TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 10.2009

 

 

ẤN ĐỘ: Nền văn hoá Phật giáo cổ đại tại bang Karnataka 

Karnataka, Ấn Độ: Có một minh chứng lịch sử kết luận rằng: từ năm 300 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên, đạo Phật đă hiện hữu và đóng một vai tṛ quan trọng trong nền văn hoá và văn minh của miền nam, bắc và duyên hải bang Karnataka.

Ông N S Rangaraju, Trưởng khoa lịch sử cổ đại và khảo cổ của trường Đại học Mysore nói: các cuộc khai quật được thực hiện tại một số nơi ở Karnataka đă xác minh rằng Phật giáo đă hiện hữu tại miền nam Karnataka từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 8 trước Công nguyên.

Tại một Hội nghị Quốc gia được tổ chức gần đây, ông Rangaraju đă có bài thuyết tŕnh quan trọng về Phật giáo tại miền duyên hải Karnataka. Ông nói rằng cần phải có một nghiên cứu có hệ thống về nền kiến trúc Phật giáo tại miền duyên hải Karnataka. Ông nói các cuộc khai quật tại làng Sannati và địa điểm khảo cổ Chadravalli ở quận Chithraduruga và cuộc khai quật Banvaasi đă minh chứng cho sự hiện hữu của đạo Phật tại Karnataka, với nền kiến trúc được t́m thấy trên các bức tường bằng gạch, các bảo tháp và các mẫu vật khác liên quan đến nền văn hoá Phật giáo. Những cuộc khai quật như vậy cho việc nghiên cứu và khảo sát của các khoa khảo cổ và các nhà sử học cần được thực hiện, v́ chúng làm sáng tỏ những niềm tin và luận thuyết của chúng ta.

(TNN - September  29, 2009)  

 

CAM BỐT: Phát hiện phần chân tượng cổ tại Siem Reap 

Peter Sharrock, một Tiến sĩ khảo cổ người Anh, đă t́m thấy phần chân bị thất lạc của một tượng Hô Kim Cang từ một di tích lịch sử tại tỉnh Siem Reap.

Các chân của pho tượng khắc bằng đá sa thạch có từ thế kỷ thứ 12 này được Tiến sĩ Sharrock t́nh cờ phát hiện "đang nằm ngay trên nền đất rừng". Khi đó ông đang cố t́m địa điểm mà các nhà khảo cổ người Pháp lần đầu tiên t́m được di tích của pho tượng này vào năm 1925 gần Angkor Thom.

Sharrock nói chắc là các nhà khảo cổ Pháp đă mang phần thân trên của tượng đi, nhưng để phần chân lại mà không biết về tầm quan trọng của cổ vật này.

Ông nói, "Đây là một pho tượng độc đáo mà tôi đánh giá đă từng là đặc biệt quan trọng vào thời Vua Jayavarman VII (1125 - 1215)".

Các nhà khảo cứu hy vọng rằng việc khai quật thêm có thể phát hiện những phần bị vỡ khác của tượng này.

Phần chân tượng hiện đang được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Cam Bốt tại Siem Reap, nhưng các chuyên gia hy vọng rằng chúng sẽ được tái hợp với phần thân trên của tượng tại Viện Bảo tàng Nghệ thuật Trung tâm ở New York, Hoa Kỳ.

(The Phnom Penh Post - September 29, 2009)

 

 

Tiến sĩ Peter Sharrock và phần chân tượng Hô Kim Cang được ông t́m thấy tại Siem Reap (Photo: Photos Supplied) 

 

HOA KỲ: Trường Đại học Wesleyan tổ chức buổi thuyết tŕnh về Phật giáo 

 Middletown, Connecticut - Trung tâm Nghiên cứu Đông Á Mansfield Freeman của trường Đại học Wesleyan tổ chức buổi thuyết tŕnh của giáo sư Ann Norton với tựa đề "Hiểu Phật giáo qua Nghệ thuật" vào lúc 4 giờ 30 chiều ngày 8 -10 - 2009.

Giáo sư Tiến sĩ Norton là tác giả của tập sách về triển lăm với chủ đề "Thăm lại A Phú Hăn" và "Nghệ thuật Bí truyền của Tây Tạng", cũng như tác phẩm "Phụ nữ, Nghệ thuật và Tinh thần Phật giáo". Bà cũng phụ trách một số cuộc triển lăm về văn hoá và nghệ thuật.

Phần thuyết tŕnh có minh hoạ của Tiến sĩ Norton hướng về sự phát triển của triết học Phật giáo từ những khởi nguồn tại Ấn Độ cho đến ngày nay. Trong khi những giáo lư cơ bản của đạo Phật có vẻ trở nên phức tạp hơn qua thời gian, sự nghiên cứu kỹ về nghệ thuật có thể mang lại sự hiểu biết rơ ràng hơn về những khái niệm và truyền ngôn có tính liên tục này. Các tác phẩm nghệ thuật gần 2000 năm tuổi đă được tuyển chọn như một cầu nối cho cuộc triển lăm "Những H́nh tượng Giác ngộ: Tác phẩm Nghệ thuật Phật giáo" hiện  đang được trưng bày tại Trung tâm Mansfield Freeman của trường Đại học Wesleyan.

(The Middletown Press - October 1, 2009) 

 

ẤN ĐỘ: Trường Đại học Kashmir tổ chức Hội thảo về Phật giáo 

Srinagar, Ấn Độ: Từ 11 giờ sáng ngày 5 - 10 - 2009, trường Đại học Kashmir diễn ra một cuộc hội thảo quan trọng về Nghiên cứu Phật giáo. Sự kiện này kéo dài trong 3 ngày, được Khoa Phạn ngữ của trường tổ chức để hướng đến Hội nghị Thường niên lần thứ 9 của Hội Nghiên cứu Phật giáo Ấn Độ.

Viện phó của trường Đại học Kashmir là Giáo sư Riyaz Punjabi chủ tŕ cuộc hội thảo. Khách mời chính của cuộc hội thảo là Bộ trưởng Giáo dục Prizada Muhammad Sayeed, và khách mời danh dự là chủ tịch Uỷ ban Dịch vụ Công cộng SL Bhat.

Giáo sư S Razdhan, Trưởng khoa Phạn ngữ, nói rằng cuộc hội thảo nhằm mục đích bàn luận các vấn đề quan trọng liên quan đến các nghiên cứu về Phật giáo, với sự tham gia của một số học giả. Giáo sư nói, "Chúng tôi hy vọng rằng cuộc Hội thảo này đạt được sự nhất trí về một số vấn đề chính yếu trong việc nghiên cứu Phật giáo hiện nay".

(Kashmir Observer - October 3, 2009)  

 

QUẦN ĐẢO SOLOMON: Tăng sĩ Nhật Bản tổ chức Lễ Lửa tại Honiara 

Hơn 300 nhà sư của tổ chức Agon-Shu từ Nhật Bản đă đến thủ phủ Honiara của quần đảo Solomon để tiến hành Lễ Lửa cầu nguyện cho Hoà b́nh Thế giới.

Agon-Shu là một tổ chức Phật giáo nổi tiếng tại Nhật, được vị lănh đạo tinh thần hiện nay là Seiyu Kiriyama sáng lập.

Lễ Lửa (c̣n gọi là Lễ Lửa Goma) được tổ chức vào sáng ngày 6 - 10 ở Làng Nghệ thuật và Văn hoá tại Mũi Cruz. Các vị chức sắc Nhật Bản dự lễ gồm có Đặc phái viên tại Solomon là Yukio Sato, Bộ trưởng Bộ Du lịch Seth Gukuna và Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Công cộng Milner Tozaka.

Các nhà sư hành lễ đă tạo một ngọn lửa thiêng qua việc đốt các thanh gỗ có ghi những kư hiệu tượng trưng cho những quân nhân Nhật đă chết tại Guadalcanal trong Đệ nhị Thế Chiến.

Những tấm gỗ ghi những lời cầu chúc đặc biệt cũng được ném vào lửa.

Buổi lễ kết thúc bằng bài kinh tưởng niệm gọi là Eko, là kinh cầu nguyện cho những người đă hi sinh mạng sống được siêu thoát.

Sau đó đoàn tăng sĩ này rời Honiara và đến thủ phủ Port Moresby của Papua New Guinea để làm Lễ Lửa tại đó, cùng với khoảng 300 nhà sư khác từ Nhật sang.

(ABN - October 6, 2009)

 

HOA KỲ: Tŕnh chiếu phim tài liệu 'Thế giới đă mất của Tây Tạng' 

Nevada County, California - Vào ngày 10 và 11- 10 - 2009, Trung tâm Nghệ thuật ở thành phố Green Valley, Quận lỵ Nevada tŕnh chiếu bộ phim màu có tựa đề "Thế giới đă mất của Tây Tạng" (The Lost World of Tibet), được tổ chức bởi nhà sử học Dan Cruickshank của Hiệp hội Phát thanh Anh quốc (BBC). 

Đây là phim tài liệu mới đoạt giải của Anh quốc, do nhà sản xuất kiêm đạo diễn Emma Hindley thực hiện. Sau gần 10 năm làm việc cùng Viện Phim Anh quốc, nữ đạo diễn Hindley đă thu thập bất cứ và tất cả cảnh phim nào về đất nước Tây Tạng thời trước khi bị Trung quốc chiếm đóng vào năm 1959. 

Cuộc hành tŕnh đă đưa bà đi khắp thế giới - từ Pháp, Đức đến Ấn Độ, Hoa Kỳ và cả chính tại Tây Tạng - và đă cho bà một kho tàng của cảnh phim cực hiếm về những lễ hội Tây Tạng cổ xưa, những nghi lễ Phật giáo thiêng liêng và ngay cả "những phim  quay tại nhà" của Tenzin Gyatso, đức Đạt Lai Lạt Ma thời trẻ, và gia đ́nh của ngài trước lễ đăng quang của ngài vào năm 1950.  

(TheUnion.com - October 8, 2009) 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Tịnh xá Hồng Kiều được tặng cây con của cây Bồ đề Ananda 

Luân Đôn, Vương quốc Anh - Một cây con của cây Bồ đề Ananda (tại bang Sravasthi, Ấn Độ) mới đây đă được Tiến sĩ M.B.Ranatunga và bà Nawamalie Ranatunga tặng cho Tịnh xá Hồng Kiều ở thị trấn Ilford, quận Essex. Đă nhiều năm kể từ khi được thành lập, tịnh xá này chưa có cây Bồ đề nào. 

Sư trưởng của tịnh xá là Thượng toạ Trưởng lăo Pethigamuwe Hemaratana đă rất vui mừng khi nhận cây bồ đề và nói rằng cây này sẽ là một biểu tượng Phật giáo quan trọng nữa đối với tịnh xá.

Sau đó Thượng toạ Maha Sanga cử hành một nghi lễ nhỏ để đánh dấu sự kiện này.

Việc chiết nhánh từ cây Bồ đề Ananda được thực hiện bởi nhà làm vườn tên là Upali Dias ở Manchester. Cây con sau đó được trồng với sự bảo quản đặc biệt và trong các điều kiện thời tiết thích hợp tại Trung tâm Làm vườn Proc Port - một pḥng thí nghiệm về Nghề làm vườn ở Vương quốc Anh. Rồi cây được giao cho bà Nawamalie Ranatunga để chăm sóc trong nhiều tháng. 

Tín đồ của Tịnh xá Hồng Kiều rất vui thích khi nơi thờ phụng của họ nhận được cây con từ cây Bồ đề Ananda linh thiêng, vốn là điểm đến thường xuyên đối với những Phật tử hành hương và khách viếng từ khắp thế giới. 

(Asiantribune.com - October 9, 2009) 

 

 

Cây con của cây Bồ đề Ananda được tặng cho Tịnh xá Hồng Kiều

Photo: Asiantribune.com 

 

MĂ LAI Á: Phật tử tham gia sự kiện viết bản kinh 

Tổng cộng 1.388 Phật tử đă có mặt tại Hội trường Tow Boo Keong ở thành phố Ipoh của bang Perak để tham gia vào sự kiện viết bản kinh vào ngày Chủ nhật 10 - 10 - 2009. Và họ đă được ghi vào danh mục Sách Kỷ lục của Mă Lai Á.

Mỗi người tham gia được trao một cuộn giấy có in bản kinh gồm 168 chữ Hán.

Trở thành trung tâm của sự chú ư là các cậu bé sinh ba Yu Zhi, Yu Ren và Yu Yong, 10 tuổi, v́ các em đă viết theo số chữ trên bản kinh của ḿnh với sự tập trung cao độ, dưới sự hướng dẫn của bà nội 75 tuổi.

Ông Gee Peng Lam, Chủ tịch uỷ ban tổ chức cấp quốc gia, cho biết rằng Uỷ ban Thực hiện Thống nhất và Hoà hợp Phật giáo qua các Bản kinh đă nhắm đến việc thực hiện một triệu bản viết. Ông nói, "Đến nay, chúng tôi đă phát 250.000 cuộn cho các cá nhân để viết lên bản kinh trong sự kiện của hôm nay".

C̣n Đại đức Kai Loong, người chủ tŕ sự kiện này, nói rằng việc viết trên bản kinh là một dạng của thiền định.

Và người đại diện của Sách Kỷ lục của Mă Lai là ông Ricky Yap đă công nhận con số của những người tham gia này là một kỷ lục của Mă Lai trong một sự kiện về viết.  

(thestaronline - October 10, 2009) 


 
 
Anh em sinh ba Yu Zhi, Yu Ren và Yu Yong, 10 tuổi, đang viết lên bản kinh - Photo: ABN  

 

ẤN ĐỘ: Phát triển di tích cổ của Đại tịnh xá Vikramshila 

Patna, Ấn Độ: Ban Kiểm tra Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đă đề ra một kế hoạch toàn diện để phát triển di tích cổ của Đại Tịnh xá Vikramshila (từng là trung tâm Phật giáo lớn, có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên) thành một điểm đến du lịch quốc tế. Di tích này toạ lạc cách nhà ga Bhagalpur 47 km. 

Ngày 9 - 10 - 2009, Tổng Giám đốc của ASI là K N Srivastava đă đến Bhagalpur (bang Bihar) với mục đích tham quan di tích này, để thông qua lần cuối cùng một dự án phát triển chính thức.  

Ông S K Manjul, thẩm sát viên khảo cổ của ASI tại khu vực Patna cho biết dự án quản lư tổng thể chủ yếu sẽ dựa vào việc củng cố viện bảo tàng hiện có, phát triển về cây trồng bên ngoài và bên trong cho hợp với cảnh quan, với việc bảo tồn, xử lư hoá chất và thẩm mỹ hoá. 

Một giáo sư của khoa lịch sử, văn hoá và khảo cổ Ấn Độ cổ đại là Rajiva K Sinba nói:  

"Một điểm độc đáo của Vikramshila là mười hai căn pḥng nằm ở độ sâu 1, 35 mét dưới ḷng đất. Những pḥng ngầm này có thể đă từng được các nhà sư dùng làm nơi tham thiền. Con số các học giả ở Vikrashila vào thế kỷ thứ 12 được ước đoán là khoảng 3.000 người".  

(TNN - October 10, 2009) 

 

MIẾN ĐIỆN: Nữ Phật tử ở vùng Sagaing cúng dường tóc để xây cầu 

Số tiền thu được từ tóc do phụ nữ Miến Điện ở vùng Sagaing cúng dường đă được dùng để sửa chữa các cây cầu dẫn đến một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất của đất nước này. 

Vào tháng Ba năm 2009, các nhà tổ chức của dự án sửa chữa cầu đă kêu gọi phụ nữ hiến tặng tóc và nhanh chóng lập ra 13 trung tâm hiến tóc tại các thành phố nhỏ của Vùng Sagaing. 

Khoảng 100.000 phụ nữ đă cúng dường 2.400 kư tóc để gây quỹ xây lại 16 chiếc cầu dọc theo quăng đường dài 26 km dẫn đến Công viên Quốc gia Alaungdaw Kathapa, nơi có Chùa Alaungdaw Kathapa toạ lạc. Đây là một trong những di tích Phật giáo linh thiêng nhất ở vùng Sagaing của Miến Điện.  

Tóc cúng dường được bán cho các thương nhân Trung quốc ở thành phố Mandalay với giá khoảng 90 đô la cho mỗi 1,60 kg. Tổng số tiền tóc bán được là 180.000 đô la. 

Đến nay, 11 trong số 16 chiếc cầu dẫn đến chùa đă được sửa chữa, và 5 cầu c̣n lại được dự kiến sẽ làm xong vào đầu năm 2010.  

(DPA - October 11, 2009)

 

PHI LUẬT TÂN: Tu viện Phật Quang Sơn Đài Loan tặng 8 tấn hàng cứu trợ 

Manila, Phi Luật Tân.- Vào lúc 10 giờ sáng ngày 12 - 10 - 2009, 8 tấn hàng cứu trợ do chùa Phổ Quang Sơn Đài Loan quyên góp cho nạn nhân của hai trận băo Ketsana và Parma đă đến thủ đô Manila.

Chỉ trong mấy tuần qua, Manila và các tỉnh lân cận đă hứng chịu hai trận băo này khiến gần 1.000 người chết, hơn 14.000 gia đ́nh bị mất nhà cửa và phải di tản đến những nơi tạm trú. Nhiều vùng ruộng lúa sắp được gặt đă bị tàn phá.

V́ mục đích nhân đạo, chính phủ Đài Loan đă gửi 50.000 usd để giúp Phi Luật Tân và kêu gọi các tổ chức phi chính phủ và tư nhân đóng góp.

Tu viện Phật Quang Sơn đă hưởng ứng bằng cách quyên góp 8 tấn hàng cứu trợ, và một chiếc máy bay vận tải C-130 của Không quân đă chở số hàng này đến Manila.

(Central News Agency - October 12, 2009)  

 

BẮC TRIỀU TIÊN: Đại lễ cầu nguyện cho việc thống nhất của Phật giáo Liên-Triều 

B́nh Nhưỡng, Bắc Triều Tiên - Một đại lễ cầu nguyện cho việc thống nhất quốc gia của Phật giáo liên Triều Tiên đă được tổ chức tại Chùa Singye trong khu nghỉ mát Núi Kumgang, Bắc Triều Tiên vào ngày 13 - 10 - 2009.

Nhân chào mừng năm thứ hai của việc trùng tu chùa Singye, lễ cầu nguyện này được tổ chức với sự tham dự của các vị chức sắc trong Uỷ ban Liên đoàn Phật giáo Trung ương Bắc Triều Tiên, các tu sĩ và tín đồ của chùa và của Giáo phái Phật giáo truyền thống Jogye đến từ Nam Hàn.

Các vị đại diện của cả hai miền nói rằng: Đây là sự biểu thị cho mong ước của Phật tử hai miền, cho những nỗ lực củng cố sự đoàn kết và hợp tác để đạt được sự thống nhất quốc gia.

Họ cũng đồng ḷng mở ra một tuyến tham quan đến khu nghỉ mát Núi Kumgang và hành hương đến Chùa Singye.

Chùa Singye được xây vào năm 519 và đă bị đổ nát nhiều lần trong lịch sử. Cách đây 2 năm, chùa đă được Bắc Triều Tiên và Nam Hàn xây lại.

(Xinhua News - October 13, 2009)  

 

HOA KỲ: Tu viện Phật giáo Ohio mở thêm điện thờ 

Ohio, Hoa Kỳ - Một ngôi nhà 100 năm tuổi ở 1831 Miles Road, thành phố Springfield, đă trở thành Tịnh xá Phật giáo Ohio, là nơi cư ngụ của các tăng sĩ và là nơi tịnh thiền dành cho những các tín đồ và những ai muốn học về đạo Phật. Gần đây, tịnh xá đă mở thêm một điện thờ mới và được tổ chức các lễ mừng với sự tham dự của đại sứ Tích Lan tại Mỹ cùng nhiều người khác.

Sư trưởng của tịnh xá là Thượng toạ Koppakande Sumanajothi đă từ Tích Lan đến Hoa Kỳ với mong ước thành lập một ngôi chùa. Và ước mơ của ông đă thành hiện thực khi được một phụ nữ từ Texas mua và hiến tặng địa điểm rộng 2 mẫu Anh này vào năm 2003.

Thượng toạ Sumanajothi nói ông biết trong vùng có nhiều người đến từ quê hương Tích Lan của ông. Và tịnh xá được dành cho những ai sống ngay tại khu vực này cũng như cho cả những người sống ở những thành phố xa như Dayton, Columbus và Cleveland.

(Cincinnati.Com - October 15, 2009)  

 

ẤN ĐỘ: Bốn ngày thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma 

Dharamsala, Ấn Độ - Theo yêu cầu của khoảng 1.000 tín đồ Đài Loan, từ ngày 15 - 10, Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu các buổi thuyết pháp diễn ra trong 4 ngày tại Chùa Tây Tạng Chính.

Trên 4.000 tín đồ, trong số đó có hơn 1.400 người ngoại quốc và khoảng 1.500 tăng ni, đă đăng kư tham dự.

Nhiều đoàn Phật tử Đài Loan đông đảo đă đến Dharamsala trong những năm vừa qua để được nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng về Phật pháp. Khoảng cùng thời gian này vào năm ngoái, có chừng 600 Phật tử đến từ Đài Loan đă tham dự các buổi thuyết pháp của ngài tại đây.

Tháng trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă đến thăm Đài Loan để cầu phúc cho những người sống sót từ trận băo Morakot và tổ chức một lễ cầu nguyện cho các nạn nhân của trận băo này, với sự tham dự của 15.000 người.

Và từ ngày 20 - 10, Đức Đạt Lai Lạt Ma có 3 ngày thuyết pháp về Tứ Diệu Đế tại Chùa Tây Tạng Chính, theo yêu cầu của một nhóm Phật tử Đông Nam Á.

(Buddhist Channel - October 15, 2009) 

     

Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp tại Dharamsala, Ấn Độ

Photo: Abhishek Madhukar 

 

MĂ LAI Á: Phật tử tham dự lễ cầu nguyện lớn tại Chùa Thean Hou 

Kuala Lumpur, Mă Lai Á - Ngày 18 -10 - 2009, Phật tử từ khắp đất nước đă được mời về tập trung tại Chùa Thean Hou ở Robson Heights để dự đại lễ cầu nguyện cho sự hạnh phúc của người Mă Lai. Lễ diễn ra vào sáng ngày 19 - 10, từ 8 giờ rưỡi đến 9 giờ rưỡi.

Sự kiện này được tổ chức bởi phong trào Nghi lễ Quan Âm Hoà b́nh và Hoà hợp Thế giới, cộng tác với Hội Văn hoá Ge Sar Trung quốc và Hội đồng Phật giáo Kim Cương Thừa của Mă lai, sau khi xuất hiện dịch cúm A (H1N1).

Chủ tịch phong trào là ông Datuk Liu Thim Soon cho biết mục đích của sự kiện này là để cầu nguyện cho sự an toàn của tất cả người Mă lai cũng như cho những người đă chết v́ bệnh dịch A(H1N1).

Mọi người tham dự lễ cùng niệm chú Án Ma Ni Bát Nhi Hồng, khấn cầu Đức Phật Quán Thế Âm.

(Thestaronline - October 18, 2009)

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Khánh thành 'Rừng Phật Quang'

Luân Đôn, Vương quốc Anh - Một phần của khu rừng cổ xưa Epping vừa được đặt tên lại là " Phật Quang Lâm" để chào mừng việc trồng xong 4.500 cây xanh, do một cộng đồng Phật tử người Trung quốc thực hiện.

Vào năm 2006, với nguồn quỹ ban đầu từ các ban ngành hữu trách, Ban Quản trị Đất rừng đă mua địa điểm rộng 79 mẫu Anh này với mục đích bảo vệ vùng thôn quê xung quanh Luân Đôn.

Kể từ năm 2007, các thành viên của Chùa Phật Quang ở Trung tâm Luân Đôn đă quyên được hơn 5.000 bảng Anh tiền quỹ để trồng cây con trong một khu vực kế cận đường Abridge ở Theydon Bois.

Cộng tác cùng Ban Quản trị Đất rừng, các Phật tử nói rằng họ hy vọng khu rừng mới này sẽ là nơi dành cho các thế hệ tương lai tận hưởng và tôn quư thiên nhiên.

Đợt trồng cây cuối cùng tại đây có sự tham gia của các Hướng dẫn viên, Nữ Thiếu niên Hướng đạo, các đại diện từ Hội đồng Quận Essex và Hội đồng Xă Theydon Bois.

Lănh đạo của cộng đồng là Chueh Ru nói: "Đây là một thời khắc đặc biệt về 'Đông Tây gặp gỡ' - là lần đầu tiên một cộng đồng Phật giáo được thành lập ở Viễn Đông trồng cây tại phương tây, và là lần đầu tiên hội Phật Quang Sơn Luân Đôn từ khu Cực Tây của Luân Đôn đến Theydon Bois để trồng cây".

Rừng Phật Quang được mở miễn phí cho công chúng suốt cả năm.

(Guardian - October 20, 2009)

 

 

Các thành viên của cộng đồng Phật giáo chào mừng việc hoàn thành dự án trồng rừng - Photo: WTPL 

 

TÍCH LAN: Các Đại Trưởng lăo tăng kiến nghị lập một Hội đồng kiểm duyệt sách Phật giáo 

 Colombo, Tích Lan - Một lá thư của các Đại Trưởng lăo tăng thuộc 3 Bộ phái đă được gửi đến Tổng thống Mahinda Rajapaksa, kiến nghị việc lập ra một Hội đồng Đại Tăng già và những người thế tục để xét duyệt những sách viết về Phật giáo.

Các Đại Trưởng lăo của 3 Bộ phái Siyam, Amarapura và Ramanya trong một lá thư chung gửi Tổng thống Rajapaksa đă cho rằng thủ tục này đă trở thành một sự cần thiết để ngăn chặn và tránh được sự xuất bản các cuốn sách xuyên tạc cuộc đời của Đức Phật và Phật giáo.

Các vị đại tăng cho biết một số sách xuất bản gần đây đă viết sai về cuộc đời Đức Phật, học thuyết của Ngài và các thời đại của Phật giáo.

Các vị đă nêu tên hai cuốn sách cụ thể để chứng minh về sự xuyên tạc này, trong đó có thông tin sai về ngày sinh, sự giác ngộ và học thuyết của Đức Phật cùng những sự kiện khác về cuộc đời Ngài.

Có thể ngăn ngừa những điều sai trái như vậy nếu như bản thảo các sách viết về Phật giáo và cuộc đời của Đức Phật được nộp cho một hội đồng gồm các cao tăng và học giả duyệt xét trước khi chúng được xuất bản.

(Daily Mirror - October 23, 2009)  

 

TRUNG QUỐC: Phát hiện các tranh Phật giáo khắc đá tại tỉnh Thanh Hải 

Thanh Hải, Trung quốc - Theo Sở Di tích Văn hoá tỉnh Thanh Hải, các tranh Phật giáo khắc trên đá đă được t́m thấy trên một khu vực rộng lớn tại Khu Tự trị Tây Tạng Yushu ở phía tây nam tỉnh này.

Các chuyên gia tin rằng khám phá mới này sẽ soi sáng cho việc nghiên cứu về lịch sử và sự phát triển của Giáo phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng.

Trong cuộc khảo sát cấp quốc gia lần thứ ba tại tỉnh Thanh Hải, một đội khảo sát đă t́m thấy các tranh chư Phật được khắc trên bốn tảng đá vôi cùng với các câu khắc bằng chữ Tây Tạng.

Các tranh này nằm rải rác trên một diện tích 1.000 mét vuông, lớn nhất là tranh Đức Phật Quan Âm Ngh́n Tay và cảnh đầu thai. Tranh này dài 6 mét và rộng 3 mét.

Một thành viên của đội khảo sát kết luận rằng việc tạo tác các tranh khắc trên đá như thế đă bắt đầu từ Triều đại nhà Minh (1368 - 1644) và tiếp tục vào thời nhà Thanh (1644 - 1911), và có liên quan đến lịch sử cũng như tầm quan trọng của việc giới thiệu với khu vực này về Giáo phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng.

(People's Daily - October 23, 2009)  

 

Một trong số các tranh Phật khắc trên đá thời cổ được t́m thấy tại tỉnh Thanh Hải, Trung quốc - Photo: Xinhua QH 

 

MĂ LAI Á: Xuất bản sách về Phật giáo đầu tiên bằng tiếng Laganda 

Kuala Lumpur. Mă Lai Á - Đại Tịnh xá Phật giáo ở Brickfields, Kuala Lumpur phát hành ấn bản Phật pháp đầu tiên bằng tiếng Luganda, ngôn ngữ của người Uganda ở châu Phi.

Đây là ngôn ngữ thứ 16 được thực hiện bởi Chương tŕnh Xuất bản Miễn phí của Đại Tịnh xá, đáp ứng cho các cộng đồng Phật giáo trên khắp thế giới.

Hàng năm Tịnh xá này xuất bản khoảng 200.000 đến 300.000 sách Phật giáo bằng nhiều thứ tiếng, và cũng sản xuất các đĩa CD, VCD và MP3 để phát miễn phí.

Sách Phật giáo bằng tiếng Laganda đầu tiên này là cuốn "Phương pháp thực hành đạo Phật" của Thượng toạ Tiến sĩ K. Sri Dhammananda, do Nicholas K. Ssewanyana và Tom Kyembe dịch.

Sách được biên tập bởi vị tăng sĩ người châu Phi bản xứ duy nhất hiện nay là thượng toạ Bhante U. Buddharakkhita. Ông cũng là người có công trong việc lập ra Trung tâm Phật giáo Uganda ở Kampala, là trung tâm Phật giáo đầu tiên ở châu Phi được lập bởi một nhà sư người Phi bản địa.

Trung tâm đất nước Uganda và dân số Phật tử nơi đây đang tăng chậm với sự bảo trợ của Phật tử hải ngoại và các cộng đồng nhỏ những người Trung quốc, Thái Lan, Miến Điện và Tích Lan tha hương.

(The Buddhist Channel - October 23, 2009) 

 

THÁI LAN: Sự quan ngại về sức khoẻ kém của giới tăng sĩ 

Bangkok, Thái Lan - Trong cuộc họp vào ngày 26 - 10, Bộ trưởng Bộ Sức khoẻ Công cộng Witthaya Kaewparadai thông báo với 100 viên chức từ các bệnh viện và pḥng y tế về các kết quả từ một cuộc điều tra ngẫu nhiên sức khoẻ của 80.945 tăng sĩ tại tất cả các vùng (trong số 300.000 nhà sư và sa di trên cả nước) vào năm ngoái. Ông nói chỉ có 44% của số tu sĩ này là khoẻ mạnh, c̣n khoảng 56% là ốm yếu.

Ông khẳng định rằng các nhà sư và sa di bị bệnh có thể được chữa trị miễn phí tại các bệnh viện nhà nước qua hệ thống y tế công cộng.

Thủ đô Bangkok c̣n có Bệnh viện Tu sĩ, là bệnh viện duy nhất trên thế giới dành riêng cho giới tăng sĩ. Và mục đích của cuộc họp là lập ra một hệ thống để di chuyển an toàn các tăng sĩ bị bệnh, giữa Bệnh viện Tu sĩ và các bệnh viện ở Bangkok và trong nội địa, để họ có thể được chữa trị và phục hồi sức khoẻ gần chùa của ḿnh.

Bộ trưởng Witthaya nói rằng sức khoẻ của tăng sĩ và các nhóm khác sẽ được chăm sóc tốt, nhờ vào các kế hoạch đến năm 2012 sẽ có 9.000 bệnh viện khu vực và sẽ đào tạo được 970.000 viên chức và t́nh nguyện viên.

(The Nation - October 27, 2009)