Thư ṭa soạn số 132

 

(tháng 11.2022)

 

 

 

CHÁNH-TÀ, CHÂN-NGỤY

 

  

 

Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa th́ màu nhạt đi, núi gần th́ sậm màu đất đá. Rừng thưa th́ thấy cả những đường ṃn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu th́ chỉ xanh một màu lá. Trên cao đổ xuống th́ là thác; chảy về chỗ thấp th́ là suối; tràn khắp b́nh địa, thung lũng th́ thành sông; đổ về chỗ tận cùng của bờ cơi th́ là đại dương.

Không phải chỉ thấy cái tổng thể của núi rừng, mà c̣n thấy cả những ngóc ngách, chi li của những đời sống: này là mỏm đá nơi sư tử nằm nghiêng vào sâu giấc ngủ, cũng là nơi vặn ḿnh, rống tiếng đầu ngày vang động sơn lâm; này là những cḥm cây mà bầy khỉ thường tụ tập, chuyền cành, ăn uống, đùa giỡn inh ỏi; này là các hang đất, động đá lớn nhỏ cho cọp, beo, chồn, cáo... có khi lầm lũi tránh mặt nhau, có khi gầm gừ nhe nanh giương vuốt; này là chỗ tụ tập của bầy chó và bầy quạ ồn ào giành nhau miếng ăn... Thú lớn giành nhau mồi lớn, thú nhỏ tranh nhau mồi nhỏ. Loài có cánh và loài không cánh. Cho đến những loài côn trùng lớn nhỏ, đâu cũng có nơi có chỗ, có sinh hoạt trong đời dài-ngắn.

 

Để nh́n thấu nguyên nhân và thực trạng khổ đau của cuộc đời, bậc đại trí đă quán chiếu và thấu rơ tường tận các điều kiện nhân-duyên khởi đi từ vô minh, dẫn đến danh-sắc (1) trong một chuỗi mắt xích liền lạc nối nhau nhiều đời kiếp; từ đó, vạch ra phương pháp dứt trừ, giải thoát khổ đau để đạt đến an vui tịch tịnh. Con đường của bậc đại trí đă được nhiều người khác noi theo, từ đó h́nh thành những tập thể Tăng (Sangha). Trên đường tu chứng, không ai bị bắt buộc phải theo hay không theo một tập thể Tăng; nhưng nếu đă gia nhập, ḥa nhập với một tập thể th́ cần phải tuân thủ giới luật, nội quy, điều lệ của tập thể ấy.

Có một tập thể Tăng bị kiểm soát và điều hướng bởi một hệ thống đảng quyền. Có một tập thể Tăng phản đối, từ chối sự kiểm soát ấy ngay từ đầu. Dù hai tập thể ấy chủ trương và sinh hoạt khác nhau như thế nào, vẫn có chung một mục tiêu là tự giác, giác tha, nghĩa là tự tu tập hành tŕ để đạt đến giải thoát giác ngộ và hướng dẫn kẻ khác đạt được giải thoát giác ngộ như ḿnh. Tất nhiên có những chướng duyên, trở ngại không thể tránh trong việc tu tập và hoằng pháp đối với cả hai tập thể Tăng. Nhưng trong một chừng mức nào đó, từng cá nhân trong hai tập thể này, có thể nh́n thấy nhau trong chánh kiến (kiến đạo) và tương hội với nhau từ những tầng bậc cao thâm của con đường tu chứng (tu đạo). Ở những tầng bậc như thế, không có một thế lực hay khuôn khổ tổ chức nào từ bên trong hay bên ngoài tập thể Tăng có thể ngăn trở, chướng ngại.

Bậc hiền trí có khi phải lên rừng phát rẫy dựng cḥi tranh; có khi phải nhập cuộc v́ nguyện vọng chung mà chịu khổ h́nh tù tội; có khi phải lên núi hoặc lang thang trên những dặm dài cô tịch của quê hương; có khi lại phải xuống núi để dựng lại một tập thể Tăng đă bị nghiền nát, xóa sạch từ những nội trùng và ác đảng một thời. Danh ǵ, lợi ǵ với cuộc thế nhiễu nhương, với một cḥi tranh xiêu vẹo chỏng chơ không cả tường vách khi tuổi đă về chiều, và một cơn bệnh thập tử nhất sinh? — Chỉ v́ trọng trách truyền thừa, không thể để mạng mạch của tập thể Tăng này bị đứt mất. Nhu cầu sinh tử của tập thể Tăng này là có một sự tiếp nối, tương tục tồn tại, để từ đó mới có thể vực dậy một ngôi nhà đổ nát; và kỳ vọng một sự hồi sinh kỳ diệu mai sau. Thiết tưởng những ai c̣n nhớ nghĩ đến cơ đồ của Thầy-Tổ để lại, hăy hết ḷng tán trợ cho sự thừa tiếp này, c̣n không, hăy im lặng, đừng vọng động: không ủng hộ việc chánh-thiện th́ cũng đừng tiếp tay với kẻ ác, ngăn trở, hủy hoại con đường của tiền nhân.

C̣n nhớ nhiều năm trước, ai cũng thấy rơ nội lực của tập thể Tăng này chỉ c̣n tập trung nơi ba nhân vật trụ cột có thể ǵn giữ được giềng mối. Đó là lư do ngoại nhân, ác đảng và nội trùng quyết tâm phá hoại, chia rẽ, vu khống, hủy nhục cả ba nhân vật này suốt một thời gian dài. Rồi sau bao trầm thống, nguy nan, tủi nhục, lần lượt nhân vật thứ nhất nằm xuống, nhân vật thứ nh́ nằm xuống, ắt sẽ truyền đến nhân vật thứ ba. Việc truyền thừa có chính danh hay không, tất nhiên là ở chỗ truyền trao và tiếp nhận tín vật biểu trưng của tập thể Tăng ấy; nhưng ngay cả trường hợp không có tín vật để truyền trao, sự tín nhiệm và  ư nguyện của số đông cũng đă đặt lên vai nhân vật thứ ba nầy rồi. Hướng đi tất yếu của lịch sử phải như thế. Và đây là trách nhiệm cuối cùng vô cùng khó khăn của con sư tử già khi chung quanh có nhiều loài mănh thú khác cũng chực chờ tranh ngôi, tiêu diệt; cho đến sói rừng, linh cẩu, diều hâu, chim quạ… cũng ngấp nghé thèm thuồng.

Tượng h́nh mà kể: Đại bàng thả cánh trên tầng mây cao. Mắt tinh anh, nh́n khắp đất trời. Việc cần làm th́ làm, không cần làm th́ bay đi. Có những việc chỉ có thể thấy từ trên cao. Chim quạ ở dưới này, biết chi việc ở mấy tầng mây mà nói!

Cho nên, việc phục hoạt hồi sinh một tập thể Tăng đă (gần như) chết, một tổ chức trống rỗng không c̣n một nhân sự nào, đ̣i hỏi một bậc trí tuệ cao viễn, đạo lực thâm sâu, chứ không phải chỉ trọng nơi áo mũ hay tuổi đời tuổi đạo; và cũng không thể trông cậy nơi những người mà tâm bồ-đề đă thối thất từ lâu.

Làm sao biết tâm bồ-đề của ai đó đă thối thất từ lâu? — Hăy cùng đọc lại 4 cách đầu trong 8 cách phát tâm bồ-đề (2) đă được khuyến đọc từ thuở c̣n sa-di:

“— Đời có kẻ tu hành mà chỉ tu hành một chiều, không cứu xét tự tâm, chỉ lo những việc ở ngoài, hoặc vụ lợi, hoặc háo danh, hoặc ham cái thú hiện tại, hoặc cầu cái vui mai sau: phát tâm như vậy gọi là ;

– Danh lợi không ham, vui thú không màng, chỉ v́ thoát sinh tử, v́ chứng Bồ đề: phát tâm như vậy gọi là Chánh;

– Ư niệm này nối tiếp ư niệm khác, ngước lên mà mong cầu Phật đạo, tư tưởng trước liên tục tư tưởng sau, nh́n xuống mà hóa độ chúng sanh, nghe Phật đạo lâu xa cũng không thoái chí khiếp sợ, xét chúng sanh khó độ mà không chán nản mệt mỏi, như trèo núi cao cả vạn trượng cũng quyết tận đỉnh, như lên tháp lớn đến chín tầng cũng cố tột nóc: phát tâm như vậy gọi là Chân;

– Có tội không sám hối, có lỗi không trừ bỏ, trong bẩn ngoài sạch, trước siêng sau nhác, tâm tốt dẫu có cũng phần lớn bị danh lợi xen lấn, thiện pháp dẫu tu cũng phần nhiều bị vọng nghiệp nhuốm bẩn: phát tâm như vậy gọi là Ngụy.”

Đọc lại để tự nghiệm xét, tự lượng, tự biết nên đặt ḿnh ở vị trí nào trong nẻo đạo, hay trong một tập thể Tăng, chứ đừng vội phê phán, bàn căi, đố kỵ và chấp tranh với những ngôi vị. Bởi v́, tâm bồ-đề một khi đă bị mờ nhạt, hoặc quên mất, hoặc bị sai lệch, th́ tất cả những hành động (dù là hành vi thiện), lời nói (dù là nói chánh pháp), cho đến ư nghĩ (dù là chánh niệm), cũng đều là hành vi của Ma (3).

 

Nơi kia một đốm lửa được nhen nhúm sau những đêm dài u minh thất tán, hăy cùng tiếp sức để thổi bùng lên ánh đạo nhiệm mầu, thiêng liêng.

 

 

______________

 

 

(1) Danh-sắc ở đây tức ngũ uẩn hay ngũ ấm, là năm yếu tố hội tụ, kết hợp tạo nên đời sống con người. Danh chỉ cho phần tinh thần, trừu tượng, chỉ có thể gọi tên, không thấy được, gồm thọ (cảm giác), tưởng (nhận thức, phân biệt), hành (ư chí, khuynh hướng dẫn nghiệp) và thức (ư thức); c̣n sắc là phần thể chất.

(2) Trích từ “Khuyến Phát Bồ-đề Tâm Văn” - Bài văn khuyên phát tâm Bồ-đề của Đại Sư Tỉnh Am, do Ḥa thượng Thích Trí Quang dịch Việt.

(3) Vong thất bồ-đề tâm tu chư thiện pháp danh vi ma nghiệp” (Kinh Hoa Nghiêm) – Quên mất tâm bồ-đề mà thực hành các thiện pháp th́ cũng vẫn là việc làm của Ma.

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG HỘP THƯ T̉A SOẠN

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 11/01/22