Thư ṭa soạn số 76

 

(tháng 03.2018)

 

 

 

ĐỨC HẠNH

 

 

 

Ở đời có những người không đức lại tự cho rằng quá nhiều đức; không tài lại nghĩ ḿnh kỳ tài không ai bằng; làm lợi ích cho người  không được bao nhiêu mà nghĩ ḿnh làm quá nhiều; thành tựu không lớn mà nghĩ là thành tựu chưa từng thấy… là bởi “cái tôi” quá lớn.

Cái tôi (the Self, the Ego) ấy vượt khỏi giới hạn của thân xác, đóng cọc cắm rào khắp nơi nào nó hướng đến. Nó vô h́nh nhưng lại mượn cái hữu h́nh để tự thể hiện sự hiện hữu của nó. Và sự hiện hữu theo cách thế bành trướng, lấn lướt của một cái tôi lớn, làm cho không gian chung quanh chật chội, tù túng. Ngay cả môi trường sống của gia đ́nh, trường học, làng xóm, tổ chức tôn giáo, quốc gia, cho đến thế giới, trước sự hung hăng hănh tiến, tự tin, tự măn của một “cái tôi đáng ghét,” (1) sẽ bị ô nhiễm, khó thở. Cái tôi ấy nếu là người b́nh thường th́ chỉ gây khó chịu, hoặc làm tṛ cười cho hàng thức giả trong vài phút giây; c̣n như cố gắng giành lấy trách nhiệm lănh đạo tập thể nữa th́ mới là hiểm họa cho nhiều người, trong một thời gian dài lâu khó lường.

Thế giới nầy có bao nhiêu “cái tôi” như thế? — Có bao nhiêu sinh loại th́ có bao nhiêu “cái tôi.” Nhưng không phải cái tôi nào cũng đáng ghét. Có những “cái tôi” biểu lộ nhẹ nhàng, không muốn lấn lướt, tranh giành với ai, có thể ḥa được với những cá thể khác; và có những “cái tôi” khá mờ nhạt, có mà dường như không—những cái tôi “không tôi.”

Cái-tôi-không-tôi sống ḥa với con người và thiên nhiên, v́ giữa họ và tha nhân không có giới hạn của tuổi tác, thế hệ, thời đại; không có biên giới của màu da, sắc tộc, quốc gia, tôn giáo. Cái tôi ấy chẳng là ǵ, chẳng là ai, chẳng có công danh hay sự nghiệp vĩ đại nào với đời; nhưng nó là cốt lơi, làm trung gian, trung ḥa cho một thế giới an b́nh, thương yêu, không xung đột đối chơi nhau.

Muốn sống như một “cái-tôi-không-tôi,” cần phải học và thực tập rất nhiều.

Các đạo gia và hiền triết Đông-Tây đều sống như thế. Phật gia cũng dạy về vô-ngă, không chỉ là triết thuyết mà là pháp-hành để thực chứng trong đời sống hàng ngày. Điểm chung của đạo gia, triết nhân và Phật gia là: quên ḿnh, không v́ ḿnh.

Quên ḿnh là bước đầu để dẹp bỏ những hàng rào ngăn cách với người khác.

Không v́ ḿnh là v́ muốn làm lợi ích cho số đông.

Giản dị, khiêm cung, không tranh giành, mà thành tựu tất cả việc chung trong trời đất.

Như Lăo Tử từng nói: “Hậu kỳ thân nhi thân tiên; ngoại kỳ thân nhi thân tồn” (2). Lui về phía sau, đặt ḿnh ở ngoài, mà lại thành tựu tất cả việc. Làm mọi việc, thành mọi việc, mà không thấy có ḿnh. Không có người làm. Không có cái danh của người làm. Không có người thành công. Không có cái danh của người thành công. Đây mới gọi là người đức hạnh của mọi xứ, mọi thời.

 

 

 

 

________________

 

(1)  Blaise Pascal (1623-1662), “the Self is hateful.”

(2)  Lăo Tử (thời đại nhà Chu, Trung Hoa, khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Nguyên văn: “Thiên trường địa cửu. Thiên địa sở dĩ năng trường thả cửu giả, dĩ kỳ bất tự sinh, cố năng trường sinh. Thị dĩ thánh nhân, hậu kỳ thân nhi thân tiên, ngoại kỳ thân nhi thân tồn. Phi dĩ kỳ vô tư da? Cố năng thành kỳ tư.” (Trời dài đất lâu. Trời đất sở dĩ dài lâu, Là v́ không sống cho ḿnh, Nên mới đặng trường sinh. / V́ vậy Thánh nhơn, Để thân ra sau, mà thân ở trước; Để thân ra ngoài, mà thân đặng c̣n. Phải chăng v́ không riêng tư, Mà thành được việc riêng tư?)

天長地久。天地所以能長且久者,以其不自生,故能長生。是以聖人後其身而身先,外其身而身存。非以其無私耶?故能成其私。《道德經 第七章》(Đạo Đức Kinh, Chương 7, bản dịch của Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Quyển I, trang 64). Có thể đối chiếu đoạn văn nầy qua Đức Đạo Kinh, Phần Đạo, Chương 51, trang 181, bản dịch của Huỳnh Kim Quang)

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/01/18