TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 6.2009

 

INDONESIA: Hoàn thành việc phục hồi di tích Phật giáo cổ Kilabukbuk 

Bubeleng, Indonesia: Công tŕnh phục hồi Phật điện lịch sử tại làng Kilabukbuk ở khu Buleleng trên đảo Bali đă hoàn thành vào ngày 24- 6 - 2009. Ông Tổng giám đốc Sở Cổ Sử thuộc bộ Văn hoá và Du lịch là Hari Untoro Drajat đă đến viếng để chủ tŕ một nghi lễ đánh dấu việc hoàn thành dự án phục hồi di tích cổ này. Ông nói, "Đây là một bài học rất quan trọng cho chúng ta; di tích cổ này chứng minh rằng đất nước vĩ đại của chùng ta đă có sự đa dạng văn hoá và hoà hợp tôn giáo".

Di tích cổ Kalibukbuk được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 và thứ 10, khi Phật giáo hưng thịnh tại phía bắc đảo Bali.

Công tŕnh chính của di tích được chính quyền địa phương t́m thấy vào năm 1992, một phần bị lấp dưới lớp đất mềm dày 1,5 mét.

Những dự án khoa học đă được thực hiện tại đây từ năm 1994 và những công tŕnh phục hồi được khởi động vào năm 2004.

Các nhà khảo cổ từ Ban Khảo cổ tại tỉnh lỵ Denpasar của Bali đă tiến hành nhiều cuộc khai quật và t́m thấy một phần nền móng h́nh bát giác. Công tŕnh chính nằm giữa hai đền thờ phụ nhỏ hơn. Tất cả làm bằng gạch đất sét.

Bên trong di tích cổ Kalibukbuk có những bảo tháp rỗng bằng đất sét, nhỏ chỉ bằng nắm tay và có dấu niêm bằng đất sét khắc những câu thần chú Phật giáo.

(The Jakarta Post, May 26, 2009)  

 

ẤN ĐỘ: Kế hoạch nối kết quận Deoghar với mạng mạch Phật giáo  

Quận Deoghar (bang Jharkhand) là  một trung tâm hành hương quan trọng của Ấn Độ giáo. Thánh địa này sẽ được nối kết với mạng mạch du lịch Phật giáo qua đường hoả xa.

Lộ tŕnh đường sắt này sẽ nối Deoghar với quận Bhagalpur (bang Bihar), ngang qua thành phố Godda (bang Jharkhand).

Ông Nishikant Dubey, tân Nghị sĩ ở Godda cho biết ông đă kiến nghị việc lập tuyến đường sắt này trước khi đội bảo tồn người Nhật làm công việc bảo tồn học viện cổ Vikramasila Mahavihara tại Bhagalpur.

Nghị sĩ Dubey nói ông cũng đang cố gắng đưa quận Deoghar vào mạng mạch này, và một khi mọi thủ tục hoàn tất th́ việc kết nối chỉ là vấn đề thời gian. Ông sẽ sang Nhật Bản trong tháng 6 này để bàn luận với đội bảo tồn, và vào tháng 7, một phái đoàn đại diện cho chính phủ Nhật sẽ sang thăm Ấn Độ.

Ông Dubey sẽ thảo luận dự án với đội bảo tồn người Nhật và các quan chức Ấn Độ có thẩm quyền. Nếu mọi việc tiến triển như kế hoạch th́ đội bảo tồn có thể bắt đầu công việc khảo sát cho dự án này vào cuối năm 2009 đến đầu năm 2010.

Ông lạc quan nói rằng chính phủ Nhật rất nhiệt t́nh muốn tu sửa tu viện Vikramasila Mahavihara, đồng thời giúp chính phủ Ấn Độ kết nối quận Deoghar với mạng mạch du lịch Phật giáo.

(The Telegraph, May 27, 2009) 

 

QUỐC ĐẢO MALDIVES: Phát hiện bảo tháp san hô 

Trên đảo Raa atoll Agolhitheemu, một người dân trong khi cho đào đất để xây giếng nhà đă t́m thấy một bảo tháp san hô.

Bảo tháp gồm 3 phần, trông giống như con tốt trên bàn cờ vua.

Đảo trưởng là ông Mohamed Yoosuf cho biết do những người dân đảo không biết có bảo tháp bên dưới nên đă làm nó hư hỏng nhẹ.

Ông nói thêm rằng những di tích cổ khác đă được t́m thấy trên đảo kể từ năm 1999. Vào năm 2003, nhiều viên gạch lớn bằng san hô chạm trổ phức tạp được t́m thấy khi người ta đang xây trường học. Và vào năm 2003 họ phát hiện một tượng Phật nhỏ, nhưng tượng đă bị lấy cắp sau khi được chuyển đến trường để khảo sát. Các di tích khác cũng đă bị huỷ hoại v́ người dân đảo không biết về tầm quan trọng lịch sử của chúng.

Một số di tích Phật giáo khác nằm rải rác khắp quần đảo Maldives, như tại đảo Laamu atoll Isdhoo.

Vào năm 2008, chính phủ Hoa Kỳ đă cấp số tiền quỹ là 370.000 Rufiyaa (29.000 USD) giúp cho chương tŕnh duy tŕ công tŕnh khảo cổ trên đảo Kaafu atoll Kaashidhoo, nơi c̣n di tích tu viện Phật giáo có từ thế kỷ thứ 7 và thứ 8.

(Minivan News, May 27, 2009)    

 

Ba phần của bảo tháp bằng san hô

Photo: Maryam Omidi 

 

ĐAN MẠCH: Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp tại Trung tâm Bella 

Copenhagen, Đan Mạch: Tại Trung tâm Hội nghị Bella sáng ngày 1- 6, Đức Đạt Lai Lạt Ma đă có buổi thuyết pháp về Bồ đề tâm và Thiền định. Lượng thính giả tham dự là 3.600 người, đến từ những vùng khác nhau của Đan Mạch và châu Âu.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ngài không tin vào việc cải đạo và do đó không bao giờ cố cải đạo cho bất cứ ai sang đạo Phật. Ngài nói: Theo mtruyền thống, người Tây phương thuộc về đức tin Thiên chúa giáo và v́ thế họ nên giữ đức tin truyền thống của ḿnh, nhưng nếu một cá nhân tự nguyện tu hành theo tín ngưỡng Phật giáo v́ nhận thấy rằng đó là điều hay, th́ việc ấy là tốt.

Vào buổi chiều, ngài giảng về đề tài "Hoà b́nh qua An lạc Nội tại" trước 4.500 thính giả.Trước khi trở lại Trung tâm Bella, ngài đă gặp gỡ khoảng 20 nghị sĩ đại diện cho tất cả các đảng phái chính trị của Đan Mạch, kể cả cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là Mogens Lykketofft.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói lư do ngài gặp các nhà lănh đạo chính trị  và nghị sĩ ở Đan Mạch là v́ họ mong muốn gặp ngài, và ngài nói thêm rằng ḿnh có trách nhiệm đối với nhân dân Tây Tạng v́ họ trung thành và tin tưởng ở ngài.

(Tibet Custom, June 1, 2009)

 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma và một số nghị sĩ Đan Mạch

Photo: Dina Knudsen  

 

NAM HÀN: Triển lăm tranh Phật Quán Thế Âm đẹp nhất triều đại Goryeo 

Seoul, Nam Hàn: Một trong những tranh vẽ Đức Quán Thế Âm Đại Bồ Tát đẹp nhất đă được đưa từ Nhật Bản về Nam Hàn để triển lăm.

Cuộc triển lăm đặc biệt này được tổ chức tại chùa Tongdosan ở thành phố Yangsan, miền nam tỉnh Gyeongsang (từ ngày 30 - 4 đến 7 - 7).

Tranh được vẽ trên cuộn vải tơ, cao 4, 19 mét và rộng 2, 54 mét, được các nhà sử học tôn vinh là "tranh vẽ Đức Phật Quán Thế Âm lớn nhất và đẹp nhất".

Tranh do 8 hoạ sĩ cung đ́nh vẽ vào năm 1310 theo lệnh của Hoàng hậu Kim của Triều đại Goryeo. Nhưng sau đó không lâu, hải tặc Nhật Bản đă cướp bức tranh này. Những kẻ xâm lược người Nhật đă mang tranh về Nhật và cất giữ trong gần 600 năm.

Chùa Tongdosa tổ chức cuộc triển lăm bức tranh đặc biệt này nhân dịp kỷ niệm 10 năm khánh thành Viện bảo tàng Tongdosa của ḿnh.

Đây là lần thứ hai bức kiệt tác Đức Phật Quán Thế Âm này được triển lăm tại Nam Hàn. Lần trước tranh được trưng bày tại Pḥng triển lăm Nghệ thuật Hoam ở nam Seoul vào năm 1995.

(The Korea Times, June 3, 2009)

  

 

Tranh Đức Phật Quán Thế Âm, vẽ vào thế kỷ 14 trong triều đại Goryeo

Photo: The Korea Times

 

TÍCH LAN: Hội Phật giáo Đại bi giúp trẻ tản cư quốc nội 

Colombo, Tích Lan: Hội Phật giáo Đại bi tại chùa Sri Lankaramaya ở Tân Gia Ba đă hứa chăm sóc cho 600 trẻ phải di tản trong nước, gồm 350 trẻ em mất cha mẹ và 250 sinh viên đại học tại làng chuyển tiếp Manik Farm ở thị trấn Vavuniya, bắc Tích Lan.

Diễn thuyết tại Colombo để thông báo t́nh h́nh, Cố vấn Vụ Tôn giáo của Hội Phật giáo Đại bi là Thượng toạ Trưởng lăo, Tiến sĩ Alawwe Guranathana nói rằng bất cứ ai chống lại chủ nghĩa khủng bố cần phải đến để giúp đỡ trẻ tản cư quốc nội ở Tích Lan v́ các em đă phải trải qua nhiều khó khăn do chiến tranh từ 30 năm nay.

Khoảng 290.000 trẻ tản cư quốc nội tại làng tiếp cư Manik Farm sẽ được cứu trợ bằng tiền mặt và vật phẩm từ thiện trị giá hơn 15 triệu Rufiyaa, do các nhà hảo tâm đang sống tại Tân Gia Ba quyên góp.

(Lanka Daily News - June 4, 2009)  

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện cổ vật thế kỷ thứ 5 tại Tây Bengal 

Koltaka, Ấn Độ: Các cuộc khai quật khảo cổ gần đây của Ban Khảo cổ và Bảo tàng Bang Koltaka tại làng Dheka ở quận Murshidabad đă t́m thấy những dấu triện và đồ tạo tác có từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên, chứng tỏ Phật giáo hiện diện tại khu vực này sớm hơn nhiều so với người ta nghĩ trước đây.

Địa điểm này chỉ cách Karnasubarno (là di tích Phật giáo được xem là cổ xưa nhất Bang, có phế tích của Phật học viện Raktamrittika) 20 km.

Trong số các cổ vật được phát hiện này có những tượng nhỏ bằng vữa, những tấm bảng bằng đất nung, đèn bằng đất, móng sắt và đạn, tràng hạt, ṿng đeo tay và tṛ chơi ḷ c̣ làm bằng đất nung. Và thú vị nhất là những dấu triện có khắc chữ, được dùng từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên.

Di tích này có 3 tầng, chứng tỏ nó đă trải qua 3 giai đoạn xây dựng trong quá khứ.

Loại gạch cổ nhất có kích thước lớn và được trang trí hoa văn h́nh học rất công phu, một số c̣n được tô điểm bằng vữa. Các loại gạch đời sau th́ nhỏ hơn nhiều.

(The Hindu - June 6, 2009) 

 

NAM HÀN: Bộ kinh Tam Tạng khắc trên gỗ 

Hapcheon, Nam Hàn: Lễ hội văn hoá kỷ niệm năm thứ 1.000 của Bộ kinh Tam Tạng khắc trên gỗ của Hàn quốc sẽ được tổ chức tại quận Hapcheon thuộc tỉnh Gyeongsang.

Chùa Haein tại quận này là nơi lưu trữ 85.258 bản khắc kinh bằng gỗ kể từ năm 1398. Bộ kinh được biên soạn trong thời gian 15 năm, từ 1236 đến 1251.

Hàn quốc đă xếp bộ kinh này là bảo vật quốc gia vào năm 1962. Và đến năm 1995 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đưa chùa Haein và kho lưu trữ của chùa vào danh sách Di sản Văn Hoá Thế giới.

Với việc tổ chức lễ hội, quận Hapcheon hy vọng sẽ tạo cơ hội cho chùa Haein có được uy tín là một điểm thu hút du lịch tại Đông Á.  

Lễ hội sẽ diễn ra vào tháng 9 năm 2009 và kéo dài 45 ngày, với mục đích chính là t́m hiểu thêm về di sản của một trong những bản dịch cổ xưa nhất và phổ quát nhất bằng chữ Hán.

Các nhà tổ chức sẽ chia sẻ văn hoá Phật giáo Hàn quốc với thế giới qua một loạt các cuộc hội nghị học thuật và các cuộc triển lăm có chủ đề "Một Ngh́n Năm Văn Minh và Trí tuệ cho Tương lai".

(The Korea Times - June 10, 2009)   

 

A PHÚ HĂN: Di tích một Phật viện cổ tại Núi Cam (Orange Moutain) 

Kabul, A Phú Hăn: Các nhà khảo cổ học đang đào t́m những bảo vật mới trên các ngọn đồi quanh thủ đô Kabul. Trên Núi Cam, một người A Phú Hăn gốc Pháp chỉ huy một đội khảo cổ do nước Pháp tài trợ đă t́m thấy di tích của một tu viện Phật giáo có từ thế kỷ thứ 5.

Trên một tầng, họ phát hiện phần đôi bàn chân khổng lồ của tượng Đức Phật trên một bệ tượng. Chỉ tính chiều dài ngón chân cũng gần 20 cm.

Tại một nơi khác, đội đă t́m thấy những bảo tháp hoặc bệ thờ, chung quanh là di tích của những pho tượng được chạm khắc tỉ mỉ.

Những di tích như thế này có khắp nơi dưới ḷng đất của A Phú Hăn. Nhưng do chiến tranh kéo dài nhiều năm nay nên những nhà khảo cổ chuyên nghiệp không dám đến đây.

Riêng đội khảo cổ trên Núi Cam có cảnh sát bảo vệ 24/24 giờ nên an ninh được bảo đảm.

(BBC News - June 10, 2009) 

 

Di tích đôi bàn chân của tượng Phật  trên Núi Cam, Kabul (Pakistan)

Photo: BBC News 

 

PAKISTAN: Di sản văn hoá Pakistan sẽ triển lăm tại Paris, Pháp 

Taxila, Pakistan: Chính phủ Pháp có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lăm tại Paris vào năm 2010 để trưng bày tiềm năng văn hoá phong phú của Pakistan.

Để xem xét và tuyển chọn các tác phẩm điêu khắc của nền văn minh Phật giáo cổ đại, ông Quản đốc Viện Bảo Tàng Quốc gia Guimet (Paris) là Pierre Cambon và đại sứ Pháp tại Pakistan kiêm tuỳ viên Văn hoá & Giáo dục bậc Đại học là  ông Pierre Muller cùng Giám đốc Dự án của cuộc triển lăm là Cô Susane đă đến thăm Viện bảo tàng Taxila vào ngày 09-6-2009.

Các viên chức này đă xem bộ danh tác gồm những tượng điêu khắc bằng đá được bảo quản tại Viện Bảo Tàng Taxila và vô số tác phẩm điêu khắc bằng đá của nền văn minh thung lũng Taxila và sông Hằng, được cất giữ ở pḥng bảo vật tại đây.

Các thành viên phái đoàn Pháp được cho biết rằng Viện bảo tàng Taxila phản ảnh lịch sử và những thành tựu khác nhau của nhân dân Taxila trong suốt 4.000 năm qua, rằng bộ sưu tập đồ sộ những cổ vật đă khai quật với hơn 7.000 bảo vật được bảo tồn đang được trưng bày tại Viện.

Phái đoàn Pháp sau đó cũng sẽ viếng các Viện bảo tàng khác của Pakistan, nơi những tác phẩm điêu khắc Phật giáo đă được bảo tồn dành cho bộ sưu tập những danh tác trong suốt cuộc triển lăm.

(Dawn - June 11, 2009)

 

 

Tượng điêu khắc bằng đá tại Viện bảo tàng Taxila

Photo: File Photo World

 

ẤN ĐỘ: Đạo Phật sẽ thu hút du khách Ấn Độ đến Trung quốc 

Koltaka, Ấn Độ: Thuyết tŕnh về chủ đề 'Tại sao tham quan Trung quốc', Tổng Lănh sự của Trung quốc tại Koltaka là ông Mao Siwei nói: Nepal là nơi Đức Phật tổ đản sinh và Ấn Độ là nơi Ngài nhập Niết bàn, nhưng Trung quốc lại là đất nước có nhiều Cảnh quan Phật giáo là Di sản Thế giới nhất.

Đạo Phật đóng một vai tṛ quan trọng trong nền văn hoá Trung quốc, và có 6 công tŕnh kiến trúc lớn của Phật giáo tại đất nước này. Càng ngày càng có nhiều người Ấn Độ đến tham quan Trung quốc để được hiểu rơ hơn về sự đóng góp to lớn mà người Ấn và Hoa đă làm nên đối với sự truyền bá đạo Phật trên khắp thế giới.

Hiện nay tại Trung quốc đă có rất nhiều nhà hàng Ấn Độ được mở tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và nhiều thành phố khác.

Nguyên nhân đầu tiên mà người Ấn Độ muốn tham quan là nền văn minh cổ của Trung quốc, vốn hoàn toàn khác với văn minh cổ Ấn Độ. Từ thời cổ đại, Ấn Độ nổi tiếng về nền văn hoá của điện chùa bằng đá mái tṛn, trong khi Trung quốc nổi bật về văn hoá lăng mộ qua các công tŕnh tiêu biểu như đạo quân bằng đất nung của Tần Thuỷ Hoàng. Điều này tạo cho Trung quốc đặc quyền sở hữu bảo tàng dưới ḷng đất lớn nhất thế giới.

(The Hindu - June 14, 2009) 

 

MĂ LAI Á: Đại Tịnh xá Brickfields giúp trẻ mồ côi Tích Lan 

Có khoảng 400 trẻ mồ côi tản cư đến quận Vavuniya (cách thủ đô Colombo 254 km về phía bắc) do cuộc chiến giữa quân đội Tích Lan và lực lượng Những Con Hổ Tamil vừa kết thúc gần đây. Các em đang sống trong cảnh khổ cực do không có các đồ dùng thiết yếu.

Để giúp đỡ, Đại Tịnh xá Brickfields đang thực hiện một chương tŕnh  quyên tiền cho việc giáo dục và cung cấp vật dụng cho các trẻ em này.

Bước đầu, chương tŕnh đă quyên góp được 30.000 Ringgit Mă Lai.

Thứ trưởng Bộ Lănh thổ Liên bang là ông Datuk M. Saravanan, người phát động dự án, cũng hứa rằng Bộ của ông sẽ đóng góp với số tiền là 10.000 Ringgit Mă Lai.

Thủ Toạ của Mă Lai là Đại Trưởng lăo K.Sri Dhammaratana Nayaka nói: "Đây sẽ là một chương tŕnh được tiến triển để lập ra những học bổng và những cơ hội học hành cho các trẻ này. Trẻ em Tích Lan đang cần được giúp đỡ, và qua dự án gây quỹ này, chúng tôi hy vọng mang lại cho các em niềm hy vọng nào đó và giúp các em bắt đầu một cuộc đời mới".

(The Star - June 15, 2009) 

 

Cuộc t́m kiếm bức tượng Phật lớn thứ ba của  nước A Phú Hăn 

Bamiyan, A Phú Hăn: Nhà khảo cổ Zemaryalai Tarzi cùng với đội của ông đang t́m bức tượng Phật lớn thứ ba, dài 300 mét, mà họ tin rằng đang nằm dưới ḷng đất.

Là Giám đốc Viện Khảo cổ A Phú Hăn vào thập niên 1970, ông Tarzi là người đă gia cố các lớp thép để bảo vệ 2 tượng Phật khổng lồ tại thị xă Bamiyan, nơi xưa kia Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn. Nhưng đến năm 2001, ông đau buồn vô hạn v́ hai bức tượng này đă bị quân Taliban phá huỷ .

Về nước sau 23 năm sống lưu vong, ông quyết tâm đưa những di sản quư báu khác ra ánh sáng.

Ông và đội khảo cổ gồm các sinh viên, các nhà khảo cổ và phục hồi bảo tàng đă khám phá và phục hồi nhiều tượng điêu khắc Phật giáo bằng đất sét. Họ cũng khai quật được nhiều đầu tượng Phật 1.500 năm tuổi.

Ông Tarzi hy vọng một ngày nào đó, những tượng này sẽ lấp đầy những pḥng triển lăm của các viện bảo tàng vốn bị huỷ hoại và cướp bóc ở đất nước A Phú Hăn.

Bây giờ ông đang t́m bức tượng Phật khổng lồ thứ ba, dựa vào tài liệu của một người Trung quốc hành hương đến Bamiyan vào thế kỷ thứ 7.

Năm 2008, đội khảo cổ Tarzi đă t́m thấy một tượng Phật trong tư thế nằm có chiều dài 19 mét, nhỏ hơn nhiều so với tượng Phật Ngủ dài 300 mét mà ông đang quyết t́m ra. Dù sao đây cũng là một sự gợi mở đầy lôi cuốn về kết quả đang c̣n chờ phía trước, nếu cuộc t́m kiếm của ông thành công.

(ANI - June 16, 2009) 

 

TRUNG QUỐC: Triển lăm Sách Cổ tại Bắc Kinh 

Cuộc Triển lăm Sách Cổ được tổ chức miễn phí cho công chúng thưởng lăm từ ngày 14 - 6 đến 3 -7 2009 tại Thư viện Quốc gia ở Bắc Kinh, trưng bày khoảng 300 bản thảo quư hiếm.

Nổi bật là một cuốn sách được viết vào năm 399 trước Công nguyên, cũng là cuốn sách cổ nhất trong tất cả các sách triển lăm.

Lin Shitian, phó quản đốc Thư viện Quốc gia Trung quốc nói: Cuốn sách này phản ảnh lịch sử của Phật giáo có khởi nguồn từ thuở xa xưa tại Các Hang động ở thành phố Đôn Hoàng (c̣n gọi là Các Hang động của Ngh́n Vị Phật - tại tỉnh Cam Túc, Trung quốc), là nơi sách được đạo sĩ Wang Yuanlu (1949 - 1931) t́m thấy và tặng cho các quan chức địa phương.

Đây là cuộc Triển lăm Sách Cổ lớn nhất kể từ khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung quốc. Gần 100 tổ chức trên khắp đất nước đă sưu tập được 300 cuốn sách quư hiếm. Các chuyên gia nói rằng trong số này có nhiều cuốn là bản duy nhất c̣n tồn tại và có tầm quan trọng về lịch sử.

(CCTV.com - June 16, 2009) 

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ thăm lại thành phố Bloomington, bang Indianna

(Photo: The Indianna Star) 

 

HOA KỲ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ trở lại  thành phố Bloomington, bang Indianna 

Theo thông tin từ người đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hoa Kỳ th́ Ngài sẽ trở lại Indianna vào tháng Năm năm 2010.

Lần viếng thăm Indianna gần đây nhất là vào tháng Mười năm 2007, khi ngài nói chuyện trước công chúng tại 2 thành phố Bloomington và West Lafayette.

Anh ruột của ngài là ông Thubten J. Norbu, một cựu Giáo sư của trường Đại Học Indianna và là người sáng lập một trung tâm văn hoá Phật giáo ở gần thành phố Bloomington.Ông từ trần vào mùa thu năm ngoái nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma không trở lại được để dự đám tang của ông.

Là vị lănh tụ của Phật tử Tây Tạng trên khắp thế giới, các cuộc viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma thu hút một lượng khán giả gồm cả Phật tử của những truyền thống khác.

Trong lần thăm Indianna gần đây nhất, Ngài đă thuyết pháp 12 giờ và diễn thuyết trước công chúng hai lần, mang lại cho nền kinh tế khu vực Bloomington 1 triệu đô la.

(The Indianna Star - June 19, 2009)

 

THÁI LAN: Phật giáo qua Con đường Tơ lụa Thái Lan 

Vào thế kỷ thứ nhất, có một lộ tŕnh buôn bán bằng đường biển kết nối Tây Âu với Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Hoa.

Miền nam Thái Lan đă trở thành một phần của hệ thống Con đường Tơ lụa qua biển này, với hai trạm là Phu Khao Thong (ở tỉnh Ranong) và Khuan Lukpat (ở tỉnh Krabi) là hai địa điểm mà nhiều cổ vật Phật giáo có kiểu mẫu giống với của Ấn Độ đă được  phát hiện, cho thấy rằng đạo Phật đă được truyền bá tại vùng này từ thế kỷ thứ hai và thứ ba sau Công nguyên.

Khoảng 700 năm sau, một thành phố cảng mới bên vịnh Thái Lan được h́nh thành tại Thung Tuk, thuộc tỉnh Phangna. Thung Tuk trở thành một thương cảng chính, nơi người ta t́m thấy nhiều tượng Phật và di tích một Phật học viện.

Một điểm dừng khác của Con đường Tơ lụa Thái Lan là Khuan Phunphin tại quận Phunphin (tỉnh Surat Thani), ở ngay hợp lưu hai con sông Tapi và Phumduang. Tại đây, một di tích rộng gần 50 mét vuông đă được phát hiện, với những tượng chư Bồ tát, những miếng bùa Phật giáo bằng đất sét nung và những tượng Đức Phật Tổ cùng những đồng tiền Ả Rập bằng bạc có từ năm 767 sau Công nguyên.

Tượng Chư Bồ tát hiện đang được trưng bày tại chi nhánh Lop Buri của Viện Bảo tàng Quốc gia Thái Lan.

(The Bangkok Post - June 21, 2009) 

Tượng Liên Hoa Thủ Bồ Tát được t́m thấy tại Chaiya, tỉnh Surat Thani

(Photo: Pichaya Svasti) 

 

TÍCH LAN: Hai hệ phái Phật giáo tôn vinh Tổng thống Mahinda 

Colombo, Tích Lan: Tại Quảng trường Độc lập vào ngày 20 - 6, hai hệ phái Phật giáo Tích Lan đă tổ chức buổi lễ tôn vinh Tổng thống Mahinda Rajapaska và một số quan chức cao cấp của chính phủ.

Trưởng lăo Kotugoda Dhammawasa của hệ phái Amarapura nói rằng Tổng thống là một người trung thực và cởi mở, và quần chúng tập trung quanh Tổng thống là do ông có những mối quan hệ gần gũi với Tăng đoàn và Phật giáo.

Ông Lakshman Yapa Abeywardena, Bộ trưởng Bộ Thông tin Đại chúng ghi nhận rằng đây là lần đầu tiên hai hệ phái Amarapura Maha Nikaya (với 12,700 tăng sĩ) và Ramanna Nikaya (với 6.000 tăng sĩ) đoàn kết lại để bày tỏ sự kính trọng đối với một vị lănh đạo. Chỉ với việc này thôi cũng đă làm nên một sự kiện lịch sử.

Về phần ḿnh, Tổng thống Mahinda Rajapaska phát biểu rằng: Các quốc gia Phật giáo có thể đóng một vai tṛ quan trọng trong tương lai của Tích Lan và làm cân bằng các quyền lực của Tây phương. Tăng sĩ Tích Lan cũng có thể đóng một vai tṛ quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế của Tích Lan bằng việc mang sự giúp đỡ của các nước này đến với Tích Lan.

Tổng thống cũng có dự định đưa thêm nhiều giáo luật Phật giáo vào việc điều hành đất nước, v́ một xă hội muốn phát triển phải được xây dựng trên nền tảng đạo đức.

(The Nation - June 21, 2009)

 

MIẾN ĐIỆN: Cúng dường tóc để sửa chữa con đường đến một ngôi chùa vùng xa 

Mandalay, Miến Điện: Ngôi chùa vùng xa Alaungdaw Kathapha ở tây bắc Miến Điện là một địa điểm hành hương nổi tiếng, nơi được tương truyền là lưu giữ xá lợi của một trong các đệ tử của Đức Phật.

Nhưng con đường dài 25 km dẫn đến chùa có nhiều đoạn bị hư hỏng, chỉ có thể đi bộ hoặc đi bằng voi.

V́ vậy qua một cuộc vận động lạc quyên để sửa chữa con đường này, đă có khoảng 30.000 tín nữ và 100 thiện nam ở trung tâm thành phố Mandalay và các thị trấn lân cận cúng dường khoảng 800 kg tóc của họ. Trong đó có một số mớ tóc dài 1,2 mét.

Tóc sẽ được dùng hoặc bán cho các thương nhân Trung quốc để làm tóc giả hoặc tóc cho búp bê. Và khoản tiền bán tóc thu được sẽ dùng để sửa các đoạn đường và xây 15 chiếc cầu loại nhỏ và trung b́nh.

Một trong số những cầu ấy sẽ được đặt tên là "Cầu Tóc Vàng".

Cuộc vận động cúng dường này đă lan đến Yangon, thành phố lớn nhất Miến Điện.

(The Telegraph - June 22, 2009) 

 

ÂN ĐỘ: Hai ngày thuyết pháp đặc biệt của Đức Đạt Lai Lạt Ma 

Dharamsala, Ấn Độ: Đức Đạt Lai Lạt Ma đă bắt đầu hai ngày thuyết pháp đặc biệt cho sinh viên Phật tử vào ngày 24 - 6 tại thành phố Dharamsala (bang Himachal Pradesh). Thành phố này c̣n được gọi là Tiểu Tây Tạng, là nơi hàng ngh́n người Tây Tạng làm nơi dung thân để ǵn giữ tín ngưỡng, văn hoá và bản sắc độc đáo của họ.

Hàng ngh́n sinh viên Phật tử từ khắp thế giới đă tập trung tại Trường Trẻ em Tây Tạng để nghe những buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma về chủ đề ba mươi bảy hạnh của chư Bồ Tát.

Một sinh viên Tây Tạng là Tenzin Namgyal nói: "Chúng tôi rất hạnh phúc được tập trung về đây.Tất cả thanh niên Tây Tạng đều có mặt ở đây để có thể học hỏi điều ǵ đó về Phật giáo".

Nhiều tăng ni và người dân địa phương khác cũng tề tựu để tham dự những buổi thuyết pháp của vị lănh đạo tinh thần này.

Những người Tây Tạng tin rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có một cách lư giải khác lạ trong việc thuyết giảng khái niệm cơ bản của mọi sự việc.

(ANI - June 24, 2009) 

 

TRUNG QUỐC:  Núi Ngũ Đài được gia nhập vào danh sách Di sản Thế giới 

Ngũ Đài Phật Sơn, ngọn núi linh thiêng ở tỉnh Sơn Tây (miền bắc Trung quốc) là một trong số năm cảnh quan mới đă được ghi tên vào danh sách Di sản Thế giới vào ngày 26 - 6 - 2009.

Danh sách này được Uỷ ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp Quốc (UNESCO) công bố vào ngày thứ năm của cuộc họp tại tỉnh Seville, Tây Ban Nha.

Uỷ ban sẽ họp đến ngày 30 - 6 để chọn những cảnh quan nào trong số 27 cảnh quan xứng đáng được bổ sung vào danh sách di sản của 881 cảnh quan có "giá trị nổi bật ở tầm thế giới" của UNESCO.

UNESCO nói rằng Núi Ngũ Đài, một "Phật sơn linh thiêng" gồm chứa 53 tu viện, được xếp hạng là một "thắng cảnh văn hoá".

Trên núi có chùa Shuxiang được xây vào thời nhà Minh, với tổ hợp đồ sộ gồm 500 pho tượng diễn đạt những câu chuyện về Phật giáo lồng vào những bức tranh sơn thuỷ ba chiều.

Về tổng thể, các toà nhà trên núi này đại diện cho một danh mục của cách mà nền kiến trúc Phật giáo đă phát triển và có ảnh hưởng đến ngành xây dựng cung điện tại Trung quốc qua hơn một thiên niên kỷ.

(The New Straits Times - July 26, 2009)