Thư ṭa soạn số 62

 

(tháng 01.2017)

 

 

 

THƯỞNG XUÂN

 

 

 

Lá của hai cây phong ven lộ đă chuyển thành màu đỏ ối tự hôm nào. Mỗi ngày lái xe ra vào khu xóm, chỉ lo nh́n xe cộ hai chiều, xem có an toàn để băng qua đường hay không; không kịp nh́n thấy lá từ xanh chuyển sang vàng, rồi vàng đổi thành cam, cam chuyển thành đỏ. Giữa những tàn cây xanh lá, cây phong nổi bật lên như một ông hoàng, lẫm liệt, oai phong, và thật đẹp. Mà kỳ thực, cái đẹp nầy chẳng qua là màu lá không b́nh thường như những lá cây khác. Lá cây th́ phải màu xanh lục, nếu héo úa th́ phải vàng, khô, rồi rụng trơ cành; mà đây là màu đỏ, ở lại khá lâu trên cành từ cuối thu kéo qua đông, nên lạ, đẹp.

Thế nhưng, ra ngoài cái đẹp thẩm mỹ từ nhăn quan của người, lá phong đỏ trên thực tế, vẫn là lá phong đỏ, là những chiếc lá đă trải qua thời kỳ sung măn nhất, rồi dần bước vào thời kỳ tàn tạ, và đang ở giai đoạn cuối cùng của đời sống. Đây là qui luật chung của mọi sự, mọi vật.

 

Không phải một sự kiện bỗng dưng xuất hiện. Không phải mùa đông, mùa xuân bất ngờ đến. Không có thứ ǵ ngẫu nhiên, t́nh cờ mà có mặt; không có một thứ ǵ tự sinh ra, cũng không có thứ ǵ chỉ do một nguyên nhân độc nhất nào đó sinh ra. Tất cả đều hiện hữu từ nhiều yếu tố nhân duyên, từ một tổng thể trùng trùng những nguyên nhân, điều kiện và kết quả, tác động hỗ tương, tác động đối nghịch, tạo nên một thực tại hằng biến. Mọi thứ đều liên tục diễn tiến, chuyển tiếp, không gián đoạn. Không có cái thực tại bất biến. Chỉ có sự chuyển biến liên tục của tất cả sự vật, trong không gian và thời gian mộng ảo, và đây chính là cái thường tại.

V́ vậy, nói về một mùa xuân thường tại, bất diệt, là nói về một cái ǵ không thể gọi tên, không thể mượn h́nh sắc, âm thanh, ư tưởng nào đó của cuộc đời mà diễn đạt. Mùa xuân bất diệt là mùa xuân bất sanh. Cái được sanh th́ phải diệt, không thể bất diệt. Mùa xuân bất sanh hay bất diệt là mùa xuân không nằm trong bất kỳ tŕnh tự nhân-quả, nhân duyên nào cả. Nó cũng không nằm trong quá khứ, hiện tại hay vị lai. Chợt khi, nghĩ là nắm hay thấy được th́ nó đă qua rồi. Thế th́ có chăng một mùa xuân trường cửu, bất diệt trên thế gian nầy? Nó nằm trong hay nằm ngoài sinh-diệt? Trong sinh-diệt th́ không thể bất diệt; mà ngoài sinh-diệt th́ làm ǵ có sinh để mà diệt hay bất diệt? Chỗ uẩn khúc, cùng ảo nầy đă được nhiều lần nhắc đến trong Kinh Lăng-già: “Thế gian ly sinh-diệt, do như hư không hoa.” Nói theo ngôn ngữ thường nhật, có nghĩa là thế gian nầy vốn chẳng dính ǵ đến chuyện sinh-diệt; không làm ǵ có chuyện sinh-diệt cả, v́ sinh-diệt cũng chỉ như hoa đốm giữa hư không mà thôi.

Thế nhưng, tất cả mọi sự mọi vật đều đă tŕnh hiện trong duyên sinh, duyên khởi; và thế gian vẫn muôn đời trôi chảy trong ḍng biến diệt, vô thường, trong những nỗi thống khổ, bi thiết, và những hạnh phúc, hỷ lạc của con người và chúng sinh. Chỉ khi nào nhà đạo nh́n sâu vào căn nguyên khởi sinh vạn pháp, mới có thể nh́n thấy loáng thoáng vẻ ảnh hiện tṛn đầy của cái thường tại, tạm gọi là mùa xuân bất diệt—cái mà Thiền sư Huệ Năng từng nói: “Niệm trước chưa qua, niệm sau chưa đến,” ngay nơi khoảnh khắc ấy, bộ mặt thực của Chúa Xuân hiển hiện (1). Mới hay, mùa xuân bất diệt ở ngay trong ḷng sinh-diệt, chứ không ở đâu xa. Và rồi, lại xin vay mượn thơ và h́nh ảnh của Trần Nhân Tông (2): sau giấc ngủ cát tường không mộng mị, mở toang hai cánh cửa sổ (mê-ngộ, tử-sinh), mới hay mùa xuân đă về rồi. Ngoài vườn kia, một đôi bướm trắng (sinh-diệt) vỗ cánh vờn bên hoa.

 

Chung trà cuối năm uống qua ngày đầu năm. Sương lạnh buổi sớm len vào cửa sổ. Trầm hương lăng đăng quyện nơi thư pḥng. Lá phong đă rụng hết ngày tàn đông. Xác lá đỏ thẫm, trải một lớp trên thảm cỏ xanh. Và trên cành khô, những nụ non bắt đầu đâm chồi, chờ đón mùa xuân mới.

 

 

 

____________

 

(1)  Đông hoàng diện: Mặt của Chúa Xuân, trong câu “Như kim khám phá đông hoàng diện” (Ngày nay đă khám phá mặt thật của Chúa Xuân) – Thơ của Trần Nhân Tông, bài Xuân Văn.

(2) Xuân hiểu

Thụy khởi khải song phi,

Bất tri xuân dĩ quy.

Nhất song bạch hồ điệp,

Phách phách sấn hoa phi.

(Trần Nhân Tông)

 

Tạm dịch thoát:

Xuân sớm

Thức dậy mở hai cửa sổ,

Không ngờ xuân đă chan ḥa.

Bướm trắng một đôi, cánh vỗ

Phần phật bay đến với hoa.

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/25/17