TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 3.2010

 

INDONESIA: Nội qui mới tại hai đền thờ Borobudur và Prambanan

 

Công ty PT Taman Wisata Candi là đơn vị chuyên trách đền thờ Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á Borobudur và thánh địa Ấn Độ giáo Prambanan lớn nhất Indonesia.

Công ty đă đưa ra chương tŕnh nâng cấp các dịch vụ tại hai đền thờ này và môi trường chung quanh, cũng như thực hiện một chương tŕnh làm đẹp cảnh quan - tức là áp dụng các luật mới để mọi người xử sự thích hợp hơn trong khuôn viên các đền thờ này. Kể từ ngày 1 - 2 - 2010, khách tham quan không được phép mặc quần shorts khi vào bảo tháp Borobudur, mà phải quấn xà rông do công ty cung cấp.

Để ngăn việc xả rác tại các di tích, công ty kiểm tra tại cổng vào và yêu cầu khách tham quan để thức ăn và các chai nhựa vào những thùng chứa.

Công ty PT Taman Wisata Candi năm nay sẽ phát hành một bộ phim đa thông tin và nâng cấp khu mua sắm và ẩm thực của Prambanan lên cấp chuẩn quốc tế, rồi cũng thực hiện điều này tại Borobudur vào năm 2011.

Công ty cũng giúp các làng xung quanh Borobodur và Prambanan phát triển các nhà khách dạng lưu trú tại nhà theo các tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy khách tham quan không những sẽ được thăm thú các đền thờ mà c̣n hiểu biết về văn hoá địa phương qua việc ở cùng dân làng.

(Travel Video News - March 1, 2010)

 

 

LÀO: Khai quật bảo tháp và các tượng Phật tại Bokeo

 

Một bảo tháp cao 4 mét và 11 tượng Phật bằng đồng và đồng thau đă được t́m thấy gần đây tại sông Mekong ở tỉnh Bokeo.

Sau khi được ngư dân địa phương phát hiện cách đây vài tháng, các cổ vật đă được chuyển đến Chùa Dongsavanh ở quận Tonpheuang. Rất nhiều người khi nghe tin đă đến chiêm bái bảo tháp và các tượng Phật này.

Các quan chức chưa quyết định có nên giữ số tượng và bảo tháp tại Chùa Dongsavanh hay không.

Phó Tổng Giám đốc của Sở Di sản quốc gia thuộc Bộ Thông tin Văn hoá, ông Viengkeo Souksavatdy, nói ông tin rằng các di tích này có thể thuộc thế kỷ 13 hoặc 14 vào thời Lane Xang.

Chứng cứ cho thấy có thể đă từng có một thành phố quan trọng tại khu vực này. Nó ở gần địa điểm tương truyền là thành phố cổ Souvannakhomkham. Nước lũ và sự xói ṃn đă làm thay đổi ḍng chảy của con sông qua nhiều thế kỷ, khiến dân cư ở đây phải dời đến vùng cao hơn.

Chính quyền đă ngăn không cho người dân vào khai quật thêm tại đây.

Các nhà khảo cổ tin rằng ở khu này có thể có những cổ vật khác và họ muốn ngăn chận việc đào bới trái phép. Họ sẽ thăm lại Chùa Dongsavanh để bàn luận sự việc với chính quyền, và để đăng kư các cổ vật t́m được thành di sản quốc gia.

(asianewsnet.net - March 2, 2010)

 

 

TRUNG QUỐC: Bảo vệ Chùa Sajia của Tây Tạng

 

Tian Qing, Giám đốc Viện Nghiên cứu Âm nhạc thuộc Viện Hàn Lâm Nghệ thuật Trung quốc, sẽ đề xuất việc tăng cường những biện pháp bảo vệ đối với Chùa Sajia tại Tây Tạng, và cổ suư việc phát huy về mặt văn hoá của chùa này.

"Quảng bá nghệ thuật Phật giáo Tây Tạng ở tầm thế giới sẽ làm cho sự giao lưu quốc tế hiểu rơ hơn về Tây Tạng và Trung quốc", ông Tian nói.

Tại Ma Cao vào năm ngoái, ông đă tổ chức một cuộc tŕnh diễn văn hoá thành công, giới thiệu về nền nghệ thuật từ Chùa Sajia. Ông nói sự phản hồi tích cực đă cho ông niềm tin để đề nghị việc quảng bá nền nghệ thuật này ở cấp quốc gia và quốc tế.

Ông Tian nói, "Những mặt nạ thật đẹp, âm nhạc tao nhă và nghệ thuật bố trí điệu múa theo dàn dựng được kết hợp để tạo nên một cuộc tŕnh diễn cổ điển".

Ông nói thêm rằng nhiều người có rất ít kiến thức về nền văn hoá Tây Tạng, nên cần phải có các quỹ để bảo tồn vũ điệu, nghệ thuật và các h́nh thúc biểu diễn của dân tộc thiểu số.

Là người nghiên cứu văn hoá Phật giáo hơn 20 năm, ông Tian nói rằng Chùa Sajia từ lâu đă đóng một vai tṛ quan trọng trong lịch sử và lưu giữ các tư liệu lịch sử, điêu khắc Phật giáo, trang phục cổ xưa, bích hoạ hơn 3.000 bức tranh cuộn.

Ông giải thích rằng các bích hoạ tại Chùa Sajia có thể so sánh với các bích hoạ tại Đôn Hoàng ở tỉnh Cam Túc, được xem là một trong những kho tàng nghệ thuật vĩ đại nhất tại Trung quốc.

(People's Daily Online - March 5, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Trường Đại học Phật giáo Quốc tế đầu tiên của Ấn Độ

 

Trường Đại học Phật giáo Đầu tiên của Ấn Độ sẽ được xây gần làng Sanchi (quận Raisen, bang Madhya Pradesh), cảnh quan di sản thế giới, cách thành phố Bhopal 34 km về phía tây nam. Dự án liên kết của Ấn Độ-Tích Lan với kinh phí 3 tỉ Rupees này dự kiến khởi công từ tháng 6 - 2010, trên phần đất rộng 65 mẫu do chính quyền MP cấp.

Vào ngày 3 - 3 - 2010, một đội khảo sát chung của Hội Đại Bồ đề Tích Lan và Hội Phật giáo Ấn Độ cùng các kiến trúc sư Tích Lan đă xem xét địa điểm dành cho trường đại học này.

"Khi chúng tôi có được phần thiết kế, chúng tôi sẽ nhóm họp các học giả về Phật giáo của Ấn Độ để có được ư kiến của họ về chức năng và sự uỷ quyền rơ ràng của trường đại học này", chủ tịch Hội Phật giáo quốc gia Ấn Độ là Chandrabohi Patil nói.

Ngoài việc dạy các khoá học khác nhau cho sinh viên chưa tốt nghiệp và sau tốt nghiệp, trường đại học sẽ có các khoá đào tạo văn bằng một năm cho tăng sĩ.

Trường sẽ được nhận làm chi nhánh cho trường đại học đang được Hội Đại Bồ đề Tích Lan điều hành tại Tích Lan. Nhưng trường cũng sẽ có các khoá học chuyên về Phật giáo Ấn Độ, ông Patil nói.

Trong năm đầu tiên (có thể là vào niên khoá 2011 - 2012) trường đại học này sẽ tuyển 100 sinh viên từ Ấn Độ và các nước khác.

(hindustantimes.com - March 6, 2010)

 

 

HOA KỲ: Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Madison vào tháng 5

 

Madison, Wisconsin - Nhận lời mời của U W Madison (trường Đại học Madison, bang Wisconsin), Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ khai mạc lễ khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Tinh thần Lành mạnh của trường vào 2 ngày cuối tuần 15 và 16 - 5 - 2010.

Trung tâm được thành lập bởi Tiến sĩ Richard Davidson, khoa học gia về thần kinh của U W Madison. Kể từ lần gặp gỡ đầu tiên của ông với Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1992, Tiến sĩ Davidson đă cộng tác với Ngài để t́m hiểu sự giao hoà giữa khoa học Tây phương và Thiền định Phật giáo.

Tiến sĩ Davidson chuyên nghiên cứu về những kết quả và lợi ích của thiền định đối với năo bộ con người, và về sự phát triển của những t́nh cảm tích cực.

Đây sẽ là lần viếng thăm thứ 8 của đức Đạt Lai Lạt Ma đến Madison kể từ năm 1979.

Hội Người Tây Tạng tại Wisconsin (WTA) sẽ tổ chức một buổi diễn thuyết của Ngài tại Trung tâm Hội Nghị Monona Terrace, dành cho các thành viên của các cộng đồng Tây Tạng tại miền Trung tây Hoa Kỳ.

(buddhistchannel.tv - March 8, 2010)

 

 

 Tiến sĩ Richard Davidson tiếp đón đức Đạt Lai Lạt Ma tại Madison vào năm 2009 -  Photo: Sherab Lhatsang

MĂ LAI Á: Cuộc triển lăm "Niềm hoan hỉ của Đức Phật"

 

Seri Kambangan, Selangor (Mă Lai Á) - Trong hai ngày 20 và 21 - 3 - 2010, Hội Phật giáo Nalanda Mă Lai sẽ tổ chức cuộc triển lăm 'Niềm hoan hỉ của Đức Phật" tại Trung tâm Nalanda ở Sri Serdang. Đây là trung tâm mới được đưa vào hoạt động của Hội. Cuộc triển lăm giới thiệu những tượng đúc Đức Phật Tổ và Phật Quan Âm rất tinh xảo.

Là một trung tâm hàng đầu về việc giáo dục, phát triển và truyền bá Phật giáo, Nalanda đang kết hợp với trường chuyên nghiệp Nghệ thuật và Nghề thủ công Gốm Thiên nhiên (NPA&C) để phổ biến tầm quan trọng của nghệ thuật và văn hoá Phật giáo trong việc truyền dẫn ḷng mộ đạo và tu tập theo lời Phật dạy.

NPA&C là trường nghệ thuật và nghề thủ công địa phương, chuyên môn về đúc tượng Phật nhỏ, đồ trang trí, nồi ấm và đồ gốm. Được thành lập từ năm 1999, NPA&C là trường thợ thủ công đầu tiên và duy nhất sản xuất tượng Phật bằng gốm tại Mă Lai.

Do cần phải có sự tinh tế và tập trung cao độ để làm nên các tác phẩm dạng này, các nhà sáng lập đă phải nghiên cứu và gắn bó với các tác phẩm trong hơn 10 năm trước khi tạo tác thành công mỹ măn một tượng Phật.

Theo chương tŕnh, mỗi ngày hai lần, tại cuộc triển lăm sẽ có phần tŕnh bày cách tạo tác và phần hướng dẫn trực tiếp cách đúc nặn các tác phẩm gốm cho công chúng.

(The Buddhist Channel - March 10, 2010)

 

Hai mẫu tượng Phật của NPA&C , Mă Lai - Photo: The Buddhist Channel

 

 

 

TÍCH LAN: Khánh thành Tượng Phật Định tại Sigiriya

 

Colombo, Tích Lan - Đại đức Trưởng lăo tăng Pelpola Vipassai, Tổng Giám đốc Hội Pelpola Vipassai, nói rằng những nơi thờ phụng của Phật giáo và những di tích lịch sử về tôn giáo và văn hoá quan trọng nhờ có sự bảo vệ của Hội Đại Tăng già nên đă không bị huỷ hoại.

Vị Trưởng lăo tăng đă phát biểu với các tín đồ tập trung tại buổi lễ khánh thành pho tượng Phật Định cao 33 feet, được tạo tác trong 40 ngày tại Tịnh xá Pidurangala Rajamaha ở Sigiriya.

Tượng Phật Định được xây bởi nhà điêu khắc nổi tiếng Liyanage Athula Kulara Perera, dưới sự hướng dẫn của Thượng toạ Trưởng lăo tăng Inamaluwe Sri Sumangala. Điêu khắc gia Perera chỉ dùng đá vụn, cát thạch anh và xi măng để xây. Ông không dùng bất cứ loại sơn nào có sẵn ở thị trường, v́ nếu dùng sơn th́ tượng trông sẽ không khác với một tượng bằng đá cẩm thạch.

Một phái đoàn của Hoàng gia Thái Lan đă tham dự buổi lễ quan trọng này.

(Daily Mirror - March 10, 2010)

 

 

PAKISTAN: Những di tích Phật giáo thời đại đồ đồng được t́m thấy tại khu vực Thung lũng Swat

 

Swat, Pakistan - Tại các thung lũng Kandak và Kota ở Barikot trong khu vực Swat (thuộc Tỉnh Biên giới Tây Bắc), đoàn khảo cổ người Ư đă t́m được rất nhiều di tích Phật giáo và hang đá với những tranh khắc đá và tranh vẽ có từ các thời đại đồ đồng và đồ sắt.

Ngày 9 - 3 - 2010, Trưởng đoàn khảo cổ là Tiến sĩ Luca Maria Olivieri nói, "Đây là một số của những khám phá về thời cổ đẹp nhất và lôi cuốn nhất được ǵn giữ trong điều kiện tốt. Những tác phẩm khắc trên đá này mô tả những cảnh cúng bái theo nông nghiệp bằng màu đỏ, những kư hiệu chén tách có ư nghĩa về lễ nghi, ví dụ như để chứa các chất lỏng hoặc chuẩn bị cho chất nhuộm màu vàng, những cảnh nhảy múa, chiến trận và thật nhiều thú vật".

(Gulf Times - March 10, 2010)

 

 

LÀO: Nhiều tượng Phật cổ bị đánh cắp

 

Luang Prabang là một thành phố cổ tại miền bắc-trung Lào có khu đô thị là một Di sản Thế giới. Trong vài năm qua, hơn 10% số tượng Phật bằng gỗ (thuộc thế kỷ 14 hoặc sau đó) tại thành phố này đă bị lấy cắp.

Trường Đại học Minobusan ở Minobucho, Nhật Bản - là trường có các sinh viên giúp khôi phục số tượng ở Luang Pabrang - nói rằng có 120 tượng Phật bị mất.

Vào năm 2001, trường đại học Phật giáo này bắt đầu một cuộc điều tra về tượng, mà con số không biết là bao nhiêu. Và vào năm 2007, trường báo cáo với chính phủ Lào rằng họ đă xác định được có 1.174 tượng. Tuy nhiên, một cuộc điều tra thực hiện vào năm 2009 cho thấy mất 100 tượng từ 35 ngôi chùa. Vào năm 2010, thêm 20 tượng khác được phát hiện đă bị mất.

Chính quyền các cấp của Lào cho rằng số tượng này bị đánh cắp để bán lại, và họ đă bắt đầu các nỗ lực bảo tồn với sự hỗ trợ của trường đại học Nhật Minobusan.

Tăng sĩ bắt đầu canh giữ các tượng bằng cách ngủ tại chùa của họ, c̣n các sinh viên trường Đại học Minobusan phát các tập thông tin tại Viện Bảo tàng quốc gia Luang Prabang để cảnh báo về sự mất mát tượng cổ và kêu gọi tăng cường an ninh trong thành phố.

(McClatchy Newspapers - March 12, 2010)

 

 

HÀN QUỐC: Lễ hoả táng Hoà thượng Beopjeong

 

Suncheon, South Jeolla -  Ngày 13-3-2010, khoảng 15.000 người đă tham dự lễ hoả táng vị lănh đạo tinh thần Phật giáo vừa quá cố  tại Chùa Songgwang ở Suncheon, South Jeolla và bày tỏ ḷng kính trọng của họ lần cuối. Hoà thượng Beopjeong từ trần ngày 11-3 do bệnh ung thư phổi.

Khoảng 10 giờ sáng 13-3, thi hài của ông được dừng lại lần cuối cùng trước tượng Đức Phật tại chánh điện, sau đó chuyển đến địa điểm hoả táng trong khuôn viên Chùa Songgwang.

Đến 11 giờ 10, thi hài của Hoà thượng Beopjeong được đặt dưới giàn gỗ. Nửa giờ sau, một số hoa cúc trắng được ném lên đỉnh giàn gỗ và ngọn lửa được châm lên. Khoảng 12 giờ 10 cuộc hoả táng kết thúc, nhưng những người dự tang lễ c̣n nán lại và đọc những bài kinh cuối.

Đại đức Deokhyun, sư trưởng Chùa Gilsang ở Seoul--là nơi sẽ lưu giữ tro hoả táng của Hoà thượng Beopjeong--nói, "Mặc dù Hoà thượng Beopjeong không c̣n nữa, trí tuệ của ngài sẽ nở như một đoá hoa sen".

Ngày 14-3, các nhà sư của chùa Songgwang gom tro cốt của Hoà thượng Beopjeong, trước sự dự khán của khoảng 1.000 người dự tang lễ. Họ lặng lẽ đọc kinh khi các tăng sĩ chùa Songgwang và các đệ tử chuyển tro vào một hộp đựng tro cốt.

(JoongAng Daily - March 15, 2010)

 

Lễ hoả táng Hoà thượng Beopjeong tại Chùa Songgwang -  Photo: JoongAng Daily

AFGHANISTAN & PAKISTAN: Nghệ thuật Phật giáo Gandhara

 

Vương quốc cổ đại Gandhara đă từng trải dài khắp những vùng mà ngày nay là Afghanistan và Pakistan.

Gandhara cũng từng một thời là một viên ngọc của nền văn minh Phật giáo. Các học giả của Gandhara đă đông du đến Ấn Độ và Trung Hoa và có ảnh hưởng trong sự phát triển của Phật giáo Đại thừa sơ khai. Nền nghệ thuật của Gandhara bao gồm các tranh sơn dầu cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại và những cách miêu tả đầu tiên về chư bồ tát và Đức Phật trong h́nh tượng người - trong số này có những tác phẩm đẹp nhất.

Gandhara chính là nơi Phật giáo được chọn làm quốc giáo - đă phát triển và thịnh hành tại đây trong hơn 1.000 năm, từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên.

Trong suốt thời kỳ này, Taxila và Swat cùng Charsaddah đă trở thành 3 trung tâm quan trọng về văn hoá, thương mại và học thuật. Hàng trăm tu viện và bảo tháp được xây chung với các thị trấn Sirkap và Sirsukh ở Taxila.

Nền nghệ thuật Gandhara đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc phổ biến h́nh tượng Đức Phật khắp châu Á. Gandhara chính là nơi Phật giáo bắt đầu sự truyền bá khắp Trung Á và miền Viễn đông.

(The Telegraph - March 16, 2010)

 

Tượng Phật theo phong cách Gandhara - Photo: The Telegraph

 

 

ẤN ĐỘ: Đào tạo nghề về nghệ thuật truyền thống Phật giáo cho thanh thiếu niên thất nghiệp

 

Gangtok, Sikkim - Sở Nghề thủ công và Dệt tay của bang Sikkim đang đào tạo cho thanh thiếu niên thất nghiệp trong một nỗ lực quảng bá và bảo tồn nền nghệ thuật và nghề thủ công Phật giáo dân tộc.

Cơ quan này là nơi duy nhất kết hợp đào tạo kiêm sản xuất, điều hành trên 20 trung tâm tại Sikkim.

Nam nữ thanh thiếu niên tuổi từ 14 đến 24 được học các kỹ năng của nghệ thuật truyền thống này để nhờ đó mà kiếm sống và có được tương lai tốt đẹp.

Các thanh thiếu niên được dạy nghề làm thảm dệt thủ công có những hoạ tiết truyền thống, chăn mền, khăn quàng Angora và Lepcha, tranh cuộn, nghề chạm khắc gỗ, làm mặt nạ và đồ chơi được sơn thủ công.

Trợ lư Giám đốc Chozang Lepcha nói: Tất cả các học viên này quê ở thành phố Gangtok hoặc các vùng xa. Họ không có việc làm hoặc nghỉ học do điều kiện kinh tế quá khó khăn. Do đó chính quyền trả tiền thù lao cho họ dựa vào giai đoạn họ được đào tạo. Trong năm đầu tiên, các học viên được trả 700 rupees mỗi tháng, và sau một năm họ nhận 900 rupees một tháng. Họ được trả tiền thù lao để có thể tự lập và tự tin trong việc mưu sinh.

(ANI - March 15, 2010)

 

 

 

THÁI LAN: Lễ thụ giới Poi Sang Long tại tỉnh Mae Hong Son

 

Vào tháng 4 hàng năm, tỉnh Mae Hong Son ở miền bắc Thái Lan tổ chức một lễ thụ giới Poi Sang Long đặc biệt dành cho các tăng sĩ  nhỏ tuổi. Các cậu bé lứa tuổi từ 7 đến 14 được chấp nhận vào Tăng đoàn để tu học Phật pháp.

Trong lễ thụ giới, các cậu bé này mặc váy nhiều màu sắc, đội mũ đầy hoa tươi và mặt được vẽ những h́nh màu sặc sỡ.

Người dân của tỉnh Mae Hong Son tin rằng các lễ thụ giới Poi Sang Long cần phải được tổ chức càng lớn càng tốt.

Nguồn gốc của lễ thụ giới này xuất phát từ sự tích về Hoàng tử La Hầu La, con trai của Đức Phật, là người đă quyết định làm theo lời dạy của cha ḿnh và xuất gia tu tập. Tương truyền Ngài là Sa di đầu tiên trong Phật giáo. Và vào tháng 4 hàng năm, nhiều cậu bé đă đi theo dấu chân của Ngài.

(asiaroooms.com - March 18, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Trung tâm Phật học cổ Sirpur của thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10

 

Chhattisgarh, Ấn Độ - Ngày 22 - 3, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Văn hoá Brijmohen Agraval nói, "Chính quyền Chhattisgarh đang vận động hành lang để di tích Phật giáo Sirpur được công nhận là di sản thế giới. Nó xứng đáng được đưa vào danh sách các cảnh quan di sản thế giới v́ những di tích khảo cổ của nó gắn liền với các tôn giáo Shaiv, Vaishnav, Jain và Phật giáo hiếm thấy ở Ấn Độ".

Chính quyền bang Chhattisgarh đă tổ chức cuộc hội thảo quốc gia trong 3 ngày (từ 20 đến 22-3) tại thủ phủ Raipur, nơi các chuyên gia trao đổi thông tin về Sirpur.

Toạ lạc trên bờ sông Mahanadi, Sirpur là một trung tâm Phật học nổi tiếng trong suốt thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 10.

Theo nhà du hành người Trung Hoa là Huyền Trang, người đă viếng Sirpur vào thế kỷ thứ 7, th́ làng Sirpur có một bảo tháp A Dục và có ít nhất 100 tu viện cùng 150 đền chùa.

"Trong 5 năm qua, tổng cộng đă có 38 g̣ đồi tại Sirpur được khai quật, mang lại những chi tiết mới về lịch sử của các tôn giáo Shaiv, Vaishnav, Jain và Phật giáo. Hiện nay chứng cứ khảo cổ cho thấy Sirpur từng là một trung tâm học thuật lớn hơn Nalanda," bộ trưởng Brijmohan nói.

Chính quyền bang Chhattisgarh đă nộp các giấy tờ và tài liệu cần thiết cho chính quyền trung ương và đề nghị họ viết thư gửi đến UNESCO.

(Sify News - March 22, 2010)

 

Một trung tâm Phật giáo được t́m thấy ở Sirpur

 

 

TRUNG QUỐC: Đại Hội Thể Thao Châu Á (ĐHTTCA) sẽ có trung tâm tôn giáo

 

Quảng Châu, Quảng Đông - Trong kỳ ĐHTTCA lần thứ 16 diễn ra từ ngày 12 đến 27 - 3 - 2010, Uỷ ban tổ chức ĐHTTCA cho biết sẽ mở một trung tâm tôn giáo dành cho các vận động viên nước ngoài của các tín ngưỡng khác nhau.

Trung tâm sẽ có 6 pḥng hành lễ dành cho Phật giáo, Lăo giáo, Hồi giáo, Cơ đốc giáo, Công giáo và Ấn Độ giáo cùng với một pḥng tĩnh tâm.

Trung tâm hành lễ tôn giáo sẽ có một khu vực rộng khoảng 1.500 mét vuông, toạ lạc trong Phố ĐHTTCA ở chân núi Lianhua tại quận Panyu, tỉnh Quảng Châu.

Ngoài ra c̣n có 28 đền chùa, nhà thờ và nhà hành lễ đă được chỉ định dành cho các vận động viên và khán giả tập trung cầu nguyện.

Dự kiến có khoảng 12.000 vận động viên từ 45 nước và vùng lănh thổ ở châu Á sẽ tham dự Đại hội.

Chính quyền dă bắt đầu đào tạo công nhân viên và t́nh nguyện viên để phục vụ tại các khu vực dành cho tôn giáo này.

Nhiều địa điểm cúng bái đang được tu sửa và mở rộng để chuẩn bị cho Đại hội, trong số đó có Chùa Liurong và Chùa Đại Phật.

(China Daily - March 23, 2010)

PAKISTAN: Phái đoàn Phật giáo Thái Lan viếng thung lũng Swat

 

Một phái đoàn Phật giáo gồm 9 nhà truyền giáo từ Thái Lan đă đến viếng các di tích lịch sử về Phật giáo tại thung lũng Swat, lần đầu tiên sau khi hoà b́nh được phục hồi tại khu vực chịu ảnh hưởng của chiến tranh này.

Dẫn đầu phái đoàn là Tiến sĩ Anil Sakya - Phó Bí thư của Ban Bí thư Giáo trưởng Tối cao, và Thượng toạ Phallop - Tổng Thư kư Hội Phật giáo Thế giới.

Các thành viên của phái đoàn đă thăm và hành lễ tại các di tích lịch sử có từ 2.500 năm ở Swat.

Phát biểu với giới truyền thông, Tiến sĩ Anil và Thượng toạ Phallop bày tỏ niềm hoan hỉ về sự tồn tại được bảo vệ an ninh của các di tích Phật giáo 2.500 năm tuổi tại đây.

"Chúng tôi muốn truyền thông điệp này đến thế giới rằng người dân của Swat rất thân thiện và yêu hoà b́nh," họ nói.

(SMAA - March 26, 2010)

 

 

Phái đoàn Phật giáo đến từ Thái Lan đang hành lễ tại Swat - Photo: SMAA

 

 

 

BANGLADESH: Tượng Phật Nằm lớn nhất tại Bangladesh

 

Tượng Phật Nằm lớn nhất tại Bangladesh đang được xây trên một đồi nhỏ ở làng Taung Chay Wra thuộc thị trấn Ramu, quận Cox's Bazar.

Phụ trách việc xây tượng là Đại đức Karunasree Bhikku, người sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm Thiền định Vimatti Vipassana. Ông nói: Tượng dài 100 feet và cao 30 feet, khi hoàn thành sẽ là tượng Phật Nằm lớn nhất Bangladesh. Khởi công vào năm 2007, tượng được xây cho cộng đồng Phật tử của Bangladesh - đất nước có đa số dân theo đạo Hồi nhưng lại có được sự tự do và hoà hợp tôn giáo.

Công tŕnh sẽ hoàn thành trong 2 hoặc 3 tháng nữa, và phần tượng đă xây được 75%. Một số nước khác đă đóng góp một phần vào quỹ xây tượng.

Bangldesh có nhiều đền chùa và tu viện tại quận Cox's Bazar gần biên giới tây Miến Điện. Tại miền bắc Bangladesh , nhiều tu viện cổ được xây cách đây khoảng 1.700 năm cũng đă được khai quật.

(Narinjara News - March 26, 2010)

 

 

Tượng Phật Nằm lớn nhất Bangladesh đang được xây dựng - Photo: Narinjara News

 

 

 

HOA KỲ: Vườn Ngh́n Phật

 

Arlee, Montana - Vườn Ngh́n Phật đang được xây dựng tại Trung tâm Phật giáo Pháp giới gần Arleee. Trung tâm này đuựơc Đại sư Tây Tạng Gochen Tulku Sang-ngag thành lập vào năm 1999, và công tŕnh xây dựng vườn được khởi công vào năm 2000.

Khi hoàn thành, cảnh quan rộng 10 mẫu Anh có h́nh dạng như một pháp luân này sẽ gồm có 1.000 tượng Phật xếp tạo thành h́nh những nan hoa và 1.000 bảo tháp nằm trên ṿng bánh xe.

Đến nay, những t́nh nguyện viên đă làm được trên 400 tượng Phật tại một kho thóc ở địa điểm gần Arlee và một địa điểm khác ở Missoula. Người dân của mọi tầng lớp đă tham dự các lớp học để tạo tác các tượng Phật bằng xi măng Portland trắng đúc bằng khuôn.

Gần đây, trung tâm Phật giáo Pháp giới thông báo rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đă đồng ư sẽ đến thăm và khánh thành Vườn Ngh́n Phật, mà theo tiến độ th́ dự án này được hoàn thành vào cuối năm 2011.

Các thành viên của Trung tâm Phật giáo Pháp giới cần quyên khoảng 1 triệu usd để hoàn tất công tŕnh được dự kiến sẽ thu hút những người hành hương từ khắp thế giới này.

(Daily Inter Lake - March 28, 2010)

 

 

 

ẤN ĐỘ: Khai quật các cổ vật thời tiền đế quốc Mauryan

 

Gorakhpur, Uttar Pradesh - Di tích một toà nhà bằng gỗ, có từ thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 5 trước Công nguyên thuộc thời đại tiền đế quốc Mauryan, đă được một nhóm nghiên cứu khảo cổ phát hiện trong cuộc khai quật tại làng Bansdeela-Teelatar ở thành phố Gorakhpur, bang Uttar Pradesh.

Nhóm này đang thực hiện việc khai quật và nghiên cứu các cổ vật tại đây. Trưởng nhóm là Sagar Chaturvedi, Khoa trưởng Khoa Khảo cổ của trường Đại học Deen Dayal Upadhyay Gorakhpur, nói rằng phát hiện của họ có thể chứng minh về nền văn minh cổ đại trong khu vực vào thời đại đó.

Miền đông của bang Uttar Pradesh này là một trung tâm quan trọng của nền văn minh Aryan và của các thị tộc từng cai trị những khu vực khác nhau vào thời đại Phật giáo.

Trong khi Đức Phật thuộc thị tộc Shakya, th́ người Maurya sống tại vùng Chauri-Chaura là tổ tiên của đại đế Chandraguta Maurya.

Ông Chaturvedi nói rằng di tích của toà nhà được làm bằng gỗ Sal, và đến nay một số đồ dùng bằng đất và một ngọn giáo sắt đă được t́m thấy.

(Hindustan Times - March 29)

 

 

 

HOA KỲ: Tượng Phật ngọc đạt giá trên 2,3 triệu usd

 

Sau thành công của cuộc bán đấu giá có chủ đề Nền Nghệ thuật Nam Á Cận đại và Đương đại vào ngày 23 - 3, nhà đấu giá Christie tiếp tục tổ chức thương vụ mang tên Đồ Gốm sứ và Các Tác phẩm Mỹ thuật Trung Hoa vào ngày 26 -3 tại New York.

Lần bán đấu giá này của  Christie's đă đạt tổng doanh số là trên 22,6 triệu usd.

Mặt hàng có giá cao nhất là tượng Phật ngọc trắng quư hiếm, được tạo tác vào khoảng từ thế kỷ thứ 18 đến 19. Tượng là một minh chứng lịch sử nổi bật về sự hưng thịnh của Phật giáo trong suốt thời đại nhà Thanh.

Vượt giá phỏng đoán ban đầu là khoảng từ 150 đến 200 ngh́n usd, cuối cùng tượng Phật ngọc trắng này được bán với giá lên đến trên 2,3 triệu usd.

(paulfrazercollectibles.com - March 2010)

 

 

 

Tượng Phật ngọc trắng thời nhà Thanh, Trung Hoa - Photo: Paul Frazer Collectibles