá tại quận Yushu, tỉnh Thanh Hải.

Các nhà tổ chức vũ kịch "Trời và Đất" hiện đang làm việc với một quỹ từ thiện để sắp xếp lại chương tŕnh.

Trưởng đoàn Vũ Nhạc Tây Ninh là Wu Sheng nói, "Chúng tôi sẽ thêm một bài hát từ thiện vào trước khi vũ kịch bắt đầu, để kêu gọi khán giả đóng góp giúp Yushu".

Các nhà tài trợ chương tŕnh tại thành phố Tây Ninh đă bắt đầu quảng cáo buổi tŕnh diễn ở Bắc Kinh vào ngày 12-4. Nhưng ngay sau trận động đất ngày 14-4, họ đă thay đổi chiến dịch của nó thành một buổi diễn gây quỹ.

Vũ kịch kể về cuộc đời của giáo viên tôn giáo Je Tsongkhapa, người đă thành lập trường Phật giáo Gelug. Phần đầu của "Trời và Đất"  kể về sự ra đời không b́nh thường của Tsongkhapa, sau đó là chuyện ông rời mẹ ḿnh để t́m theo đạo Phật cho đến khi hai mẹ con đoàn tụ tại thiên đường.

(China.org.cn - April 19, 2010)

 

Vũ kịch Trời và Đất -  Photo: china.org.cn

 

 

TRUNG QUỐC, ẤN ĐỘ, NEPAL: Đồng ư về Khung Bảo tồn Núi Kailash

 

Trung quốc, Ấn Độ và Nepal đă đồng ư về một cơ cấu tổ chức để bảo tồn và bảo quản vùng núi Kailash, một khu vực namg tính biểu tượng và linh thiêng tại Hi Mă Lạp Sơn thuộc 3 nước này.

Đây là dự án quốc tế do Trung tâm Quốc tế về Hợp tác Phát triển Núi (ICIMD) đứng đầu, cùng làm việc với Viện Động vật Hoang dă Ấn Độ, Sở Lâm nghiệp Uttarkhand thuộc Bộ Lâm nghiệp Nepal, Viện Khoa học Trung quốc, Viện Môi trường và Phát triển Hi Mă Lạp Sơn G.B. Pant, và Chương tŕnh Môi trường Liên Hiệp Quốc.

Tuần trước, đại diện các cơ quan này đă họp tại Alma, Ấn Độ, để thảo luận về cách tốt nhất để bảo vệ môi trường dễ bị tổn thương này.

Đỉnh núi Kailash cao 6.638 mét, được xem là nơi ở của Phật Demchok (Điển Giác) và Thần Shiva, vốn bị giới hạn và được ghi nhận là chưa có ai cố gắng leo lên. Mỗi năm có hàng ngh́n người hành hương đến vùng này để đi 32 dặm quanh núi Kailash; tín đồ Phật giáo và Ấn Độ giáo đi theo chiều kim đồng hồ, c̣n tín đồ đạo Jain, Ayyavash và Bon th́ theo chiều ngược lại. Họ tin rằng việc này sẽ mang lại may mắn, nhưng chỉ được đi bộ, cưỡi ngựa nhỏ hoặc ḅ Tây Tạng.

(2point6billion.com - April 19, 2010)

 

Núi Kailash - Photo: 2point6billion.com

 

 

ẤN ĐỘ: Âm nhạc Phật giáo Trung quốc mở đầu Lễ hội Trung quốc tại Ấn Độ

 

New Delhi, Ấn Độ - Ngày 20-4-2010, tại Cổ Thành Purana Qila ở thủ đô New Delhi, một buổi tŕnh diễn âm nhạc Phật giáo được tổ chức để mở đầu cho Lễ hội Trung quốc tại Ấn Độ.

Buổi hoà nhạc mang tên 'Hoà âm của Thánh Địa' - một bản giao hưởng của những bài đạo ca Phật giáo từ Trung quốc - là một sự kết hợp âm nhạc tôn giáo hoà quyện với âm nhạc của dàn nhạc cổ điển truyền thống. Nó tạo nên những giai điệu độc đáo, thể hiện những bản sắc và con người Trung quốc.

Chương tŕnh do Dàn nhạc Giao hưởng Thẩm Quyến biểu diễn, với các nghệ sĩ hợp xướng và giọng nữ cao thuộc các nhà hát hàng đầu của Thượng Hải và Đội Hợp xướng Thượng Hải của Tu viện Hongfa ở Thẩm Quyến. Đoàn gồm  các nhạc sĩ chuyên nghiệp và các tu sĩ Phật giáo.

Buổi hoà nhạc được giới thiệu bởi Hội đồng Quan hệ Văn hoá Ấn Độ, Bộ Văn hoá của Cộng hoà Nhân dân Trung quốc và Đại sứ quán Trung quốc. Nó đem đến một sự thể hiện về nghệ thuật cho sự hoà hợp và t́nh huynh đệ thế giới theo bản chất tinh thần Phật giáo Trung quốc.

(Yahoo! India News - April 21, 2010) 

 

Dàn nhạc Phật giáo Trung quốc - Photo: PIT

 

 

NEPAL: Đơn yêu cầu bảo vệ Lâm Tỳ Ni

 

Lâm Tỳ Ni, Nepal - Lâm Tỳ Ni tương truyền là nơi Đức Phật đản sinh, toạ lạc tại Nepal ngày nay. Tầm quan trọng của Lâm Tỳ Ni không những đánh dấu nơi sinh của Tất Đạt Đa mà c̣n là nơi Phật giáo ra đời. Tuy nhiên, di tích này đă bị xáo trộn và tàn lụi.

Nhận thức được tầm quan trọng về tôn giáo của Lâm Tỳ Ni, năm 1997 UNESCO đă công nhận di tích này là một Cảnh quan Di sản Thế giới.

Ngày nay, sự ô nhiễm môi trường do ngành công nghiệp nặng (các nhà máy xi măng  và thép) toạ lạc tại vùng Lâm Tỳ Ni của Nepal đang làm xuống cấp không khí, chất lượng nước ngầm và nghề nông của địa phương cũng như sức khoẻ con người.

Từ vài năm nay, một chiến dịch được tiến hành để ngăn chặn việc xâm phạm không gian linh thiêng của Lâm Tỳ Ni.

Liên minh Bảo vệ Môi trường Lâm Tỳ Ni trong một nỗ lực tầm quốc tế đang có đơn yêu cầu bảo vệ Lâm Tỳ Ni khỏi những tác động đang tăng của sự ô nhiễm môi trường.

Đơn này là một lời kêu gọi gởi đến Ban Xúc tiến Công nghiệp của Bộ Công nghiệp Nepal để:

1/ tạo ra một khu phi công nghiệp quanh Lâm Tỳ Ni

2/ ngưng việc thành lập các ngành kinh doanh mới bên ngoài khu phi công nghiệp này, và

3/ kiểm tra nghiêm ngặt các công ty công nghiệp hiện hữu

Đơn gởi yêu cầu Bộ Môi trường của Chính phủ Nepal tiến hành giám sát liên tục, theo nghiệp vụ về sự ô nhiễm công nghiệp và chương tŕnh đánh giá của các ngành công nghiệp trong Hành lang Công  nghiệp Đường Lâm Tỳ Ni, với một số quy định đă nêu.

(The Buddhist Channel - April 24, 2010) 

 

 

Cột trụ A Dục của Lâm Tỳ Ni đang bị đe doạ - Photo: The Buddhist Channel

 

 

 

MĂ LAI: Cuộc Bán đấu giá và triển lăm Từ thiện tại Kualar Lumpur

 

Kuala Lumpur, Mă Lai - Các tổ chức Trung tâm Phát triển Bé Yêu (HCDC), Hội Phật giáo Hành thiện Kinrara (KMBS) và Các Sắc màu của Cam Bốt đă hợp tác để tổ chức "Cuộc Bán đấu giá và Triển lăm Từ thiện lần thứ hai", gây quỹ bảo trợ trẻ em thiệt tḥi tại Siem Reap, Cam Bốt và giúp gây quỹ cho Quỹ xây dựng Hội Phật giáo Hành thiện Kinrara.

Cuộc Bán đấu giá và Triển lăm Nghệ thuật Từ thiện lần thứ nhất được tổ chức vào năm 2008 đă rất thành công.

Các nhà tổ chức đă ghi nhận điều này để tiếp tục sứ mệnh giúp trẻ em bị thiệt tḥi tại Cam Bốt nuôi dưỡng tài năng nghệ thuật của các em, cũng như đề cao các giá trị gia đ́nh và các chương tŕnh phát triển thanh niên.

Hội Phật giáo Hành thiện Kinrara là một tổ chức được thành lập để truyền bá đạo Phật, phát triển trí tuệ, chia sẻ ḷng từ bi và việc hành thiện trong cộng đồng đang sống trong các khu vực quanh quận Puchong ở bang Selangor (Mă Lai).

Năm nay Cuộc Bán đấu giá và Triển lăm Từ thiện sẽ được tổ chức tại Làng Penang, Kuala Lumpur từ ngày 15-5 đến 13-6.

Sẽ có 200 vị khách VIP dự buổi khai mạc chính thức vào ngày 15-5-2010.

(The Buddhist Channel - April 24, 2010)

 

 

Poster của cuộc Bán đấu giá và Triển lăm Từ thiện  tại Làng Penang, Kuala Lumpur  (Mă Lai) - Photo: The Buddhist Channel

 

 

 

NAM HÀN: Triển lăm ảnh về các di tích hành hương Phật giáo của Thượng toạ Jibeom

 

Seoul, Nam Hàn - Thượng toạ Jibeom, người nổi tiếng hơn với danh “nhà sư hát”, sẽ tổ chức một cuộc triển lăm ảnh để chia sẻ tín ngưỡng Phật giáo và cũng để làm cho tôn giáo này gần gũi với công chúng hơn.

Cuộc triển lăm sẽ hoạt động từ ngày 8 đến 14-5-2010 tại Pḥng Triển lăm Yeon ở Đảo Jeju.

Hơn 40 ảnh sẽ được trưng bày này đều do chính Thượng toạ Jibeom chụp trong chuyến đi của ông từ ngày 25-12-2009 đến 09-01-2010. Ông đă viếng Lâm Tỳ Ni ở Nepal, nơi Đức Phật đản sinh; tu viện Kushinara ở Ấn Độ, nơi đức Phật nhập niết bàn; và các di tích hành hương Phật giáo quan trọng khác.

Thượng toạ Jibeom theo đạo Phật vào năm 1967 và cuối cùng ông trở thành sư trưởng của Chùa Geukrak trên Đảo Jeju vào năm 1990. Khám phá ḿnh có tài năng ca hát, ông bắt đầu hát và chia sẻ tín ngưỡng Phật giáo qua các bài hát của ông. Ông đă phát hành 6 albums và rất nổi tiếng về giọng ca. Ông tiếp tục tŕnh diễn trên toàn quốc.

(The Korea Times - April 26, 2010)

 

Thượng toạ Jibeom, "nhà sư hát"  - Photo: Yeon Gallery

 

 

 

GIA NĂ ĐẠI: Du lịch 'Công phu & Gấu trúc' tại Trung quốc

 

Vancouver, Gia Nă Đại - Dịch vụ du lịch Quốc tế Trung Hoa Thái b́nh dương đang giới thiệu một tour mới: du lịch Công phu & Gấu trúc tại Trung quốc trong 13 ngày.

Tuyến du lịch này khám phá Chùa Thiếu Lâm - trung tâm Thiền học Phật giáo nổi tiếng, Công phu Thiếu Lâm, thảo dược truyền thống, và nghệ thuật như hội hoạ và thư pháp.

Kiến thức Thiếu Lâm - gồm cả việc luyện công phu - có từ năm 1.500 trước Công nguyên, được công nhận từ lâu về ảnh hưởng quan trọng của nó trong việc quảng bá nền văn hoá Trung quốc khắp thế giới. Chùa Thiếu Lâm là một trong những cái nôi của vơ thuật Trung Hoa, và du khách sẽ được thưởng thức một buổi biểu diễn vơ thuật, một bữa ăn chay trưa tại chùa và tham quan Rừng Chùa - một nghĩa trang của 246 ngôi chùa chứa tro cốt của các nhà sư lỗi lạc.

Du khách cúng sẽ xem gấu trúc ở Sở thú Bắc Kinh, các chiến binh bằng đất nung tại Tây An và Vạn Lư Trường thành...

Các chuyến tham quan này khởi hành từ Vancouver, Calgary, Edmonton, Toronto, Montreal và Ottawa.

(China Pac - April 27, 2010)

 

 

TRUNG QUỐC: Các tăng sĩ Tây Tạng chuyển đến tu viện tạm thời

 

Ngọc Thụ, Thanh Hải - Tu viện Thrangu 700 năm tuổi đă bị tàn phá nặng nề trong trận động đất ngày 14-4 tại Quận Ngọc Thụ (Yushu), Tây Tạng.

Trận động đất đă làm ít nhất 2.220 người chết và hơn 100.000 người mất nhà cửa, kể cả 8.000 tăng ni.

Khoảng 200 tăng sĩ từ Tu viện Thrangu đă dọn đến một dăy nhà tiền chế bằng gỗ ở một cánh đồng cỏ cách những tàn tích 20 km.

Các xe tải quân sự chở các di vật Phật giáo, kinh sách, thực phẩm và áo quần đến “tu viện thảo nguyên”. Sáu tượng Phật bằng đồng, mỗi tượng cao 2 mét, được đặt ở giữa, hướng về những ngọn núi phủ tuyết. Hoà thượng Lodroe Nyima cho biết tu viện cũ đă bị đổ nát, với 40% di tích bị hư hại hoặc bị chôn vùi. Sự tàn phá gây thiệt hại 190 triệu nhân dân tệ (27,9 triệu usd).

Hoà thượng Lodroe Nyima nói rằng 14 nhà gỗ này đặc biệt hữu ích; v́ các di tích và các bộ sưu tập của Phật giáo không thể được bảo quản tốt trong các lều vải.

Các quan chức địa phương nói họ dự định trong ṿng 3 năm sẽ phục hồi 87 tu viện bị động đất tàn phá tại Ngọc Thụ.

Họ cam kết sẽ cung cấp cho hàng ngh́n tăng ni chỗ ở đàng hoàng vào cuối năm nay.

(Tân Hoa Xă - April 28, 2010)