TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 9.2013

Diệu Âm lược dịch

 

NAM HÀN: Diễn đàn quốc tế tại Seoul về bản kinh Phật cổ 

 

Một hội thảo quốc tế được tổ chức vào thượng tuần tháng 9-2013 tại Plaza Hotel ở trung tâm Seoul để thảo luận và phát huy giá trị lịch sử của kinh Tam Tạng Cao Ly, một trong những kinh điển Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới.

Các học giả và chuyên gia từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn tham dự diễn đàn để khám phá những thông điệp và cấu trúc của bộ kinh Phật giáo 750 tuổi này.

Kinh Tam Tạng Cao Ly là một bộ sưu tập giáo lư vào giáo luật Phật giáo được khắc lên hơn 80.000 mộc bản, tạo tác vào thế kỷ 13. Đây được xem là bộ kinh điển Phật giáo toàn diện nhất được t́m thấy tính đến ngày nay, và Chùa Haein, nơi lưu giữ bộ kinh, là một Di sản Thế giới UNESCO.

(tipitaka.net – September 1, 2013)  

 

http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/tipitaka-kr.JPG

Bộ mộc bản kinh Tam Tạng Cao Ly - Photo: Yonhap News

 

 

HOA KỲ: Giáo hội Phật giáo New York kỷ niệm 75 năm thành lập

 

Kể từ khi thành lập vào năm 1938, Giáo hội Phật giáo New York (NYBC) ở Manhattan đă là nơi thiêng liêng dành cho các tín đồ đô thị của Trường phái Phật giáo Tịnh Độ Chân tông (Jodoshinshu), vốn có nguồn gốc từ thế kỷ 13 tại Nhật Bản.

Để kỷ niệm 75 năm thành lập NYBC, các hoạt động lễ hội được khởi động vào ngày 7-9-2013, với cuộc triển lăm vơ thuật cũng như vũ đạo Nhật và tŕnh diễn trống Taiko. Nhân dịp này, khách tham quan cũng được thưởng lăm lễ khai mạc và lễ tiếp tân của cuộc triển lăm mang tên “Quang huy Giác ngộ”. Chương tŕnh nghệ thuật sau đó sẽ diễn ra mỗi cuối tuần cho đến ngày 12 và 13-10-2013, là thời gian các hội viên sẽ tổ chức Bữa ăn tối và Lễ Kỷ niệm Thành lập lần thứ 75.

(Shambhala Sun – September 1, 2013)

 

http://shambhalasun.com/news/wp-content/uploads/2013/08/nybc-498.jpg

Thượng tọa Hozen Seki (ngồi bên phải), người sáng lập Giáo hội phật giáo New York - Photo: Buddha Dharma

 

 

BA LAN: Tân trang nhà kho cũ để làm trung tâm thiền tại thủ đô Warsaw

 

Tổ chức Phật giáo Kim Cương Thừa đă được cấp giấy phép để tái phát triển một nhà kho cũ ở khu Kolo, quận Wola của thủ đô Warsaw.

Tiền đầu tư 5 triệu zloty (tiền Ba Lan) sẽ được sử dụng bởi một cộng đồng 500 người, vốn có trụ sở hiện nay đă quá nhỏ để chứa tất cả các hội viên của cộng đồng. Nhà kho sẽ được tân trang và xây thêm một tầng nữa. Khi hoàn thành, cơ sở này sẽ là trung tâm Phật giáo lớn nhất Ba Lan.

Tầng 1 sẽ là một khu thiền định rộng, c̣n tầng 2 và 3 sẽ được dùng làm các khu cư trú (dành cho nhân viên trung tâm cũng như cho tất cả khách đến để thiền định), khu kỹ thuật và dịch vụ. Ngoài ra, hội đang lên kế hoạch để phát triển 2 ṭa nhà mới.

Phật giáo Kim Cương Thừa là một tổ chức tín đồ thuộc trường phái Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng. Cho đến nay, hội này đă thành lập hơn 40 trung tâm Kim Cương Thừa tại Ba Lan.

(wbj.pl – September 2, 2013)

 

http://www.wbj.pl/images/19_budda_139e8_.jpg

Bản vẽ trung tâm thiền của hội Phật giáo Kim Cương Thừa (Ba Lan)

Photo: wbj.pl

 

 

ẤN ĐỘ: Ajanta, hang động Phật giáo tại bang Maharashta

 

Tranh và tác phẩm điêu khắc trên đá trong hang Ajanta, một khu tu viện Phật giáo tại bang Maharashta, là một minh chứng cho thời kỳ vàng son của Phật giáo tại Ấn Độ và là một thành tựu nghệ thuật độc đáo.

Được phát hiện và đặt tên theo ngôi làng Ajintha ở gần đó bởi người Anh vào năm 1819, các hang động này do nằm ở một vị trí xa xôi nên măi đến năm 1983 chúng mới được công nhận là Di sản Thế giới UNESCO.

Đây là các hang động nhân tạo được đục thành từ vách đá qua một thời kỳ kéo dài từ thế kỷ thứ 2 BC đến thế kỷ thứ 5 hoặc 6 AD, bao gồm 29 hang động – chủ yếu là Tịnh xá, với 5 Bảo tháp có đền thờ Phật. Có thời khu tịnh xá này là nơi cư trú của 200 tăng sĩ và thợ thủ công.

(buddhistartnews – September 4, 2013)

 

The Ajanta caves

Hang động Ajanta

Indian painting of Vajrapani Bodhisattva from the Ajaṇṭā Caves

Ttranh Kim Cương Thủ Bồ Tát tù Hang động Ajanta

Valokiteśvara "Lord who looks down") is a bodhisattva who embodies the compassion of all Buddhas. In Sanskrit, Avalokitesvara is also referred to as Padmapāni

Tranh Quán Thế Âm Bồ Tát (tại Hang động Ajanta)

A section of the mural at Ajanta in Cave No 17,depicts the 'coming of Sinhala'.The prince (Prince Vijaya) is seen in both of groups of elephants and riders

Một phần của bức bích họa ở Hang Ajanta Số 17

Photos: The Global Dispatches

 

NGA: Đức Giám mục Giáo hội Chính thống Nga gặp gỡ phái đoàn tăng sĩ Tu viện Thiếu Lâm của Trung quốc

 

Ngày 4-9-2013 tại Moscow, Đức Giám mục Kirill, người đứng đầu Giáo hội Chính thống Nga đă gặp gỡ một phái đoàn tăng sĩ đến từ Tu viện Thiếu Lâm ở Trung quốc. Do Sư Yongxin - phó chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung quốc - làm trưởng đoàn,phái đoàn này đến Moscow để tham gia liên hoan quân nhạc quốc tế Spasskaya Bashnya.

Đức Giám mục Kirill nói rằng người Nga có thể học được một bài học về sức mạnh tinh thần từ những chiến tăng Trung Hoa này. Sức mạnh tinh thần cũng áp dụng được cho các nỗ lực ḥa b́nh, ông nói thêm. 

Đây là lần thứ nh́ hai vị lănh đạo tôn giáo này gặp nhau. Vào tháng 5, Đức Giám mục Kirill hội kiến Sư Yongxin lần đầu tiên trong chuyến thăm Trung quốc.

(RIA Novosti – September 6, 2013)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/bab8ae7948d7c8c5ca10324fd8421d0c01dee204/350/0

Phái đoàn tăng sĩ Thiếu Lâm tham gia liên hoan quân nhạc quốc tế tại Moscow

Photo: RIA Novosti

 

 

HÀN QUỐC: Phim của một lạt ma Bhutan sẽ khai mạc Liên hoan Phim Quốc tế Busan

 

Một bộ phim được thực hiện bởi một lạt ma người Bhutan sẽ khai mạc liên hoan phim hàng đầu châu Á vào tháng sau, và nó sẽ nhấn mạnh mục tiêu của việc phát hiện các phim và đạo diễn mới – các nhà tổ chức cho biết.

Bộ phim được chọn để mở-màn cho Liên hoan Phim Quốc tế Busan nói trên có tên là “Vara: Một sự Ban phước”, là phim thứ 3 của Khyentse Norbu, một lạt ma Bhutan. Ông viết kịch bản dựa trên một truyện ngắn của Ấn Độ có tựa đề “Rakta Aar Kanna” (Máu và Nước mắt).

Thông qua vũ đạo cổ điển Bharatanatyam của miền nam Ấn Độ, bộ phim này kể câu chuyện về t́nh yêu, sự hy sinh và sức mạnh của một phụ nữ trong nghịch cảnh.

Liên hoan phim Busan diễn ra từ ngày 03 đến 12 tháng 10 năm nay, sẽ có 301 phim tham dự, trong số đó có 95 phim đă chiếu ra mắt trên thế giới.

(barathron  - September 8, 2013)

 

Busan2

Đạo diễn Khyentse Norbu, một lạt ma Bhutan - Photo: France24.com

 

 

TÍCH LAN: 1.000 trợ giảng Phật giáo sẽ được chính phủ tuyển dụng

 

Chính phủ Tích Lan sẽ tiến hành việc tuyển dụng 1.000 trợ giảng vào đầu năm tới để dạy Phật giáo tại các trường công lập ở vùng xa trên toàn quốc đảo.

Các trợ giảng tương lai này gần đây đă tham dự kỳ thi tuyển do Viện Giáo dục Quốc gia (NIE) tổ chức tại 95 trung tâm ở 19 thành phố trong cả nước.

Tại một cuộc họp gần đây của các vị lănh đạo các trường Đạo pháp của Tỉnh Tây Bắc, cố vấn trưởng các Trường Đạo pháp của quận Kurrunegala là Trưởng lăo tăng K. Dhammaratana Nayaka cho biết rằng: Trên 12.000 thí sinh đă dự thi và tất cả họ đều là giáo viên Trường Giáo pháp Chủ nhật, vốn đă thi đỗ Kỳ thi Đạo pháp Phật giáo do Cục Khảo thí Tích Lan tổ chức.

(Sunday Observer – September 8, 2013)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/ac5a3686e8e28b1e2e4bf9d45e2d65e50eed7d24/350/0

Một Trường Đạo pháp ở Tích Lan - Photo: buddhistway.slt.lk

 

 

MĂ LAI: Lễ cầu nguyện đặc biệt cho các kỳ thi công lập của học sinh

 

Kuantan, Mă Lai – Gần đây, Hội Phật giáo Pahang (PBA) đă tổ chức một lễ ban phước đặc biệt tại chùa Wan Fo Tien (Vạn Phật Tiên) cho học sinh tiểu học và trung học sắp dự các kỳ thi UPSR (Kỳ thi Đánh giá Tiểu học), PMR (Kỳ thi Đánh giá Trung học) và SPM(Chứng nhận Giáo dục Mă Lai).

Thượng tọa Bhante Sunama đă có bài giảng pháp cho trên 1.000 học sinh từ 13 trường ở Kuantan, sau đó là phần tụng kinh và ban phước.

Ông Hor Chin Sim, chủ tịch PBA, nói ,“Việc ban phước được tổ chức hàng năm để khuyến khích và tạo sự tự tin cho những học sinh sắp đối mặt với thi cử. Những buổi ban phước này mở rộng cho tất cả các trường học. Chúng tôi thường tổ chức việc này trong vài ngày để đáp ứng cho học sinh trung học, tiểu học và bất cứ công dân nào muốn được ban phước”.

Các học sinh cũng được ban cho bùa hộ mệnh vào cuối buổi lễ. 

(The Star Online – September 10, 2013)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/cc8b171b97dc32e2970ae87cf8ef7b07d7f9e099/350/0

Thượng tọa Bhante Sunama (bên trái) đang chủ tŕ lễ cầu nguyện

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/c3aebca856116f1b4d0f5577daa9bc7ea82546b3/350/0

Các học sinh đang cầu nguyện tại chùa Vạn Phật Tiên trước lễ ban phước

Photos: The Star Online

 

 

NHẬT BẢN: Quán Koyasan Café mang Phật giáo đến với cư dân đô thị Nhật Bản

 

Phật phái Shingon (Chơn Ngôn) - một trong những giáo phái Phật giáo lâu đời và có uy tín nhất - đă lập cửa hàng Koyasan Café trên tầng 7 của Cao ốc Shin-Marunouchi sang trọng ở trước Ga Tokyo. Tên quán được đặt theo tên ngọn núi Koyasan ở tỉnh Wakayama , nơi giáo phái này đặt trụ sở .

Thời gian mà khách viếng trải qua tại cửa hàng sẽ trở thành một nền tảng đối với việc kết nối lại của thành phố Tokyo với Phật giáo. Tại quán, khách có thể ăn những món do các đầu bếp nấu theo quy tắc ăn chay. Họ cũng có thể nghe tụng kinh, đàm đạo với các nhà sư và tự tay thực hành viết kinh Phật.

Đây là hoạt động diễn ra trong 10 ngày, và là lần thứ 8 giáo phái Shingon lập quán Koyasan Café mùa hè tại Tokyo.

(JDP – September 11, 2013) 

 

Cafés bring Buddhism to Japan’s urban dwellers

Các nhà sư phái Shingon tại Koyasan Café - Photo: John Hofilena

 

 

MIẾN ĐIỆN: Tàu Hành hương Tốc hành đến Chùa Đá Vàng

 

Vào đầu tháng 9-2013, Hỏa xa Nhà nước Miến Điện khởi động một xe lửa mới kết nối cố đô Rangoon với Kyaiktiyo, địa điểm của Chùa Đá Vàng nổi tiếng ở bang Mon. Nằm trên một tảng đá lớn được giát bằng vàng lá ở đỉnh một ngọn đồi, ngôi chùa là nơi hành hương của đông đảo Phật tử Miến Điện và các nước khác.

Xe lửa được tân trang này, mua từ Nhật Bản, sẽ làm cuộc hành tŕnh thuận lợi hơn cho du khách và người hành hương muốn đến Kyaitiyo.

Theo lịch tŕnh th́ mỗi cuối tuần, đoàn tàu có máy điều ḥa không khí nói trên sẽ chạy một chuyến khứ hồi, rời Rangoon vào thứ Bảy và từ Kyaiktiyo trở về vào ngày hôm sau.

Hỏa xa Miến Điện đă dàn xếp với các dịch vụ  xe buưt địa phương để nối liền ga xe lửa với chân đồi Kyaiktiyo. 

(Buddhist Art News- September 14, 2013)

 

The new Rangoon - Kyaiktiyo express

Xe lửa mới nối liền Rangoon-Kyaiktiyo của Hỏa xa Miến Điện

Photo: DVB

 

 

TÍCH LAN: Hội nghị Phật giáo từ 25 đến 28-9-2013

 

Lễ hội Văn hóa và Hội nghị Quốc tế Phật giáo châu Á lần thứ 2 sẽ được tổ chức từ ngày 25 đến 28-9-2013 tại Học viện Phật giáo Quốc tế Tích Lan (SIBA) ở vùng Pallekele, thành phố Kandy.

Sự kiện này do Liên minh Giao lưu Văn hóa Phật giáo Thế giới, Bộ Phật giáo và Tôn giáo (Tích Lan) và Chùa Răng Phật (Kandy, Tích Lan) đồng tổ chức. 

Lễ hội được tổ chức hai năm một lần theo quan điểm của Đại đức Sri Dayuan, người sáng lập Tăng đoàn Chùa Linh Quang. Ông  nói: ‘Văn hóa có thể mang thông điệp của đạo Phật đến với người dân một cách hiệu quả. Văn hóa Phật giáo được phát huy với giáo lư ḥa b́nh của Đức Phật. Chúng ta có thể đưa ra thông điệp ḥa b́nh và ḥa hợp đến mọi nơi trên thế giới thông qua văn hóa”.

Năm nay sẽ có hơn 500 đại biểu - bao gồm các vị lănh đạo Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa - tham gia sự kiện này. Họ sẽ giới thiệu các hoạt động văn hóa liên quan đến Phật giáo của ḿnh.

(Sunday Observer – September 16, 2013)

 

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/fe7e0c3585f905d6d356627261cac1e98bfcc673/350/0

Học viện Phật giáo Quốc tế Tích Lan (SIBA), nơi tổ chức Hội nghị Phật giáo châu Á lần thứ 2 - Photo: sibacampus.com

 

 

CỘNG H̉A GAMBIA (châu Phi): Tổ chức phi chính phủ Phật giáo Đài Loan tặng xe lăn và nạng cho người tàn tật

 

Hội Phật giáo Phổ Hiền, một tổ chức từ thiện Đài Loan thông qua Đại sứ quán nước này tại cộng ḥa Gambia, đă tặng 200 xe lăn và 100 nạng cho hội Người Tàn tật Gambia (GAPD) vào đầu tháng 9-2013. Lễ trao tặng được tổ chức tại Ṭa nhà đại sứ quán ở Bakau, phía tây thủ đô Banjul của nước cộng ḥa Gambia.

Hội Phật giáo Phổ Hiền là một trong các tổ chức tôn giáo phi chính phủ lớn nhất tại Đài Loan. Công việc của hội bao gồm hàng loạt các dịch vụ nhân đạo: từ thiện, giáo dục và viện trợ lương thực.

Hội Phổ Hiền đă tặng khoảng 250 đến 300 xe lăn cho nước cộng ḥa Gambia từ hơn 6 năm nay.

(Buddhist Door – September 17, 2013)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/4b54c667791c8385e7afe23221ae3dca1103292d/350/0

Loại xe lăn được Hội Phật giáo Phổ Hiền tặng nước cộng ḥa Gambia

Photo: scootamart.com

 

 

NHẬT BẢN: Triển lăm nghệ thuật Phật giáo truyền thống tại Tokyo

 

Triển lăm “Bảo vật Quốc gia: Đầu tượng Phật của Yakushi Nyorai và các kiệt tác từ chùa Kofukuji” diễn ra tại Bảo tàng Nghệ thuật của trường Đại học Nghệ thuật Tokyo từ ngày 13-9 đến 24-11-2013.

Nhân kỷ niệm ngày thành lập chùa Kofukuji cách đây 13 thế kỷ, cuộc triển lăm này trưng bày một mảng nghệ thuật - trong số đó có 25 bảo vật quốc gia - từ kinh đô Nara của Nhật hồi thế kỷ thứ 8 đến đô thị hiện đại Tokyo.

Điểm nổi bật của cuộc triển lăm là đầu tượng Phật bằng đồng được điêu khắc từ năm 685 A.D, vốn bị ĺa khỏi thân tượng sau một vụ hỏa hoạn tại chùa Kofukuji vào thế kỷ 15 và măi đến năm 1937 đầu tượng mới được tái phát hiện trong phần đáy của một pho tượng Phật khác ở chùa này.

Chùa Kofukuji nổi tiếng tại Nhật Bản với bộ sưu tập nghệ thuật cổ phong phú, và một cuộc triển lăm trước đây về các tác phẩm từ chùa này đă thu hút gần một triệu khách thưởng lăm.

(The Wall Street Journal – September 17, 2013)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/e62c3fdef968bcdd07d18c3535c94bd4dae2e5b3/350/0

Đầu một Tượng Phật từ chùa Kofukuji -  Photo: The Wall Street Journal

 

 

NEPAL: Hoa Kỳ tài trợ cho việc bảo tồn tu viện thế kỷ 11 tại Nepal

 

Kathmandu, Nepal – Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết Hoa kỳ sẽ giúp bảo tồn một tu viện thế kỷ 11 ở Nepal bằng cách quyên góp $87,800 để bảo vệ nơi này khỏi lũ lụt.

Tiền từ Quỹ Bảo tồn Văn hóa của các Đại sứ Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 2001, sẽ được dùng cho các dự án tại Tu viện Richenling ở làng Halji, cách thủ đô Kathmandu của Nepal khoảng 355 km về phía tây bắc.

Đại sứ quán Hoa Kỳ nói, “Tu viện lịch sử này có nguy cơ bị phá hủy do lũ lụt từ một hồ băng h́nh thành nhanh chóng về phía bắc.”

Cách đây hai năm, làng Halji bị lũ lụt phá hủy những nhà bằng đất và giết chết gia súc, nhưng không gây thương vong cho người. Dân làng tin rằng họ đă được tu viện Rinchenling nằm gần con sông Halji này bảo vệ trong thảm họa.

(Buddhist Art News – September 17, 2013)

 

http://floodinhumla.files.wordpress.com/2011/08/img_3544_11.jpg?w=491&h=768&h=369

Tu viện Rinchenling ở làng Halji (Nepal)

Photo: floodinhumla.wordpress.com

 

 

HOA KỲ: Lễ thả Hoa đăng tại New York của Phật phái Nhật Bản Chân Như

 

Chủ nhật 22-9-2013, các hội viên Phật phái Chân Như Nhật Bản sẽ tổ chức miễn phí sự kiện Thả Hoa đăng v́ Ḥa b́nh tại khu Trump Rink ở Công viên Trung tâm của New York.

Nguyên thủy là một truyền thống nhằm vinh danh những người đă qua đời, lễ thả Hoa đăng hiện đại c̣n tập trung vào những khát vọng ḥa b́nh – năm nay lễ được gọi là “Hăy là một Ánh sáng v́ Ḥa b́nh” – và sẽ kết hợp với âm nhạc và văn hóa, dưới sự chỉ đạo của Ni trưởng Shinso Ito. Theo một thông cáo báo chí từ giáo phái Chân Như về sự kiện này, buổi lễ “mang một thông điệp của hy vọng hướng đến một thế giới ḥa hợp và ḥa b́nh”.

Từ 1 đến 5 pm, công chúng tham dự có thể làm và thả đèn lồng của họ; và vào lúc hoàng hôn sẽ diễn ra lễ bế mạc chỉ dành cho những người có thiệp mời.

(Shambhala Sun – September 21, 2013)

 

http://shambhalasun.com/news/wp-content/uploads/2013/09/shinyo-en-lantern-ceremony-hawaii.jpg

Lễ thả Hoa đăng của Phật phái Chân Như tại Hawaii vào năm ngoái

Photo: Buddha Dharma

 

 

TÍCH LAN: Đại sứ Hoa Kỳ xem các hiện vật quư hiếm của Tích Lan được bảo quản với khoản tài trợ từ Hoa Kỳ

 

Vào ngày 23-9-2013, Michele Sison, Đại sứ Hoa Kỳ tại Tích Lan, đă viếng Bảo tàng Yatala (ở Tỉnh Miền Trung) để xem những cổ vật quư hiếm được phát hiện trong các cuộc khai quật Bảo thápYatala, vốn được Quỹ bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ tài trợ 30.000 usd.

Đa số các hiện vật được phát hiện và xếp vào mục lục này nhấn mạnh thời cổ đại của văn hóa Phật giáo tại Tích Lan, và cũng phản ảnh ngành thương mại địa phương và mạng lưới thương mại quốc tế thời xưa. Các khoản tài trợ như thế từ Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ được dùng cho việc khôi phục và bảo tồn những bảo vật vượt thời gian.

Đây là một trong 9 khoản tài trợ được trao cho Tích Lan kể từ năm 2001, phản ảnh một cam kết tài trợ gần nửa triệu usd dành cho việc bảo vệ và bảo tồn văn hóa Tích Lan.

Đại sứ quán Hoa Kỳ tự hào là có thể đóng góp vào việc bảo tồn di sản văn hóa Tích Lan cho thế hệ mai sau.

(Asian Tribune – September 24, 2013)

 

http://www.asiantribune.com/sites/asiantribune.com/files/images/2012/US%20Ambassador_2.jpg

Đại sứ Hoa Kỳ Michele Sison xem các hiện vật quư hiếm tại Bảo tàng Yatala - Photo: Asian Tribune 

 

 

ĐỨC: Das Buddhistische Haus (DBH – Ngôi nhà Phật giáo): Phật tự cổ xưa nhất tại châu Âu

 

Tọa lạc tại khu ngoại ô Frohnau của thủ đô Berlin, DBH là một khu phức hợp Phật tự được xây vào năm 1924 và do đó là khu chùa Phật giáo cổ nhất châu Âu. Chùa được điều hành bởi các tăng sĩ Phật giáo Nguyên thủy - giáo phái lâu đời nhất của Phật giáo.

DBH được thành lập bởi Tiến sĩ Paul Dahlke, một nhà triết học Phật giáo và là một người tiên phong của Phật giáo Nguyên thủy tại châu Âu. Vào năm 1957, chùa này được Hội Đạo pháp Đức (GDS) mua từ những người thừa kế của Tiến sĩ Dahlke.

Chùa được chuyển đổi thành một tịnh xá Phật giáo, cung cấp nơi cư trú cho chư tăng đến từ Tích Lan và các nơi khác. Kể từ đó, DBH đă tiếp nhận rất nhiều tăng sĩ có nhu cầu cư ngụ ở đó và truyền bá Phật giáo tại Đức và các nước châu Âu khác. Trung tâm Phật giáo Nguyên thủy xưa nhất và lớn nhất này tại châu Âu đă được các cơ quan công quyền Đức xếp hạng là một Di sản Quốc gia. 

(Tipitaka Network – September 24, 2013)

 

 

Das Buddhistische Haus: Oldest Buddhist Temple in Europe

DBH, tịnh xá cổ xưa nhất tại châu Âu - Photo: Inasa Bibic 

 

 

ẤN ĐỘ: Liên đoàn Phật giáo mới t́m cách đoàn kết Phật tử thế giới

 

Trong một cuộc phỏng vấn với đài VOA vào ngày 25-9-2013, Lạt ma Lobzang nói rằng một liên đoàn Phật giáo mới sẽ t́m cách thu hẹp khoảng cách giữa Phật tử trên thế giới và sẽ là một tiếng nói cho tôn giáo này tại các sự kiện quốc tế quan trọng.

Ông nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các thực thể Phật giáo trên toàn thế giới đă đạt được một sự đồng thuận để tạo thành một tổ chức thống nhất đại diện cho tôn giáo của ḿnh.

Lạt ma Lobzang nói, “Trách nhiệm của tổ chức của chúng tôi là sự bảo tồn các di sản Phật giáo, bao gồm hơn 100 thiền động Phật giáo tại các bang của Ấn Độ như là Gujarat, Maharashtra và Madhya Pradesh. Những di tích Phật giáo cổ xưa này, vốn trước đây bị bỏ mặc, nay cần được bảo vệ và bảo tồn”.

(VOA News – September 25, 2013)

 

 

NHẬT BẢN: Nhà sư khổ hạnh nổi tiếng Yusai Sakai viên tịch

 

Tu sĩ Phật giáo Yusai Sakai, người nổi tiếng với 2 lần hoàn thành kỳ tích của việc thực hành khổ hạnh vào thập niên 1980, đă viên tịch ở tuổi 87 do suy tim.

Sư Sakai thuộc trường phái Tendai của Phật giáo Nhật Bản. Ông đă đạt được kỳ tích được biết đến như là “sennichi kaihogyo” vào năm 1980, sau 7 năm hành cước vượt khoảng 40.000km xuyên vùng núi của ngọn núi Hiel cao 848m ở Otsu, tỉnh Shiga và trong thành phố Kyoto. Phái Tendai có trụ sở đặt tại chùa Enryaku trên núi Hiel.

Vào năm 1987, sư Sakai đă lập lại kỳ tích này khi ông 60 tuổi.

Ông là người thứ 3 hoàn thành 2 lần sennichi kaihogyo kể từ khi vị lănh chúa thời thế kỷ 16 là Oda Nobunaga phá hủy chùa Enryaku vào năm 1571.

(The Japan Times – September 27, 2013)

 

Sư Yusai Sakai hoàn thành “sennichi kaihogyo” lần thứ hai (1987) - Photo: Asahi Shimbun 

 

 

HÀN QUỐC: Lễ hội kỷ niệm Kinh Tam Tạng Cao Ly tại Chùa Haeinsa

 

Ngày 26-9-2013 bắt đầu một lễ hội kỷ niệm kinh Tam Tạng Cao Ly, một bộ sưu tập vô giá của kinh Phật hiện đang được lưu giữ tại Chùa Haeinsa ở tỉnh Nam Gyeongsang. Lễ hội sẽ kéo dài đến ngày 9-11.

Bộ sưu tập này được khắc trên 81.258 mộc bản vào thế kỷ thứ 13, được  xếp hạng là phiên bản kinh Phật viết bằng chữ Hán được bảo tồn toàn diện nhất và cổ xưa nhất thế giới. Nó đă được đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Thế giới của UNESSCO vào năm 1995.

Được bao bọc bởi Núi Gaya cao chót vót, Chùa Haeinsa đă giữ vai tṛ là ngôi nhà của kinh Tam Tạng Cao Ly kể từ năm 1251.

Trong suốt lễ hội này, một tượng Phật khắc trên đá cũng sẽ được trưng bày cho công chúng chiêm bái lần đầu tiên trong 1.200 năm.

(Englishchosun.com – September 27, 2013)

 

Mộc bản Kinh Tam Tạng Cao Ly tại Chùa Haeinsa

 

 Tượng Phật khắc trên đá và con đường theo chủ đề Phật giáo gần Chùa Haeinsa - Photos: chosun.com

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 09/29/13