VÔ NGĂ

Duyên Hạc—Lê Thái Ất 

 

Đạo Phật là con đường do Phật chỉ dẫn cho kẻ phàm phu có tâm thức Vô minh đi từ chỗ mê lầm khổ năo đến nơi Thanh tịnh An lạc. Khi đi đến nơi đến chốn kẻ phàm phu trở thành người tỉnh thức, tâm thức Vô minh chuyển hóa thành Trí huệ Giác ngộ, dứt trừ hết mê lầm khổ năo trong cuộc sống thế gian. Do đó đạo Phật được gọi là đạo GIẢI THOÁT. Danh xưng này nhấn mạnh vào cứu cánh nhằm đạt tới, danh xưng đạo GIÁC NGỘ chú trọng đến phương tiện ứng dụng để đạt tới Giải thoát, danh xưng đạo TỪ BI đề cao động lực thúc đẩy hành giả tiến bước trên con đường Giải thoát.

       Pháp giới vô số, Phật pháp vô biên, siêu việt cả hai phạm trù không gian và thời gian, bao trùm tất cả mọi sự vật từ hiện tượng đến bản thể, Phật học gọi là pháp tướng pháp tánh. Tuy bao trùm pháp giới vô lượng, lan tràn khắp không gian vô cùng vô tận, xuyên suốt cả thời gian vô thủy vô chung, đạo Phật thâu tóm lại ở ba dấu tích, ba tánh chất của sự vật nh́n theo nhăn quan Phật học. Đây là ba giáo pháp ṇng cốt, tiếng Hán- Việt gọi là Tam pháp ấn: VÔ THƯỜNG, VÔ NGĂ và KHỔ. Pháp ấn Khổ c̣n được gọi là TỊCH DIỆT. Danh xưng Khổ nhấn mạnh vào hiện tượng tức pháp tướng sự vật do con người cảm nhận thấy trong sinh hoạt hàng ngày. Danh xưng Tịch diệt chú trọng đến thực thể tức pháp tánh sự vật để con người nhắm tới trong khi quán chiếu đạt chứng ngộ Vạn pháp giai Không, hết thảy mọi sự vật đều có tự tánh KHÔNG.

Tam pháp ấn này tuy nói là ba nhưng có tánh nhất quán, tuy BA mà MỘT, tuy MỘT mà BA. Nói cách khác, một sự vật nào cũng hội đủ cả ba tánh chất, nếu thiếu đi một, bất kể tánh chất nào, th́ không c̣n là sự vật đó nữa nh́n theo nhăn quan Phật học. Sự liên quan gắn bó nhất quán này diễn giảng như sau:

 

I-  LƯ GIẢI

Để tiến tới chứng ngộ đạo pháp, thông thường cần lư giải cho thông suốt, sau đến hành tŕ và đạt tới thực nghiệm. Sự lư giải Tam pháp ấn lần lượt như sau:

 

1- Vô thường

Pháp ấn này có danh xưng đầy đủ là Vô thường biến dị, cũng gọi là Phi thường, Đoạn, trái nghĩa với Thường, Thường trụ, Phi đoạn.

Nghĩa nôm na Vô thường là lúc có lúc không, khi thế này khi thế khác, luôn luôn xê dịch biến chuyển không ngừng như đời người thấm thoát lúc mạnh lúc yếu, khi vui khi buồn, mới trẻ liền già, đang sống thoạt chết… Trong thế gian, tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, lưu hành chuyển hóa theo quá tŕnh sinh, trụ, hoại, diệt như cây cối nứt mầm nẩy rễ, lớn lên trổ bông kết trái, tàn rụng rồi khô chết. Trường hợp con người, quá tŕnh vô thường là sinh, lăo, bệnh, tử. Đây là lư Vô thường đương nhiên như vậy không bao giờ sai khác, dù con người có ư thức nhận ra hay không nhận ra hoặc cố t́nh chối bỏ.

 Có hai cách xếp loại Vô thường:

- NHỊ CHỦNG VÔ THƯỜNG gồm có hai thứ Sát- na Vô thường chỉ sự trải qua h́nh tướng một cách nhanh chóng trong giây lát và Tương tục Vô thường chỉ sự trải qua h́nh tướng nối tiếp nhau mà hiện ra.

- TAM CHỦNG VÔ THƯỜNG cũng gọi là TAM CHỦNG KHỔ gồm có ba cảnh biến chuyển khởi sanh ra khổ năo cho chúng sanh: Cảnh thuận lạc biến đổi thành ra khổ năo, cảnh khổ năo hiện đến làm cho sợ hăi muốn trốn lánh và trường hợp quán thấy sự hoại diệt của thân ḿnh nên sinh ra khổ năo, tiếc thương cuộc sống.

Không ai có thể hai lần rửa chân ở một gịng sông. Câu này thường dùng như một trường hợp điển h́nh cụ thể để chứng minh lư Vô thường. Nói cho dễ hiểu một cách chính xác hơn: Ai cũng có thể nhiều lần rửa chân ở một vị trí nhất định của một gịng sông, nhưng không ai có thể hai lần rửa chân với cùng một lượng nước trôi trên sông. Lư do: Sau lần rửa chân thứ nhất lượng nước đă trôi đi về cuối sông, lần thứ hai rửa chân là lượng nước khác trôi đến từ đầu sông. Nước trôi trên sông ví như thời gian trôi đi liên tục từng sát- na nối tiếp nhau và không bao giờ trở lại. Việc rửa chân là một sự kiện xẩy ra ở một thời điểm trong phạm trù thời gian . Không một sự kiện nào hiển lộ ở thế gian mà không ở trong phạm trù thời gian và phạm trù không gian, Phật học gọi là Pháp hữu vi.

 

2-  Vô Ngă

Pháp ấn này cũng gọi là Phi ngă, có nghĩa là không có bản thể nhất định, thường hằng vĩnh cửu.

Trong thế gian, tất cả pháp hữu vi đều vô thường đồng thời đều vô ngă: Vô thường v́ chuyển hóa theo quá tŕnh sinh, trụ, hoại, diệt: Vô ngă v́ tự nó không có thực, cái mà nhận thức được chỉ là duyên hợp giả tạo nhất thời.

Vô ngă bao trùm tất cả các pháp hữu vi. Cũng như Vô thường, Vô ngă là chân lư rốt ráo của mọi vật, mọi pháp. Xếp loại một cách đại cương, có hai thứ Vô ngă:

- NHÂN VÔ NGĂ: Con người thực ra không có bản thể. Cái gọi là con người chỉ là Ngũ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành và thức) tạm thời hợp lại mà thành ra có.Chúng sanh vô minh mê lầm tin rằng con người có bản thể chân thực nên sinh ra phiền năo. Đến khi tỉnh thức nhận ra lư Vô ngă th́ dứt hết phiền năo chướng.

- PHÁP VÔ NGĂ: Pháp tự nó không có thực, chỉ có nhân duyên hội lại mà hiển lộ sanh ra. Kẻ vô minh ngộ nhận là có thực, người tỉnh thức nhận ra lư Vô ngă th́ dứt hết sở tri chướng.

Tiếng Hán Việt ngă thường diễn nôm là tôi hay ta. Sự diễn nôm này không trọn nghĩa, chỉ có nghĩa ở Nhân vô ngă khi chỉ cái NGĂ ở con người, không diễn được nghĩa ở Pháp vô ngă khi chỉ cái NGĂ ở vạn pháp. Người thiện học cần lưu tâm đến từ ngữ này. Trong Phật học, Ngă cần hiểu là CHÂN LƯ, là sự có thực thường tồn bất biến, dù ứng dụng vào con người hay sự vật. Về phương diện chứng ngộ có hai thứ Ngă:

- VỌNG NGĂ cũng gọi là GIẢ NGĂ. Đây là trường hợp cái Ngă của kẻ vô minh mê lầm cố chấp yêu mến thân ḿnh, bênh vực ư tưởng của ḿnh, bảo tồn vật sở hữu của ḿnh như người thân , nhà cửa, tiền bạc, quyền thế… Sự mê lầm cố chấp này là Chấp ngă, Chấp kiến gây nên phiền lụy, khổ năo… Người thiện học, khéo biết hành tŕ lư Vô ngă sẽ chứng nghiệm thấy cái Ngă của ḿnh là giả tạm, là Không, là không thực sự có.

- CHÂN NGĂ cũng gọi là THỰC NGĂ, ĐẠI NGĂ. Đây là trường hợp cái Ngă của chư Phật, Bồ- tát. Cái Ngă này chính là cái NGĂ BA- LA- MẬT, c̣n gọi là Phật tánh, Như Lai tánh, Như Lai tạng. Cái Ngă chân thực rốt ráo này có đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngă và Tịnh. Cái Ngă giả tạm và riêng biệt của kẻ Vô minh có đủ bốn tánh xấu Vô thường, Vô lạc (khổ), Vô ngă và Bất Tịnh.

Phật và chúng sanh đồng nhất thể, cùng có cái NGĂ cả. Tu Phật là chuyển hóa từ tâm chúng sanh Vô minh thành tâm Đại giác của chư Phật, nghĩa là:

- Vô thường chuyển hóa ra Thường,

- Khổ (Vô lạc) chuyển hóa ra Lạc,

- Vọng ngă chuyển hóa ra Chân ngă,

- Bất tịnh chuyển hóa ra Tịnh.

Hội đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngă, Tịnh là Đại giác, Đại ngộ, là Giải thoát, là Tịch Diệt, ngộ nhập Niết Bàn, là chuyển hóa từ Vọng ngă thành Chân ngă.

Vô thường và Vô ngă là hai pháp ấn tuy HAI mà MỘT, tuy MỘT mà HAI. Là MỘT v́ lư do cả hai pháp ấn đều là sự chuyển hóa từ cái này sang cái khác, kế tiếp nhau và liên tục không ngừng, cả hai đều là pháp duyên sanh. Là HAI v́ lư do: Vô thường là sự chuyển hóa theo thời gian, theo từng thời điểm nối tiếp nhau không ngừng, từ vô thủy đến vô chung, từ quá khứ xuyên qua hiện tại đến tương lai; Vô ngă là sự chuyển hóa trong không gian vô cùng vô tận, trong pháp giới vô biên; khi nói chung nhất quán là trong cả hai phạm trù thời gian và phạm trù không gian (theo ngôn từ ngày nay là khái niệm thời- không).

Một trường hợp dẫn chứng điển h́nh: Giọt nước. Nước chuyển hóa vô thường lúc là mây, hơi nước, khi là nước lỏng hay băng tuyết. Nước tự nó không có thực, nước Vô ngă, cái tên gọi NƯỚC chỉ là giả danh duyên hợp. Phân tích ra, nước là sự tổng hợp hội lại của khí Hydrô và khí Oxy. Mây trời, nước biển và băng sơn chỉ là ba h́nh tướng khác nhau của nước trong khi chính nước không có bản thể chân thực. Nước chỉ là sự duyên hợp của khí Hydrô và khí Oxy, khi hội lại th́ có h́nh tướng và tên gọi là Nước, khi phân tán ra th́ không có h́nh tướng và tên gọi là Nước. Khi có th́ đó là cái Giả Ngă của nước, khi không th́ đó là cái tự tánh Không của nước, CÓ mà KHÔNG, KHÔNG mà CÓ là như thế.

 

3-  Khổ

Pháp ấn thứ ba này có danh xưng thường gọi là Khổ, cũng gọi là Tịch diệt, diễn tả thực nghĩa là Vô lạc. Cả ba pháp ấn đều gọi bằng tiếng ghép đôi Vô thường, Vô ngă, Vô lạc, đều bắt đầu bằng VÔ, nhấn mạnh vào tự tánh KHÔNG trong vạn pháp. Người vô minh chưa sáng tỏ được lư Chân Không nên cảm nhận thấy Khổ, khi thực chứng được Vạn pháp giai không th́ hết khổ, tức chứng nhập Tịch diệt.

Thực nghĩa Vô lạc cần được lư giải chính xác, phân biệt Chân lạc với Giả lạc: Vạn pháp đều Không, nghĩa là không khổ, không lạc. Trường hợp chấp vào giả tướng khổ th́ sanh phiền năo khi cố gắng chịu đựng, trường hợp chấp vào giả tướng lạc (Giả lạc) th́ sanh tiếc nuối khi không c̣n nữa. Chỉ khi nào ly tướng, không c̣n chấp tướng nữa th́ mới thực chứng được Tịch diệt, mới cảm nhận thấy an nhiên tự tại. Đây là sự vui sướng thực sự (Chân lạc), vui sướng trong an nhiên không phát sanh tham dục vọng động, Phật học gọi là Tịnh lạc. Đây là trường hợp người ngộ đạo, đă thực chứng diệt khổ hội nhập vào Pháp giới Chân không, cũng gọi là Nhập diệt Niết bàn, nói nôm na là cảm nhận thấy tâm Thường Lạc trong cuộc sống hàng ngày ở cơi thế gian.

 (C̣n tiếp một kỳ)

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/02/10