TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 04.2017

Diệu Âm lược dịch

 

 

HÀN QUỐC: Lễ thắp sáng Đèn lồng cao 20 mét trước ngày Phật Đản

 

Trước lễ hội Liên hoa Đăng kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, một đèn lồng cao 20 mét sẽ được thắp sáng tại trung tâm thủ đô Seoul vào tuần tới.

Ngày 3-4-2017, Ủy ban bảo tồn liên hoa đăng cho biết lễ thắp sáng đèn lồng nói trên sẽ được tổ chức tại Quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul vào thứ Tư tuần sau (12-4).

Đèn lồng này có h́nh dạng giống như ngôi chùa bằng đá ở di tích Chùa Mireuk tại Iksan, tỉnh Jeolla Bắc, sẽ chiếu sáng quảng trường cho đến ngày Phật Đản – nhằm ngày 3-5-2017.

Lễ hội liên hoa đăng sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 29-4, với sự tham gia của Phật tử trong một cuộc rước đèn lồng nhiều màu sắc, bắt đầu vào lúc 7 p.m. từ Dongdaemun đến Chùa Jogye.

Các phần lễ đặc biệt mừng Phật Đản cũng sẽ được tổ chức tại các ngôi chùa trên toàn quốc lúc 10 a.m. ngày 3-5.

(Yonhap – April 3, 2017)

 

Lantern Lighting Ceremony to be held Ahead of Buddha's Birthday

Đèn lồng Ngôi chùa Đá cao 20 mét

Photo: Yonhap

 

 

HOA KỲ: Nhóm Phật giáo tại New England đi bộ để ủng hộ người nhập cư

 

Một nhóm gồm các tăng ni và Phật tử từ Chùa Ḥa b́nh New England tại thị trấn Leverett tổ chức cuộc đi bộ qua tiểu bang Massachusetts để ủng hộ những người nhập cư và tị nạn đang xin cư trú tại Hoa Kỳ. Đây là “Cuộc đi bộ v́ Mùa xuân Mới” thường niên lần thứ 16, bắt đầu tại Leverett vào ngày 12-3 và sẽ kết thúc tại Washington, DC, vào ngày 8-4. Năm nay cuộc đi bộ này được dành cho “Các thành phố để Cư trú, Thế giới để Cư trú”.

Nhà tổ chức cuộc đi bộ là Tom Bullock nói, “Chúng tôi đă gặp phải mấy trận băo tuyết cũng như mưa và thời tiết băng giá vào đầu tháng này. Chúng tôi cảm thấy sự kiện này rất quan trọng”. Ông giải thích rằng các tu sĩ sẽ là một phần của Cuộc đi bộ v́ Mùa xuân Mới kể từ vụ tấn công khủng bố 9/11 (2001). Cuộc đi bộ khi đó đă bắt đầu để phản đối vụ 9/11, và nay được thực hiện như một ‘sự từ bỏ chiến tranh’ theo đường lối bất bạo động.

(buddhistdoor.net  – April 3, 2017)

 

The New England Peace Pagoda. From wikipedia.org

Chùa Ḥa b́nh new England

Photo: wikipedia.org

 

 

PAKISTAN: Triển lăm tranh về cuộc đời Đức Phật

 

Tại thủ đô Islamabad của liên bang Pakistan từ ngày 5 đến 9-4-2017, một cuộc triển lăm tranh của các họa sĩ nổi tiếng của tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa sẽ được tổ chức bởi Tổng công ty Du lịch Khyber-Pakhtunkhwa (TCKP) và Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia Pakistan (PNCA).

Triển lăm mang tên ‘Nghệ thuật Thị giác và Màu sắc của Khyber-Pakhtunkhwa’ trưng bày 74 bức phác họa về cuộc đời Đức Phật do các họa sĩ của tỉnh này sáng tác.

Phát biểu trong một cuộc họp tại thành phố Peshawar của Khyber-Pakhtunkhwa, Giám đốc Điều hành Mushtaq Ahmed Khan của tổng công ty du lịch nói rằng hơn 200 tranh của 35 họa sĩ nổi tiếng từ Khyber-Pakhtunkhwa sẽ được trưng bày để làm nổi bật tài năng trong tỉnh ở cấp quốc gia và quốc tế.

Ông cho biết các cuộc triển lăm tương tự cũng sẽ được trưng bày tại Lahore, Karachi và các nơi khác để giới thiệu các họa sĩ Khyber-Pakhtunkhwa.

(The Express Tribune – April 3, 2017)

 

Sketches of Buddha that will go on display at PNCA. photos: express

Một tranh phác thảo về cuộc đời Đức Phật trưng bày tại PNCA, Islamabad (Pakistan)

Photo: express

 

 

NHẬT BẢN: Phụ nữ đầu tiên trở thành trưởng Phật phái Kosho sau nhiều thế kỷ

 

Kyoto, Nhật Bản – Ngày 3-4-2017, hai ngày sau khi được bổ nhiệm làm người đứng đầu trường phái Kosho của Phật giáo Tịnh độ Tông, Sayaka Hanazono nói rằng cô muốn làm cho chùa này trở thành nơi mà phụ nữ có thể dễ dàng đến viếng.

Hanazono, pháp danh Shaku Shinkyo, sẽ trở thành phụ nữ đầu tiên sau nhiều thế kỷ đảm nhiệm vị trí trưởng phái Kosho.

Cô là con gái duy nhất của Shincho, sư trưởng thứ 31 của Phật phái này. Khi ông Shincho đảm nhiệm vai tṛ người đứng đầu ngôi chùa vào năm 2001, ông đă thay đổi một sắc lệnh, trong đó nêu rơ rằng phụ nữ có thể giữ vị trí này.

Cô Hanazono đi tu vào năm 9 tuổi, tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Thú y và Đời sống Nhật Bản vào mùa xuân năm nay tại Tokyo ở tuổi 23. Nếu trở thành sư trưởng kế nhiệm như mong đợi, cô sẽ là phụ nữ thứ nh́ trong phái Kosho và là phụ nữ đầu tiên kể từ thế kỷ 14 đạt được điều này.

(The Mainichi – April 4, 2017)

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2017/04/04/20170404p2a00m0na021000p/6.jpg?1

Sayaka Hanazono, người được bổ nhiệm làm nữ trưởng giáo của Phật phái Kossho

Photo: Mainichi

 

 

NGA: Phật tử Nga cầu nguyện cho nạn nhân vụ khủng bố ga tàu điện ngầm St. Petersburg

 

Các cộng đồng Phật giáo trên khắp nước Nga đă cùng chia buồn và cầu nguyện cho những nạn nhân của vụ đánh bom khủng bố trên tàu điện ngầm ở St. Petersburg vào ngày 3-4-2017, khiến 14 người chết và hơn 50 người bị thương.

Các lễ cầu nguyện sẽ diễn ra tại mỗi chùa của tăng đoàn Nga. Khi đất nước tổ chức 3 ngày quốc tang sau thảm kịch này, ngôi chùa chính Gunzechoinei Datsan tại St. Petersburg đă làm lễ cầu nguyện cho những người thiệt mạng và bị thương.

Chùa Gunzechoinei Datsan được xây dựng tại St. Petersburg từ năm 1909 đến 1915, là nơi thực hành Đạo pháp cho các học giả và học viên của trường phái Gelug của Phật giáo Kim Cương Thừa.

Các vị lạt ma và chùa chiền tại các nước cộng ḥa Burytia và Kalmykia của Nga cũng đă dành những buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công nói trên.

(buddhistdoor.net – April 6, 2017)

 

Gunzechoinei Datsan in St. Petersburg. From gorod-plus.tv

Chùa Gunzechoinei Datsan được xây dựng tại St. Petersburg

Photo: gorod-plus.tv

 

 

BANGLADESH: Chùa Rama thu hút khách du lịch

 

Ngôi chùa Rama mới xây tại khu Rowangchhari của Bandarban đă trở thành điểm du lịch mới nhất trong huyện này. Cao 108 feet, đây là một trong những Phật tự cao nhất trong nước.

Nhiều tín đồ Phật giáo và hàng trăm khách du lịch từ khắp mọi nơi trên đất nước đến viếng Chùa Rama mỗi ngày để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa và cảnh quan xung quanh.

Phải mất gần 12 năm để tạo nên vẻ đẹp lộng lẫy của chùa này kể từ khi công tŕnh xây dựng bắt đầu vào năm 2005.

Có hơn 27 ngôi chùa nhỏ, cao khoảng 15 feet, được xây xung quanh Chùa Rama.

U Pannya Jota Thera, vị sư sáng lập Chùa Rama cũng như Chùa Vàng, nói rằng: giống như Chùa Vàng, Chùa Rama cũng sẽ đóng một vai tṛ quan trọng trong việc phát triển du lịch ở Bangladesh.

(tipitaka.net – April 11, 2017)

 

http://www.thedailystar.net/sites/default/files/styles/big_2/public/feature/images/pagoda.jpg?itok=fg4fP2WQ

Phật tử và du khách viếng Chùa Rama tại huyện Bandarban, Bangladesh

Photo: Sanjoy Kumar Barua

 

 

AFGHANISTAN: Phái đoàn khảo cổ Ư tiếp tục khai quật thung lũng Swat

Mingora, Afghanistan – Stefano Pontecorvo, Đại sứ Ư tại Afghanistan, nói rằng phái đoàn khảo cổ của nước ông sẽ tiếp tục công việc nghiên cứu và khai quật trong thung lũng Swat tuyệt đẹp.

Ông đă phát biểu trong lễ khai mạc loạt phim tài liệu về Vương quốc Uddiyana cổ đại tại Saidu Sharif trong chuyến thăm Swat vào ngày 3-4-2017. 

Loạt phim video có tựa đề “Uddiyana, một trang từ lịch sử” nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Uddiyana cổ đại, thung lũng Swat ngày nay, giữa người dân địa phương.

Ông Pontecorvo nói rằng Swat phong phú cả về khảo cổ học lẫn vẻ đẹp thiên nhiên.

“Tôi thực sự ấn tượng bởi di tích Đức Phật Jahanabad thế kỷ thứ 7. Đó quả là một di tích lịch sử quan trọng. Tôi rất vui rằng Phái đoàn Khảo cổ Ư đă phục hồi nó”.

(tipitaka.net -  April 11, 2017)

 

http://www.artslife.com/wp-content/uploads/2012/06/Buddha-Jahanabad-300x201.jpg

Di tích Đức Phật Jahanabad tại thung lũng Swat, Afghanistan

Photo: ansa

 

 

NHẬT BẢN: Cảnh sát nghi ngờ có băng đảng sư giả tại Tokyo

 

Cảnh sát đă bắt Chen Xianlou, một người đàn ông Trung Quốc giả làm nhà sư Nhật Bản để bán bùa và các vật phẩm Phật giáo khác tại Tokyo. Cảnh sát nghi rằng ông ta thuộc một băng tội phạm có tổ chức nhắm vào du khách nước ngoài.

Chen không có địa chỉ cố định, bị nghi là vi phạm luật kiểm soát nhập cư do tham gia các hoạt động bị cấm theo t́nh trạng thị thực du lịch của ông ta, cảnh sát cho biết vào ngày 11-4-2017.

Chen mặc áo cà sa khi đi bán hàng cho du khách ngoại quốc tại quận Akihabara và công viên Ueno ở thủ đô Tokyo từ ngày 20-2 đến 3-5. “Tôi đă kiếm được khoảng 2,000 yen hàng ngày”, Chen cho biết.

Các công dân Trung Quốc giả làm tăng sĩ đă nhắm vào du khách nước ngoài tại các địa điểm tham quan kể từ mùa xuân năm ngoái.

Một băng đảng tội phạm có tổ chức có thể đang hoạt động, v́ từng có hơn một “nhà sư” đă hung hăn khi cố bán các vật dụng Phật giáo cho khách du lịch ngoại quốc.

(The Asahi Shimbun – April 12, 2017)

 

fake monks, monks, new york, hong kong, buddhism, news, lion's roar

https://thenypost.files.wordpress.com/2015/06/0610monks03che.jpg?w=300&quality=90&strip=all&h=200

Sư giả Trung Quốc tại Hồng Kông (ảnh trên) và tại New York, Hoa Kỳ (ảnh dưới)

Photos: Google

 

 

THÁI LAN: Lễ hội Phật giáo Songkran diễn ra giữa cảnh báo từ chính phủ quân đội

 

Các hoạt động cho lễ hội Songkran (Lễ hội Năm Mới Phật giáo) – c̣n gọi là lễ hội nước hàng năm – đă bắt đầu vào ngày 13-4-2017 tại Thái Lan giữa những cảnh báo của chính phủ quân đội khi đất nước này tiếp tục để tang cho cố quốc vương Bhumibol Adulyadej.

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha yêu cầu mọi người hạn chế tiêu thụ rượu và không mặc áo quần ḷe loẹt.

Những người vi phạm các hướng dẫn này phải chịu phạt 5,000 baht. Phó chỉ huy cảnh sát Bangkok thậm chí c̣n cảnh báo phụ nữ không mặc quần áo hở hang hoặc muốn khêu gợi, v́ nó sẽ dẫn đến các tội phạm t́nh dục.

Tuy nhiên, có vẻ như những hạn chế và cảnh báo này đă không ảnh hưởng đến người dân dự lễ Songkran, diễn ra từ ngày 13 đến 15-4 hàng năm, với người Thái và du khách ngoại quốc – trang bị súng nước và thùng nước – tham gia các cuộc đấu bằng nước thật sôi động trên đường phố.

(IBTimes – April 13, 2017)

 

Songkran Water Festival

Voi phun nước vào du khách tại Lễ hội Phật giáo Songkran ở Thái Lan

Photo: Chaiwat Suprasom

 

 

ẤN ĐỘ: Thủ hiến Neveen Patnaik kêu gọi quảng bá du lịch Phật giáo tại bang Odisha

 

Ngày 12-4-2017 tại Hội nghị Phật giáo Quốc tế Kalinga lần thứ 14 ở Bhubaneswar (Odisha), Thủ hiến Neveen Patnaik nói rằng Odisha là điểm nhấn cho việc truyền bá Phật giáo. “Chính phủ nhắm đến việc quảng bá di sản Phật giáo phong phú của Odisha. Cho dù việc Đức Phật đă từng đến Bang này hay không có thể là vấn đề tranh luận, nhưng không ai phủ nhận được vị trí nổi bật mà Phật giáo đă có tại Kalinga, ngay cả trước khi cuộc chiến tranh Kalinga”. Ông nói thêm rằng Odisha là Bang duy nhất có sự khác biệt độc đáo của một truyền thống Phật giáo sống động liên tục tại các làng mạc.

Hội nghị 3-ngày nói trên có sự tham gia của khoảng 200 học giả quốc tế và quốc gia, các nhà tổ chức tour du lịch, chư tăng từ các tu viện khác nhau, các dịch vụ du lịch và các văn sĩ. Trong sự kiện này, các đại biểu đă viếng nhiều di tích Phật giáo cũng như tham gia một đại lễ tụng niệm tại ngôi chùa ḥa b́nh Dhauli.

(Express News Service – April 13, 2017)

 

 

HÀN QUỐC: 9,000 đèn lồng giấy thắp sáng ngôi chùa Beopjusa nhân lễ Phật Đản

 

Boeun, Hàn Quốc: Vào dịp kỷ niệm lễ Phật Đản năm thứ 2,561 (nhằm ngày 3-5-2017), chùa Beopjusa sẽ dành cho du khách và Phật tử một trải nghiệm ban đêm đặc biệt với việc thắp sáng 9,000 đèn lồng giấy, bao gồm 5,000 đèn LED năng lượng mặt trời.

Chùa sẽ mở cửa cho khách tham quan vào các ngày thứ Sáu và thứ Bảy, bắt đầu từ tuần này (14&15-4) cho đến cuối tháng.

Tọa lạc trong Vườn Quốc Gia Songnisan thuộc tỉnh Chungcheong Bắc, chùa Beopjusa hiện đang là trụ sở chính của Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc, tông phái lớn nhất của đất nước này. Chùa được xây lần đầu tiên vào năm 553, sau đó được xây dựng lại vào năm 1624 sau khi bị đốt cháy trong cuộc xâm lược của Nhật Bản (từ năm 1592 đến 1598).

(tipitaka.net – April 15, 2017)

 

(image: Wikimedia)

Chùa Beopjusa (tỉnh Chungcheong Bắc, Hàn Quốc)

Photo: Wikimedia

 

 

ẤN ĐỘ: Quỹ Phật giáo Spoorthidhama vinh danh nhà báo kỳ cựu  Mallepalli Laxmaiah

 

Mallepalli Laxmaiah - nhà báo tiếng Telugu, nhà hoạt động v́ giai cấp dalit (tiện dân) và là một lănh đạo của phong trào Telangana – đă được vinh danh với một giải thưởng bởi Quỹ Phật giáo Spoorthidhama tại thành phố Bengaluru, bang Karnataka vào ngày 14-4-2017.

Nhà báo Laxmaiah kỳ cựu này đă nhận giải thưởng Bodhivardhana về thành tựu đáng kể của ông. Ông được chọn cho giải thưởng do hoạt động v́ người dalit và sự cộng tác với Phật giáo. Vào tháng 4-2016, ông được thủ hiến K Chandrasekhar Rao của bang Telangana bổ nhiệm làm một viên chức đặc biệt cho dự án Buddhavanam tại Nagarjunasagar ở quận Nalgonda.

Dự án này đang được phát triển như một điểm thu hút du lịch đối với Phật tử tại Ấn Độ và các nước Nam Á. Nhà báo Laxmaiah cũng cho rằng bang Telangana có nguồn gốc Phật giáo.

(Express News Service – April 15, 2017)

 

http://images.newindianexpress.com/uploads/user/imagelibrary/2017/4/15/original/seni.JPG

Quỹ Phật giáo Spoorthidhama vinh danh nhà báo Mallepalli Laxmaiah (người ngồi giữa)

Photo: Nagesh Polali

 

 

HOA KỲ: Trung tâm Phật giáo Pittsburgh tổ chức lễ mừng Năm Mới Tích Lan

 

Năm Mới Tích Lan theo âm lịch đă chính thức diễn ra vào ngày 14-4-2017. Trung tâm Phật giáo Pittsburgh tại khu Harrison (tiểu bang Pennsylvania) tổ chức buổi lễ mừng và chúc phúc vào ngày Chủ nhật (16-4) để mọi người có thể tham dự.

Bhante Pemaratana, sư trưởng của trung tâm, nói sự khởi đầu của năm mới là một cơ hội để xin tha thứ, hứa sẽ tốt hơn và tái lập mối quan hệ.

Buổi lễ bao gồm việc trao cho nhau những lá trầu theo truyền thống, vốn được sử dụng cho những dịp đặc biệt, nhằm mở rộng lời mời và để xin tha thứ và bày tỏ sự khiêm tốn.

Các hoạt động lễ hội đă bắt đầu với phần cúng dường Đức Phật cùng với tụng kinh bằng tiếng Pali, ngôn ngữ thiêng liêng của Phật giáo Nguyên Thủy. Những người tham dự sau đó thưởng thức các món ngon Tích Lan, từ cay đến ngọt.

Thành lập vào năm 2006, trung tâm Phật giáo Pittsburgh có kế hoạch xây một điện thờ mới trong khuôn viên của ḿnh, và đang dần dần hướng đến mục tiêu xa hơn.

(triblive.com – April 16, 2017)

 

Ngày lễ Năm Mới Tích Lan tại Trung tâm Phật giáo Pittsburgh (Hoa Kỳ)

Photo: Brian C. Rittmeyer

 

 

NHẬT BẢN: Cộng đồng thế giới mừng ngày Phật Đản

 

Vào ngày 8-4-2017, trên 100,000 du khách đă đến Chùa Sampozan Muryojuji, ngôi chùa chính của Phật phái Nhật Bản Nenbutsushu ở Kato thuộc tỉnh Hyogo, để kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh.

Ngày này đă được các vị lănh đạo tối cao Phật giáo từ 41 quốc gia trên 5 châu lục tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 6 (diễn ra vào tháng 12-2014 tại Chùa Sampozan Muryojuji) chỉ định là Ngày Phật giáo Quốc tế để kỷ niệm trên khắp thế giới.

Ban tổ chức - Trụ sở Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo, Hội nghị Tối cao Phật giáo Thế giới – cho biết khoảng 136,000 người đă tham dự ngày lễ nói trên tại chùa Sampozan Muryojuji, diễn ra từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều ngày 8-4-2017. Khách tham quan bao gồm những người đến từ Thái Lan, Việt Nam, Cam Bốt, Miến Điện, Tích Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ và Ư. Theo ban tổ chức, dịp này cũng được kỷ niệm và tổ chức tại 42 quốc gia.

(tipitaka.net – April 16, 2017)

 

Global community celebrates Buddha’s birth

Mọi người tham gia nghi thức tắm Phật vào ngày 8-4 tại Chùa Sampozan Muryojuji ở Kato, tỉnh Hyogo (Nhật Bản)

Photo: Masaaki Kameda

 

 

NEPAL: Lễ hội Phật-Ấn giáo Seto Machhendranath tại Kathmandu

 

Đông đảo dân chúng đă tập trung tại các khu vực của thủ đô Kathmandu vào đầu tháng 4 để dự lễ hội thần Seto Machhendranath thường niên, diễn ra trong 3 ngày. Lễ hội trưng bày một tháp cao chót vót được làm bằng tay, mang lại cho tín đồ nhiều cơ hội để cúng bái vị thần này.

Buddha Ratra Shakya, một tu sĩ Phật giáo, nói, “Seto Machhendranath ban phúc và bảo vệ những người trên trời, dưới trần gian và ở địa ngục”.

Là tâm điểm của lễ hội, cái tháp được xây mỗi năm bởi những người thuộc giai cấp Maharjan của nhóm dân tộc Newar. Phải mất khoảng một tuần cho 40 người để xây tháp này.

Mọi người tụ tập tại một khu chợ ở Kathmandu để xem tháp Seto Machhendranath. Lễ hội thu hút những đám đông lớn ùn ùn chuyển động qua những con đường hẹp và những hẻm nhỏ của khu phố này.

(Global Press Journal – April 19, 2017)

 

in-a-towering-chariot-a-deity-visits-the-streets-of-nepal-capital

Tháp Seto Machhendranath

Photo: GPJ Nepal

 

 

THÁI LAN: Phật tử Mă Lai tham dự lễ truyền giới hàng năm tại miền nam Thái Lan

 

Ngày 22-4-2017, khoảng 1,000 Phật tử Mă Lai đă viếng tỉnh Nakhon Si Thammarat ở miền nam Thái Lan để tham gia một lễ truyền giới thường niên và các nghi lễ khác – là một phần của một truyền thống vốn bắt đầu cách đây một thế kỷ.

Những người Mă Lai từ các bang Penang, Kedah và Perlis đă đến chùa Phra Mahathat Woramahawihan trên hàng chục chiếc xe, bao gồm các xe buưt, để dự lễ. Có 50 thanh niên thiếu nữ đă xuất gia để tu tập.

Các nghi lễ bao gồm một lễ rước và cúng dường. Chư tăng ni mới này sau đó sẽ trở về quê nhà để tiếp tục tu học tại các ngôi chùa Phật giáo.

Phật tử Mă Lai cũng tin rằng việc cúng kính tại ngôi chùa chính của chùa Phra Mahathat Woramahawihan sẽ mang lại cho họ sự may mắn và một cuộc sống an b́nh.

(Bangkok Post – April 22, 2017)

 

http://www.bangkokpost.com/media/content/20170422/c1_1236546_170422151406_620x413.jpg

Phật tử Mă Lai trong lễ truyền giới tại chùa Phra Mahathat Woramahawihan (Thái Lan)

Photo: Nujaree Raekrun


Ư Đại Lợi: Triển lăm ‘Nghệ thuật Phật giáo Đông Á’

 

Bảo tàng Nghệ thuật và Khoa học (Museo d’Arte e Scienza) ở thành phố Milano, Ư Đại Lợi, giới thiệu một cuộc triển lăm thường trực có tựa đề ‘Nghệ thuật Phật giáo’.

Vào năm 2010, 20 năm sau ngày thành lập bảo tàng, bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo đă được ghi nhận là có tầm quan trọng xứng đáng và được dành khoảng không gian thích hợp để trưng bày.

Thuộc quyền sở hữu của gia đ́nh Matthaes và được người sáng lập bảo tàng mua lại trong các chuyến đi về Đông phương vào đầu thập niên 1970, một sự tuyển chọn cẩn thận của nhiều tác phẩm đáng chú ư từ Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc và Nhật Bản đă được tập hợp để h́nh thành cuộc triển lăm thường trực mang tên ‘Nghệ thuật Phật giáo Đông Á’ nói trên.

(NewsNow – April 22, 2017)

 

‘East Asian Buddhist Art’ at Museo d'Arte e Scienza, Milan

http://uk.blouinartinfo.com/sites/default/files/styles/1050w615h/public/1492717466-f6e48.jpg

Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Đông Á tại Bảo tàng Nghệ thuật và Khoa học ở Milano, Ư Đại Lợi - Photos: Museo d’Arte e Scienza

 

 

NHẬT BẢN: Hàng ngh́n đền thờ Phật giáo không có tăng sĩ

 

Một cuộc khảo sát của tờ báo Kyoto Shimbun vào tuần này cho thấy gần 13,000 trong số khoảng 75,000 đền chùa Phật giáo tại Nhật Bản không có tăng sĩ thường trú hoặc do các sư trưởng từ các chùa khác kiêm nhiệm quản lư.

T́nh h́nh này đặc biệt nghiêm trọng tại các vùng nông thôn có dân số sụt giảm – do tự nhiên hoặc do di cư đến các thành phố.

“Với sự suy giảm dân số ở nông thôn, chúng tôi đang chứng kiến nhiều chùa không c̣n đủ tín đồ để tài trợ cho việc bảo tŕ chúng,” phát ngôn viên của giáo phái Soto nói. Đây là Thiền phái lớn nhất tại Nhật Bản, giám sát 14,521 tự viện. Khoảng 22% trong số này không có tăng sĩ thường trú. Một số sư trưởng phải quản lư đến 6 hoặc 7 chùa nhỏ. Một số chùa - nhất là các chùa ở vùng núi, với các cộng đồng đang bị thu hẹp - đă bị bỏ hoang v́ không có đủ người bảo trợ địa phương để tài trợ các hoạt động của chúng, phát ngôn viên này nói.

(asianikkei.com – April 26, 2017)

 

http://asia.nikkei.com/var/site_cache/storage/images/node_43/20170425_temple_2/6566476-1-eng-GB/20170425_temple_2_article_main_image.jpg

Các tự viện Phật giáo Nhật Bản dựa vào lệ phí nghi lễ và cúng dường từ các nhà bảo trợ địa phương

Photos: Reuters

 

 

TRUNG QUỐC: Bản khắc cổ trên vách hang có thể liên quan đến Kung Fu Thiếu Lâm

 

Tân Hoa Xă đưa tin rằng tại tỉnh Hà Bắc ở miền bắc Trung Quốc, người ta đă phát hiện một bản khắc 1,400 năm tuổi trên vách đá của một hang động. Bản khắc nói trên xác định hang động này là nơi ẩn cư của Đại sư Sengchou, người có thể đă từng là quân nhân trước khi trở thành tu sĩ Phật giáo vào thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Đại sư Sengchou được biết đến như là một chuyên gia về vơ thuật và được tín nhiệm trong việc truyền bá Phật giáo Thiền tông và truyền thống luyện tập vơ thuật của các nhà sư Thiếu Lâm.

Liu Xinchang, hội viên hiệp hội lịch sử của thành phố Handan, nói, “Khám phá này cung cấp những tài liệu quư báu để nghiên cứu lịch sử Phật giáo địa phương và Triều đại Bắc Tề.”

(archaeology.org – April 26, 2017)

 

China Master Sengchou

Kung Fu Thiếu Lâm

Photo: podoboq

 

 

LA MĂ: Thông điệp của Ṭa thánh Vatican gửi Phật tử nhân đại lễ Vesakh

 

Ngày 22-4-2017, Hội đồng Giám mục về Đối thoại Liên Tông giáo đă gửi một thông điệp nhân đại lễ Phật giáo Vesakh với chủ đề ‘Kitô hữu và Phật tử: Cùng đi trên con đường bất bạo động’.

Thông điệp nhấn mạnh nhu cầu cấp bách để thúc đẩy một nền văn hóa của ḥa b́nh và bất bạo động v́ cả hai giá trị này đều đă được truyền bá bởi Chúa Giêsu Kitô và Đức Phật.

Thông điệp kêu gọi sự dấn thân chung, để nghiên cứu các căn nguyên của bạo lực, chống bạo lực và để cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới trong khi cùng nhau đi trên con đường bất bạo động.

(tipitaka.net – April 27, 2017)

Pope Francis with a Buddhist monk during an inter-faith audience in the Vatican - ANSA

Giáo hoàng Francis và một nhà sư Phật giáo trong một hội nghị liên tôn giáo tại Vatican

Photo: ANSA 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/06/17