TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 5.2010

 

CAM BỐT: Kư kết quan hệ đối tác về Nền Văn minh Phật giáo

 

Siem Reap. Cam Bốt - Hai nước Indonesia và Cam Bốt đă được bổ nhiệm làm phó chủ tịch tại Hội nghị Thượng đỉnh Con đường của Nền Văn Minh và Hội nghị Bộ trưởng diễn tại Siem Reap ra từ ngày 26 đến 29-4-2010.

Hội nghị thượng đỉnh và cuộc họp bộ trưởng có sự tham dự của đại diện các nước ASEAN và Trung quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Nam Hàn.

Trong cuộc họp cuối cùng, 6 bộ trưởng đă nhất trí thông qua "Lộ tŕnh Siem Reap 1010 - 2015" để thực hiện Tuyên bố Borobudur, với mục tiêu duy tŕ và phát huy các nguồn lực văn hoá qua du lịch văn hoá nhằm cải thiện phúc lợi của nhân dân.

Ngoài cuộc họp liên chính phủ c̣n có các diễn đàn cho những người chuyên trách về du lịch văn hoá.

Con đường của Nền Văn minh do Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono khởi xướng, dựa trên những con đường tương đồng của nền văn minh Phật giáo trong 6 nước lập bản tuyên bố - gồm Cam Bốt, Lào, Indonesia, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam.

Cam kết về phát triển du lịch dựa vào văn hoá sau đó đă được ghi thong qua Tuyên bố Borobudur, được kư kết tại tổ hợp đề Borobudur vào năm 2006.

(VIVAnews - May 3, 2010)

 

 

 

NAM HÀN : Chùa Choye dạy đạo phápcho các em nhỏ nhân lễ Phật đản

 

Seoul, Hàn quốc - Ngày 03-5-2010, một nhóm 8 em nhỏ đă được các nhà sư ở Chùa Choye tại Seoul cạo đầu nhân lễ Phật đản vào tháng này.

Các em sẽ ở lại chùa trong 21 ngày để học về Phật pháp.

Đức Phật đản sinh vào khoảng 2.554 năm trước, và mặc dù người ta không biết ngày tháng chính xác, nhưng tại Nam Hàn lễ Phật đản được tổ chức trong một tuần kể từ mồng 8 tháng 4 âm lịch - mà năm nay nhằm ngày 21-5 dương lịch.

Choye là ngôi chùa lớn duy nhất trong khuôn viên các tường thành của thành phố cổ ở Seoul. Được xây dựng vào năm 1910, chùa trở thành di tích chính của Giáo phái Phật giáo Triều Tiên Choye vào năm 1936.

Sau khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, Giáo phái Choye đă đấu tranh trong nhiều năm để quản lư độc quyền tài sản tu viện cho tăng sĩ độc thân, và trục xuất tất cả các tăng sĩ có vợ. Cuối cùng chùa đă thành công, và ngày nay đây là giáo phái nổi bật nhất trong Phật giáo Triều Tiên.

(The Scotsman - May 3, 2010)

 

 

 

NHẬT BẢN: Triển lăm tác phẩm của các Thiền sư thời Trung cổ

 

Kyoto, Nhật Bản -  Một cuộc triển lăm các bảo vật nổi tiếng (Meiho-ten) được tổ chức từ ngày 24-4 đến 09-5-2010 tại Chùa Tofuku-ji ở khu Higashiyama, Kyoto. Triển lăm có tựa đề "Chùa Tofuku-ji và Văn học Ngũ Sơn (Gozan-Bungaru): Các Thiền sư và các Tác phẩm Thời Trung cổ của Nhật".

Triển lăm trưng bày lần đầu tiên trước công chúng 21 tác phẩm gồm tranh chân dung và thư pháp được xếp hạng là Tài sản Văn hoá Quan trọng, cũng như sách được viết bởi các Thiền sư gắn bó với chùa Tofuku-ji.

"Văn học Ngũ Sơn" liên quan đến các hoạt động văn chương phổ biến giữa những Phật tử Thiền học tại Kyoto. Chùa Tofuku-ji sở hữu nhiều tác phẩm như thế của các nhà sư khác nhau, kể cả những tác phẩm của Kokanshiren, giáo trưởng đời thứ 15 của chùa.

Tổng cộng có 35 tác phẩm được trưng bày, bao gồm thư pháp, tranh chân dung và tranh Phật - trong số này có 23 tác phẩm là Tài sản Văn hoá Quan trọng.

Đây cũng là lần triển lăm đầu tiên  một bộ sưu tập các bài thơ và hợp tuyển được viết bởi các Thiền sư theo trường phái Kokanshiren.

(UrbanDharma - May 5 , 2010) 

 

 

Các tác phẩm truyền tải thế giới "Văn học Ngũ Sơn" của các Thiền sư thời Trung cổ  tại cuộc Triển lăm các Bảo vật Nổi tiếng (Chùa Tofuku-ji, Kyoto) - Photo: Kyoto Shimbun

 

 

 

TRUNG QUỐC: Hội thảo về Phật giáo Tây Tạng

 

Hội thảo lần đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng và Xă hội Hài hoà của Tây Tạng đă được tổ chức tại Núi Phổ Đà, Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang.

Khoảng 400 chuyên gia từ các trường đại học và đơn vị có liên quan đă tham dự hội thảo.

Các chuyên gia đă nhất trí với nhau rằng nền văn hoá Phật giáo là một phần quan trọng của nền văn hoá truyền thống Trung quốc, vốn đóng một vai tṛ quan trọng trong sự tiến bộ xă hội cũng như sự hoà hợp quốc gia.

Là một phần quan trọng của nền văn hoá truyền thống Tây Tạng, Phật giáo Tây Tạng đă được hợp nhất vào đời sống của nhân dân Tây Tạng, ảnh hưởng lớn đến chính trị, nghệ thuật, văn hoá, phong tục, tâm trí và các lĩnh vực khác của Tây Tạng.

(China Tibet Information Center - May 7, 2010)

 

 

 

ĐÀI LOAN: Phim hoạt h́nh về nhà sư Jian Zhen

 

Ngày 07-5-2010, 23 rạp ở Đài Loan tŕnh chiếu bộ phim hoạt h́nh màn ảnh lớn lần đầu tiên về một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa: Đường tăng Jian Zhen (Giám Chân).

Dài 97 phút, dựa trên 5 năm nghiên cứu và tạo h́nh hơn 130 nhân vật, phim kể về nỗ lực của nhà sư để truyền bá đạo Phật tại Nhật Bản.

Trong hơn 11 năm, sư Jian Zhen đă 6 lần nỗ lực sang Nhật. Cuối cùng, vào năm 753, ông đă thành công sau khi bị mù. Ông định cư tại Nara (thủ đô của Nhật Bản vào thế kỷ thứ 8) và sống quăng đời c̣n lại tại đó trước khi ông từ trần vào năm 763.

Ngoài việc truyền bá đạo Phật, ông c̣n được công nhận là người đă đưa các kỹ năng y học, xây dựng và nghệ thuật Trung Hoa đến với người Nhật.

Bộ phim do đài truyền h́nh Phật giáo Da Ai TV và Hội Phật giáo Từ Tế liên kết sản xuất.

Đội ngũ làm phim đă tốn nhiều công phu để thực hiện nó. Chẳng hạn họ đă mất khoảng 2 tuần để dựng chỉ 4 giây một cảnh ch́m tàu xảy ra cách đây hơn 1.200 năm.

(CNA - May 7, 2010)   

 

Đường tăng Jian Zhen (Giám Chân) - Photo: CNA

 

 

BANGLADESH: Thái Lan tặng 250 tượng Phật

 

Chittagong, Bangladesh - Hội Phật giáo Dhammakaya có trụ sở tại Thái Lan đă tặng Bangladesh 250 tượng Phật vào ngày 07-5, trong một nghi lễ Lễ Kỷ niệm Đức Phật Quốc tế năm 2010.

 

Sự kiện này được Trung tâm Nghiên cứu và Xuất bản Phật giáo Bangladesh tổ chức, diễn ra tại Sân vận động Polo, với sự tham dự của nhiều quan chức cao cấp và các vị chức sắc Phật giáo Bangladesh.

 

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Dipu Moni nói, "Mối quan hệ của chúng tôi với các nước láng giềng và nhiều nước khác đă được tăng cường từ nhiều thế kỷ qua Phật giáo, vốn được bắt nguồn tại tiểu lục địa này và sau đó truyền bá khắp thế giới". Bà bày tỏ hy vọng rằng mối quan hệ song phương hiện đang rất tốt đẹp giữa Bangladesh và Thái Lan sẽ được phát triển hơn nữa qua việc trao tặng những tượng này.

 

Bà nói rằng thông điệp phi bạo lực đối với tất cả sinh linh và nhân loại mà Đức Phật đă truyền giảng 2.553 năm trước vẫn thích hợp với thời đại ngày nay, khi mà bạo lực đang gia tăng ở mức đáng báo động trong xă hội.

 

Sau đó, số tượng này đă được phân phối đến các tu viện khác nhau tại khu vực thành phố Chittagong.

 

(Bangladesh Daily Star - May 8, 2010)

 

 

Mă Lai: Viện Nalanda được trao tặng bộ Kinh Tam Tạng Thế giới

 

Kuala Lumpur, Mă Lai - Một tổ chức giáo dục hàng đầu của Mă Lai là Viện Nalanda đă vinh dự được Hội Giáo pháp Thái Lan trao tặng bộ Kinh Tam Tạng Thế giới.

 

Việc trao tặng này là một sự công nhận về lời cam kết và sự đóng góp của Viện Nalanda đối với việc phát triển toàn vẹn về con người tại Mă Lai. Đây là cơ quan đầu tiên và duy nhất của Mă Lai được tặng món quà tôn quư này.

 

Tiến sĩ Tan Ho Soon, giám đốc Viện Nalanda Mă Lai, nói: "Hôm nay đánh dấu một cột mốc lịch sử đối với Viện Nalanda và cộng đồng Phật tử Mă Lai. Món quà Tam Tạng Kinh Thế giới tái khẳng định về sự ổn định và trưởng thành của quốc gia chúng ta trong sự đa dạng xă hội và động năng văn hoá, và về sự sẵn sàng của chúng ta để được uỷ thác trách nhiệm cao quư của việc giữ ǵn và ủng hộ thông điệp hoà b́nh và hoà hợp của Đức Phật".

 

Lễ trao tặng bộ Tam Tạng Kinh Thế giới gồm 40 tập được chính thức tổ chức tại Đại sứ quán Hoàng gia Thái lan ở Kuala Lumpur vào ngày 07-5-2010.

 

Trên 100 quan chức và các vị chức sắc về giáo dục và ngoại giao của Mă Lai, Thái Lan và Singapore đă tham dự sự kiện này.

 

(The Buddhist Channel - May 12, 2010)

 

Các đại diện từ Viện Nalanda Mă Lai, Hội Giáo pháp Thái Lan và Đại sứ quán Hoàng gia Thái Lan và 40 tập kinh Tam tạng Thế giới 40 tập - Photo: The Buddhist Channel

 

 

 

TÍCH LAN : Buổi thuyết tŕnh đặc biệt về 'Phật giáo Tamil'

 

Colombo, Tích lan - Vào ngày 30 - 5 tại Trung tâm Đại Bồ đề ở thành phố Chennai (bang Tamil Nadu), giáo sư Sunil Ariyaratne sẽ có buổi thuyết tŕnh đặc biệt về chủ đề 'Phật giáo Tamil'. Sự kiện này do Hội Đại Bồ đề Tích Lan và văn pḥng Phó Cao uỷ của Nam Ấn Độ đồng tổ chức tại Lễ hội Vesak (Phật đản Tam hợp) ở Chennai.

 

Giáo sư Sunil Ariyaratne của trường Đại học Jayawardenepura đă nghiên cứu kỹ về 'Phật giáo Tamil' trong một thời gian dài. Cuốn sách 'Phật giáo Tamil' của ông đă được đông đảo độc giả hoan nghênh.

 

Bài thuyết tŕnh có tính điều tra nghiên cứu của giáo sư Ariyaratne sẽ làm nổi bật nhiều vấn đề rất quan trọng đối với Tích Lan và Nam Ấn Độ.

 

Song song với lễ hội Vesak Chennai, buổi thuyết tŕnh nhân kỷ niệm lễ Vesak được khởi nguồn vào năm 2003. Các nhà thông thái khác của Tích Lan như Giáo sư Sudarshan Seneviratne, tiến sĩ Shiran Deraniyagala, Giáo sư K. N. O Dharmadasa, Giáo sư S. Padmanathan và Giáo sư J. B Dissanayake đă từng diễn thuyết nhân dịp này.

 

(The Daily Mirror - May 12, 2010) 

 

 

HÀN QUỐC: Chi nhánh chùa Phật Quang Sơn của Đài Loan tham gia Lễ hội Liên Hoa đăng

 

Seoul, Hàn quốc - Nhân lễ Phật đản, chùa Phật Quang Sơn của Đài Loan có chi nhánh tại Seoul sẽ là đại biểu của Đài Loan trong Lễ hội Liên Hoa đăng của Hàn quốc.

 

Chùa tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để giới thiệu về Phật giáo và văn hoá Đài Loan trong Lễ hội liên Hoa đăng năm nay. Sư trưởng của chùa là ni sư Yien nói, "Lễ hội Liên Hoa đăng thật là độc đáo với nhiều loại h́nh, bao gồm những nét truyền thống và hiện đại cũng như những nền văn hoá và biểu diễn Phật giáo đa dạng từ các nước Phật giáo khác cùng hài hoà với nhau. Nó như là một lễ hội văn hoá toàn diện, làm cho mọi người hoà hợp như một".

 

Được sáng lập bởi Đại sư Hsing Yun vào năm 1967, Phật Quang Sơn là một trong những giáo phái có nhiều ảnh hưởng nhất không chỉ ở Đài Loan mà là toàn cầu, với khoảng 200 chùa chi nhánh và 1 triệu tín đồ trên khắp thế giới.

 

Ni sư Yien từng học tại trường Đại học Dongguk ở Seoul vào cuối thập niên 1980 và là sư trưởng của chi nhành Seoul từ khi chùa khánh thành vào năm 1999. Hiện nay có 4 tăng ni người Đài Loan cư ngụ tại chùa.

 

(UrbanDharma - May 14, 2010)

 

Sư trưởng Yien và đèn lồng Liên Hoa của Hàn quốc - Photo: Urban Dharma

 

 

 

ẤN ĐỘ: Nhóm tăng sĩ đầu tiên tốt nghiệp ngành giáo viên khoa học tại các tu viện Tây Tạng lưu vong

 

Dharamsala, Ấn Độ - Nhóm 30 tăng sĩ đầu tiên đă tốt nghiệp để trở thành những giáo viên khoa học tại các tu viện Tây Tạng lưu vong. Bộ trưởng giáo dục của chính phủ Tây Tạng lưu vong là Kalon Thupten Lungrik đă chủ tŕ một cuộc triệu tập tại công viên Deer ở khu định cư Tây Tạng Bir vào ngày 14 - 5 - 2010. Các tăng sĩ này sẽ dạy môn khoa học tại các tu viện khác nhau bao gồm Sera, Ganden, Drepung và Bon Menri.

Họ đă học môn khoa học dưới sự bảo trợ của Thư viện Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ Tây Tạng (LTWA), cơ quan đă tổ chức nhiều lớp và khoá đào tạo cho tăng sĩ trong vài năm qua.

LTWA nói rằng các tăng sĩ này sẽ mang về tu viện của họ nhiều chương tŕnh giảng dạy và tài liệu giáo dục, từ vũ trụ học cho đến thần kinh học, được phát triển nhờ sự hỗ trợ của quỹ Gia đ́nh Sager (SFF).

 

Các tăng sĩ sẽ xuất bản những bài viết về Phật giáo và khoa học, tổ chức triển lăm khoa học và các cuộc đối thoại về giao diện của khao học và tâm linh, và giúp phát triển tầm nh́n cùng các tài liệu để các tăng sĩ đồng đạo của họ có thêm nhiều cơ hội tham gia với khoa học.

 

Ngoài việc tiếp tục hỗ trợ cho nhóm đầu tiên này, SFF và LTWA sẽ tuyển một nhóm 30 tăng sĩ thứ hai vào năm 2011, mở rộng các nhóm nghiên cứu và các trung tâm khoa học đến với những truyền thống mới của Phật giáo Tây Tạng ở cả Ấn Độ lẫn Nepal. 

(Phayul.com - May 15, 2010)

 

Các tăng sĩ tại một cuộc triển lăm vào năm 2009 - Photo: LTWA

 

 

TÂY TẠNG: Lễ hội Sagadawa kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh và nhập Niết bàn

 

Ngày mồng 1 tháng 4 âm lịch (14-5-2010), Phật tử Tây Tạng bắt đầu lễ hội Sagadawa kéo dài trong một tháng, để kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.

 

Khách hành hương đă tập trung về các tu viện chính và đường phố tại thủ phủ Lhasa, trong số đó có những người từ các tỉnh lân cận và du khách nước ngoài.

 

Theo cơ quan du lịch khu vực, năm nay Tây Tạng dự kiến đón tiếp 6,5 triệu du khách, tăng hơn năm ngoái 16%.

 

Trong tháng lễ hội này, người Tây Tạng tổ chức những nghi lễ Phật giáo như phóng sinh những loài vật.

 

Nhà sư Sambo từ tu viện Chakri ở hạt Nagqu đă lái xe trong 11 giờ để đến Lhasa. Ông và bạn bè dự định ở lại đây suốt tháng. Ông nói, "Tôi cầu nguyện cho một thế giới hoà b́nh và an toàn, và cầu mong rằng các nạn nhân động đất tại Ngọc Thụ sẽ t́m được đường lên thiên đường".

 

Một số Phật tử Tây Tạng thuần thành hành lễ lạy dài, hoặc vừa quay cối kinh vừa đi theo chiều kim đồng hồ quanh Điện Potala và Tu viện Jokhang, 2 lộ tŕnh hành hương chính tại khu buôn bán của Lhasa.

 

(China Daily - May 19, 2010)

 

 

Trong tháng lễ hội Sagadawa, người Tây Tạng viếng các tu viện và cầu nguyện

cho cuộc sống an toàn và hạnh phúc - Photo: Asia News

 

Một phụ nữ dân tộc Tây Tạng tay cầm cối kinh, bước đi trước Điện Potala ở Lhasa - Photo: Tân Hoa Xă

 

 

ẤN ĐỘ: Thành lập trung tâm nghiên cứu văn hoá Hi Mă Lạp Sơn

 

Nội các liên bang Ấn Độ đă phê duyệt việc thành lập một Viện Nghiên cứu Trung ương và Văn hoá Hi Mă Lạp Sơn (CIHCS) tại quận Tây Kameng, địa phương có truyền thống Phật giáo của bang Arunachal Pradesh.

 

Sau cuộc họp nội các do Thủ tuớng Manmohan Singh chủ toạ tại đây vào ngày 19-5-2010, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thanh Ambika Soni cho biết: Nội các đă chấp thuận về việc thành lập CIHCS tại quận Tây Kameng của bang Arunachal như là một viện tự trị thuộc Bộ Văn hoá.

 

Kinh phí của dự án là 90 triệu Rupees, với chi phí định kỳ hàng năm là 1.248.600 Rupees.

 

Bộ truởng Soni nói, "Việc này không những sẽ điền vào khoảng chân không vốn tồn tại trong lĩnh vực giáo dục, nhất là Phật giáo, mà cũng sẽ tạo những gắn bó về văn hoá cho thanh niên của vùng này và cổ vũ sự hội nhập quốc gia. Nó cũng sẽ tạo thành thói quen cho nhận thức về cân bằng sinh thái và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nó sẽ dạy cho cộng đồng về nghệ thuật và nghề thủ công để tự cung tự cấp và phát triển bền vững, và bảo tồn bản sắc dân tộc trong khuôn khổ hội nhập quốc gia".

 

(India Gazette - May 19, 2010)

 

 

TRUNG QUỐC: Kế hoạch tái thiết huyện bị động đất Ngọc Thụ

 

Bắc Kinh, Trung quốc - Đài Truyền h́nh Trung ương Trung quốc đưa tin vào ngày 19-5 rằng: Năm nay Trung quốc cấp 9 tỉ nhân dân tệ (1,32 tỉ usd) cho việc tái thiết huyện Ngọc Thụ, một khu vực của Tây Tạng bị động đất tàn phá hồi tháng trước.

 

Trong một cuộc họp nội các hàng tuần, kế hoạch tái thiết đề ra một mục tiêu 3 năm cho việc xây dựng lại nhà cửa, trường học và đường xá tại Ngọc Thụ, nơi trận động đất ngày 14-4 đă làm hơn 2.400 người chết và huỷ hoại thị xă Gyegu.

 

Bộ Tài chính sẽ cấp nhiều tiền hơn vào năm thứ 2 và thứ 3.

 

Kế hoạch tái thiết Ngọc Thụ có vẻ đă được triển khai giống với kế hoạch 3 năm dành cho tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh có gần 90.000 người chết do một trận động đất tàn khốc vào năm 2008.

 

Vào ngày kỷ niệm năm thứ hai của trận động đất Tứ Xuyên, các nỗ lực tái thiết tỉnh này sắp hoàn thành. Nhưng một số người dân địa phương ở đó than phiền rằng họ ít có được tiếng nói về h́nh dạng của các phố thị được xây dựng lại tại quê nhà họ.

 

Điều đó có thể trở thành một sự than phiền nhiều hơn nữa tại huyện Ngọc Thụ của dân tộc Tây Tạng, nơi mà các nhà sư sống ngoài khu vực này đă bị buộc phải nhường đường cho các đội tái thiết của nhà nước.

 

(Reuters - May 19)

 

 

 

MĂ LAI: Tăng sĩ và công nghệ thông tin

 

Ipoh, Mă Lai - Hiện tượng các nhà sư sử dụng công nghệ thông tin ở thành phố Ipoh không phổ biến bằng ở Kuala Lumpur hoặc Penang.

Là một trong những tăng sĩ đang thường xuyên khai thác công nghệ thông tin, sư trụ tŕ chùa Zhu Zen ở Ipoh là Zhong Hong nói rằng: Nếu các tăng sĩ có thể nắm vững các kỹ năng sử dụng máy tính, điều đó có thể trở thành một công cụ rất thuận tiện và hiệu quả cho việc thuyết giáo.

 

Ông nói rằng công chúng thường nghĩ là giới tăng sĩ bị cách ly khỏi cuộc sống thực tại. Tuy nhiên, các tăng sĩ thật ra đang ứng dụng những kỹ năng về máy tính vào cuộc sống hàng ngày của họ. Ngoài ra họ cũng có thể mua săm, kiểm tra bản quyết toán tài khoản và thanh toán hoá đơn tiện ích trực tuyến.

 

Một số tăng sĩ thậm chí đă biết sử dụng máy tính trước khi đi tu, trong khi một số khác sử dụng máy tính để giúp họ chuẩn bị những tài liệu phát đi cho việc truyền bá giáo lư Phật giáo.

 

Nh́n chung, tăng sĩ sử dụng máy tính cho 3 mục đích chính:

 

1/Tập trung vào một mặt đặc thù của Phật giáo như thiền định, tụng kinh v.v.

 

2/Chuẩn bị bài giảng: Chuẩn bị những phim ngắn qua máy tính, sau đó chiếu lại bằng máy chiếu phim.

 

3/Tạo thuận lợi cho các công việc về tổ chức: Dùng máy tính để làm các công tác chuẩn bị như nhập văn bản và tổ chức các hoạt động thanh niên, chiến dịch hiến máu và các sự kiện khác.

 

(Sin Chew Daily - May 20, 2010)

 

Sư trụ tŕ Zhong Hong của chùa Zhu Zen ở Ipoh sử dụng máy tính để đánh văn bản, truy cập Internet và truyền bá Phật giáo - Photo: Sin Chew Daily

 

 

LA MĂ: Toà thánh Vatican chúc Phật tử an lạc nhân lễ Phật đản (Vesak)

 

Ngày 17-5, Toà thánh Vatican đă chân thành gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến với Phật tử nhân lễ Phật đản - nhấn mạnh những mối quan tâm chung đối với môi trường và chống việc phá thai.

 

Thông điệp được kư bởi Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, vị chức sắc hàng đầu về đối thoại liên tôn giáo của Vatican, nhằm 'giúp tăng cường những mối quan hệ của t́nh hữu nghị và hợp tác hiện nay của chúng ta trong việc phụng sự nhân loại'.

 

Thông điệp viết rằng, 'Tín đồ Ki Tô giáo và Phật tử cùng có sự tôn trọng sâu sắc về cuộc sống con người. Điều này rất quan trọng, do đó chúng ta khuyến khích những nỗ lực nhằm tạo nên một ư thức trách nhiệm về sinh thái'.

 

Thông điệp cũng kêu gọi cộng đồng của hai tôn giáo tái khẳng định 'những niềm tin vững chắc chung của chúng ta về quyền bất khả xâm phạm của cuộc sống con người và sứ mệnh duy nhất của gia đ́nh, nơi người ta học yêu thương đồng loại và tôn trọng thiên nhiên'.

 

Tại Hàn quốc và Đài Loan, lễ Phật đản năm nay nhằm ngày 21-5 dương lịch, trong khi tại nhiều nước khác có các cộng đồng Phật tử đông đảo (gồm Thái Lan, Tích Lan, Cam Bốt, Miến Điện, Mă Lai, Lào, Nepal và Việt Nam) lễ sẽ được tổ chức vào ngày 28-5 dương lịch.

 

(monstersandcritics.com - May 17, 2010)

 

TÍCH LAN: Lễ Phật Đản Tam hợp được tổ chức tại vùng Tamil

 

Ngày 27-5, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, lễ Phật Đản Tam hợp được tổ chức tại thành phố Jaffna ở miền nam Tích Lan. Toàn thành phố được trang hoàng với cờ Phật giáo và đèn lồng Phật Đản nhiều màu sắc.

Các quan chức chính phủ nói rằng quân đội đang điều hành các gian hàng đồ ăn và thức uống miễn phí cho công chúng.

Lễ Phật Đản Tam hợp kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, giác ngộ và nhập Niết bàn được tổ chức bởi cộng đồng Phật tử Sinhala (chiếm 74% dân số của đảo quốc này).

Jaffna là thủ phủ văn hoá của người Tamil thiểu số theo đạo Hồi.

Sau khi kết thúc cuộc xung đột quân sự giữa quân đội chính phủ và phiến quân “Những Con Hổ Tamil” cách đây một năm, Jaffna đă chứng kiến một ḍng người từ miền nam liên tục đến tham quan.

Tại các khu vực khác ở miền nam của cộng đồng người Sinhala chiếm đa số, các lễ hội mừng Phật Đản diễn ra ở quy mô lớn hơn nhiều. Tín đồ Phật giáo đă tập trung tại các đền chùa ngay từ sáng sớm.

(Tân Hoa Xă - May 27, 2010)

 

 

 

NGA: Phật tử Nga mừng lễ Phật Đản

 

Tương truyền Đức Phật Đản sinh, giác ngộ và nhập Niết bàn vào trùng một ngày. Theo lịch Đông Âu th́ không có ngày cố định cho ngày lễ Phật Đản, và người ta mừng lễ này vào ngày rằm tháng tư âm lịch, nhằm khoảng cuối tháng 4 - đầu tháng 5 dương lịch. Những nghi lễ long trọng diễn ra tại các nước Cộng hoà có đa số dân là Phật tử gồm Kalmykia, Buryatia và Tyva của Liên bang Nga.

Vào ngày Phật Đản, một ngày lễ chính thức tại Kalmykia, tín đồ Phật giáo kéo đến các ngôi chùa được trang hoàng hoa và đèn lồng bằng giấy. Các nhà sư đọc kinh và kể lại những câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật và các đệ tử của Ngài.

Tại Buryatia, nhân dân sẽ được phép vào Phật học viện Ivolginsky, nơi có di hài trông như c̣n sống của vị Lạt Ma hệ phái Hambo là Dashi Dorzho Itigelov. Vào năm 2002, di hài của ông được khai quật và chuyển về viện này sau khi ông viên tịch được 75 năm. Vị Lạt Ma ngồi theo tư thế hoa sen trong một hộp bằng kính, và các tín đồ chỉ được vào chiêm bái ông 2 lần mỗi năm.

(Flickr.com - May 27, 2010)

 

 

Phật học viện Ivolginsky ở nước Cộng hoà Buryatia (Liên bang Nga) - Photo: wikipedia

 

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ Phật Đản tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya)

 

Ngày 27-5, hàng trăm Phật tử từ khắp thế giới đă tổ chức lễ Phật Đản ở Bồ Đề Đạo Tràng tại bang Bihar, nơi Đức Phật đă đạt được sự giác ngộ.

Ủy ban quản lư đền Bồ Đề Đạo Tràng đă tổ chức một lễ kỷ niệm Phật lịch 2.554 tại đền Đại Giác Ngộ Tự (Mahabodhi) - ngôi đền linh thiêng nhất của Phật giáo - ở Bồ Đề Đạo Tràng.

Một ủy viên nói, "Những lễ cầu nguyện đặc biệt cho hoà b́nh thế giới đă được tổ chức dưới cây Bồ đề".

Lễ bắt đầu với một đám rước đi từ tượng Phật cao 80 feet lên đến cây Bồ đề ở sau đền.

"Hàng trăm Phật tử, kể cả các thành viên của Hội đồng Phật giáo Quốc tế đă tham gia đám rước", nhà sư Bhikkhu Priyapal nói.

Khuôn viên ngôi đền và khu tiếp giáp được trang hoàng với cờ màu và những vật trang trí khác.

Lễ Phật Đản là ngày linh thiêng nhất đối với Phật tử khi họ hành hương đến những địa điểm gắn với Đức Phật Tổ.

(newkerala.com - May 27, 2010)

 

 

 

Đại Giác Ngộ Tự (Mahabodhi) - Photo: wikipedia

 

 

 

ANH QUỐC: Cao Ủy Tích Lan mừng lễ Phật Đản tại Luân Đôn

 

Ngày 28-5, tại Cao Uỷ Tích Lan ở Luân Đôn, Giáo sư Richard F. Gombrich của trường Đại học Oxford đă có buổi thuyết tŕnh Kỷ niệm Lễ Phật Đản với tựa đề "Phật giáo như một nguồn lực cho Hoà b́nh và Tiến bộ: Dành cho ai".

Tham dự sự kiện do Cao Uỷ Tích Lan tổ chức nhân lễ Phật Đản này có các tăng sĩ, viện sĩ, các nhà ngoại giao và thành viên của cộng đồng Anh và Tích Lan

Giáo sư Gombrich nhấn mạnh tầm quan trọng của Phật giáo trong bối cảnh hiện nay như là một triết lư của nền ḥa b́nh và sự khoan dung. Phật giáo cần được thực hành ngày càng nhiều trong cuộc sống chính trị và xă hội thời nay, hơn là chỉ dành cho chùa chiền và tăng sĩ.

Ông nói rằng Đức Phật đă dạy về tầm quan trọng của việc ngăn ngừa bạo lực bằng cách làm giảm đi sự nghèo khổ, vốn là nguyên nhân cơ bản của sự xung đột và hỗn loạn trong xă hội. Thế giới Phật giáo cần xoá bỏ những sự khác biệt để duy tŕ các nguyên tắc cơ bản của đạo Phật, là những điều rất quan trọng đối với sự tồn tại hoà b́nh của nhân loại.

Giáo sư Gombrich là một học giả nổi tiếng thế giới về nghiên cứu Phật giáo, tiếng Phạn và tiếng Pali và là một nhà Ấn học hàng đầu của Anh.

(UrbanDharma - May 28, 2010)

 

 

Quang cảnh buổi thuyết tŕnh nhân lễ Phật Đản của Giáo sư Gombrich tại Cao Uỷ Tích Lan ở Luân Đôn - Photo: lankapuvath.lk

 

 

 

TRUNG QUỐC: Tổng thống Ấn Độ viếng chùa Bạch Mă ở Lạc Dương

 

Ngày 26-5, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đă đến Bắc Kinh cho chuyến thăm lần đầu tiên trong 10 năm của người đứng đầu nhà nước Ấn Độ.

Bà Patil đă  gặp Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào. Ông này nói rằng chuyến thăm của bà sẽ thúc đẩy "sự hiểu biết lẫn nhau và t́nh hữu nghị, và tiến đến sự phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Trung-Ấn".

Trong chuyến viếng thăm Trung quốc 6 ngày này, Tổng thống Patil cũng đến thăm gian hàng của Ấn Độ tại Hội chợ Triển lăm Thế giới ở Thượng Hải. Sau đó bà đến thành phố Lạc Dương để dự một buổi lễ tại chùa Bạch Mă vào ngày 28-5, nhân kỷ niệm việc Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Hoa cách đây 2.000 năm.

Thành phố Lạc Dương, toạ lạc tại tỉnh Hà Nam, là một trong 4 kinh thành cổ của Trung quốc. Chùa Bạch Mă của thành phố này được thành lập vào năm 68 sau Công nguyên bởi Hoàng đế nhà Minh, và được xem là đền thờ Phật giáo đầu tiên tại Trung Hoa. Gần đây Ấn Độ đă ủng hộ và đầu tư về văn hoá cho Trung quốc trong việc giúp nâng cấp nhiều di tích Phật giáo.

(2point6billion.com - May 28)

 

Tượng ngựa bằng đá tại chùa Bạch Mă, Trung quốc - Photo: 2point6billion.com

 

Chùa bạch Mă ở Lạc Dương, Trung quốc - Photo: wikipedia