ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI NHẬT BẢN

 H.T. Thích Trí Chơn 

 

 

LTS: Để tưởng niệm Cố Ḥa thượng Thích Trí Chơn, Chánh Pháp xin trích đăng một bài cũ do Ḥa thượng ghi lại từ năm 1985, nói về Đại lễ Phật Đản tại Nhật Bản sau chuyến đi tham quan của ngài. Nhờ kiến thức và nhận thức sâu sắc về tương quan văn hóa, Ḥa thượng đă giới thiệu cho chúng ta đâu là điểm giống và khác giữa Việt Nam và Nhật Bản đối với lễ Phật Đản. Thành kính tri ân Ḥa thượng.

 

 

Nhật Bản là một trong những quốc gia Á Châu theo Phật Giáo. Theo biên niên sử (Nihonji) của Nhật, người ta biết rằng Phật Giáo được truyền vào Nhật Bản từ Đại Hàn (Korea) vào ngày 13 tháng 10 năm 552 tây lịch. Trải qua nhiều thế kỷ, Phật Giáo ngày nay đă trở thành một tôn giáo lớn nhất tại Nhật gồm có tất cả mười ba tông và 165 giáo phái. Hiện nay dân số Nhật có khoảng gần 120 triệu (thống kê năm 1980) trong đó hơn 80  triệu là tín đồ Phật Giáo. Đại lễ Phật Đản, ngày kỷ niệm đức Phật Thích Ca giáng sinh là ngày lễ trọng đại nhất đối với những quốc gia theo Phật Giáo. Tại Nhật Bản ngày lễ Phật Đản cũng được các chùa khắp nơi trong nước cử hành hằng năm vào ngày 7 hay 8 tháng 4 dương lịch chứ họ không tổ chức vào ngày mùng 8 hay Rằm tháng 4 âm lịch như hầu hết các quốc gia Á châu khác. Dân chúng Nhật thường tổ chức các ngày quốc lễ và lễ tôn giáo theo dương lịch chứ họ không dùng âm lịch như người Trung Hoa hay Việt Nam chúng ta.

 

Lễ Phật Đản ngày 8 tháng 4 dương lịch ở Nhật c̣n có tên gọi là HANA-MATSURI (Hana: hoa; Matsuri: lễ) nghĩa là NGÀY LỄ HOA (Flower Festival), v́ gặp lúc mùa hoa anh đào đang nở rộ khắp toàn nước Nhật. Ngày “Lễ Hoa” này cũng để đánh dấu kỷ niệm ngày đức Phật giáng sanh theo truyền thống Phật Giáo Nhật. Theo sử liệu cho biết, lễ Phật Đản đă được tổ chức lần đầu tiên tại Nhật vào năm 606 tây lịch ở chùa Genko (Nguyên Hưởng) tỉnh Yamato (Đại Hoà) dưới triều đại nữ hoàng Suiko (Thôi Cổ: 592-628). Ngày nay dân chúng Nhật đón mừng ngày lễ Phật Đản ra sao? Dưới đây tôi xin tường thuật cống hiến quư độc giả vài nét sinh hoạt trong ngày lễ  Phật Đản P. L. 2529 tại  Nhật Bản mà tôi may mắn được tham dự vào tháng 4 năm 1985 nhân chuyến du hành sang ở năm tháng tại Tokyo, Kyoto, Nara và Osaka v….v….để viếng thăm các chùa và t́m hiểu khái quát về nền Phật Giáo xứ này.

 

Nhờ liên lạc với “Trung Tâm Hướng Dẫn Du Khách Ngoại Quốc” (Tourist Information Centre) mà tôi được biết tại Đông Kinh (Tokyo) vào lúc ấy có hai nơi tổ chức lễ Phật Đản, đó là chùa Hộ Quốc (Gokokuji) cử hành lễ vào chiều chủ nhật ngày 7 tháng 4, và chùa Quan Âm (Kannon) ở Asakusa làm lễ vào sáng thứ hai, ngày 8 tháng 4 năm 1985.

 

Chùa Hộ Quốc lễ Phật Đản bắt đầu lúc hai giờ chiều, khoảng một giờ trưa tôi đă có mặt tại đó. Vừa mới đến tôi gặp một số rất đông Phật tử Nhật và ngoại quốc đă tề tựu về chùa từ trước. Đa số nữ Phật tử đều mặc y phục cổ truyền ki-mô-nô (kimono) màu sắc rực rỡ. Phía trái, trước cửa chính vào điện Phật, ban tổ chức thiết đặt một pho bạch tượng (voi trắng) to lớn làm bằng giấy bồi để nhắc đến sự tích xưa kia ở Ấn Độ, hoàng hậu Ma Gia, thân mẫu của Đức Phật nằm mộng thấy voi trắng sáu ngà từ trên hư không hiện xuống đâm vào hông bên phải và sau đó bà thụ thai sinh thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha).

 

Bên cạnh voi trắng là một ngôi tháp nhỏ h́nh tứ giác cao khoảng hai thước, bề ngang mỗi bên rộng gần một thước tây, bốn phía cột trụ thẳng lên đến toàn mái đều kết hoa, tiếng Nhật gọi là Hana-Mido (ngôi tháp bằng hoa). Bên trong ngôi tháp người ta tôn trí đặt một pho tượng Phật nhỏ sơ sanh để nhắc lại sự tích ngày xưa thái tử Tất Đạt Đa (đức Phật) đản sanh dưới gốc cây Vô Ưu trong vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành Ca Tỳ La vệ (Kapilavastu) thuộc Ấn Độ (nay là xứ Nepal). Vừa ra đời đức Phật bước đi bảy bước liền có bảy đóa hoa sen nở ôm chân Ngài. Bấy giờ, đức Phật với tay phải chỉ lên trời và tay trái chỉ xuống đất, Ngài tuyên bố rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngă độc tôn” có nghĩa là “Trên trời dưới trời chỉ có Ta (Chân ngă hay Phật Tánh) là cao quư hơn cả”.

 

Tượng Phật nhỏ sơ sanh này bằng đồng đen, cao khoảng hơn mười lăm phân tây, đặt ở giữa một cái bát lớn chứa đầy nước trà ngọt (sweet tea) với chiếc gáo nhỏ có cán dài bằng gổ. Nước trà ngọt (tiếng Nhật gọi là ama-cha) dùng để tắm Phật không phải như loại trà tàu ta thường dùng mà nó được chế tạo bằng thứ lá cây tử dương hoa (Hydrangea Hortensis) phần nhiều thấy trồng ở các miền núi. Dân chúng hái những lá này đem hấp và phơi khô rồi sau đó chế biến chúng thành loại trà thiêng liêng để dùng trong các buổi lễ Phật Giáo. Thời gian đường chưa được nhập cảng vào Nhật Bản, người ta dùng loại trà ngọt này để làm ra đường. 

 

Sử liệu chép rằng xưa kia các chùa Nhật thường dùng nước hoa để tắm Phật trong ngày lễ Phật Đản như chúng ta thấy một số nước Phật Giáo Á châu c̣n dùng ngày nay, và bắt đầu từ triều đại Edo (Giang Hộ: 1603-1867) về sau, nước trà ngọt mới được dùng thay nước hoa để làm lễ tắm Phật tại Nhật.

 

Đúng hai giờ chiều, đại lễ Phật Đản tại chùa Hộ Quốc bắt đầu bằng cuộc diễn  hành của chư Tăng và Phật tử đi ba ṿng trong khuôn viên quanh chùa. Dẫn đầu là ban lễ nhạc của chùa. Tiếp theo sau, vị trụ tŕ đi giữa với chư Tăng và hàng ngàn Phật tử địa phương. Đặc biệt hàng trăm trẻ em nhỏ trai, gái từ sáu đến mười tuổi trong y phục cổ truyền Nhật Bản, áo Kimono màu sắc xanh đỏ rực rỡ, mỗi em tay cầm hoa cũng có mặt trong cuộc diễn hành. Sau đó, tất cả chư Tăng và Phật tử vào chánh điện tụng kinh hành lễ trong ṿng ba chục phút. Xong lễ, các Phật tử ra ngoài, mỗi người lần lượt đến trước ngôi tháp kết hoa, dùng gáo nhỏ múc nước trà ngọt thành kính làm lễ tắm Phật để nhắc lại sự tích xưa kia khi đức Phật vừa giáng sinh, các vị Long Thần từ trên cơi Trời xuống phun nước tắm rữa cho Ngài. Nhiều Phật tử mang nước trà ngọt sau khi tắm Phật về nhà dùng để cầu nguyện cho gia đ́nh thân quyến được mọi sự an lành hạnh phúc. Buổi lễ Phật Đản tại chùa Hộ Quốc kết thúc vào lúc bốn giờ chiều bằng một màn tŕnh diễn đánh trống lớn của sáu tay trống, ba nam ba nữ trông thật ngoạn mục.

 

Qua ngày hôm sau thứ hai, 8 tháng 4 năm 1985, tôi đến dự lễ Phật Đản tại chùa Quan Âm (Kannon) ở Asakusa. Đây là một trong những ngôi chùa cổ xưa danh tiếng nhất tại thủ đô Tokyo (Đông Kinh), kiến tạo vào năm 628 tây lịch, mỗi tháng có hàng triệu người đến viếng thăm và cầu nguyện. Lễ Phật Đản tại chùa Quan Âm cử hành lúc mười một giờ sáng. Tôi đến đó lúc mười giờ. Mặc dù ngày thứ hai, mọi người đều đi làm, nhưng số Phật tử tham dự hôm ấy cũng rất đông, có khoảng hơn ba ngàn người, trong đó có rất nhiều du khách ngoại quốc. Buổi lễ ở đây cũng bắt đầu bằng cuộc diễn hành của hàng ngàn chư Tăng và Phật tử, kéo một chiếc xe chở một thớt voi trắng làm bằng giấy bồi cao gần hai thước tây; trên lưng voi thiết đặt một ngôi tháp kết hoa, trong đó tôn trí một tượng Phật sơ sanh nhỏ (có nơi cổ xe được kéo bằng ngựa hoặc ḅ).

 

Đoàn người diễn hành khởi đầu từ cổng tam quan (Kamirani-mon) trước chùa, ngang qua các đường phố có nhiều cửa hàng bán kỹ niệm vật và Phật cụ (chuông mơ, chuỗi tràng, tượng Phật v….v….). Cuối cùng, đám rước tiến vào bên trong, dừng lại trước chánh điện chùa Quan Âm để sau đó chính thức cử hành lễ Phật Đản. Đặc biệt tham dự cuộc diễn hành, ngoài đông đảo nam nữ Phật tử lớn tuổi đủ mọi thành phần, c̣n có khoảng hơn ba trăm trẻ em mẫu giáo dễ thương xinh xắn trong đồng phục của trường, hoặc y phục Kimono cổ truyền với nhiều màu sắc rực rỡ. Các em tay cầm hoa, vừa đi vừa hát những bài ca Phật Giáo.

 

Ngoài hai chùa Hộ Quốc và Quan Âm tại Đông Kinh (Tokyo) nói trên ngày lễ Phật Đản c̣n được nhiều chùa khắp nơi trên toàn nước Nhật cử hành một cách trang nghiêm trọng thể. Đặc biệt tại chùa của Hiếu Đạo Giáo Đoàn (Kodo-Kyodan) thành lập năm 1936 chuyên kính lễ, tŕ tụng Kinh Pháp Hoa ở quận Kanagawa, tỉnh Yokohama (cách Tokyo hơn nửa giờ xe lửa), hằng năm đại lễ Phật Đản thường được tổ chức liên tiếp trong ba ngày 6, 7 và 8 tháng 4 dương lịch. Chương tŕnh gồm có ngày thứ nhất với hơn ba trăm xe hoa diễn hành qua nhiều đường phố chính của thị trấn Yokohama, trong đó chiếc xe hoa dẫn đầu có tôn trí tượng Phật Thích Ca sơ sinh. Ngày thứ hai, một chương tŕnh văn nghệ đặc biệt, với sự đóng góp tŕnh diễn của nhiều nam nữ nghệ sĩ tên tuổi được tổ chức tại quảng trường trên đồi Hiếu Đạo Sơn (Kodo-San), số khán giả tham dự có năm lên tới hơn hai chục ngàn người. Sang ngày thứ ba (mồng 8 tháng 4) là ngày chính kỷ niệm đức Phật giáng sinh, lễ Phật Đản được cử hành tại chánh điện của chùa vào đúng một giờ trưa, dưới sự chứng minh chủ lễ của vị Ḥa Thượng trụ tŕ và cũng là chủ tịch của Hiếu Đạo Giáo Đoàn. Tiếp theo là lễ tắm Phật cử hành trên một cái bục cao thiết lập trước chánh điện trong khuôn viên chùa với sự giúp lễ của khoảng một trăm nam nữ Phật tử trong y phục nhiều màu sắc rực rỡ. Hằng năm tổng số người đến tham dự đại lễ Phật Đản tổ chức trong ba ngày tại chùa của Hiếu Đạo Giáo Đoàn (Kodo-Kyodan) ước chừng có đến một trăm ngàn người.

 

Nhật Bản ngày nay không những là một cường quốc văn minh tiến bộ đứng hàng đầu các nước Á Châu về mọi lănh vực xă hội, kinh tế, khoa học kỹ thuật mà c̣n là một quốc gia Phật Giáo với nhiều tông phái, phát triển mạnh mẽ về tổ chức và rất dồi dào phong phú trong mọi sinh hoạt văn hoá như chúng ta thấy qua tổ chức ngày lễ Phật Đản của họ nói trên. Tôi hy vọng có dịp sẽ viết nhiều về các ngày lễ Phật Giáo khác ở Nhật để hầu quư vị. Kính chúc quư độc giả một mùa Phật Đản an lành và hạnh phúc.

 

 

 

Tài liệu tham khảo:  

  • A Cultural Dictionary of Japan, Edited by Momoo Yamaguchi,  The Japan Times Ltd., Tokyo, 1979.

  • Buddhism in Japan by E. Dale Saunders, Charles E. Tuttle Co., Tokyo, 1980. 

  • Japanese Festivals by Helen Bauer, Charles E. Tuttle Co., Tokyo, 1983.

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/04/11