TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI THÁNG 01.2011

 

MĂ LAI: Học tiếng Pali để hiểu giáo lư nguyên thủy của Đức Phật

 

Trung tâm Đại Tịnh xá Phật giáo Kuching tại Jalan Kung Phin sẽ mở khóa học tiếng Pali kéo dài 10 ngày, bắt đầu vào ngày 11-01-2011.

Khóa học do Thượng tọa Ayagama Yasassi đến từ Tích Lan thực hiện.

Thượng tọa Yasassi đă từng là giảng viên tiếng Pali (trong môi trường tiếng Anh) tại các học viện và trường đại học như Viện Phật giáo Tích Lan, một trường đại học ở Mă Lai và trường Đại học Kelaniya.

Thượng tọa là tác giả của một số tập sách Phật pháp và làm chủ bút/trợ lư chủ bút tại một số tổ chức, và c̣n giành được nhiều danh hiệu và học bổng do có kiến thức uyên bác về tiếng Pali và tiếng Phạn.

Tiếng Pali gồm 41 chữ cái (với 8 nguyên âm và 33 phụ âm), là một ngôn ngữ Trung Ấn-Aryan của Ấn Độ. Nó nổi tiếng là ngôn ngữ của nhiều kinh Phật có sớm nhất, như đă được thu thập trong Kinh Pali hay Tam Tạng.

Học tiếng Pali sẽ có được một số lợi ích. Nó không chỉ là ngôn ngữ chung trong các nước Phật giáo, mà việc thông hiểu ngôn ngữ này sẽ làm cho mọi người hiểu được Phật pháp hơn bao giờ hết.

(thestar.com - January 1, 2011)

 

 

BHUTAN: Nỗ lực bảo tồn các bức bích họa Phật giáo

 

Thimphu, Bhutan - Trong một nỗ lực để bảo tồn những bích họa có từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, vương quốc Bhutan của Hi Mă Lạp Sơn đă cấp cho các chuyên gia hội họa người Anh quyền tiếp cận hiếm có với khoảng 2.000 tự viện Phật giáo.

Được tài trợ bởi một nhà tài trợ ẩn danh người Mỹ, dự án nghiên cứu này là một nỗ lực chung giữa Viện Nghệ thuật Courtauld ở Luân Đôn và Bộ Văn hóa Bhutan.

Các chuyên gia đă hoàn thành việc nghiên cứu thực địa và phân tích, và sẽ công bố một báo cáo. Nền nghệ thuật của Bhutan phần lớn chỉ dành cho việc thờ phượng trong các tự viện, v́ vậy nó ít được biết đến tại Tây phương và khó tiếp cận được ngay cả tại nội địa Bhutan.

Vào năm 2008, chính phủ Bhutan đă cho phép một số tác phẩm nghệ thuật linh thiêng được đem đi trưng bày tại một cuộc triển lăm do Viện Hàn lâm Nghệ thuật Honolulu (Hoa Kỳ) tổ chức - với điều kiện chúng được các nhà sư Bhutan ǵn giữ, thực hiện các nghi lễ thường nhật để bảo toàn về mặt tinh thần của các tác phẩm này.

(The New York Times - January 2, 2010)

 

 

CAM BỐT: Đại hội Phật giáo Quốc gia lần thứ 19

 

Ngày 03-01-2011 tại Phnom Penh, trên 800 tăng sĩ từ khắp đất nước đă tập trung để dự Đại hội Phật giáo Quốc gia lần thứ 19.

Trong bài diễn văn bế mạc, Phó Thủ tướng Men Sam An nói rằng: Phật giáo là nguồn kiến thức truyền thống đối với thanh niên Cam Bốt. Do đó, chư tăng có nhiệm vụ phải khắc ghi những đức hạnh phù hợp và góp phần vào sự tiến bộ xă hội, kêu gọi các tăng sĩ đồng đạo cố gắng thực hành giáo lư Phật giáo trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Phó Thủ tướng hoan nghênh những bước tiến lớn mà chư tăng đă thực hiện, qua việc ghi nhận rằng: Chỉ với 7 tăng sĩ c̣n sống sót qua chế độ Pon Pot, nhưng ngày nay số tăng sĩ đă tăng lên đến 56.301 người.

Bộ trưởng Bộ Giáo phái và Tôn giáo Min Khin cũng nói rằng bộ này đang trong quá tŕnh cải cách những cơ cấu của tăng đoàn, nhằm thúc đẩy sự phát triển quốc gia và tăng cường sự tuân thủ đạo đức Phật giáo.

(Phnom Penh Post - January 4, 2011)

 

Quang cảnh Đại hội Phật giáo Cam Bốt lần thứ 19 - Photo: PPP

 

 

ĐÀI LOAN: Các tông phái Phật giáo Thế giới cầu nguyện cho Ḥa b́nh và Ḥa hợp Liên Tôn giáo

 

Đài Bắc, Đài Loan - Một đại lễ cần nguyện cho ḥa b́nh và ḥa hợp tôn giáo đă được tổ chức vào giao thừa Năm mới 2011 tại Đài Bắc. Ông Dawa Tsering, người đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đă nhân mạnh tầm quan trọng của sự ḥa hợp tôn giáo giữa các tôn giáo khác nhau trên thế giới.

Buổi lễ được phối hợp tổ chức bởi Trung tâm Đạo pháp Tây Tạng Theksum Choeling, Chùa Long Sơn và Chùa Pháp Sơn của Đài Loan, theo hướng dẫn của Cơ sở Tôn giáo Tây Tạng của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Lễ cầu nguyện có trên 600 người thuộc các tông phái Phật giáo khác nhau tham dự.

Chư tăng ni từ các tu viện và trung tâm học tập của Đài Loan và Tây Tạng tại Đài Bắc cũng tham dự đại lễ.

Các vị cao tăng đă nói về tầm quan trọng của việc duy tŕ mối quan hệ tốt giữa tất cả tín đồ Phật giáo tại Đài Loan và cùng nhau làm việc v́ sự ḥa hợp tôn giáo.

(Tibet Net - January 4, 2011)

1

Đại lễ cầu nguyện cho ḥa b́nh và ḥa hợp tôn giáo tại Đài Bắc, Đài Loan - Photo: Tibet Net

 

 

GIA NĂ ĐẠI: Xây dựng Phật Học viện mới tại tỉnh Prince Edward Island

 

Phật Học viện Đại Giác ngộ đang xây dựng một tổ hợp công tŕnh mới rộng lớn hơn ở Little Sands gần Wood Islands, phía đông tỉnh Prince Edward Island (PEI) của Gia Nă Đại.

Đây sẽ là nơi lưu trú của chư tăng trong mùa lễ an cư kiết hạ.

Vào năm 2009, Phật Học viện Đại Giác ngộ mở tại địa điểm trước kia là khách sạn và nhà hàng Lobster Shanty ở thành phố Montague.

Bây giờ chư tăng đang xây một học viện mới bao gồm các pḥng kư túc xá, các pḥng học, một pḥng ăn và một số ṭa nhà khác. Tổ hợp mới này sẽ chứa được từ 80 đến 100 người.

Chư tăng phần lớn đến từ Trung quốc và Đài Loan và mỗi lần lưu trú trong vài tháng.

(CBC - January 6, 2011)

 

2

Tổ hợp mới của Phật Học viện Đại Giác ngộ ở PEI, Gia Nă Đại - Photo: CBC

 

 

TRUNG QUỐC: Thiếu Lâm Tự mở rộng ở ngoại quốc

 

Gần đây, Sư Yongxin - Trụ tŕ chùa Thiếu Lâm của Trung quốc kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Thiếu Lâm Tự - cho biết rằng: Thiếu Lâm Tự đă trực tiếp kiểm soát hơn 40 công ty ở các thành phố nước ngoài.

Ông nói hiện nay họ đang có hơn 40 công ty tại Luân Đôn, Bá Linh và các thành phố nước ngoài khác. Đồng thời họ c̣n gián tiếp điều hành thêm một số công ty nước ngoài nữa.
"Ban đầu chúng tôi thuê nhà ở hải ngoại để thu nhận học viên. Sau đó chúng tôi mua nhà thế chấp khi đă có một số tiền", Sư Yongxin nói. "Khi đă trở nên khá giả hơn, chúng tôi bắt đầu mua đất và xây nhà cho chính ḿnh. Chúng tôi làm như vậy để tự tạo sự b́nh đẳng cho bản thân trong môi trường nước ngoài".

Sau khi Thiếu Lâm Tự bắt đầu mở rộng ở nước ngoài, Sư Yongxin nhận thấy đôi khi việc nghiên cứu Phật giáo được quan tâm nhiều hơn ở nước ngoài so với ở nội địa Trung quốc. Để minh chứng minh quan điểm này, ông kể lại lần ông đến Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, ông đă được thư viện cho xem không những một số sách Phật giáo từ thời Minh và Thanh mà c̣n cả một số tranh in giấy của Thiếu Lâm Tự nữa.

(People's Daily Online - January 10, 2011) 

 

Yongxin

Các phóng viên bao quanh Sư Yongxin tại Diễn đàn Quốc tế về Công nghiệp Văn hóa tại Bắc Kinh, tháng 01- 2011 - Photo: China Daily



 

NEPAL: Bắt đầu dự án bảo tồn Lâm T́ Ni

 

Một nhóm các nhà khảo cổ học quốc tế đă bắt đầu một cuộc khảo cứu 3 năm về các phế tích khảo cổ của Lâm T́ Ni, sinh quán của Đức Phật, ở Nepal.

Lâm T́ Ni là một điểm đến hành hương nổi tiếng thế giới của Phật giáo, và là một Di sản Thế giới của UNESSCO từ năm 1997.

Được chính phủ Nhật Bản tài trợ, và với sự phối hợp của văn pḥng UNESCO tại thủ đô Kathmandu của Nepal, dự án nhằm quy hoạch các cơ sở hành hương thích hợp để không làm hỏng đi những bảo vật c̣n nằm ẩn bên dưới mặt đất.

Nhóm khảo cổ gồm các chuyên gia từ Cục Khảo cổ và Ban Quản trị Phát triển Lâm T́ Ni, được chỉ đạo bởi Giáo sư Robin Coningham - chuyên gia khảo cổ của UNESCO.
"Dự án này cung cấp một cơ hội duy nhất để khảo cứu một số giai đoạn phát triển sớm nhất của một trong các truyền thống tôn giáo lớn nhất thế giới, và sẽ đưa được bằng chứng khoa học mới vào cuộc tranh luận xung quanh ngày sinh của Đức Phật," ông Coningham nói.

(ANI January 12, 2011)

 

Khu di tích Lâm T́ Ni (Nepal) Photo: UN News

 

 

 

TRUNG QUỐC: Lễ hội Laba tại Bắc Kinh

 

Ngày 11-01-2011, Đền Lạt ma Yonghegong ở Bắc Kinh đă phục vụ Cháo Laba miễn phí trong Lễ hội Laba.

Lễ hội Laba là một lễ hội truyền thống Trung Hoa, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng Chạp Âm lịch. Tại Trung quốc, theo phong tục th́ đây là ngày ăn Cháo Laba.

Theo văn học, các vị lạt ma của Đền Lạt ma Yonghegong thường bắt đầu nấu cháo vào ngày mồng 1 tháng Chạp Âm lịch. Và họ sẽ cung cấp cháo Laba miễn phí cho tín đồ vào ngày mồng 8 tháng Chạp. Các nhà sư cũng sẽ cầu nguyện xung quanh các nồi cháo. Mặc dù mỗi gia đ́nh đều tự nấu cháo của ḿnh, nhưng một số người lại muốn có được cháo nấu từ Đền Lạt ma để được may mắn. Về sau, việc cung cấp cháo miễm phí trở thành một truyền thống quan trọng.
Trước thời nhà Tần (221-206 trước Công nguyên), Lễ hội Laba là lễ mừng một vụ thu hoạch mới. Sau khi Phật giáo truyền đến Trung Hoa trong thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, lễ hội này được mang ư nghĩa kỷ niệm sự giác ngộ của Đức Phật khi Ngài ở tuổi 35. Trong triều đại nhà Thanh, các nghi lễ cho lễ hội Laba được tổ chức lần đầu tiên tại Đền Lạt ma ở Bắc Kinh.

(chinadaily.com.cn - January 11, 2011)

 

laba

Cháo Laba, món ăn truyền thống vào dịp Lễ hội Laba của Trung Hoa - Photo: chinadaily.com.cn

 

 

ẤN ĐỘ: Phim tài liệu về Đường tăng Huyền Trang

 

Cuộc hành tŕnh dài 17 năm đến Ấn Độ vào năm 629 sau Công nguyên của Huyền Trang, nhà sư Trung Hoa nổi tiếng, là chủ đề của một phim tài liệu mới của nhà làm phim Ấn Độ Ravi Verma.

Phim có tựa đề là "Hridaysutram", sẽ được quay tại Lộc Uyển, Lâm T́ Ni, Patua, Thành Vương Xá, Phật Đà Da và Ayodhya. Phim được lấy cảm hứng từ chuyến đi của sư Huyền Trang đến Ấn Độ. Sau đó nhà sư trở về Trung Hoa với 3 bản sao của kinh Phật và dịch chúng sang tiếng Trung Hoa.

Nhà làm phim Verma là một Phật tử. Ông sinh tại bang Bihar của Ấn Độ, và nay ông đă chuyển cơ sở của ḿnh đến Hoa Kỳ. Ông dự kiến sẽ hoàn thành phim tài liệu của ḿnh trong 6 tháng nữa.

Ông Verma nói rằng phim tài liệu này sẽ thể hiện chi tiết các khía cạnh khác nhau của cuộc đời Đức Phật, nhưng điểm tập trung chủ yếu sẽ nói về nhà sư Huyền Trang - người đă du hành đến Ấn Độ để thỉnh các bản chân kinh Phật giáo và dành cả cuộc đời ḿnh để sao chép chúng.

(PTI - January 13, 2011)  



 

TÍCH LAN: Công bố về Hội thảo Quốc tế để phục hưng Phật giáo

 

Qua cuộc thảo luận tại Văn pḥng Thủ tướng vào ngày 12-01-2011, Thủ tướng D M Jayaratne đă công bố về một cuộc Hội thảo Quốc tế để bảo đảm một sự phục hưng các hoạt động Phật giáo tại Tích Lan.

Sự kiện này sẽ trùng với Phật lịch Giác ngộ 2600.

Hội trưởng Hội Phật giáo của Pháp là Thượng tọa Tiến sĩ Thampalawela Dharmaratana sẽ là Chủ tịch hội thảo, và Chủ tịch Hội Phật giáo Los Angeles (Hoa Kỳ) là Thượng tọa Godakalane Gunaratana sẽ giữ vai tṛ Thư kư hội thảo.

Cuộc hội thảo Phật giáo sẽ t́m các phương pháp và phương tiện để đưa cuộc sống mới vào các hoạt động Phật giáo tại quốc đảo Tích Lan.

Họ cũng được giao phó nhiệm vụ cao quư để truyền bá Phật Pháp khắp thế giới. Hiện diện tại cuộc thảo luận này c̣n có các vị cao tăng của Hội và Trung tâm Phật giáo tại Ấn Độ, Nhật Bản, Thụy Điển cùng các quan chức Tích Lan.

(Sri Lanka News - January 13, 2011)

 

Int

Thủ tướng D M Jayaratne và các quan chức Tích Lan cùng các tu sĩ Phật giáo hàng đầu tại cuộc thảo luận - Photo: Sri Lanka News

 

ÚC ĐẠI LỢI: Hội Phật Quang Sơn Quốc tế (BLIA) cứu trợ nạn nhân lũ lụt của bang Queensland 

 

Priestdale, Queensland - Nhận thức được những khó khăn và thiệt hại lớn do trận lũ mà cư dân bang Queensland phải gánh chịu, Đại sư Hsing Yun đă đóng góp 100.000 đô la cho ban Vận động Cứu trợ Thảm họa của Thủ tướng Úc.

Đại sư Hsing Yun là người sáng lập Phật Quang Sơn, một trong các tổ chức Phật giáo lớn nhất thế giới - bao gồm hơn 170 Phật Quang Sơn tự điện.

Ngày 14-01-2011, Giáo hội Phật Quang Quốc tế của bang Queensland (BLIAQ) đă chuyển số tiền đóng góp nói trên từ Trụ sở Thế giới của Hội Phật Quang Quốc tế (BLIA) đến Ngài Stephen Robertson, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Mỏ và Năng lượng kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại - là người đại diện Thủ tướng để nhận tiền cứu trợ.

BLIAQ đang tập hợp hội viên để giúp việc dọn vệ sinh. Các giáo hội khác của BLIA trên khắp thế giới cũng đang gây quỹ để gửi tiền cứu trợ đến ban Vận động Cứu trợ Thảm họa.

Đại sư Hsing Yun cùng toàn thể hội viên BLIA trên toàn thế giới đang cầu nguyện cho sự b́nh yên và sức mạnh đến với những nạn nhân lũ lụt đang phải đối mặt với thời gian bi thương này.

(Buddhist Channel - January 15, 2011)

 

Đại sư Hsing Yun đang trả lời phỏng vấn của báo giới - Photo: The Westerner

 

 

TRUNG QUỐC: Các ấn phẩm quảng bá Tu viện Labrang

 

Vào ngày 16-01-2011, một bộ gồm sách, tranh ảnh và đĩa kỹ thuật số về lịch sử và văn hoá của Tu viện Labrang đă được phát hành tại Lan Châu, thủ phủ của tỉnh Cam Túc. Đây là tu viện trung tâm của giáo phái áo vàng của Phật giáo Tây Tạng.

Loạt ấn phẩm này tập trung vào Tu viện Labrang, Phật giáo Tây Tạng và về văn hóa dân gian, tiểu sử chư cao tăng và quan điểm của du khách về Labrang - bao gồm những bài viết và h́nh ảnh do các tác giả là  khách du lịch ba lô ngoại quốc và các học giả Trung Hoa (từ 1895 đến 1949), vốn được các biên tập viên t́m thấy trong các thư viện ở trường Đại học Havard (Hoa Kỳ) và tại nước Nga.

(Xinhua - January 16, 2011)

 

Tu viện Labrang - Photo: Wikipedia

 

 

HÀN QUỐC: Bảo vật Quốc gia Số 48: Trang đầu sách của Kinh Hoa Nghiêm

 

Trang đầu sách của Kinh Hoa Nghiêm được sao chép bằng tay. Đây là cách duy nhất để sao chép kinh Phật trước khi việc in ấn được phát minh.

Nhưng khi ngành in ra đời, kinh điển đă được sao chép như một cách để t́m hiểu đạo Phật và tích lũy thiện nghiệp.

Bản kinh xưa thường được tŕnh bày bằng một bức tranh mô tả những điển tích quan trọng trong bộ kinh.

Trang đầu sách của Kinh Hoa Nghiêm có từ năm 1350 (thời Goryeo), là Bảo vật Quốc gia số hiệu 48 được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc. Trên trang này có tranh mô tả cảnh Đức Phổ Hiền Bồ Tát đang giảng kinh cho người hành hương trẻ tuổi Seonjaedoja.

(Joongang Daily - January 17, 2011)

 

Trang đầu sách của Kinh Hoa Nghiêm - Photo: Joongang Daily

 

 

ẤN ĐỘ: Hoạt cảnh về 'Di sản Phật giáo tại Gujarat'

 

'Di sản Phật giáo tại Gujarat' sẽ là chủ đề của hoạt cảnh (của bang Gujarat) cho cuộc diễn hành nhân Ngày Cộng ḥa 26 tháng 01 của Ấn Độ, được tổ chức tại New Delhi.

Hoạt cảnh miêu tả di sản phong phú của Phật giáo, hiện hữu trong nhiều h́nh thức trên khắp bang Gujarat: Các hiện vật trưng bày của hoạt cảnh gồm một bản sao của pho tượng Phật thuộc thế kỷ thứ 4 được phát hiện tại vùng Dev-ni-mori, cùng với các biểu tượng Phật giáo được t́m thấy tại thành phố Vadnagar.

Ở phần sau của hoạt cảnh là một mô h́nh của hang động Khanbhalida tại thành phố Rajkot, cùng với các tác phẩm điêu khắc Phật giáo.

Một nhóm các tăng sĩ sẽ vừa đi vừa tụng niệm phía trước hoạt cảnh.

(PTI - January 18, 2011)

 

 

THÁI LAN: Tượng Phật Nằm lớn nhất Thái Lan tại Wat Pho, Bangkok

 

Tại Phật điện của Wat Pho (Chùa Pho) ở Bangkok có tượng Phật Nằm lớn nhất Thái Lan.

Tượng minh họa Đức Phật nhập Niết Bàn, có chiều dài 46 mét và cao 15 mét, được bao phủ bằng vàng lá. Hai bàn chân và đôi mắt Đức Phật đang mỉm cười được cẩn xà cừ trang trí. Đôi bàn chân tượng cũng được trang trí với 108 thiện tướng của Đức Phật.

Bên ngoài điện Phật Nằm có gần 100 ngôi chùa và một số sảnh đường. Những điện tự này chứa rất nhiều bộ tượng Phật. Trong khuôn viên chùa có trên 1.000 ảnh tượng Đức Phật, đa số được mang đến từ các cố đô Sukhothai và Ayutthaya của Thái Lan.

Phần lớn du khách chỉ tham quan khu vực có tượng Phật Nằm của chùa, c̣n khu vực khác là nơi cư trú của chư tăng.

(Suite 101 - January 19, 2011)

 

Tượng Phật Nằm lớn nhất Thái Lan - Photo: Wikipedia 

 

 

 

ẤN ĐỘ: Tiềm năng du lịch giữa Nam Hàn và bang Odisha của Ấn Độ

 

Ngày 20-01-2011 tại thành phố Bhubaneswar (thủ phủ của bang Odisha), Hội đồng Phát triển Du lịch Odisha (OTDC) đă tổ chức cuộc hội thảo về tiềm năng du lịch giữa Nam Hàn và Odisha - để đánh dấu Ngày Quốc tế Ḥa b́nh của Liên Hiệp Quốc. Thượng nghị sĩ Pyari Mohan đă bày tỏ hy vọng rằng: tiến tŕnh của một sự hợp tác chặt chẽ giữa thành phố Jellonamdo của Nam Hàn và bang Odisha để thúc đẩy du lịch và các hoạt động kinh tế khác sẽ thu hút đông đảo du khách Phật giáo từ Nam Hàn và Nhật Bản đến với bang Odisha.

Bộ trưởng Bộ Lao động và Việc làm Poshpendra Singhdeo hy vọng rằng mối quan hệ giữa 2 dân tộc sẽ được nâng lên và kích thích nền kinh tế của cả hai khu vực.

Đại sứ của Hội Hợp tác Toàn cầu (GCS) tại Liên Hiệp Quốc là Tiến sĩ Hong Ki-Kim đă so sánh tầm quan trọng của Odisha đối với Phật tử như Jerusalem đối với tín đồ Cơ Đốc giáo. Đề cập đến hoạt động của OTDC để làm cho GCS thành cơ quan đầu mối trong việc thu hút du khách đến với bang Odisha, ông nói rằng sự hiện diện của GCS tại 48 nước sẽ có thể đáp ứng những mong đợi của OTDC.

(Buddhist Channel - January 23, 2011)

 

 

Một đền thờ Phật giáo tại bang Odisha, Ấn Độ - Photo: Orissa Current News

 

 

 

MÔNG CỔ: Erdene Zuu: tu viện Phật giáo cổ xưa nhất c̣n tồn tại của Mông Cổ

 

Tu viện Erdene Zuu có từ năm 1586, được xây bằng gạch lấy từ phế tích của cố đô Karakorum.

Nằm trong Thung lũng Orkhon, nó là tu viện Phật giáo cổ nhất c̣n tồn tại của Mông Cổ.

Xưa kia tổ hợp này có 60 đền chùa và 1.000 tăng sĩ. Bây giờ nó chỉ có 54 tăng sĩ - không ai trong số họ sống tại di tích này, và chỉ c̣n 13 đền chùa - trong số đó chỉ c̣n Đền Lạt Ma là có thể được dùng cho việc thờ phụng.

Đền Lạt Ma hiện nay được cai quản bởi Baasansuren Handsuren, một cao tăng nói tiếng Anh. Ông tu học tại tu viện khi được 14 tuổi (năm 1991) và làm trưởng lạt ma nơi này từ 7 năm nay.

Ông đă thành lập một trường học, được xây nhờ sự cúng dường của địa phương và sự tài trợ của Hội Hi Mă Lạp Sơn. Hiện nay trường có được 30 học viên tuổi từ 9 đến 16. Các tu sĩ trẻ này được học cả về Phật giáo lẫn thế tục.

Lạt ma trưởng Baasansuren Handsuren muốn mở rộng quy mô của tu viện cho việc giáo dục và phục vụ rộng răi cho cộng đồng Karakorum, qua một trung tâm cộng đồng gồm 1 thư viện, 1 nhà bếp và các pḥng học dành cho việc giảng dạy Phật pháp và thiền định.

(Khaleej Times - January 23)

 

 

TRUNG QUỐC: Tu viện Phật giáo Labuleng 

 

Cam Túc, Trung quốc - Tu viện Labuleng được vị Phật Sống đầu tiên là Jia Muyang xây vào năm 1710, và bây giờ nó là trung tâm văn hóa lớn nhất của Phật giáo Tây Tạng tại các tỉnh Cam Túc, Thanh Hải và Tứ Xuyên.

Tọa lạc tại phía tây Hạt Xihe thuộc Quận Tự trị Gannan của Tây Tạng, Tu viện Labuleng là trung tâm tôn giáo và văn hóa của vùng nam Cam Túc. Nó là tổ chức lạt ma lớn nhất thế giới, bao gồm 6 trường cao đẳng ở các vùng khác nhau.

Hàng năm khách hành hương từ khắp Trung quốc và thế giới đến viếng Tu viện Labuleng. Các nghi lễ tôn giáo lớn được lần lượt tổ chức từ ngày 04 đến 17 tháng giêng, và từ 24 tháng 6 đến 15 tháng 7 âm lịch.

Tu viện Labuleng được xem là một thánh địa, không chỉ trong mắt  của người dân địa phương mà c̣n đối với những ai mong muốn làm cho tâm linh của ḿnh được trong sạch.

(UrbanDharma - January 24, 2011) 

Tu viện Phật giáo Labuleng ở Cam Túc,Trung quốc - Photo: CRIENGLISH.com 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Viện Bảo tàng Quốc gia Cardiff (xứ Wales) triển lăm các tác phẩm điêu khắc đá Đại Túc của Trung quốc

 

Từ ngày 26-01 đến 03-04-2011, viện Bảo tàng Cardiff tại xứ Wales tổ chức cuộc triển lăm 'Từ những dốc đồi: Những tác phẩm khắc đá ở Đại Túc,Trung quốc'.

Nằm gần thành phố Trùng Khánh, di sản thế giới Đại Túc là nơi có 50.000 tượng Phật và các tác phẩm khác được điêu khắc bằng đá sa thạch. Di tích này được xem là kiểu mẫu lớn nhất của nền nghệ thuật đền chùa Phật giáo trong hang động. Công tŕnh điêu khắc tại Đại Túc bắt đầu vào thế kỷ thứ 7 và tiếp tục trong hơn 4 thế kỷ.

Trong số các hiện vật được triển lăm này có nhiều tượng được phát hiện từ các cuộc khai quật gần đây.

Đây là lần đầu tiên các tượng điêu khắc Đại Túc được trưng bày bên ngoài Trung quốc. Và theo kế hoạch, số tác phẩm khắc đá này cũng sẽ được đem triển lăm tại Bắc Mỹ. Nam Mỹ, châu Phi và châu Úc.

(BBC Wales - January 26, 2011)

 

 

Tượng Phật Đại Túc triển lăm tại xứ Wales - Photo: Clare Gabriel

 

 

TÂY TẠNG: 4 triệu du khách tham quan Cung điện Potala trong 5 năm qua

 

Trong 5 năm qua, đă có 4.040.000 du khách và tín đồ Phật giáo đến viếng Cung điện Potala, một Di sản Văn hóa Thế giới ở thủ phủ Lhasa của Tây Tạng. Đây là cung điện mùa đông của các vị Đạt lai Lạt ma, được xây vào thế kỷ thứ 7.

Sau khi tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng được vận hành vào năm 2006, số lượng du khách hàng ngày được tham quan Cung điện Potala đă tăng từ 1.500 lên 2.300 người.

Năm 2007, lượng du khách đă vượt hơn 1 triệu, tăng 56% so với năm 2006. Nhưng nó giảm mạnh vào năm 2008 xuống c̣n 478.300 do các cuộc bạo loạn tại Lhasa vào ngày 14-03-2008.

Tuy nhiên, ngành du lịch đă lấy lại đà trong 2 năm qua, với số lượng du khách đă đạt 780.000 vào năm 2009 và trên 1 triệu người vào năm 2010.

(Tân Hoa Xă - January 27, 2011)   

Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng - Photo: Wikipedia