HẠNH PHÚC

 Nguyên tác:  Đại Đức M. SUMANA (Tân gia Ba)

Chuyển ngữ:  H.T. Thích Trí Chơn 

 

Phật giáo là một phương pháp sống hơn là tôn giáo. Giáo lư của đức Phật không chỉ nhằm đến vấn đề giải thoát cho con người ở đời sau mà c̣n nghĩ đến sự thăng hoa (nâng cao) cuộc sống của họ trong hiện tại cũng như tương lai. Có nhiều kinh điển Phật dạy cho hàng cư sĩ tại gia để họ sống được an vui hạnh phúc. Chẳng hạn như kinh Maha Mangala, Sigalovada và Vasala v..v.. là những bộ kinh mà những ai muốn tạo nên trong hiện tại một đời sống an lành, thảy đều phải thực hành theo.

Hạnh phúc là một trạng thái của tâm thức. Những người tầm thường đều t́m hạnh phúc của họ ở cảnh vật ngoại giới như sự giàu sang, địa vị, vợ con, nhưng đây là những điều không chắc thật, thường c̣n. Mỗi khi một trong những thứ kể trên mất đi th́ hạnh phúc của họ cũng tiêu tan, và họ không tránh khỏi điều phiền muộn. Thế giới này chỉ toàn đầy sự đau khổ, v́ mọi việc không bao giờ hiện bày theo ư chúng ta mong muốn. Do đó, chúng ta cần phải tự rèn luyện tu sửa để b́nh tỉnh đương đầu với mọi hoàn cảnh. Đức Phật chia loài người làm bốn hạng:

Hạng không thương nghĩ đến ḿnh cũng như những kẻ khác.

Hạng chỉ biết lo nghĩ đến ḿnh chứ không nghĩ đến kẻ khác,

Hạng chỉ thương nghĩ đến kẻ khác chứ không nghĩ đến ḿnh,

Hạng vừa lo nghĩ đến ḿnh vừa nghĩ đến kẻ khác.

 

Và đức Phật đă tán thán hạng người sau cùng này.

Mục đích của cuộc sống con người gồm hai bổn phận: bổn phận đối với bản thân và bổn phận đối với kẻ khác. Trong hai bổn phận này, bổn phận đối với chính ḿnh là cần trước nhất. Trước hết người ta phải xây dựng chân chính bản thân ḿnh rồi sau mới nghĩ đến việc xây dựng cho người khác. Và đây là phương pháp mà Phật đă dạy.

Chúng ta hăy luôn luôn nhớ rằng mọi lời dạy đạo đức được xây dựng trên những giáo lư siêu việt là những vật sở hữu cao quư nhất của con người để mang lại cho nó hạnh phúc chân thật. Chúng ta không thể có được hạnh phúc dài lâu trong một thế giới luôn thay đổi. Cứ nh́n quanh thế giới bên ngoài, người ta sẽ nhận thấy ngay lẽ thật này. Có gia đ́nh nào, mà không phải gặp phải điều than tiếc cho sự mất của một người bà con hay một người bạn thân mến? Có ai thoát ly được cảnh già, đau và chết?. Mọi sự vật mà chúng ta nương vào đó để chúng ta có được hạnh phúc, sớm, chầy cũng sẽ bị bàn tay độc ác của con quỷ vô thường cấu xé để phá hoại tất cả những điều hạnh phúc mà từ lâu chúng ta đă bám chặt vào chúng.

Đức Phật đă truyền lại cho chúng ta một bức thông điệp đầy ư nghĩa và cao quư. Ngài nhấn mạnh điều căn bản mà con người cần ghi nhớ là “sự quan trọng của vấn đề phát triển đạo đức”. Tŕnh độ sơ đẳng đầu tiên của sự phát triển đạo đức này bao gồm trong sự thọ tŕ năm giới cấm Phật dạy. Sự thực hành này rất cần thiết. Như nền đất cần được dọn sạch trước khi muốn xây cất những vật liệu mới. Tánh xấu cũng diệt trừ trước khi muốn tánh tốt có thể thực hiện. Sự cải đổi năm tánh xấu này sẽ hướng dẫn con người trở thành nhân vật đạo đức và do đó, họ sẽ trở nên một công dân toàn hảo trong xă hội.

Người đă hành tŕ những giới cấm Phật dạy, sẽ không bao giờ tạo ra điều sợ hải cho bất cứ kẻ nào. Họ là nguồn an lạc của xă hội. Nhờ khắc phục năm tánh xấu và hành động theo ngũ giới, con người có thể thực hiện hạnh Từ Bi (Metta), nghĩa là làm lợi tha cho tất cả. Chúng ta hiện đang chung sống với nhiều kẻ khác, nếu chúng ta có tâm niệm ghét hại họ, th́ ngược lại họ cũng sẽ hại ghét chúng ta. Người nào đă gây hại cho kẻ khác, không bao giờ trở thành một nhân vật đạo đức. Tinh thần họ sẽ luôn bất an và không khi nào họ có được hạnh phúc, cho nên ḷng từ bi là phương tiện giúp con người đạt đến an lành và hạnh phúc. Nó mang lại cho con người sự thanh tịnh tự tại và an lạc. Phương pháp duy nhất khiến kẻ khác chấm dứt hành động xấu muốn gây hại chúng ta là chúng ta phải hành động tốt với họ. Như ánh sáng quét sạch bóng tối, sức mạnh của thiện tâm sẽ tận diệt được năng lực của ác tâm. Đây là một sự thật tâm lư.

Mỗi cá nhân sống trong xă hội gồm có hai trách nhiêm: nhiệm vụ đối với tha nhân và hành động lợi ích cho họ. Không người nào có thể thoát hẳn liền được thế giới triền phược này v́ không ai có thể nhảy vọt một bước để đến ngay cảnh giới Niết Bàn. Mọi nổ lực tu hành của chúng ta phải tiến từ từ. Vấn đề căn bản là phải học hiểu và thực hành giáo lư đức Phật cùng tinh tấn tu sửa để cải thiện cho cuộc sống hiện tại ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng hạnh phúc hơn.

 

Trích dịch tạp chí “Voice Of Budddhism” (Tiếng nói Phật giáo)

 

                       

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/31/11