TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 09.2014

Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Thủ tướng Ấn Độ viếng 2 ngôi chùa cổ tại Kyoto

 

Thủ tướng Narendra Modi đă bắt đầu ngày thứ 2 của chuyến thăm Nhật Bản 4 ngày với việc viếng ngôi chùa Toji nổi tiếng tại thành phố lịch sử Kyoto. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cùng đi với ông trong cuộc tham quan khu chùa cổ này.

Thủ tướng Modi sau đó đến viếng Kim Các Tự, ngôi chùa được xây dựng vào năm 1397. Trong sự tĩnh lặng tại đây, ông đă tham thiền, cầu nguyện cho ḥa b́nh.

Chuyến thăm Kyoto rất có ư nghĩa cho tầm nh́n của Thủ tướng Modi đối với thành phố Varanasi, đơn vị bầu cử mà ông đại diện tại hạ nghị viện Ắn Độ. Kyoto là một thành phố di sản cấp thế giới, và Thủ tướng Modi muốn phát triển thánh địa Varanasi thành một ‘thành phố thông minh’ theo cách của Kyoto.

Giống với Varanasi, thành phố Kyoto có hàng ngh́n chùa và đền thờ, Đối với Thủ tướng Modi, mô h́nh Kyoto có thể cần thiết trong quá tŕnh trẻ hóa các thành phố Ấn Độ và phát triển 100 “thành phố thông minh”, một lời hứa mà chính phủ của ông liên tục thực hiện.

(ndtv,com – September 1, 2014)

 

Thủ tướng Ấn Độ (ở giữa) và Thủ tướng Nhật Bản (bên phải) tại chùa Toji ở Kyoto Photo: AP

Thủ tướng Ấn Độ (ở giữa) và Thủ tướng Nhật Bản (bên phải) tại chùa Toji ở Kyoto

Photo: AP

 

 

 

HOA KỲ: Hội nghị quốc tế với chủ đề “Bản thảo Đôn Hoàng: 20 năm tới”

 

Hội nghị quốc tế “Triển vọng cho Nghiên cứu Bản thảo Đôn Hoàng: 20 năm tới” được tổ chức tại trường Đại học Princeton (New Jersey) từ ngày 6 đến 8-9-2014. Chủ đề bao gồm các lĩnh vực từ tất cả các ngành nghiên cứu bản thảo Đôn Hoàng, kể cả nghiên cứu, văn học, lịch sử, ngôn ngữ học và khoa văn bản cổ tự học tôn giáo. Nhiều học giả từ Trung quốc, Nhật Bản, châu Âu và Hoa Kỳ thuộc Ủy ban Liên lạc Quốc tế về Nghiên cứu Đôn Hoàng (ILCDS) sẽ tham dự. Ngôn ngữ của hội nghị là Hoa ngữ và Anh ngữ, và 29 tài liệu được chọn sẽ được tŕnh bày bằng một trong 2 ngôn ngữ này.

Hội nghị do Pḥng Nghiên cứu Phật giáo của Đại học Princeton và ILCDS đồng tổ chức, với sự tài trợ chính của Tổ chức Henry Luce.

Khoảng 60.000 văn bản đă được phát hiện tại Hang Mạc Cao gần Đôn Hoàng (Cam Túc, Trung quốc) vào năm 1900. Phần lớn là bản thảo bằng tiếng Hoa và Tây Tạng, nhưng các ngôn ngữ khác cũng được làm mẫu, bao gồm tiếng Duy Ngô Nhĩ, tiếng Phạn, Sogdian, Khotan và Do Thái.

(Buddhist Door – September 1, 2014)

 

http://www.phapvan.ca/vn/pictures/0109_2014_TTG%20(2).jpg

Bản thảo Chương 25 của Kinh Pháp Hoa
Photo: csr.princeton.edu.

http://www.phapvan.ca/vn/pictures/0109_2014_TTG%20(3).jpg

Kinh Phật từ Hang Thư viện Đôn Hoàng
Photo: theguardian.com



 

NHẬT BẢN: Ảnh chụp X-quang cho thấy tháp nhỏ bên trong bức tượng Phật giáo cổ
 

Nara, Nhật Bản – Một tháp Phật giáo 5 tầng “gorinto” thu nhỏ đă được phát hiện bên trong pho tượng của người sáng lập chùa Daigoji ở Fushimi, Kyoto.

“Gorinto” đă được sử dụng như đài tưởng niệm những người đă khuất và phổ biến tại chùa chiền và nghĩa trang Phật giáo.

Chùa Daigoji và Bảo tàng Quốc gia Nara đă công bố phát hiện nói trên vào ngày 1-9-2014. Sau khi pho tượng gỗ hàng trăm năm tuổi cao 83 cm trải qua cuộc kiểm tra bằng X-quang, người ta đă phát hiện gorinto.

Ảnh chụp X-quang cho thấy bên trong tượng được chia thành ngăn, bên trên phần ngực tượng có một gorinto cao 15 cm, và bên trong gorinto có một vật nhỏ được bọc bằng giấy.
Chùa Daigoji, một Di sản Thế giới UNESCO, do nhà sư Rigen Daishi (832-909) sáng lập vào thời Heian (794-1185). Tượng Rigen Daishi tại chùa này được xếp hạng là một tài sản văn hóa quan trọng của Nhật Bản.

Theo Bảo tàng Quốc gia Nara, các tác phẩm điêu khắc chư cao tăng được tạo tác giữa thời Heian và Kamakura (1192-1333) thường đựng xá lợi của các vị.

(Asahi Shimbun – September 2, 2014)

 

http://www.phapvan.ca/vn/pictures/0109_2014_TTG%20(4).jpg

Một ảnh X-quang chụp phần bên trong của tượng cho thấy trong tháp gorinto có một mảnh giấy
Photo: Bảo tàng Quốc gia Nara (Nhật Bản)

 

 


ẤN ĐỘ: Viện Giác ngộ Ấn Độ sẽ được thành lập tại Tabo, bang Himachai Pradesh
 

Tu viện Tabo sẽ có Viện Giác ngộ Ấn Độ, là học viện sẽ nổi lên như trung tâm cải cách Phật học. Tọa lạc tại tiểu khu Spiti của huyện Lahaul-Spiti ở bang Himachal Pradesh, tu viện Tabo là một trung tâm nghiên cứu triết học và văn hóa bộ tộc Phật giáo kể từ khi thành lập vào năm 996 sau công nguyên.

Ngày 1-9-2014, thống đốc bang Himachal Pradesh nói rằng để bảo vệ khu nghiên cứu Phật giáo cổ xưa tại Tabo, Bộ Văn hóa Liên bang đă đồng ư về nguyên tắc việc thành lập Viện Giác ngộ Ấn Độ (IIBD) tại Tabo. Chính quyền Liên bang sẽ tài trợ hoàn toàn cho dự án 450 triệu Rupee này.

Khi hoàn thành, dự án sẽ đưa Tabo và bang Himachal lên Bản đồ Quốc tế cho việc theo đuổi về Nghiên cứu Phật giáo.

Được Ban Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ công bố là di tích được bảo vệ, tu viện Tabo có một số bích họa và tranh cổ Phật giáo - hầu hết thuộc thế kỷ thứ 11 - tinh xảo nhất thế giới.

(indiatimes – September 5, 2014)

 

http://www.phapvan.ca/vn/pictures/0109_2014_TTG%20(5).jpg
Chánh điện mới bên trong ngôi chùa chính của Tu viện Tabo (Ấn Độ)
Photo: John Hill

http://www.phapvan.ca/vn/pictures/0109_2014_TTG%20(6).jpg

Tu viện Tabo
Photo: Oktatabyebye.com

 

 


NGA: Thủ đô Mạc Tư Khoa sẽ có 2 đền thờ Phật giáo

 

Mạc Tư Khoa, Nga – Việc xây dựng 2 đền thờ Phật giáo sẽ bắt đầu tại Mạc Tư Khoa vào mùa thu năm nay, và một trong 2 ngôi đền này sẽ được dành riêng cho những Phật tử thiệt mạng trong Đệ nhị Thế chiến.

Tatyana Odushpayak, nữ chủ tịch trung tâm Phật giáo Tam Bảo của Mạc Tư Khoa, cho biết một bản thiết kế sẽ được chọn trong tháng 9 dành cho một ngôi chùa tại công viên tưởng niệm chiến tranh Poklonnaya, nơi đă có một nhà thờ Hồi giáo, một nhà thờ Chính thống giáo và một giáo đường Do Thái.

Sự hiện diện của những nơi thờ phượng khác nhau trong công viên phản ảnh sự chiến đấu kề vai sát cánh bởi các tín hữu của các tôn giáo khác nhau trong Thế chiến thứ II.

Theo Odushpayak, ngôi chùa này sẽ được xây dựng bằng việc cúng dường. Các đại biểu thành phố đă phê duyệt việc xây dựng, và đất đă được phân bổ cho dự án.

Ngôi chùa thứ hai, sẽ được xây tại quận Otradnoye, cũng sẽ tọa lạc gần một nhà thờ của Chính thống giáo, một đền thờ Hồi giáo và một giáo đường Do Thái giáo. Tổng số kinh phí để xây ngôi chùa 2 tầng này là khoảng 200-250 triệu rúp (5,4  đến 6,8 triệu usd), nữ chủ tịch Hội Phật giáo Mạc Tư Khoa Dulma Shagdarova cho biết.

(Buddhist Channel – September 6, 2014)

 

 

SINGAPORE: Thư viện Phật giáo Geylang mở cửa lại sau một năm dài nâng cấp

 

Thư viện Văn Thù tại Geylang đă mở cửa lại vào ngày 7-9-2014, sau một năm nâng cấp với kinh phí khoảng 1 triệu đô la.

Thư viện có một bộ sưu tập gồm hơn 10.000 cuốn sách về Phật giáo. Tọa lạc bên trong một cửa hiệu 3 tầng, thư viện Văn Thù được thành lập vào năm 1996 và do Tu viện Nam Hải Phi Lai Quan Âm ở Gaylang quản lư. Nó mở cửa cho công chúng và thực hiện các khóa học về Phật giáo cho người lớn và trẻ em.

Là người khánh thành thư viện lần này, Phó Thủ tướng Teo Chee Hean phát biểu rằng các hoạt động của thư viện phát huy sự hiểu biết tôn giáo và tăng cường sự ḥa hợp của xă hội.

Ni trưởng Miao Xian, người sáng lập thư viện vào năm 1996, nói rằng thư viện luôn luôn mở cửa cho những người từ các tín ngưỡng và tôn giáo khác nhau muốn t́m hiểu đạo Phật. “Đây là sự đóng góp của chúng tôi cho xă hội Singapore”, ni sư nói.

(bignewsnetwork – September 8, 2014)

 

Deputy Prime Minister Teo Chee Hean (seated, third from left), advisor to the Manjusri Library, is the guest-of-honour at its re-opening following a year-long $1 million refurbishment. -- ST PHOTO: ONG WEE JIN

Thư viện Văn Thù tại Geylang, Singapore, vào ngày khánh thành sau khi nâng cấp. Khách mời danh dự là Phó Thủ tướng Teo Chee Hean (ngồi thứ 3, từ bên trái).

Photo: Ong Wee Jin

 

 

 

TÍCH LAN: Thủ tướng Nhật Bản viếng chùa Kelaniya ở ngoại ô Colombo

 

Vào ngày 8-9-2014, ngày thứ 2 của chuyến thăm Tích Lan 2 ngày, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă viếng ngôi chùa lịch sử Kelaniya ở ngoại ô của thủ đô Colombo.

Hàng chục trẻ em vẫy cờ Nhật đón chào ông.

Ông dâng hoa sen lên tượng Phật và được chư tăng ban phước.

Thủ tướng đă viếng chùa Kelaniya trên đường đến phi trường, nơi sẽ xây dựng một ga hành khách mới với sự giúp đỡ của một khoản vay phát triển 330 triệu đô la của Nhật Bản.

Thủ tướng Abe là nhà lănh đạo Nhật đầu tiên viếng Tích Lan sau 24 năm.

Tại một diễn đàn kinh doanh vào ngày 7-9, Thủ tướng Abe nói rằng ông và Tổng thống Tích Lan đă đồng ư về việc cải thiện mối quan hệ của họ từ một t́nh hữu nghị truyền thống đến một sự hợp tác mới giữa 2 đất nước vùng biển này.

Ông cũng bày tỏ hy vọng sự hợp tác nhiều hơn nữa trong lĩnh vực nông nghiệp.

(VOA News – September 8, 2014)

 

http://www.bignewsnetwork.com/photo_story/uni1410184833.jpg

Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Tích Lan

Photo: Reuters

 

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma thương tiếc những người tử nạn do lũ lụt tại Kashmir

 

Ngày 4-9-2014, Đức Đạt lai Lạt ma - nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng  - đă bày tỏ sự thương tiếc những người đă chết trong trận lũ lụt tàn phá tại Kashmir và gửi lời chia buồn của ngài đến gia đ́nh các nạn nhân.

Trong một lá thư gửi đến Thống đốc Omar Ahdullah của bang Jammu & Kashmir (J&K), Đức Đạt lai Lạt ma đă bày tỏ nỗi buồn trước sự mất mát về sinh mạng và tài sản do trận lũ gây nên.

Ngài viết rằng ḿnh hiểu là mọi việc đang được thực hiện để cứu những người bị ảnh hưởng và các nỗ lực cứu trợ đang được tiến hành. Ngài cũng bày tỏ lời chia buồn đến những gia đ́nh có người thân đă mất trong thảm họa tàn khốc này.

Như một biểu hiện của sự cảm thông, Quỹ Đạt lai Lạt ma đă gửi một khoản tiền đóng góp để tặng cho Quỹ Cứu trợ Lũ lụt của Thống đốc bang J&K – văn pḥng của Đức Đạt lai Lạt ma tại Dharamsala cho biết.

(IANS – September 10, 2014)

 

http://www.bignewsnetwork.com/photo_story/uni1410325254.jpg

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: AP

 

 

 

TÍCH LAN: Lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Anagarika Dharmapala (1864-1933), người bảo tồn và phát huy Phật giáo của Tích Lan

 

Các lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Anagarika Dhamapala được tổ chức trên khắp đất nước Tích Lan từ ngày 1 đến 17-9-2014. Ông sinh ngày 17-9-1864, được mọi người nhớ đến v́ các cuộc vận động bảo tồn văn hóa Phật giáo Tích Lan và phát huy nền giáo dục Phật giáo của ông.

Tại Colombo vào ngày 1-9, những người tham gia đă tập trung tại lễ khai mạc ở Viện Quan hệ Quốc tế và Nghiên cứu Chiến lược Kadirgamar.

Một bộ phim tài liệu và một cuốn sách về Anagarika Dharmapala đă được tŕnh chiếu và phát hành tại buổi lễ.

Vào ngày 7-9, một cuộc diễn hành bằng xe đặc biệt đă được tổ chức. Rời trụ sở của hội Đại Bồ đề Tích Lan tại Maradana, đoàn xe diễn hành đi qua nhiều vùng khác nhau của quốc đảo, nhắc nhở người dân về nhà lănh đạo vĩ đại Anagarika Dharmapala và những cống hiến của ông cho Tích Lan. Trong đoàn diễn hành c̣n có chiếc “Sobana Maligawa”, loại xe mà Anagarika Dharmapala đă sử dụng khi truyền bá thông điệp của ḿnh khắp đất nước.

(Buddhist Door – September 11, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/78fee20ca653ca451e52f4716f8ffcc65e722ec4/350/0

Tượng Anagarika Dharmapala tại Công viên Tịnh xá Mahadevi, Colombo (Tích Lan)

Photo: omlanka.com

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/661697858d9e53289329cd433ca4d56bea77e727/350/0

Lộ tŕnh của đoàn xe diễn hành đặc biệt được đánh dấu màu đỏ

Photo: newfirst.lk

 

 

 

TRUNG QUỐC: Tháp Đại Nhạn - một Di sản Thế giới trên Con đường Tơ lụa

 

Chùa Tháp Đại Nhạn hiện đang là một trong 7 di sản thế giới tại tỉnh Thiểm Tây.

Tọa lạc ở Thành phố Trường An của thời nhà Đường, chùa Tháp Đại Nhạn được xây cho nhà sư Huyền Trang vào năm 652 sau Công nguyên để lưu trữ các kinh điển, tượng và xá lợi mà ông đă mang về từ Ấn Độ.

Chùa Đại Nhạn là một công tŕnh kiến trúc bằng gạch được xây theo cách giả gỗ. Từ đỉnh nh́n xuống, chùa có h́nh dạng vuông, bao gồm phần nền, thân và đền thờ. Chùa cao 64,517 mét.  Tháp Đại Nhạn

Trong số các di tích quan trọng được trưng bày tại chùa có những mẩu đá được chạm khắc miêu tả đôi bàn chân của Đức Phật và những dấu chân do nhà sư Huyền Trang để lại khi ông đi về tây phương trong cuộc hành hương để thỉnh kinh Phật.

(tipitaka.net – September 12, 2014)

 

http://english.peopledaily.com.cn/NMediaFile/2014/0904/FOREIGN201409040820000318721133571.jpg

 

http://english.peopledaily.com.cn/NMediaFile/2014/0904/FOREIGN201409040820000311494771609.jpg

Tháp Đại Nhạn và tượng nhà sư Huyền Trang trong khuôn viên khu chùa này

Photos: tipitaka.net

 

 

 

TOÀN CẦU: Ngày Tỳ Kheo Ni Quốc tế lần thứ 4 tôn vinh chư ni

 

Ngày Tỳ Kheo Ni Quốc tế (IBD) lần thứ 4 đă được tổ chức vào ngày 6-9-2014 trên khắp thế giới. Ư tưởng này bắt nguồn từ Liên minh Tỳ kheo Ni tại California, Hoa Kỳ, vào năm 2011, với mục đích tôn vinh vai tṛ của chư ni trong việc ǵn giữ Đạo pháp.

Liên minh Tỳ Kheo Ni đă khuyến khích việc tổ chức sự kiện này tại từng khu vực cho những ai cảm nhận ḿnh có quan tâm đối với sự phục hưng của Tỳ Kheo Ni Phật giáo Nguyên thủy.

Năm nay, Ngày Tỳ Kheo Ni Quốc tế nhận được sự tiếp xúc toàn cầu nhiều hơn so với những năm trước. Ví dụ như Hội Tịnh xá Gotami của Mă Lai đă tổ chức ngày này với việc khất thực và giảng pháp. Cùng với các lễ hội, trang web Women Renunciants cũng đă biên soạn một bản tóm tắt về cuộc đời của một số ni sư và nữ cư sĩ Phật giáo nổi tiếng của châu Á, bao gồm Sư bà Thích nữ Diệu Không ở Việt Nam, Ani Choying Drolma ở Nepal, Ni sư Vishaka ở Ấn Độ, Ni sư Daw Thissawaddy ở Miến Điện, Ni sư Cheng Yen ở Đài Loan và Dipa Ma ở Bangladesh.

(Buddhist Door – September 16, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/a50c4260d423539972c2482ab4486fe311b9da80/350/0

Ngày Tỳ Kheo Ni Quốc tế lần thứ 4 tổ chức tại Trung tâm Thiền Sanrin, phía bắc nước Ư

Photo: Trung tâm Thiền Sanrin

 

 

 

CỘNG H̉A CZECH: Khánh thành Bảo tháp Phật giáo đầu tiên tại Czech

 

Vào ngày 14-9-2014, khoảng 2 ngh́n người đă tham dự lễ khánh thành bảo tháp Phật giáo đầu tiên tại Cộng ḥa Czech, diễn ra ở làng Tenovice trong khu vực Plzen.

Bảo tháp này, được Phật tử dùng làm nơi hành thiền, là một công tŕnh kiến trúc cao 7 mét, làm bằng đá granite. Bên trong bảo tháp có chứa nhiều bảo vật như các văn bản, các xá lợi của Đức Phật và những vật phẩm cúng dường nhỏ.

Ngôi làng Tenovice nằm dưới chân những ngọn đồi Brdy là nhà của trung tâm Phật giáo Kim Cương Thừa kể từ năm 2003. Kim Cương Thừa là phương pháp giảng dạy Phật giáo phổ biến nhất tại Cộng ḥa Czech. Vào năm 2007 truyền thống này được công nhận là cộng đồng Phật giáo đầu tiên và duy nhất của đất nước này.

(Big News Network – September 15, 2014)

 

 

ÁO QUỐC: Giải thưởng xuất sắc dành cho bản dịch “Trung Đạo: Trung Quán Luận của Long Thọ Bồ Tát”

 

Giải thưởng Bản dịch Xuất sắc 2014 của Tổ chức Khyentse đă được trao tặng 2 dịch giả Mark Siderits và Shoryu Katsura cho tác phẩm “Trung Đạo: Trung Quán Luận của Long Thọ Bồ Tát”.

Giải thưởng nói trên tôn vinh sự xuất sắc trong các bản dịch vốn làm cho di sản Phật giáo này có thể truy cập được trên toàn thế giới. Giải thưởng đă được trao cho các dịch giả vào ngày 20-8-2014 tại Hội nghị Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Quốc tế được tổ chức tại trường Đại học Vienna (Áo).

Cả hai dịch giả từng dạy đại học về môn triết, và cùng về hưu vào năm 2012. Ông Mark Siderits là tác giả hoặc biên tập viên của 5 cuốn sách và đă xuất bản nhiều bải viết về một loạt đề tài về triết học Phật giáo Ấn Độ và triết học đối chiếu. C̣n Giáo sư Shoryu Katsura đang làm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Phật giáo Á châu tại Đại học Ryukoku, Kyoto. Ông là tác giả hoặc biên tập viên của 7 cuốn sách và đă xuất bản hơn 60 bài viết về các khía cạnh khác nhau của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ cổ điển.

(Big News Network – September 18, 2014)

 

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/54/Universit%C3%A4t_Vienna_June_2006_164.jpg/240px-Universit%C3%A4t_Vienna_June_2006_164.jpg

Trường Đại học Vienna, Áo quốc

Photo: Gryffindor

 

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Tổ chức mới của tín đồ Phật giáo Dấn thân

 

Đầu năm nay, một tổ chức mới của Phật tử gọi là Phật Hộ đă được thành lập tại Úc, để đáp ứng 2 mục tiêu chính: thứ nhất, để hoạt động như một  tổ chức điều hợp cho Phật tử tại Úc, và thứ hai là để phát huy Phật giáo Dấn thân như một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày tại Úc.

Mặc dù Hiệp hội Tăng già Úc (ASA) hoạt động như tổ chức điều hợp cho chư tăng, nhưng đến nay vẫn không có tổ chức nào đặc biệt chăm lo cho các nhu cầu khác nhau của tín đồ. V́ vậy tổ chức Phật Hộ hy vọng sẽ phụng sự như là tổ chức Phật tử chính thức đầu tiên của Úc.

Phật Hộ sẽ làm việc chặt chẽ với ASA và các tổ chức Phật tử khác tại các nước khác nhau trên thế giới.

Những tổ chức như Phật Hộ nhận thấy một nhu cầu cấp thiết đối với Phật tử để tham gia Đạo pháp một cách tích cực trong xă hội, như một thuốc giải cho khổ đau và để cải thiện phúc lợi cho mọi chúng sinh.

(Buddhist Door – September 19, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/866ba0b9c9454f022ba9087621ce7ca4645f986b/350/0

Các tổ chức Phật giáo giúp trẻ em vùng núi Sa Pa ở miền Bắc Việt Nam

Photo: Buddhist Door

 

 

 

HOA KỲ: Vũ nhạc kịch ‘Cuộc Đời của Đức Phật Cồ Đàm’ tŕnh diễn tại Trung tâm Nghệ thuật trường Cao đẳng Nazareth

 

Cuộc Đời của Đức Phật Cồ Đàm, một vở ca-vũ-thoại kịch kết hợp, do Santosh Nair dàn dựng, được tŕnh diễn tại Trung tâm Nghệ thuật của trường cao đẳng Nazareth (Rochester, New York) vào ngày 19 và 20-9-2014. Tác phẩm nói trên, do Trung tâm Cộng đồng Ấn Độ của Rochester giới thiệu, là vở đầu tiên của loại này đến với một sân khấu địa phương, và là một phần của các nỗ lực tiếp cận cộng đồng của trung tâm.

Lời thoại của kịch, hoàn toàn bằng tiếng Anh, tương phản với các h́nh thức múa, âm nhạc và trang phục dân tộc phản ảnh truyền thống Ấn Độ.

Padmanabh Kamath, giám đốc của các sự kiện đặc biệt và là cựu chủ tịch hội đồng quản trị của Trung tâm Cộng đồng Ấn Độ (ICC), nói rằng trung tâm đă mang buổi tŕnh diễn kết hợp này đến Rochester bởi v́ nó phù hợp với nhiệm vụ của ICC để thúc đẩy việc nghiên cứu và hiểu biết về văn hóa và các vấn đề đương đại của Ấn Độ.

Trung tâm đă sắp xếp cho vở Cuộc Đời của Đức Phật Cồ Đàm diễn tại Nazareth v́ các hội viên nghĩ rằng nó sẽ thu hút một lượng khán giả nhiều hơn.

(tipitaka.net – September 20, 2014)

 

lifeofbuddha.jpg

Cảnh trong vở ‘Cuộc Đời của Đức Phật Cồ Đàm’

Photo: tipitaka.net

 

 

 

ẤN ĐỘ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 4

 

Từ ngày 26-9-2014, Hội nghị Phật giáo Quốc tế (IBC) lần thứ 4 - do Bộ Du lịch Ấn Độ và chính quyền các bang Uttar Pradesh và Bihar tổ chức – sẽ diễn ra tại Bồ đề Đạo tràng và Lộc Uyển với mục đích quảng bá di sản Phật giáo tại Ấn Độ. Một trong những mục tiêu của Bộ Du lịch là tạo cơ hội cho các chiến lược kinh doanh mới hướng đến thị trường di sản Phật giáo. Trên 300 đại biểu từ 30 nước dự kiến sẽ tham gia sự kiện này.

IBC lần thứ 4 đóng một vai tṛ quan trọng đối với cả Phật tử và Ấn Độ. Chính phủ sẽ chung tay với các đại biểu cùng với các đối tác doanh nghiệp và truyền thông khác nhau của nước ngoài để quảng bá và bảo tồn các di tích Phật giáo, trong số này có nhiều di tích chưa nhận được sự quan tâm xứng đáng.

IBC năm nay bao gồm các đại biểu, các nhà khai thác tour du lịch và các đại diện phương tiện truyền thông đến từ Bắc Mỹ, Âu châu, Đông Nam Á, Đông Á, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan.

(Buddhist Door – September 23, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/8ac16cfb22a9bfb589f7baaf690b1e7059c7bd26/350/0

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/03e869af756da44dea477da1eca23bddd743d71c/350/0

H́nh ảnh IBC năm 2013 Photos: Buddhisr Door

 

 

 

NAM PHI: Các phụ nữ đoạt giải Nobel Ḥa b́nh hủy chuyến đi Nam Phi do Đức Đạt lai Lạt ma bị từ chối thị thực

 

Tổ chức Tư pháp Giới tính Sonke có trụ sở tại Nam Phi cho biết các phụ nữ đoạt giải Nobel đă hủy chuyến đi đến đất nước này sau khi Nam Phi từ chối thị thực du lịch cho Đức Đạt lai Lạt ma.

“Tư pháp Giới tính Sonke đă mong muốn được tiếp đón 4 phụ nữ đoạt giải Nobel Ḥa b́nh tại Cape Town (Nam Phi) vào tháng tới trong Hội nghị Thượng đỉnh của những người đoạt giải Nobel, nhưng họ sẽ không đến nữa”, tổ chức này cho biết. “Họ đă hủy bỏ chuyến thăm dự kiến sau việc từ chối (một lần nữa) của Nam Phi về việc cấp thị thực cho người đoạt giải Nobel Ḥa B́nh là Đức Đạt lai Lạt ma đối với hội nghị thượng đỉnh sắp tới, và sau công bố của Trung quốc cám ơn Nam Phi đă ngăn chặn vị lănh đạo tinh thần này vào Nam Phi”.

Những người phụ nữ đoạt giải Nobel nói trên là nhà hoạt động chính trị người Mỹ Jody Williams, luật sư và nhà hoạt động nhân quyền Shirin Ebadi người Iran, nhà hoạt động ḥa b́nh Leymah Gbowee người Liberia và một người đại diện của Chiến dịch Cấm Ḿn sát thương Quốc tế.

(mg.co.za – September 24, 2014)

 

This is the third time in five years the Dalai Lama could not secure a visa to enter South Africa. (Reuters)

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: mg.co.za

 

 

 

HOA KỲ: Tượng Phật mang b́nh yên đến khu phố Eastlake của Oakland

 

Oakland, California – Khu phố Eastlake của Oakland từng bị thử thách bởi bất ổn xă hội, ma túy, bạo lực, graffiti, mại dâm và trộm cắp. Thế rồi vào năm 2009, một người không phải là Phật tử tên là Dan Stevenson – với hy vọng tạo nên một sự khác biệt - đă mua và gắn bằng keo một tượng Phật Thích Ca lên giữa đường giao thông. Sau đó ‘phép mầu’ đă đến:

Ban đầu chỉ có một vài việc cúng dường nhỏ. Rồi sự việc phát triển lên, và đến năm 2012 th́ các nghi lễ tụng niệm đă diễn ra hàng ngày trước pho tượng. Một nhà nhỏ để cầu nguyện đă được xây lên quanh tượng, rồi lại có thêm một tượng Phật nằm và một tượng Quan Âm Bồ tát được tôn trí tại đây. 

Những tệ nạn đă biến mất, và khu phố trở nên b́nh yên hơn. Ngay cả sở cảnh sát cũng thừa nhận rằng kể từ khi người ta bắt đầu cầu nguyện tại đền thờ này vào năm 2012, tỷ lệ tội phạm của khu vực đă giảm 82%.

Bây giờ đôi khi có tới hàng chục người của mọi quốc tịch đến chiêm bái pho tượng để cầu nguyện và cúng dường. Việc cúng dường thường lệ diễn ra lúc 7 giờ sáng mỗi ngày, với lời tụng niệm và tiếng gơ chuông.

(Buddhist Door – September 25, 2014)

 

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/003cd1177a34c96c2d54e83a3b355f1b73fc187c/350/0

Phật tử cầu nguyện tại đền thờ Phật giáo trên đường ở khu phố Eastlake

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/f3213fbe1d974166b19c4f2fb113bb065e044ab2/350/0

Các tượng và ảnh Phật chung quanh pho tượng đầu tiên từ một người không phải là Phật tử

Photos: Paul Chinn

 

 

 

TRUNG QUỐC: Thái Lan tặng Chùa Bạch Mă một xá lợi linh thiêng

 

Ngày 24-9-2014, trên 100 tăng sĩ đă đến Chùa Bạch Mă, ngôi chùa cổ xưa nhất của Trung quốc, để cung nghinh một xá lợi quư do Thái Lan tặng. Xá lợi sẽ được tôn trí tại khu vườn kiểu Thái ở ngôi chùa gần 2,000 năm tuổi này.

Một đại lễ cung nghinh xá lợi sẽ diễn ra vào ngày 26-9, là ngày xá lợi được trưng bày trước khách tham quan.

Xá lợi này tương truyền là của Đức Phật Cồ Đàm, được một nhà khảo cổ học người Anh t́m thấy tại biên giới Ấn Độ và Nepal vào cuối thế kỷ 19. Xá lợi đă được Ấn Độ tặng cho Vua Rama của Thái Lan vào năm 1898.

Chùa Bạch Mă là ngôi chùa đầu tiên ở Trung Hoa và được tín đồ xem là cái nôi của Phật giáo Trung Hoa.

(Big News Network – September 26, 2014)

 

http://www.kaiwind.com/lsbl/201303/19/W020130518036431016293.jpg

Chùa Bạch Mă ở Lạc Dương, Hà Nam (Trung quốc)

Photo: kaiwind.com

 

 

 

HOA KỲ: Trường Trẻ em Saraha với chương tŕnh giảng dạy kết hợp Phật giáo và thế tục

 

Trường Trẻ em Saraha (SCS) là một trường tư thục phi lợi nhuận hoạt động theo điều lệ và trong khuôn viên đẹp có cảnh rừng của Viện Phật giáo Saraha Nyingma ở thành phố Eugene, bang Oregon.

Cùng với các trường khác trong khu vực, SCS khai giảng vào ngày 4-9-2014, và sẽ theo thời gian biểu của trường công lập. Nhưng chương tŕnh giảng dạy sẽ hơi khác.

Ngoài chương tŕnh giảng dạy tích hợp về đọc, viết, toán, khoa học và xă hội học, học sinh của SCS cũng sẽ được giới thiệu về nghệ thuật Phật giáo truyền thống như là thiền định, và lớp học sẽ kết hợp ngôn ngữ và thực hành về ḷng từ bi, trí tuệ và ḥa b́nh.

Được thành lập bởi Lạt ma Sonam Tsering cách đây chỉ 6 tháng, trường sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo của Viện Phật giáo Saraha Nyingma và các lớp sẽ được tổ chức tại các cơ sở của Viện.

(Shambhala Sun – September 26, 2014)  

 

http://northwestdharma.org/wp-content/uploads/2014/09/SARASCHOOL-PHOTO-3.jpg

Lạt ma Sonam Tsering dạy học vào ngày khai giảng

Photo: Buddha Dharma

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 09/30/14