TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 10.2019

Diệu Âm lược dịch

 

CAM BỐT: Độc nhất vô nhị: Nhóm 4 tượng Phật cổ của tỉnh Preah Vihear

 

Sau khi được trùng tu vào năm ngoái, ngôi chùa cổ Chaktomuk đang dần lấy lại sự nổi tiếng của ḿnh như là một điểm đến di sản khi có nhiều du khách hơn đến viếng địa diểm thu hút du lịch này.

Chùa Chaktomuk có 4 tượng Phật đứng quay lưng với nhau - nh́n về 4 hướng bắc, nam đông và tây - được xem là độc nhất vô nhị tại Cam Bốt.

Trước khi trùng tu, nửa trên của cấu trúc chùa Chaktomuk đă sụp đổ, với 4 pho tượng Phật đứng tựa lưng vào nhau bị che phủ bởi cây cối mọc quá mức khiến bề mặt của các tượng này bị xói ṃn.

(tipitaka.net – October 2, 2019)

 

Description: Content image - Phnom Penh Post

Description: Content image - Phnom Penh Post

Nhóm 4 tượng Phật cổ của tỉnh Preah Vihear

Photos: Hong Menea

 

 

NHẬT BẢN: Daizenji – “Chùa Nho”

 

Chuyện kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, một nhà sư tên là Gyoki khi đang viếng Thung lũng Koshu (tỉnh Yamanashi) đă mơ thấy Đức Phật Dược sư (Yakushi Nyorai). Vị Phật tiến đến Gyoki, một tay ngài cầm chùm nho và tay kia cầm b́nh thuốc.

Sư Gyoki đă tạc một tượng Phật Dược sư mang trái cây đến, và xây chùa Daizenji (Chùa Nho) để vinh danh ngài. Sau đó ông bắt đầu trồng nho Koshu địa phương cho mục đích y học.

Ngay sau khi sư Gyoki giới thiệu lợi ích dược liệu của trái nho và truyền bá các kỹ thuật canh tác, loại trái cây này đă phủ kín Thung lũng Koshu. Nông dân bắt đầu thu thập và lên men những trái nho bị hỏng, thêm nhiều đường vào cho ngon, tạo nên rượu vang koshu.

Vào năm 1953, Chùa Nho đă đưa một số nông dân vào nghiệp đoàn để tạo ra một loại rượu vang koshu rất độc đáo, sản xuất hàng loạt trong khu chùa này.

Ngày nay, mỗi năm “Chùa Nho” của Koshu sản xuất 9,000 chai rượu vang.

(Big News Network – October 3, 2019)

 

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\37007806_1962219654069102_1827888053398536192_n.jpg

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\43067425_1867417586669597_8681409860014198650_n.jpg

Description: C:\Users\Administrator\Downloads\46733655_612431139190591_1385638943448797819_n.jpg

Daizenji – “Chùa Nho” và sản phẩm rượu vang của bản tự

Photos: atlasobscura.com

 

 

HOA KỲ: Một đường phố ở Richmond sẽ đổi tên thành Đạt lai Lạt ma

 

Richmond, California - Một đường phố ở thành phố Richmond sẽ được đổi tên thành Đạt lai Lạt ma, vị lănh đạo Tây Tạng lưu vong.

Một phần của Đại lộ Huntington sẽ đổi thành “Đại lộ Đạt lai Lạt ma” sau khi hội đồng thành phố Richmond bỏ phiếu đồng ḷng ủng hộ vào ngày 1-10-2019.

Nằm ở phía tây Xa lộ Liên tiểu bang số 80, đại lộ Huntington có diện tích chỉ là một dăy nhà. Thành phố sẽ chi trả các khoản chi phí trị giá $215.38 cho các biển báo mới, sẽ lắp đặt trong vài tuần tới.

Yêu cầu đổi tên được gởi bởi Hiệp hội Tây Tạng của Bắc California (TANC), một trung tâm văn hóa tọa lạc trên dăy nhà này. Trung tâm là nơi dành cho người Tây Tạng học ngôn ngữ và văn hóa của họ. TANC cũng điều hành một ngôi chùa trên đại lộ Barrett trong khu vực có sự hiện diện đáng kể của người Tây Tạng này.

(Phayul – October 3, 2019)

Description: Logo of Tibetan Association of Northern California which requested for the renaming of the street in Richmond city.

Biểu trưng của Hiệp hội Tây Tạng của Bắc California (TANC)

Photo: Phayul

 

 

HÀN QUỐC: Tủ quay tṛn đựng kinh Phật được quảng bá là bảo vật quốc gia

 

Yecheon, Bắc Gyeongsang - Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc đă công bố rằng cục này sẽ quảng bá Yunjangdae, một tủ xoay đựng kinh điển Phật giáo, lên cấp bảo vật quốc gia. Chánh điện Daejangjeon của chùa Yongmunsa, nơi chứa tủ kinh quay tṛn nói trên, cũng sẽ được gọi là một quốc bảo.

Tủ Yunjangdae - c̣n gọi là Cột Thư viện Kinh Xoay tṛn -  đă hơn 800 năm tuổi và hoạt động như một cột trụ chứa kinh điển Phật giáo. Đây là tủ sách quay tṛn duy nhất tại Hàn Quốc.

Yunjangdae được lắp sâu xuống đất với một đế xoay và gắn chặt vào trần tủ bằng một trục chính. Thiết kế của cột thư viện này từ đế lên nóc là từ mỏng thành lớn. Thân tủ Yunjangdae có nhiều cửa với thiết kế hoa và một mái màu đỏ sặc sỡ ở trên cùng.

Buddhistdoor Global – October 4, 2019)

 

Description: The Yunjangdae and the Daejangjeon Hall of Yongmunsa Temple. From donga.com

Description: The Yunjangdae inside the Daejangjeon Hall of Yongmunsa Temple. From koreantemples.com

Tủ quay Yunjangdae và chánh điện Daejangjeo

Photos: buddhistdoor.net

 

 

BANGLADESH: Nhà lănh đạo Phật giáo Satyapriya Mahathero viên tịch

 

Vào ngày 4-10-2019, Satyapriya Mahathero, nhà lănh đạo Phật giáo cao thứ nh́ của Bangladesh và là trưởng tu viện Ramu tại thành phố Cox’s Bazar đă viên tịch tại thủ đô Dhaka, hưởng thọ 89 tuổi.

Tổng thống và Thủ tướng Bangladesh đă chia buồn với cái chết của vị cao tăng đáng kính này.

Sinh tại Ramu, Cox’s Bazar, vào năm 1930 Satyapriya Mahathero xuất gia vào năm 1950 và đảm nhận chức chủ tịch Đại Hội đồng Tăng đoàn Bangladesh vào năm 2006.

Năm 2015, ông được trao giải nh́ của giải thưởng dân sự Ekushey Padak của Bangladesh cho công tác xă hội.

(tipitaka.net – October 7, 2019)

 

Description: Buddhist scholar and leader Satyapriya Mohathero passes away

Nhà lănh đạo Phật giáo Satyapriya Mahathero của Bangladesh

Photo: DD NEWS

 

NHẬT BẢN: Nguồn gốc của 2 phiến đá Phật giáo tại chùa Ioji

 

Kurume, Fukuoka – Tại chùa Ioji, một cặp phiến đá chạm khắc của Phật giáo có nguồn gốc bí ẩn hóa ra là đă được tạo tác tại Trung Hoa cách đây hơn 1,400 năm.

Chisui Sato, một nhà nghiên cứu lịch sử Phật giáo Trung Hoa, đă kiểm tra và xác nhận rằng 2 phiến đá này là một loại h́nh nghệ thuật được gọi là “zozohi” - chạm khắc h́nh tượng lẫn văn bản Phật giáo – được tạo tác trong triều đại Bắc Tề (550-577).

Vị Sư trưởng danh dự của chùa Ioji là Masao Inoue, 77 tuổi, cho biết 2 phiến đá này do một tín đồ cúng dường cách đây 30 năm.

Chùa Ioji đă dựng cặp phiến đá ở một góc chùa và nhờ một số chuyên gia đến nghiên cứu các cổ vật này, nhưng không ai t́m thấy manh mối về nguồn gốc của chúng.

Bây giờ th́ chùa đă biết những ǵ ḿnh sở hữu, nên đă xây một mái để bảo vệ các cổ vật và đang xem xét các lựa chọn khác để bảo tồn chúng.

(asahi.com – October 13, 2019)

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illustraion

Hai phiến đá “zozohi” - chạm khắc h́nh tượng lẫn văn bản Phật giáo - tại chùa Ioji (Nhật Bản)

Photo: asahi.com

 

 

PAKISTAN: Chính quyền tỉnh KP thiết lập con đường Phật giáo để thúc đẩy du lịch tôn giáo

 

Là một phần của kế hoạch quảng bá du lịch tôn giáo ở Khyber Pakhtunkhwa (KP), chính quyền tỉnh này đă thiết lập một con đường Phật giáo để thu hút Phật tử và chư tăng từ khắp thế giới.

Ngày 9-10-2019, một quan chức cao cấp của Tổng cục Khảo cổ và Bảo tàng KP cho biết, “Một con đường Phật giáo đă được  phát triển trong tỉnh để tạo điều kiện cho chư tăng và du khách ngoại quốc đến viếng khoảng 20 địa điểm, trong đó có hàng ngàn di tích Phật giáo”. Ông nói con đường Phật giáo bắt đầu từ Khanpur và lên đến đỉnh điểm tại Swat, bao gồm một số di tích Phật giáo.

(APP – October 10, 2019)

 

LÀO: Người Lào mừng lễ kết thúc Mùa Chay Phật giáo

 

Vào ngày 13 tháng 10, hàng triệu tín đồ Phật giáo Lào đă đổ về các chùa gần nhà để dự lễ Bun Ork Phansa, đánh dấu sự kết thúc của Mùa chay Phật giáo hoặc khóa tu ba tháng trong mùa mưa.

Trong Mùa Chay Phật giáo, bắt đầu vào ngày 15- 8 âm lịch, các nhà sư được yêu cầu ở lại chùa của ḿnh để học đạo pháp và thực hành thiền định.

Sau lễ Boun Ork Phansa, các nhà sư Phật giáo trở lại với các nhiệm vụ xă hội của họ và một loạt các lễ hội lớn sẽ được tổ chức trong chín tháng tới.

Vào buổi sáng của lễ hội, người dân dâng lễ cho các tu sĩ thường trú. Vào buổi chiều, đám rước dưới ánh nến được tổ chức xung quanh các chùa để chào mừng lễ hội Thuyền Đèn (Lay Heua Fai). Sông Mekong được chiếu sáng với những chiếc thuyền nhỏ làm bằng lá chuối có trang trí bằng hoa và nến.

Những nghi thức như vậy đă được thực hiện ở Lào từ hàng ngàn năm nay. (NewsNow – October 13, 2019)

 

Lao people celebrate end of Buddhist Lent hinh anh 1

Phật tử Lào mừng lễ kết thúc Mùa Chay Phật giáo

Photo: NewsNow

 

 

THÁI LAN: Phật tử  tại Surat Thani tổ chức lễ rước Thần Rắn Naga

 

Ngày 13-10-2019, các tín đồ của chùa Wat Bang Bai Mai ở huyện Muang Surat Thani, tỉnh Surat Thani, đă tổ chức một đám rước với một chiếc xe hơi mạ vàng chở một tượng Thần Rắn (Naga) 5 đầu. Hơn 100,000  miếng vàng lá đă được sử dụng để tổ điểm cho chiếc xe.

Hầu hết khoản tài trợ có từ sự cúng dường của những Phật tử sùng đạo, là những người thường xuyên làm công đức tại chùa Wat Bang Bai Mai.

Lễ hội hàng năm này là một nỗ lực thống nhất cho cộng đồng, với tất cả mọi người giúp đỡ lẫn nhau để chuẩn bị cho lễ rước. Lễ hội có cuộc thi trong truyền thống Chak Phra, lễ dâng y lên chư tăng và cuộc thi đua thuyền dài.

(nationthailand.com – October 14, 2019)

 

https://media.nationthailand.com/images/news/2019/10/13/30377375/800_ed8d6265e2e530d.jpg?v=1570983410

 

https://media.nationthailand.com/uploads/images/2019/10/13/_ERT0017.jpg

 

https://media.nationthailand.com/uploads/images/2019/10/13/_ERT9646.jpg

 

https://media.nationthailand.com/uploads/images/2019/10/13/_ERT9661.jpg

Chiếc xe hơi mạ vàng dùng để chở tượng Thần Rắn (Naga) 5 đầu chuẩn bị cho lễ rước

Photos: The Nation

 

 

CAM BỐT: Phát hiện đầu tượng Bồ tát tại đền Ta Nei

 

Siem Reap, Cam Bốt - Ngày 8-10-2019, trong khi thực hiện việc khai quật tại lối vào phía đông của đền Ta Nei, đội kỹ thuật của Cơ quan Quốc gia Apsara Cam Bốt đă phát hiện  đầu của một tượng Bồ tát bằng đá sa thạch.

Chhouk Somala, một cán bộ phụ trách đăng kư khảo cổ tại Cục Di tích và Khảo cổ học dự pḥng Cam Bốt, cho biết đầu tượng có chiều cao 54cm, chiều rộng 27cm và có chiều sâu 36cm.

Somala nói đầu tượng Bồ tát được chạm khắc theo phong cách Bayon vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, dưới triều Vua Jayavarman VII.

Trong Phật giáo Đại thừa, đây là tượng được gọi là Bồ tát Avloketesvar, c̣n  gọi là Quán Thế Âm (Guanyin), là vị bồ tát hiện thân của ḷng từ bi của tất cả các vị Phật.

(tipitaka.net  - October 14, 2019)

 

 

Kết quả h́nh ảnh cho ta nei temple

Phát hiện đầu tượng Bồ tát tại đền Ta Nei ở Siem Reap, Cam Bốt

Photo: tipitaka.net

 

 

HÀN QUỐC: Triển lăm các tác phẩm thư pháp của vị anh hùng Phật giáo Samyeong

 

Từ ngày 15-10 đến 17-11-2019, Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc triển lăm nguyên bản 5 tác phẩm thư pháp của Ḥa thượng Samyeong (1554-1610), nhà sư nổi tiếng của Triều đại Joseon (1342-1910) cả Triều Tiên.

Trong chuyến đi đến Kyoto, sư Samyeong đă lưu trú tại chùa Koshou ở Uji, và ông đă để lại chùa này 5 tác phẩm nói trên.

Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc nói rằng viện tổ chức cuộc triển lăm các tác phẩm của sư Samyeong - mượn từ chùa Koshou - là để làm nổi bật nỗ lực giảng ḥa của ông với Nhật Bản và cứu người dân Triều Tiên bị nạn trong cuộc chiến tranh 7-năm giữa 2 nước vào thế kỷ thứ 16.

Ḥa thượng Samyeong, pháp danh Yujeong, đă lănh đạo một đội quân tăng sĩ để chống quân xâm lược Nhật. Sau chiến tranh, sư Samyeong theo lệnh vua đă đến Kyoto vào năm 1605 để kư hiệp định ḥa b́nh Nhật-Triều với Tướng quân Tokugama Ieyasu. Ông đă trở về quê hương cùng 3,000 người Triều Tiên vốn là tù binh của Nhật.

(Yonhap – October 15, 2019)

 

Ven. Samyeong's calligraphical works. (image: National Museum of Korea)

Tranh chân dung và nguyên bản các tác phẩm thư pháp của Ḥa thượng Samyeong (1554-1610)

Photos : Yonhap

 

 

HOA KỲ: Diễn đàn Phật giáo tại Liên Hiệp Quốc

 

New York, Hoa Kỳ - Ngày 12-10-2019, đại diện các cộng đồng Phật giáo từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nă Đại đă tổ chức một diễn đàn tại trụ sở Liên Hiẹp Quốc ở New York để thảo luận về những nỗ lực để xây dựng một cộng đồng tương lai chung cho nhân loại.

Diễn đàn Phật giáo Trung Quốc-Hoa Kỳ-Gia Nă Đại năm 2019 là lần thứ hai, sau lần tổ chức đầu tiên thành công tại Ga Nă Đại vào năm 2017.

Trong sự kiện diễn ra trong một ngày này, các diễn giả khách mời đă chia sẻ quan điểm về cách mở rộng tác động tích cực của cộng đồng Phật giáo của 3 nước. Các bài thuyết tŕnh và các cuộc thảo luận đă thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và học hỏi lẫn nhau giữa Phật giáo và nền văn minh hiện đại.

(Big News Network – October 15, 2019)

 

Representatives of Buddhist communities from China, the United States and Canada, attend the 2019 China-US-Canada Buddhist Forum on Saturday at UN headquarters in New York. They discussed efforts to build a community of a shared future for mankind. (China Daily/Hong Xiao)

Đại diện các cộng đồng Phật giáo từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Gia Nă Đại tại diễn đàn ở trụ sở Liên Hiệp Quốc

(New York, Hoa Kỳ)

Photo: Hong Xiao

 

 

THÁI LAN: Đài BBC Anh Quốc ghi tên Dhammananda Bhikkhuni – nữ tu sĩ Phật giáo đầu tiên của Thái Lan – trong danh sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng của năm 2019

 

Đài BBC Anh Quốc ghi tên Dhammananda Bhikkhuni – nữ tu sĩ Phật giáo đầu tiên của Thái Lan – trong danh sách 100 phụ nữ truyền cảm hứng và có ảnh hưởng nhất của năm 2019, dựa trên những thành tích và thành tựu của những người phụ nữ có ảnh hưởng và đáng chú ư trên toàn cầu.

Ni sư Dhammananda xuất gia tại Tích Lan vào năm 2003, trở thành Tỳ kheo ni đầu tiên của Thái Lan trước sự phản đối của công chúng – do đất nước này chưa bao giờ chính thức công nhận việc xuất gia hoàn toàn của phụ nữ, và các Tỳ kheo ni thường không được hưởng mức độ chấp nhận thuộc xă hội như các đồng đạo nam của họ.

Trước đó ni sư Dhammananda được biết đến với tục danh Chatsumarn Kabilsingh, một tác giả và là giáo sư đại học về nghiên cứu tôn giáo và triết học.

Và bây giờ, là trụ tŕ của Tu viện Songolhammakalyani – tu viện Phật giáo toàn nữ đầu tiên của Thái Lan, ni sư Dhammananda nói đơn giản về trường hợp của ḿnh, và với một logic nhẹ nhàng, bà lưu ư rằng chính Đức Phật đă thành lập tông phái tỳ kheo ni, trong đó có mẹ nuôi của Ngài.

(Buddhistdoor Global – October 17, 2019)

 

Dhammananda Bhikkhuni. From youtube.com

 

From bbc.co.uk

Dhammananda Bhikkhuni – nữ tu sĩ Phật giáo đầu tiên của Thái Lan

Photos: youtube.com & bbc.co.uk

 

 

MIẾN ĐIỆN: Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu tặng Nepal 30 tượng Phật

 

Yangon, Miến Điện – Ngày 18-1902019, Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu (SIBA) tại Yangon đă tặng Nepal 30 tượng Đức Phật bằng kim loại ớ các tư thế khác nhau, thông qua nữ Tổng thống Bidya Devi Bhandari của Nepal.

Bà Bhandari cùng phái đoàn Nepal đang có mặt tại Miến Điện trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 5 ngày.

Nhân dịp này, một đại biếu của phái đoàn là Bộ trưởng Ngoại giao Pradeep Bidya Devi đă nói rơ rằng những pho tượng này tượng trưng cho mối quan hệ bền vững giữa Nepal và Miến Điện. Ông nói rằng ḥa b́nh, từ bi, hữu nghị và không bạo lực – những nguyên lư của triết học Phật giáo – vẫn c̣n có liên quan trong xă hội hiện tại. Ông kêu gọi người dân Miến Điện đến thăm Nepal và đặc biệt là viếng Lâm T́ Ni trong ‘Năm Viếng thăm Nepal 2020’.

(The Himalayan Times – October 19, 2019)

 

http://1hu9t72zwflj44abyp2h0pfe-wpengine.netdna-ssl.com/wp-content/uploads/2019/10/President-Bidya-Devi-Bhandari-Myanmar-visit.jpg

Nữ Tổng thống Bidya Devi Bhandari (áo xanh) dẫn đầu một phái đoàn Nepal đến Miến Điện

trong chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 5 ngày

Photo: RSS

 

 

ẤN ĐỘ: Tàu lửa Đặc biệt Mạng mạch Phật giáo từ Ấn Độ đến Nepal

 

Tàu lửa Đặc biệt Mạng mạch Phật giáo của Hỏa xa Ấn Độ bắt đầu hành tŕnh của ḿnh từ ngày 19 đến 26-10-2019. Tàu sẽ đi đến các địa điểm kết nối với Đức Phật Cồ Đàm trải dài khắp Ấn Độ và Nepal.

Theo Công ty kinh doanh Dịch vụ ăn uống và Du lịch Ấn Độ (IRCTC), tàu lửa này sẽ bao gồm hầu hết các di tích quan trọng của Phật giáo.

Tàu sẽ khởi hành từ Ga Xe lửa Safdarjung ở New Delhi và kết thúc hành tŕnh cũng tại ga này sau khi đi đến những nơi gắn liền với cuộc đời Đức Phật Cồ Đàm.

Tour trọn gói của tàu lửa mạng mạch Phật giáo sẽ bao gồm chỗ ở trong các khách sạn sang trọng, vận chuyển bằng xe buưt máy lạnh tại nhiều nơi khác nhau và có hướng dẫn viên du lịch của các ngôn ngữ khác nhau cùng đồng hành với hành tŕnh đường sắt này.

(jagranjosh.com – October 19, 2019)

 

https://www.jagranjosh.com/imported/images/E/GK/buddha-circuit-train.JPG

 

Tàu lửa Đặc biệt Mạng mạch Phật giáo của Hỏa xa Ấn Độ

Photos: jagranjosh.com & Nepali Sansar

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma gặp gỡ các thành viên của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế

 

Ngày 21-10-2019, tại tu viện Thekchen Choling ở Dharamsala, bắc Ấn Độ, Đức Đạt lai Lạt ma đă tổ chức một buổi tiếp kiến các thành viên của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB), do nhà hoạt động Phật giáo nổi tiếng Sulak Sivaraksa dẫn đầu.

Các thành viên INEB từ khắp nơi trên thế giới vân tập tại tu viện Thekchen Choling để gặp gỡ Đức Đạt lai Lạt ma.

Cộng đồng Phật giáo quốc tế INEB được thành lập tại Thái Lan vào năm 1989 bởi nhà hoạt động, nhà hoạt động xă hội và nhà phê b́nh nổi tiếng người Thái Sulak Sivaraksa và một nhóm các nhà tư tưởng Phật giáo và phi-Phật giáo và các nhà hoạt động xă hội. Mục đích của INEB là kết nối các Phật tử dấn thân trên khắp thế giới và quảng bá sự thông cảm, hợp tác và kết nối giữa các nhóm liên-Phật giáo và liên-tôn giáo để giải quyết các vấn đề toàn cầu như: quyền con người, giải quyết xung đột và các vấn đề môi trường.

Các thành viên của INEB bao gồm chư tăng ni, các nhà hoạt động, học giả và nhân viên xă hội từ hơn 25 quốc gia ở Úc, Á châu, Âu châu và Bắc Mỹ.

(Buddhistdoor Global – October 22, 2019)

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/file/20191022/22555/16198d7323a7a6ffd684b227399db572_715__2.jpg

 

INEB members listen to the Dalai Lama speak in Dharamsala. Images courtesy of INEB

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/file/20191022/22559/07d048f9de3cd912c18ed7587b311bbc_715__2.jpg

 

Monastic members of INEB with the Dalai Lama. Images courtesy of INEB

Đức Đạt lai Lạt ma và các thành viên của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB)

Photos: INEB

 

 

ANH QUỐC: Triển lăm ‘Khám phá Nguồn gốc và Sự liên quan của Phật giáo’ tại Thư viện Anh Quốc

 

Từ ngày 25-10-2019 đến 23-2-2020, Thư viện Anh Quốc tổ chức một cuộc triển lăm mang tính bước ngoặt: khám phá các nguồn gốc của truyền thống tâm linh Phật giáo, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về lịch sử và các nền tẳng triết học của Phật giáo, và xem xét sự liên quan mà giáo lư nhà Phật tiếp tục giữ được cho đến ngày nay đối với hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Triển lăm bao gồm sách, bản thảo, cuộn sách, và các đồ vật quư hiếm từ 20 quốc gia trong hơn 2,000 năm của 3 trường phái Phật giáo. Các hiện vật gồm có những tác phẩm kinh và văn học cổ xưa, cũng như những bài b́nh luận và những câu chuyện lịch sử, những bản thảo viết trên vỏ cây và lá cọ cho đến văn học thế kỷ 20 từ các truyền thống Tiểu Thừa, Đại Thừa và Kim Cương Thừa.

(Buddhistdoor Global – October 24, 2019)

 

Gold painting of Amitabha in a scroll containing the <i>Lotus Sutra</i>. Japan, 1636. From bl.uk

.Tranh Đức Phật A Di Đà bằng vàng trong cuộn sách kinh Pháp Hoa (Nhật Bản, 1636) được triển lăm tại Bảo tàng Anh Quốc

Photo: bl.uk

 

 

ẤN ĐỘ: Bảo tháp Phật giáo bị sập sau những trận mưa

 

Visakhapatnam, Andhra Pradesh – Mưa lớn trong 24 giờ đă khiến một di tích Phật giáo 2,000 năm tuổi bị sụp đổ vào ngày 23-10-2019.

Mái ṿm của Đại Bảo tháp tại di tích ở khu phức hợp Phật giáo tại Thotlakonda bị hư hại do mưa.

Đây là một di tích được Cục Khảo cổ bang Andhra Pradesh bảo vệ ở vùng ngoại ô của thành phố Visakhapatnam. Cục đă phát hiện và khai quật di tích này vào những năm 1980. Một khu phức hợp Phật giáo được cho là đă phát triển tại đây vào khoảng 2,000 năm trước.

Di tích này từng bị hư hại nhiều lần nhưng mỗi lần như vậy đều được xây dựng lại. Các viên chức kỹ thuật của Cục Khảo cổ bang đang đến Visakhapatnam để đánh giá thiệt hại và phác thảo kế hoạch tái thiết mái ṿm này.

(Deccan Chronicle – October 24, 2019)

 

The dome of the Maha Stupa lies in ruins at Thotlakonda on the Visakhapatnam-Bheemili beach road.

Mái ṿm của Đại Bảo tháp tại di tích ở khu phức hợp Phật giáo tại Thotlakonda bị hư hại do mưa lớn

Photo: Deccan Chronicle

 

 

NHẬT BẢN: Phát hiện phần nền móng của ngôi đền Phật giáo thế kỷ thứ 9 tại Kyoto

 

Ngày 24-10-2019, các quan chức thành phố Kyoto công bố đă khai quật đá nền đá của một giảng đường Phật giáo tại di tích ngôi đền Saiji – vốn bị phá hủy cách đây nhiều thế kỷ.

Nền móng của những ǵ được cho là một ngôi chùa 5-tầng cũng đă được t́m thấy.

Theo cơ quan bảo vệ tài sản văn hóa của Kyoto, đây là lần đầu tiên các tàn tích cấu trúc của các ṭa nhà chính của ngôi đền Saiji bị biến mất này được phát hiện.

Những viên đá nền nói trên là tàn tích xây dựng đầu tiên từng được t́m thấy từ thủ đô Heian-kyo cổ đại trong thời kỳ Heian (794-1185) của Nhật Bản – nay là Kyoto.

Ngôi đền Saiji đă bị phá hủy trong thời Kamakura (thế kỷ 12 - 14).

(Maichini Japan – October 26, 2019)

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2019/10/26/20191026p2a00m0na015000p/9.jpg?1

Cảm nhận của một họa sĩ về khu phức hợp đền thờ Saiji thời Heian

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2019/10/26/20191026p2a00m0na016000p/6.jpg?2

Nền móng của những ǵ được cho là một ngôi chùa 5-tầng tại khu đền Saiji

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2019/10/26/20191026p2a00m0na017000p/6.jpg?2

Nền đá của một giảng đường Phật giáo tại di tích ngôi đền Saiji

Photos: Maichini Japan

 

 

NEPAL: Chư ni Ấn Độ luyện tập Kung Fu tại Ni viện ở Nepal

 

Hơn 700 nữ tu sĩ Phật giáo thuộc ḍng truyền thừa Drukpa đến từ Thung lũng Spiti và vùng Ladakh (Ấn Độ) - trong độ tuổi từ 8 đến 80 - đă ở lại Ni viện Núi Druk Amitabha tại Nepal.

Những người trong độ tuổi từ 8 đến 35 đến lưu trú và rèn luyện, và đặt niềm tin vào việc luyện tập và sử dụng chuyên môn vơ thuật để thử thách các vai tṛ về giới tính. 

Trong nhiều thế kỷ, chư tăng Phật giáo chiếm vị trí quyền lực trong tôn giáo này – để lại cho chư ni thực hiện các công việc mang tính chất đàn ông.

Nhưng Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa, vị lănh đạo tinh thần và là người sáng lập tông phái Drukpa, đă khuyến khích các ni cô luyện tập Kung Fu để tạo dựng sự tự tin với tư cách là những người lănh đạo.

Và những ni cô này đang phá vỡ khuôn mẫu, vượt ra ngoià việc cầu nguyện và thiền định để điều hành các pḥng khám sức khỏe, giải cứu và chữa trị cho các động vật bị thương, học về lắp đặt hệ thống ống nước và điện, lái xe va đi xe đạp; đấu tranh với nạn buôn người, và bảo vệ sự bền vững môi trường bằng cách dọn hàng ngàn kg rác nhựa trên khắp dăy Hy Mă Lạp Sơn bằng thủ công.

Các nữ tu sĩ này sống khắng khít trong cộng đồng tu tập và quyết tâm đưa ra các lựa chọn có ảnh hưởng đến toàn bộ cách sống của họ.

(Financial Express – October 27, 2019)

 

His Holiness the Gyalwang Drukpa, the spiritual leader and founder of the Drukpa order, encouraged nuns to train in Kung Fu to build confidence as leaders.

Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa (người đeo mắt kính) và chư ni ḍng Drukpa

Jigme Rupa Lhamo (left) and Jigme Osel Dipam during a Kung Fu training session

 

https://images.financialexpress.com/2019/10/2-794.jpg

Các ni cô Drukpa luyện vơ thuật

Photos: Financial Express

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 11/21/19