QUAN NIỆM SỬ HỌC CỦA DUY THỨC

 

Người giảng:  Pháp Sư  PHÁP PHẢNG

 

Người dịch:  THẮNG HOAN

 (kỳ 9)

 

CHƯƠNG III

LỊCH SỬ PHẬT HỌC TRUNG QUỐC XEM DUY THỨC HỌC

 

D.- DUY THỨC HỌC VÀ TỊNH ĐỘ TÔNG: 

Tịnh Độ Tông là một tông phái thuộc tín ngưỡng dân gian và tông phái này có thế lực rất lớn tại Trung Quốc. Từ xưa đến nay tông phái Tịnh Độ hoằng truyền không dứt. Tịnh Độ Tông được thành lập vào thời đại nhà Tấn và hiển đạt nhất từ khi ngài Huệ Viễn (334 - 416) thành lập Hội Liên Xă tại Lô Sơn. Tịnh Độ Tông tại Trung Quốc có thể nói khởi điểm từ đó. Ngài Huệ Viễn nhơn sự loạn lạc tại Tương Dương cùng với ngài Đạo An mang đồ chúng tỵ nạn tại Lô Sơn và liền chấn hưng lại Phật Học Nam Triều. Ngài Huệ Viễn không những có địa vị trong Phật Giáo mà danh tiếng về đạo đức và văn chương của ngài có ảnh hưởng rộng lớn trong giới học thuật đương thời. Tại Lô Sơn, ngài một mặt tự ḿnh nghiên cứu kinh giáo và đặc biệt là đề xướng học thuật Tỳ Đàm (1). Hơn nữa ngài cũng thông suốt ba Tạng Kinh của Tiểu Thừa và Bát Nhă. Ngoài ra, ngài lại c̣n đề xướng niệm Phật. Các bậc cao hiền ẩn sĩ đương thời như Lưu Quư Thị, v.v... cùng với các bậc xuất gia như Pháp Sư Phổ Tế, v.v... gồm tất cả là mười tám người cùng theo ngài chia nhau thiết lập từng xă Niệm Phật, gọi là Tịnh Độ Liên Xă. Tại Lô Sơn, mười tám vị này được gọi là Thập Bát Hiền và họ chuyên môn xiển dương Thiền Niệm Phật. Tịnh Độ Tông kể từ ngày thành lập trở về sau, nhờ Pháp sư  La Thập dịch kinh A Di Đà, cho nên người ta theo và hành tŕ lại càng hưng thạnh.

Đến thời Triệu Tống, Tịnh Độ Tông và Thiền Tông bài xích lẫn nhau như nước với lửa và không thể tha thứ cho nhau được. Người tham thiền th́ không chấp nhận niệm Phật và người niệm Phật cũng không hứa khả tham thiền. Thiền Tông có ra Thiền Quy: “Người nào nếu như niệm Phật một câu th́ bị phạt gánh nước rửa Thiền Đường và phải súc miệng ba ngày”. Cho thấy, t́nh h́nh nghiêm trọng giữa Thiền và Tịnh không thể dung ḥa với nhau được.

Lúc bấy giờ, Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ đề xướng “Thiền Tịnh Song Tu” và dùng Tịnh Độ đánh vào môn đ́nh của Thiền Tông. Thiền sư chủ trương, cốt yếu của người niệm Phật là tham thiền và cốt yếu của người tham thiền là niệm Phật. Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ lúc bấy giờ rất có tiếng tăm và cũng v́ chủ trương Thiền Tịnh Song Tu cho nên môn nhơn tín đồ theo Thiền sư rất đông (2). Theo Thiền sư,  ḿnh và mọi người đều là Thiền giả cũng nên cấp thiết thực hành niệm Phật. Thiền Tịnh Song Tu có bốn khoa đơn giản làm phương châm và trong bốn khoa này, hai câu rất có danh tiếng là: “Có Thiền có Tịnh Độ, dụ như cọp mọc sừng” (3). Người tu hành nếu thực tập tăng cường thêm tín niệm và giải thoát. Nhờ sự đề xướng của Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ, Thiền Tịnh Song Tu được truyền thừa liên tục cho đến ngày nay. Cũng v́ lư do trên, Thiền Tông Trung Quốc có thể nói trở thành một thứ Thiền biến hóa (Tham cứu chú thích 25).

      Người học niệm Phật đều căn cứ theo lời giải thích của Di Đà Tịnh Độ: nên đọc Tịnh Độ Tam Kinh và nên xem các bộ luận trước tác có liên quan đến Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Tông chọn Tín, Nguyện, Hạnh làm căn bản và áp dụng Tŕ Danh Niệm Phật làm bí quyết cần thiết cho việc tu tập, nguyên v́ Tŕ Danh Niệm Phật là pháp môn đơn giản dễ thực hành. Người bạn Ngô Duyên Hoàn thường hỏi: “Tín ngưỡng cho rằng, ngoài thế giới Ta Bà này có thế giới Cực Lạc tồn tại và trong đó có đức Phật A Di Đà. Như vậy đâu chẳng phải là ngoài Tâm có Pháp hay sao và nó sẽ tương phản với Duy Thức?” Lại hỏi thêm: “Người niệm Phật quyết định tín ngưỡng có cái ngă của Phật để niệm và có cái ngă đễ văng sanh Tây Phương, như vậy đâu chẳng là có ngă chấp hay sao?”

      Đáp rằng: “Tông này có cái nghĩa Duy Tâm Tịnh Độ”. Cổ nhân nói rằng: “Sanh th́ quyết định sanh, nhưng đi th́ thật chẳng có đi.” Di Đà ở đây tức là chỉ cho Tự Tánh Di Đà, Cực Lạc Quốc Độ cũng chẳng ĺa nơi tâm mà có. Vô Lượng Thọ Phật Kinh lại nói: Cực Lạc Quốc Độ là do bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Đà tạo thành. Trong đây tâm nguyện tức là chỉ cho Tâm và nhờ tâm nguyện nên mới được thành tựu tức là chỉ cho duy tâm tạo nên. Đúng thế, Tây Phương Tịnh Độ chính là do mọi người trong Tây Phương Tịnh Độ cùng nhau tạo dựng và nó không thể có ngoài tâm, cho nên lư này không tương phản với Duy Thức. Lại nữa người niệm Phật phải biết rằng, đức Phật A Di Đà đă phát bốn mươi tám lời nguyện và nhờ nương nơi những lời nguyện đó tu hành nên  mới thành tựu được Cực Lạc Tịnh Độ.

      Kết luận, Tây Phương Tịnh Độ là do tám Thức thanh tịnh của Phật và của các Bồ Tát, v.v... cùng nhau biến hiện. Người niệm Phật cầu về Tây Phương Tịnh Độ tất nhiên cũng phải có tâm lực của Tín, Hạnh, Nguyện ḥa hợp với bốn mươi tám lời nguyện của đức Phật A Di Đà th́ mới có thể văng sanh và hưởng thọ được những điều khoái lạc nơi cơi Di Đà Tịnh Độ kia. Người niệm Phật không thể đơn phương chỉ nương tựa nơi năng lực của đức Phật A Di Đà mà tự ḿnh được hưởng thụ những hiện quả ở cơi đó. Ngoài ra, người niệm Phật cũng phải thông suốt tất cả giáo nghĩa của Đại Thừa và của Tiểu Thừa, như ngài Phổ Hiền của Hoa Nghiêm, như Đại Thế Chí của Lăng Nghiêm, v.v... các Đại Bồ Tát đều hồi hướng về Tịnh Độ. Các bậc Đại Tông Sư ở Trung Quốc là những kẻ phát nguyện văng sanh đều minh giải giáo nghĩa thâm sâu, giác ngộ lư vô ngă, viễn ly các chướng ngại chấp trước và được văng sanh. Họ sở dĩ nói có ngă chính là giả thuyết để cho thích hợp tùy theo chỗ t́nh cảm của chúng sanh, nhưng không phải chấp trước cho là có thật ngă. Vả lại trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Thập Lục Quán Kinh), hành giả phải tu mười sáu pháp quán, quán đến khi nào Thế Giới Cực Lạc hiện ra trước mắt là thành công và chừng đó hành giả sẽ được văng sanh. Vấn đề quán tưởng về mười sáu pháp nói trên trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ cũng là thể hiện lực lượng của Tâm! Nhân đây, hai chữ Duy Tâm trong câu “Nhứt thiết Duy Tâm” tức là chỉ cho nghĩa của Duy Thức vậy. Thế nên Tịnh Độ Di Đà theo nghĩa Duy Thức th́ không thể có ngoài tâm. Hơn nữa hai chữ Tịnh Độ trong câu “Văng sanh Tịnh Độ” không nhứt định là chỉ cho Tịnh Độ Tây Phương Cực Lạc, nguyên v́ cơi Phật trong mười phương đều gọi là Tịnh Độ cả. Duy Thức Học nói: Mỗi Đức Phật có ba thân và ba cơi, riêng ba cơi đây cũng gọi là Tịnh Độ. Tỷ như, cơi của Đức Phật Dược Sư ở hướng đông và cơi của ngài Di Lặc ở Đâu Suất cũng đều gọi là Tịnh Độ. Người học giáo lư Duy Thức xưa nay phát tâm Đại Thừa đều nguyện sanh lên Nội Viện của ngài Di Lặc để chờ ngài tùy duyên tái sanh. Thế nên nghĩa của Tịnh Độ cũng là tông chỉ của Duy Thức.

 

E.- DUY THỨC HỌC VÀ LUẬT TÔNG: 

      Chiếu theo Phật Pháp, giới luật không nên lập tông phái riêng, nguyên v́ không luận học Thiền, học Tịnh, học Giáo, không luận tăng già hay thế tục, mọi người phàm là tín đồ quy y Phật Pháp đều phải hiểu rơ và hành tŕ giới luật. Giới Luật là con đường đạo để làm người, làm bậc siêu nhân và cũng là để kiến lập Đại Từ Điển căn bản của Phật Pháp. Giới Luật không nên thiên lệch và phải nên phổ biến tuân hành. Chỉ tại vào thời triều đại nhà Đường, Luật Sư Đạo Tuyên ở núi Chung Nham là người đạo đức, văn chương, tŕ luật nổi tiếng, có thể động đến thiên địa và cảm đến quỷ thần (4). Ngài nghiên cứu tinh thông luật học và dựa trên Tứ Phần Luật Tạng chánh thức thành lập Luật Tông. Nổi bật hơn hết, Luật Sư Đạo Tuyên là người thành công lớn nhất trong Phật Giáo Sử Trung Quốc. Thật ra, người đầu tiên hoằng dương Luật Tứ Phần chính là Luật Sư Trí Thủ. Luật Sư Đạo Tuyên là đệ tử kế thừa. Đồng thời với Đạo Tuyên, hai Luật Sư là Tướng Bộ Pháp Lệ và Đông Tháp Hoài Tố cũng hoằng truyền Luật Tạng. Cho nên người đời thường gọi Đạo Tuyên, Pháp Lệ và Hoài Tố là ba Luật Gia đời Đường. Trong ba Luật Gia này, chỉ Nam Sơn Luật của Đạo Tuyên nhờ lư do đặc biệt truyền bá không dừng (5). Ngài Đạo Tuyên nghiên cứu về Luật Học tinh tế và phi thường, đồng thời trước tác sách cổ về Luật Tông gồm có năm Đại Bộ (6).  Điểm đặc biệt của ngài Đạo Tuyên trong sự nghiên cứu tinh tế và phi thường về Luật Học như: 

      Thứ nhất, ngài kiến lập Hóa Giáo và Chế Giáo (cũng gọi là Hóa Giáo và Hành Giáo):

      a>  Hóa Giáo: nghĩa là ngài dựa theo các kinh luận Đại Thừa và Tiểu Thừa, trong đó gồm có bốn bộ A Hàm, v.v... để chú thích Pháp Môn Định Huệ.

       b> Chế Giáo: nghĩa là ngài cũng dựa theo các Luật Giáo của Đại Thừa và Tiểu Thừa, trong đó có Tứ Phần Luật, v.v... để chú thích Pháp Môn Giới Học.

Ngày nay, Tông Bộ này tức là Luật Tạng Giáo, lấy Giới làm Tông, hành giới trong sạch và tu tập định huệ. Theo Luật Sư Đạo Tuyên, trước hết phải hành tŕ Giới Luật để cấm chế nghiệp tội bên ngoài và sau đó phát huy Định Huệ để đoạn diệt phiền năo bên trong. Ngài chế định giới luật là v́ đạo mà không phải v́ phước đức thế gian. Thánh đạo của ba Thừa chỉ lấy giới luật làm căn bản và giới luật là di giáo một thời của đức Như Lai nhằm mục đích phán xét và nhiếp hóa chúng sanh.

Thứ hai, nhơn cơ hội này, Luật Sư Đạo Tuyên dung hợp cả Đại Thừa và Tiểu Thừa.  Chỉ một bộ Luật Tứ Phần, ngài Huệ Quang cho là Đại Thừa, nhưng ngài Pháp Lệ và ngài Huyền Uẩn lại bảo là Tiểu Thừa. Riêng Nam Sơn Luật Sư Đạo Tuyên nói rằng, Giáo Nghĩa của bộ Luật Tứ Phần th́ thông cả Đại Thừa. Cho nên trong Nghiệp Sớ, ngài lập ra năm nghĩa để phân định sự dung thông nói trên... (Tham cứu chú thích 15).

Lại nữa, trong Sớ ngài nói: Người thọ giới cốt yếu là đắc Giới Thể. Khi đắc Giới Thể, người thọ giới mới đủ đạo lực để tăng trưởng thiện pháp, để tu tập Định Huệ. Nhưng Giới Thể đây nếu như không nghe được bằng tai, không thấy được bằng mắt th́ rốt ráo nó như thế nào?

Thành Thật Luận của Tiểu Thừa nói: Giới Thể là một loại pháp không phải sắc và không phải tâm. C̣n Hữu Bộ nói: Giới Thể th́ thuộc về Vô Biểu Sắc, tức là Thọ Sở Dẫn Sắc trong mười một Sắc Pháp của Duy Thức Luận diễn giải. Nguyên nhân loại Sắc Pháp này không thể chỉ bày, v́ mắt không thể nh́n thấy, tai không thể nghe tiếng và nó được phát sanh từ nơi thọ giới, nên gọi là Thọ Sở Dẫn Sắc Giới Thể. Người khi thọ giới, sau bốn lần bạch pháp Yết Ma của đại đức Tăng Chúng th́ nhận được một thứ ấn tượng sâu sắc nơi tâm. Ấn Tượng này khi đă thành một thứ tư lương trong tâm liền có năng lực khiến người thọ tŕ giữ giới không phạm và ấn tượng tư lương đó được gọi là Giới Thể. Người thọ giới, một khi phạm giới th́ giới thể bị phá hoại. Giới Thể đây thuộc về loại Sắc Pháp, mắt không thể nh́n thấy, tai không thể nghe tiếng và cũng không thể chỉ bày, nên gọi là Vô Biểu Sắc Giới Thể. Ngài Luật Sư Đạo Tuyên căn cứ nơi Đại Thừa Duy Thức Học cho Giới Thể của Thọ Sở Dẫn Sắc nói trên đồng nghĩa với Thọ Huân Tŕ Chủng của Thức A Lại Da, nghĩa là Giới Thể của Thọ Sở Dẫn Sắc này tức là một thứ chủng tử chân tịnh được tàng trữ trong Thức A Lại Da thứ tám. Nhờ chứa nhóm dần dần chủng tử chân tịnh này, Giới Thể tiến hành tẩy trừ những điều ác, phát triển những điều thiện và khiến phát sanh hạt giống vô lậu. Qua sự giải thích trên đây, ư nghĩa Giới Thể của Luật Tông cũng chính là ư nghĩa chủng tử của Duy Thức và ư nghĩa này rất là thâm sâu. V́ ư nghĩa quan hệ với Duy Thức Học qua sự tŕnh bày trên, Luật Tông trở thành một tông phái hoàn toàn thuộc Đại Thừa.

 

(c̣n tiếp)

 

Chú thích: 

1.    Được thấy trong “Thang Sử”, chương 11 trang 365.

2.    Trung Quốc Phật Học, trang 194 nói rằng: “Từ Vĩnh Minh Diên Thọ trở về trước, Thiền Tông của Phật Giáo Trung Quốc diễn tiến đến Ngũ Gia Tông Phái th́ hưng khởi tột đỉnh; Pháp Nhăn là tông phái sáng lập sau cùng trong Ngũ Gia mà Vĩnh Minh Diên Thọ là đệ tử truyền thừa thứ ba và cũng là người chót hết của Pháp Nhăn Tông. Nguyên v́ Thiền dung thông bên Giáo Luật, nghĩa là các vị Thiền sư thời bấy giờ đem giáo nghĩa của Luật Tông áp dụng vào Thiền Tịnh để tu hành, cho nên môn đồ của họ đều theo Tịnh Độ Tông cả. Khi đến Pháp Nhăn Tông, Thiền Tông bị thất truyền.”

3.    Vĩnh Minh Thọ Thiền Tịnh Tứ Khoa Giản Kệ nói rằng: “Có Thiền mà không Tịnh Độ, mười người th́ hết chín người lăng phí thời gian, âm cảnh bỗng hiện ra trước mặt, nháy mắt bọn họ bị đọa theo âm cảnh kia; không Thiền nhưng có Tịnh Độ, vạn người tu th́ vạn người văng sanh, mặc dù chỉ thấy được Phật A Di Đà, lo ǵ chẳng khai ngộ? Có Thiền và có Tịnh Độ, cũng như con cọp mọc thêm sừng, hiện thế là thầy của mọi người, c̣n tương lai th́ làm Phật Tổ. Không Thiền và cũng không Tịnh Độ, cũng như nằm trên giường sắt nóng và ôm cột đồng nóng, muôn kiếp và ngàn lần sanh ra, luôn luôn mất hẳn chỗ nương tựa.”

4.    Truyền thuyết cho rằng ngài Đạo Tuyên được người và trời cảm mến đến cúng dường (Trích trong “Thiên Nhân Cảm Thông Lục”).

5.    Được thấy trong “Phật Giáo Các Tông Phái Nguyên Lưu” (thấy trong “Thái Hư Đại Sư Toàn Thư”, trang 805.

6.    Năm Đại Bộ:            1)  Hành Sự Sao, 3 quyển

                                    2) Giới Sớ, 4 quyển.

                                    3) Nghiệp Sở, 4 quyển

                                    4) Thích Ni Nghĩa Sao, 3 quyển

                                    5) Tỳ Kheo Ni Sao, 3 quyển.

 

 

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/02/11