LƯ SỰ BẤT DUNG THÔNG

 

Thích Tâm Không

 

 

Khi một thiểu số cố t́nh phá hoại sức mạnh đoàn kết ḥa hợp của Tăng đoàn, hay của tổ chức giáo hội, họ lập tức bị phản ứng mạnh bởi hầu hết Tăng Ni, thiện tri thức, trí thức và quần chúng phật-tử, khiến cho bộ mặt thật và các âm mưu tà ngụy của họ lộ rơ trên các văn bản sử liệu cũng như trên thực tế sinh hoạt.

Hăy tạm gọi các văn bản sử liệu là LƯ, và thực tế sinh hoạt là SỰ, không cần phải vay mượn tư tưởng Hoa Nghiêm thậm thâm ra đây làm ǵ để mang tiếng là “y kinh giải nghĩa”, khiến cho ngoại nhân ngộ nhận là Phật Pháp sai lầm, khiếm khuyết.

Ngày 08.9.2010, ông Vơ Văn Ái cho ra Thông Cáo Báo Chí từ Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế để giới thiệu bài viết có tựa là “Lư Sự” của Thượng tọa Thích Viên Định.

Trên văn bản, bài viết của Thầy Viên Định không liên quan ǵ đến việc Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại tổ chức Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn lần IV tại Đức quốc, nên sẽ không Tăng Ni hải ngoại nào quan tâm hoặc cần thảo luận ǵ với Thầy. Bài viết “Lư Sự” ấy lại kư tên “Tỳ kheo Thích Viên Định” không có chức vụ đính kèm, cũng không có letterhead của Giáo Hội, th́ chỉ là một bài viết của cá nhân, với văn từ luộm thuộm, không bố cục rơ rệt, thiếu lư luận và bằng chứng xác thực mà lại liên tục đưa ra kết luận, không đáng để mất thời giờ để phân tích. Nhưng v́ ông Vơ Văn Ái đă mượn văn bản này để công kích HT. Thích Minh Tâm, với những ngôn ngữ trịch thượng, vô lễ (mà người con Phật chân chính không ai dám dùng để nói về hàng Tăng bảo), chủ đích là ngăn trở bước đi của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại đang chuẩn bị cho Ngày Về Nguồn sắp tới, cho nên chúng tôi cũng xin tŕnh bày đôi điều hầu làm sáng tỏ các vấn đề liên hệ.

 

 

NGÀY VỀ NGUỒN - LỄ HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ

 

Trước hết, hăy nói nguyên do Lá Thư Thứ Nhất và Lá Thư Thứ Hai của HT. Thích Minh Tâm nói về Ngày Về Nguồn IV, lại có tŕnh bày, giải thích một số sự việc của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN).

Xin nói thẳng rằng, chính v́ các vị thiểu số trong Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo, trong âm mưu chia rẽ phá hoại Phật giáo Việt Nam sinh hoạt ngoài nước, đă cố t́nh nhập nhằng nối kết các GHPGVNTN các quốc gia và châu lục với Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, rồi lại gộp chung với Hội Thân Hữu Già Lam, để cùng lúc chụp mũ và vu hăm những tội vạ không thực có cho các tổ chức này, khiến nhiều phật-tử hoang mang, nhiều tổ chức của cộng đồng phải nghi ngại, thậm chí gây nhiều ngộ nhận trong giới Tăng Ni để quư vị này tránh né tham dự Ngày Về Nguồn - Lễ Hiệp Kỵ Chư Tổ. Cho nên, HT. Thích Minh Tâm, nhân Ngày Về Nguồn lần thứ IV mà buộc ḷng phải giải thích một số vấn đề liên quan đến GHPGVNTN cũng như đại nạn của Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại trong những năm vừa qua.

Giải thích để chư tôn đức Tăng Ni nào không thuộc GHPGVNTN hiểu rằng Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn là ngày truyền thống của Tăng đoàn, chứ không phải của riêng bất cứ tổ chức giáo hội nào. Mọi Tăng sĩ nhớ về nguồn cội Chánh Pháp, nhớ về nguồn cội tông môn, nhớ về các bậc Tổ Đức đă truyền giáo, truyền giới để có được nền Phật Việt gần hai ngàn năm trên quê hương cũng như hải ngoại, th́ đều nên tham dự Ngày Về Nguồn.

Giải thích để chư tôn đức Tăng Ni nào thuộc GHPGVNTN hiểu rằng giáo hội chỉ là một trong nhiều tổ chức Phật giáo khác ở hải ngoại, không v́ sự khác biệt của tổ chức và danh xưng mà rời bỏ bản thể thanh tịnh ḥa hợp của Tăng đoàn. Có nghĩa rằng, với mục đích “điều hợp các tông phái Phật giáo Việt Nam để phục vụ Nhân loại và Dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh Pháp” (Điều 4, Mục Đích, Hiến Chương GHPGVNTN), th́ thành viên GHPGVNTN phải là những sứ giả tiên phong trong việc xây dựng một Tăng đoàn ḥa hợp, vững mạnh, ở bất cứ thời đại nào, xứ sở nào mà ḿnh đang hành đạo.

Như vậy, về mặt LƯ, là thể tính thanh tịnh ḥa hợp của Tăng già; về mặt SỰ, tổ chức họp mặt chung hàng năm trong Ngày Về Nguồn để cùng tưởng nhớ và nguyện báo đền ân đức của chư vị Lịch Đại Tổ Sư.

LƯ và SỰ như thế, dung thông. Tưởng không cần phải nói ǵ thêm về Ngày Về Nguồn lần thứ IV tại Đức quốc sắp diễn ra vào các ngày 17, 18 & 19.9.2010.

 

 

CÁC VẤN ĐỀ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

 

Hăy nói về LƯ và SỰ trên văn bản sử liệu và thực tế sinh hoạt của GHPGVNTN.

Trong mấy năm qua, kể từ khi có Giáo chỉ số 2 (29.11.2005) loại trừ và thay đổi thành phần cốt lơi của Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo trong nước, rồi đến Giáo chỉ số 9 và  Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ số 9 (08.9.2007) ra lệnh giải tán toàn bộ các giáo hội tại hải ngoại, đă có hàng trăm bài viết của chư tôn đức Tăng Ni và quư vị thức giả phật-tử vạch trần các kế sách (Lư) và hành động (Sự) của những ai dùng người Phật giáo phá hoại Phật giáo, lấy sự bưng bít thông tin do cộng sản tạo ra trong nước làm lư cớ đẻ ra các văn kiện (giáo chỉ, thông tư, quyết định…) đi ngược Hiến Chương GHPGVNTN, mượn sự tin dùng của nhị vị lănh đạo tối cao để củng cố địa vị vô thời hạn của ḿnh trong tổ chức giáo hội. Hàng trăm bài viết ấy trở thành những chứng liệu lịch sử hùng hồn, xác thực, bất khả phủ bác, được phổ biến đến Tăng Ni và phật-tử khắp nơi để khẳng định sự tồn tại của GHPGVNTN tại hải ngoại, cũng như để chứng minh sự đoàn kết ḥa hợp của các giáo hội thuộc các quốc gia và châu lục trước âm mưu lũng đoạn, chia rẽ do các thế lực chính trị của ác đảng và ngoại đạo nhắm vào Phật giáo.

Hàng trăm bài viết ấy đă nói rất nhiều, rất rơ về Lư và Sự của nội t́nh GHPGVNTN trong và ngoài nước, ai cũng có thể t́m đọc trên các trang lưới Phật giáo nghiêm túc. Nhưng quư vị trong VPI và VPII VHĐ, đă giao khoán cho ông Vơ Văn Ái soạn thảo các văn kiện quan trọng của giáo hội, cũng như liên tục viết những bài ngụy biện, vu cáo đa số đồng đạo khác với nhiều bút danh khác nhau, nên ngoại nhân và một số phật-tử lười suy nghĩ vẫn c̣n ngộ nhận về hiện t́nh GHPGVNTN. Do đó, những ǵ tŕnh bày sau đây, không phải là để nói với ông Vơ Văn Ái và quư vị trong Viện Hóa Đạo (I & II), mà để nói với những ai chưa có thời gian và cơ hội để t́m hiểu sự thực.

 

 

I. VẤN ĐỀ DANH NGHĨA

 

A. LƯ:

1. Mục đích thành lập của GHPGVNTN được nêu rơ trong Hiến Chương bằng một câu duy nhất đă trích dẫn ở trước “điều hợp các tông phái Phật giáo Việt Nam để phục vụ Nhân loại và Dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh Pháp.”

2. Lời Mở Đầu Hiến Chương nói: “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không đặt sự tồn tại của ḿnh nơi nguyên vị cá biệt, mà đặt sự tồn tại ấy trong sự tồn tại của nhân loại và dân tộc.”

3. Thông tư tối mật số 150-VHĐ/VP/TT do HT. Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kư ngày 22.01.1975, đưa ra một yêu cầu trong đoạn văn duy nhất của văn kiện (mà Thầy Viên Định không trích đủ): “Để tránh mọi ngộ nhận có thể có đối với lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội, Viện Hóa Đạo kính yêu cầu quí vị hăy thận trọng, không nên tham gia bất cứ tổ chức nào ngoài tổ chức của Giáo Hội, nhất là những tổ chức có tính cách chính trị. Trong trường hợp vị nào đă tham gia những tổ chức như thế th́ hăy tự nguyện chấp tŕ nghiêm chỉnh tinh thần thông tư này.” (Phật Giáo Việt Nam, Biến Cố và Tư Liệu, VP Thường Trực Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTNHN-HK, trang 85)

4. Quyết Định số 27/VPLV/VHĐ do HT. Thích Huyền Quang, Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kư ngày 10.12.1992, đưa ra 10 điều qui chiếu và 9 điều quyết định, mà qui chiếu quan trọng là “chiếu t́nh h́nh Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại sau 1975, hoàn toàn khác với t́nh h́nh trước 1975: nhân sự lănh đạo và quần chúng Tăng Ni Phật tử, cần được tổ chức cho qui mô rộng răi hơn;” từ đó dẫn đến các quyết định quan trọng là công nhận các giáo hội tại hải ngoại có địa vị như các giáo hội cấp quốc gia (điển h́nh ở điều 3 là GHPGVNTNHN-HK, chứ không phải chỉ là các “Chi Bộ” GHPGVNTN được qui định ở điều 36, chương 9, Hiến Chương), “mọi phật sự quan trọng của Giáo Hội đều được thống nhất ư chí của 2 Hội Đồng Giáo Hội quốc nội và 4 Hội Đồng Giáo Hội Hải Ngoại trước khi thi hành” (điều 6). Cũng từ Quyết Định số 27 này, ở phần “Bản sao kính gửi”, Viện Hóa Đạo cũng đă mặc nhiên công nhận địa vị giáo hội cấp quốc gia đối với các GHPGVNTN hiện hữu trước đó hoặc đang tiến hành thành lập cùng thời với GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ khi công văn được gửi “GHPGVNTN tại Âu Châu, Úc Châu, Canada v.v… ‘để kính thông báo và liên lạc hỗ trợ’.” (điểm này đă có nêu trong Lá Thư Thứ Hai Về Ngày Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư của HT. Thích Minh Tâm)

 

B. SỰ:

1. Từ sau năm 1975, chư tôn đức Tăng Ni và quư cư sĩ nặng ḷng với tiền đồ Đạo pháp và Dân tộc, khi ra nước ngoài tị nạn cộng sản, đă tự động “điều hợp các tông phái Phật giáo Việt Nam để phục vụ Nhân loại và Dân tộc bằng cách hoằng dương Chánh Pháp” theo tinh thần của Hiến Chương GHPGVNTN mà không đặt vấn đề danh xưng như thế nào, cũng không cần phải chờ đợi sự kêu gọi hay quyết định của Viện Hóa Đạo trong nước (đang bị cấm chế sinh hoạt). Nhiều tổ chức Phật giáo lần lượt ra đời với những danh xưng khác nhau nhưng cùng tâm nguyện và đường hướng là hoằng dương Chánh Pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Cho đến năm 1990 th́ GHPGVNTN Âu châu chính thức thành lập, sau đó là các giáo hội tại Hoa Kỳ, Gia Nă Đại và Úc châu vào năm 1992, mới thống nhất danh xưng GHPGVNTN kèm theo tên quốc gia và châu lục của ḿnh.

2. Cũng theo tinh thần Hiến Chương, “GHPGVNTN không đặt sự tồn tại của ḿnh nơi cương vị cá biệt” là tuyên ngôn xác định Giáo Hội không phải là một tổ chức tập quyền, độc quyền, duy nhất của Phật giáo Việt Nam; Giáo Hội ấy được thành lập và tồn tại không phải cho chính nó mà chính v́ sự tồn tại của nhân loại và dân tộc. Như thế, trong trường hợp GHPGVNTN bị bức tử bởi một thế lực nào, các thành viên của Giáo Hội có thể tùy duyên ứng hiện, hóa thân thành những tổ chức với những danh xưng khác nhau, sao cho Chánh Pháp được tiếp tục hoằng truyền lưu bố trong nhân gian. Sau năm 1975, chư tôn đức Tăng Ni rời nước hành đạo, đă tùy theo hoàn cảnh tại các quốc gia lưu cư của ḿnh, thành lập nhiều giáo hội, tổ chức Phật giáo, mang danh xưng Thống Nhất hay không, đều không nằm ngoài bản nguyện của chư Tổ và Thánh tử đạo trong sự nghiệp hoằng dương Phật Pháp, phục vụ nhân loại và dân tộc. Thực tế cho thấy, danh xưng GHPGVNTN mặc nhiên được duy tŕ trong tâm khảm hoặc trên mặt pháp lư ở hải ngoại (từ những năm trước khi HT. Thích Huyền Quang chính thức công bố công cuộc vận động phục hoạt pháp lư và quyền sinh hoạt của Giáo Hội), và đồng bộ thành lập vào năm 1992, sau khi GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ được chính thức công nhận.

3. Viện Hóa Đạo với Thông tư tối mật số 150, ban hành ngày 22.01.1975, đă yêu cầu các thành viên “hăy thận trọng, không nên tham gia các bất cứ tổ chức nào, ngoài tổ chức của Giáo Hội, nhất là những tổ chức có tính cách chính trị,” “để tránh mọi ngộ nhận đối với lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội.” Theo tinh thần này, dù c̣n trong nước hay đang hành đạo tại hải ngoại, chư tôn đức Tăng Ni và cư sĩ thành viên Giáo Hội đă đứng ngoài và vượt khỏi những ư thức hệ, những thế lực chính trị, đảng phái, trước mọi hoàn cảnh, thời cuộc. Lập trường và đường hướng cố hữu của Giáo Hội là ǵ? Nói theo Hiến Chương GHPGVNTN, đó là “phục vụ nhân loại và dân tộc bằng các hoằng dương Chánh Pháp”; nói theo bản nguyện của sứ giả Như Lai, th́ đó là “thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.” Như vậy, công cuộc vận động do HT. Thích Huyền Quang khởi xướng năm 1991, không phải là phục hoạt hay thành lập một tổ chức chính trị Phật giáo, mà chỉ nhằm phục hoạt một giáo hội truyền thống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy việc hoằng pháp lợi sanh làm lư tưởng nhập thế; Giáo Hội ấy, nếu cần lên tiếng trước những bất công, phi lư của các chế độ chính trị th́ đó là tiếng nói của từ bi và trí tuệ cho sự phúc lạc và nguyện vọng chung của dân tộc, chứ không phải v́ lợi ích cá biệt của Giáo Hội hay của Phật giáo. Các thành viên chân chính của GHPGVNTN, tăng sĩ hay cư sĩ, th́ không tham gia các tổ chức đảng phái chính trị thế tục; ai không tuân thủ đường hướng cố hữu này, sẽ trở thành ngoại nhân của Giáo Hội.

4. Quyết Định số 27 do HT. Thích Huyền Quang, kư ngày 10.12.1992 là quyết định vô cùng trí tuệ và dân chủ, nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Giáo Hội, nâng các Bộ/Chi Bộ lên tầm cỡ quốc gia, đưa ra vấn đề “thống nhất ư chí” giữa các hội đồng trong nước và hải ngoại trước những quyết định quan trọng để tránh nạn trung ương tập quyền (dù lúc đó ngài đang là Quyền Viện trưởng Viện Hóa Đạo), pḥng ngừa âm mưu lũng đoạn Giáo Hội có thể đến từ bên ngoài hoặc nẩy sinh từ bên trong. Nếu Giáo Hội trong nước bị cộng sản bức tử, bốn giáo hội thuộc Âu châu, Úc châu, Hoa Kỳ và Canada vẫn độc lập tồn tại và tiếp tục phối hợp, hỗ trợ nhau để hoằng dương Chánh Pháp. Quyết Định 27 này đă một bước thật nhanh, tạo sự bền chặt gắn bó giữa Giáo Hội trong nước và các Giáo Hội ngoài nước. Trong khi đa phần Tăng Ni và cư sĩ thuộc các GHPGVNTN tại hải ngoại đều hết ḷng tán dương và ghi nhận Quyết Định lịch sử này th́ cộng sản và các thế lực phi-Phật-giáo muốn hủy bỏ, phá hoại.

 

Thông qua 4 điểm LƯ và SỰ về vấn đề Danh Nghĩa ở trên, thức giả đều nhận ra rằng việc duy tŕ và bảo vệ danh xưng GHPGVNTN tuy rất quan trọng, nhưng quan trọng nhất vẫn là: phải phục hoạt và trùng hưng một giáo hội có thực chất, có nội lực, có thể gánh vác trọng nhiệm của tiền nhân dù ở bất cứ hoàn cảnh khó khăn hay thuận lợi nào. Cho nên, không có chính danh hay tiếm danh đối với những người con cùng sinh từ một cha một mẹ. Cha mẹ ở đây là ai? – Trên chứng liệu lịch sử cụ thể th́ là những vị đă thành lập GHPGVNTN năm 1964, thông qua bản Hiến Chương do HT. Thích Trí Quang chấp bút. Nh́n xa hơn, cha mẹ là chư vị lịch đại Tổ Sư của hai ngàn năm Phật Việt.

Nhưng nếu cần phải làm sáng tỏ vấn đề chính danh trong Phật giáo, hay đối với tinh thần vô ngă “không đặt sự tồn tại trên nguyên vị cá biệt” của Hiến Chương GHPGVNTN mà nói, th́ ôm làm ǵ cái danh xưng của Giáo Hội nếu tự thân ḿnh bất xứng. Làm ô danh Giáo Hội bởi tham vọng, tư kỷ, phá giới, chính là tiếm danh. Phá hoại sự đoàn kết ḥa hợp của Giáo Hội và Tăng đoàn, chính là tiếm danh. Lạm dùng địa vị lănh đạo mà ban hành các văn kiện phi dân chủ, trái yết-ma tăng, chính là tiếm danh. Ăn lương, làm việc cho các tổ chức chính trị thế tục mà lại t́m cách nắm giữ các chức vụ then chốt của Giáo Hội, đó là tiếm danh.

 

 

II. VẤN ĐỀ PHÁ HOẠI PHẬT GIÁO 

         A. LƯ:

1. Ai, thế lực nào muốn phá hoại, tiêu diệt Phật giáo (tiêu biểu là GHPGVNTN)? – Ác đảng, ngoại đạo. Ở đây không muốn đề cập ngoại đạo, chỉ nói ác đảng là các thế lực chính trị, không riêng ǵ cộng sản, nhưng trước mắt là cộng sản. Tại sao cộng sản muốn phá hoại Phật giáo? – V́ Phật giáo nắm được đa số quần chúng.

2. Cộng sản đă phá hoại GHPGVNTN trong nước cũng như tại hải ngoại từ sau năm 1975 như thế nào? – Theo những bài học từ quá khứ, có thể tạm cho là họ đă tiến hành theo tŕnh tự sau đây: xóa tên, sát nhập, quản thúc, bức tử, bao vây, loại trừ, giải tán, chia rẽ.

3. Cộng sản sợ ǵ nơi GHPGVNTN? – a) Lănh đạo tài đức, uy tín. b) Sự đoàn kết, ḥa hợp.

 

B. SỰ:

1. Tăng Ni và phật-tử chân chính không bao giờ có ư phá hoại hay tiêu diệt Phật giáo. Chỉ có một số phần tử của ác đảng (hoặc ngoại đạo) xâm nhập vào hàng ngũ lănh đạo Phật giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của họ. Những năm vừa qua, đa số Tăng Ni và cư sĩ đều thấy rơ điều này. Họ không vu khống, chụp mũ cộng sản cho đồng đạo của họ, mà chỉ cảnh giác về sự xâm nhập của ngoại nhân cũng như sự tha hóa của một vài cá nhân trong nội bộ Phật giáo. Trong khi đó, một thiểu số cá nhân, nhân danh các chức vụ then chốt của Giáo Hội, và nhân danh ư hướng chống Cộng của cộng đồng tị nạn, đă cố t́nh gieo rắc nhăn hiệu cộng sản một cách bừa băi và vô ư thức, vô trách nhiệm, lên cả cộng đồng Tăng Ni và cư sĩ khắp các quốc gia chỉ v́ những vị này không cùng quan điểm, hoặc bị xem là những người ngăn trở con đường tiến thân cho danh vọng, địa vị của họ. Vô t́nh, thiểu số cá nhân này lại đồng lơa với cộng sản trong sự phá hoại Phật giáo, tiêu diệt Giáo Hội.

2. Năm 1975, sau khi toàn chiếm lănh thổ Việt Nam, cộng sản đă lập tức tiến hành việc xóa tên GHPGVNTN v́ cho rằng đây là một tổ chức vững mạnh, chặt chẽ, có được quần chúng từ trung ương đến hạ tầng cơ sở, rất nguy hiểm cho sự tồn tại của chế độ.

Không thể công khai xóa tên hay khai tử GHPGVNTN, cộng sản đă thuyết phục hoặc bức ép một số vị lănh đạo GHPGVNTN, đứng ra vận động và thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (GHPGVN) trong hệ thống Mặt Trận Tổ Quốc vào năm 1981. Đây là h́nh thức sát nhập tinh vi không súng đạn, nhưng cũng không thành công, v́ hai lẽ:

a)   Lănh đạo GHPGVNTN, đứng đầu là HT. Thích Trí Thủ, đă không nhân danh Viện trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Phụ tá đặc biệt Đức Đệ Nhị Tăng Thống (tương đương Xử lư Thường Vụ Viện Tăng Thống) để ra Giáo chỉ, Thông tư hay bất kỳ văn kiện nào của GHPGVNTN để sát nhập giáo hội cũ vào giáo hội mới; sự tuân thủ Hiến chương và Nội qui GHPGVNTN cũng như tinh thần dân chủ của HT. Thích Trí Thủ đă bảo vệ pháp lư của GHPGVNTN để về sau, Đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu và HT. Thích Huyền Quang mới có lư do để khởi xướng việc phục hoạt GHPGVNTN.

b)   Hai vị lănh đạo tiêu biểu khác là HT. Thích Huyền Quang và HT. Thích Quảng Độ, đă cương quyết không chịu từ bỏ GHPGVNTN, cũng không chịu sát nhập hoặc tham gia GHPGVN của Mặt Trận Tổ Quốc.

 

Từ hai lẽ trên, cộng sản quản thúc và lưu đày nhị vị Ḥa thượng này ra Quảng Ngăi và Thái B́nh vào năm 1982; và sau đó không lâu, năm 1984, bức tử HT. Thích Trí Thủ.

Khi HT. Thích Huyền Quang khởi xướng công cuộc phục hoạt GHPGVNTN năm 1992, tái lập dần dần cơ cấu Hội đồng Lưỡng viện, kết hợp chặt chẽ với các giáo hội ngoài nước, cộng sản liền t́m cách đưa người vào GHPGVNTN hoặc móc nối với vài nhân sự nhiều tham vọng, hoặc có t́ vết, để chờ thời cơ lũng đoạn, phá nát giáo hội này.

Nhưng với sự kiên cường của nhị vị Ḥa thượng lănh đạo GHPGVNTN, cộng sản biết là khó ḷng thay đổi hoặc dập tắt ư chí đấu tranh của quư ngài, đă quay sang phương cách bao vây chặt chẽ, khống chế mọi sinh hoạt và sự đi lại của các ngài, chờ đợi cơn vô thường đến, với tuổi già sức yếu, bệnh hoạn, nhị vị Ḥa thượng sẽ nằm xuống, khép lại trang sử của GHPGVNTN.

Thế nhưng, bất ngờ vào năm 2003, GHPGVNTN tổ chức Đại Hội Bất Thường tại Tu viện Nguyên Thiều để kiện toàn Hội đồng Lưỡng viện, qua đó đă bổ sung một số nhân sự ṇng cốt và tài đức của các thế hệ kế thừa. Qua danh sách các tăng tài này, cộng sản bén nhạy nh́n ra tinh hoa và tiềm lực của GHPGVNTN vẫn tiếp tục phát tiết và bừng dậy sau khi nhị vị Ḥa thượng lănh đạo nằm xuống, liền t́m cách thanh lọc, loại trừ họ. “Ngẫu nhiên” thay, Giáo Hội ban hành Giáo chỉ số 2 (kư ngày 29.11.2005), xóa tên 6 vị lănh đạo cao cấp trong Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo là TT. Thích Tuệ Sỹ (Phó Viện trưởng), TT. Thích Đức Thắng (Tổng Thư Kư), TT. Thích Quảng Hạnh (Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng Sự), TT. Thích Thái Ḥa (Tổng vụ trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp), TT. Thích Phưc Viên (Tổng vụ trưởng Tổng vụ Giáo Dục), TT. Thích Thanh Huyền (Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên); một vị Tổng vụ trưởng khác đă từ chức khi thấy các vị trên bị loại trừ, đó là TT. Thích Phước An (Tổng vụ trưởng Tổng vụ Văn Hóa). Chưa đầy hai năm phục vụ, 7 vị lănh đạo tài đức này đă bị loại trừ, để lại một lỗ hổng lớn trong ḷng Tăng Ni và cư sĩ trong nước lẫn hải ngoại. GHPGVNTN như con bệnh mới vừa gượng dậy th́ lại quị ngă v́ cơn sốt nội tạng. Nhân sự GHPGVNTN trong nước sau Giáo chỉ số 2, ngoại trừ HT. Thích Huyền Quang và HT. Thích Quảng Độ ra, c̣n lại đều là những vị hạng trung. Cộng sản không lo ngại thành phần nhân sự của GHPGVNTN trong nước nữa, v́ nhị vị Ḥa thượng lănh đạo th́ bệnh hoạn, già yếu, c̣n những vị trẻ hơn th́ vô năng vô đức. Họ chỉ cần nhẫn nại chờ đợi Văn Pḥng I Viện Hóa Đạo tự diệt.

Nhưng chính v́ Giáo chỉ số 2 loại trừ nhân sự ṇng cốt của Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo trong nước, đă khiến cho đa số Tăng Ni và cư sĩ thuộc GHPGVNTN hải ngoại cảnh giác cao độ về sự tiếp tay của một vài cá nhân trong nội bộ Giáo Hội cho âm mưu phá hoại của cộng sản. Các vị này đă bắt đầu lên tiếng, đầu tiên bằng Thỉnh Nguyện Thư của GHPGVNTN Hải Ngoại tại Canada kư ngày 01.01.2006, đệ tŕnh HT. Thích Quảng Độ, tiếp theo là những bài viết từ nhiều Tăng Ni và cư sĩ khác ở nhiều quốc gia và châu lục, đặt vấn đề phi pháp, phi lư và phi dân chủ của Giáo chỉ ban hành từ lănh đạo tối cao của Giáo Hội.

Qua phản ứng mạnh mẽ từ Tăng Ni và cư sĩ hải ngoại, cộng sản biết rằng nếu chờ đợi GHPGVNTN trong nước tự diệt th́ Giáo Hội này vẫn c̣n vững mạnh tại hải ngoại, không thể nào hoàn toàn triệt tiêu được. Cộng sản liền xoay qua đối phó với các GHPGVNTN hải ngoại, t́m cách giải tán hoặc vô hiệu hóa các Giáo Hội hiện hữu. “Trùng hợp” thay, Giáo Hội ban hành Giáo chỉ số 9, và Thông bạch Hướng dẫn Thi hành Giáo chỉ số 9, kư ngày 08.9.2007 ra lệnh giải tán toàn bộ các GHPGVNTN tại hải ngoại!

Điều mà cộng sản không thể ngờ tới là Giáo chỉ số 9 và Thông Bạch Hướng Dẫn này đă không được Tăng Ni và cư sĩ hải ngoại nhất dạ khâm tuân hoặc nhẫn nhục đón nhận. Cộng sản vọng tưởng rằng Giáo chỉ của GHPGVNTN giống như một chiếu chỉ của vua chúa thời đại quân chủ, một khi ban hành th́ toàn dân phải cúi đầu chịu mệnh; hay như mật lệnh của Tổng bí thư Đảng, tất cả đảng viên phải răm rắp nghe theo! Họ lầm! Trong Phật giáo hay trong tổ chức Giáo Hội, từ ngàn xưa, chưa từng có vấn đề trung ương tập quyền như vậy. Một tập thể Giáo Hội c̣n “không đặt sự tồn tại nơi nguyên vị cá biệt” của nó th́ làm ǵ có một cá nhân, hai cá nhân có thể nhân danh lănh đạo tối cao mà ban hành những điều luật hay văn kiện trái Hiến chương, phạm Nội qui, phi pháp, phi dân chủ! 104 thành viên Tăng Ni và cư sĩ thuộc bốn GHPGVNTN tại Âu châu, Úc châu, Hoa Kỳ và Canada vào ngày 09.9.2008 đă cùng kư tên vào bản Tuyên Bố Chung để khẳng định sự tồn tại độc lập của họ trên danh nghĩa và lập trường nhất quán của GHPGVNTN. Cũng qua Tuyên Bố Chung, các GHPGVNTN hải ngoại cho thấy sự đoàn kết ḥa hợp của họ khi đạo pháp lâm nguy. Chính sự kiện này đă làm cho cộng sản chưng hửng, nhưng vẫn quyết tâm giải tán, triệt hạ các Giáo Hội hải ngoại. Lại “trùng hợp” thay, tiếp đó, đă có Thông bạch 31 của Viện Hóa Đạo, không công nhận bốn GHPGVNTN hải ngoại, và cũng từ đó, xuất hiện từ ngữ “tiếm danh” trên các diễn đàn chính trị phá hoại Phật giáo. Đây là kế sách ly gián, chia rẽ mà cộng sản từng dùng để phá hoại các tổ chức ngoài đảng, dù là tổ chức chính trị hay tôn giáo. Họ đă và đang dùng kế sách này để phân hóa hàng ngũ Phật giáo hải ngoại qua một vài tổ chức ngoại vi, lấy danh nghĩa bảo vệ hoặc chấn hưng Phật giáo, kỳ thực là gây chia rẽ, nghi kỵ và xáo trộn trong sinh hoạt Phật giáo.

3. Cộng sản sợ ǵ nơi GHPGVNTN? Trong nước, Văn Pḥng I Viện Hóa Đạo: lănh đạo tài đức, uy tín, xứng danh nhất như Đại lăo Ḥa thượng Thích Huyền Quang th́ đă viên tịch; kiên cường, dũng mănh và nổi tiếng một thời như HT. Thích Quảng Độ th́ cũng đă sụp đổ trong ḷng Tăng Ni phật-tử khắp nơi; những tinh hoa như TT. Thích Tuệ Sỹ, Thích Quảng Hạnh, Thích Phước An, Thích Đức Thắng v.v... th́ đă bị loại trừ; các vị c̣n lại trong Viện Hóa Đạo chỉ là những vị hữu dơng vô mưu, không có khả năng điều hành Giáo Hội mà chỉ biết tuân hành theo lệnh trên hoặc lệnh từ phương xa hải ngoại. Ngoài nước, Văn Pḥng II VHĐ: cá nhân kiệt xuất không có, chỉ có vài vị có tài mà không tâm, vài vị có tâm mà bất tài. Nh́n vào nội t́nh GHPGVNTN từ trong nước ra hải ngoại như vậy, cộng sản không c̣n ǵ để lo sợ. Họ chỉ sợ sự đoàn kết ḥa hợp của bốn GHPGVNTN hải ngoại. Đây là lư do có sự liên tục đánh phá, bôi nhọ, mạ lỵ, chụp mũ cộng sản cho những người tài đức, phỉ báng từng cá nhân hoặc tập thể Tăng Ni suốt những năm qua. Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại với Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư cũng bị vạ lây trong chiều hướng phá hoại, chia rẽ này.

 

Điểm qua hai điều LƯ và SỰ về vấn đề Phá hoại Phật giáo ở trên không có nghĩa là kết luận hay xác định Giáo chỉ số 2, Giáo chỉ số 9, Thông Bạch Hướng dẫn Thi hành Giáo chỉ số 9, Thông bạch 31 (về sự tiếm danh)... do cộng sản chính thức đưa ra. Nhưng cứ xét theo mục tiêu và kế sách triệt hạ Phật giáo của cộng sản mà nói, ai cũng thấy các văn kiện hành chánh của Văn Pḥng I và Văn Pḥng II Viện Hóa Đạo, cũng như các bài viết ly gián, nhục mạ Tăng Ni trên các diễn đàn chính trị từ những năm gần đây, đều trùng hợp với những ǵ cộng sản muốn làm mà không làm được.

Cộng sản muốn loại trừ các tinh hoa Phật giáo chuẩn bị kế thừa sự nghiệp của HT. Thích Huyền Quang và HT. Thích Quảng Độ th́ Giáo Hội cung ứng Giáo chỉ số 2 (ngày 29.11.2005).

Cộng sản muốn giải tán các GHPGVNTN hải ngoại v́ các giáo hội này đang ngồi lại, đoàn kết với nhau, th́ Giáo Hội cung ứng Giáo chỉ số 9 (ngày 08.9.2007).

Cộng sản muốn GHPGVNTN tập trung quyền hạn vào tay một người để người này mất th́ mất hết, th́ Giáo Hội cung ứng ngay Giáo chỉ số 9, hủy bỏ Quyết Định số 27 là công nhận các GHPGVNTN hải ngoại như những giáo hội mang tầm vóc quốc gia.

Cộng sản muốn quần chúng phật-tử thất vọng, ghét bỏ hoặc tẩy chay tất cả Tăng Ni ngoài nước để làm suy yếu Phật giáo, th́ Giáo Hội (thông qua Pḥng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế do ông Vơ Văn Ái làm giám đốc) cho phổ biến những bài viết vô lễ, xách mé, hủy nhục cả Tăng đoàn Việt Nam hải ngoại.

Vậy th́ do ai, từ đâu mà có những cung ứng lạ lùng, bất công cho Phật giáo, lợi ích cho cộng sản như thế? Xin hăy dành thời gian, mở cái trí mà suy ngẫm.

Lẽ nào HT. Thích Huyền Quang khởi xướng công cuộc vận động phục hoạt GHPGVNTN mà lại loại trừ nhân sự cốt cán của Viện Hóa Đạo rồi lại giải tán các GHPGVNTN hải ngoại mà ngài đang tin tưởng, đặt kỳ vọng?

Lẽ nào HT. Thích Quảng Độ kêu gọi tự do dân chủ cho dân tộc mà lại kư ban hành các văn kiện phản dân chủ, vi phạm nhân quyền, trái yết-ma đối với các đồng sự, đồng viện, đồng đạo của ḿnh?

Lư và Sự qua tŕnh bày ở trên, rơ ràng là rất dung thông cho âm mưu của cộng sản mà lại bất dung thông cho Phật giáo.

Trong nước, Đại lăo Ḥa thượng Thích Quảng Độ là Viện trưởng Viện Hóa Đạo, kiêm Xử lư thường vụ Viện Tăng Thống; ngoài nước, Ḥa thượng Thích Hộ Giác, Phó Tăng Thống kiêm Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo; nhị vị phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước lịch sử về các đại nạn của Phật giáo và Giáo Hội trong giai đoạn khủng hoảng, suy vong mà nhị vị là lănh đạo cao nhất. Nhị vị im lặng có nghĩa là đồng ư, thỏa măn với hiện trạng Phật giáo và Giáo Hội, cũng có nghĩa là đồng ư với những phát ngôn, những bài viết nhục mạ, phỉ báng Tăng đoàn.

 

Tăng đoàn, tập thể của những sứ giả Như Lai, lấy trí tuệ làm sự nghiệp, lấy giải thoát làm hành trang, nối bước Đức Phật và lịch đại Tổ sư để mở rộng con đường của Chánh Pháp, đă từng là tâm điểm cho những tên đạn của ma quân, ngoại đạo, ác đảng; nhưng không lư nào lại quay lưng với nhau, không cảm thương và bảo bọc nhau để vượt qua những chướng duyên, ác nạn của thời đại.

Từ Úc Đại Lợi, xin thành tâm hướng vọng, kính lễ chư tôn đức Tăng Ni khắp mười phương đang chuẩn bị lên đường tham dự Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ IV tại Đức quốc. Cúi mong chư tôn đức và phật-tử xa gần, nếu không tham dự được cũng nhất tâm cầu nguyện cho sự thành tựu các ư nguyện cao đẹp của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại. Bởi v́, trước sự phân hóa, suy vong của Phật giáo hải ngoại ngày nay, chỉ c̣n nơi hội tụ ngời sáng nhất, đó là sự hội tụ thanh tịnh, trang nghiêm và ḥa hợp của Tăng đoàn.

 

Đêm 09.9.2010

Thích Tâm Không

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 02/09/11