TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 12.2014

Diệu Âm lược dịch

 

 

ANH QUỐC:  Sách mới về t́m hiểu tác động của phương tiện truyền thông kỹ thuật số đối với Phật giáo

 

“Phật giáo, Internet và Phương tiện truyền thông Kỹ thuật số: Ảnh điểm trong Hoa sen” là cuốn sách đầu tiên trong loạt sách mới của nhà xuất bản Routledge về Nghiên cứu Tôn giáo và Văn hóa Kỹ thuật số. Sách cung cấp một cuộc khảo sát liên ngành tập trung vào sự tồn tại và tính chất của Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số và nối mạng ở mức độ cao mà chúng ta đang sống.

Hai Phó giáo sư Khoa Nghiên cứu Tôn giáo người Mỹ,chủ biên sách này, là Gregory Price Grieve (trường Đại học Greensboro, Bắc Carolina) và Daniel Veidlinger (trường Đại học Chico, California) đă biên soạn một bộ sưu tập những cuộc thảo luận quan trọng nổi lên từ một hội nghị chuyên đề về Phật giáo và phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Bộ sưu tập này cung cấp cuộc t́m hiểu hợp tác và đa ngành đầu tiên về sự giao thoa của Phật giáo với thế giới kỹ thuật số và trực tuyến.

Bằng cách cung cấp một phương pháp so sánh liên quan đến các học giả từ nhiều liĩnh vực khác nhau, cuốn sách đă nắm bắt được hiệu quả độc đáo mà phương tiện truyền thông mới này có được đối với các cộng đồng Phật giáo qua trực tuyến hoặc hoạt động ngoại tuyến.

(Big News Network – December 1, 2014)

 

Pixel & Lotus Image.jpg

Sách mới: Phật giáo, Internet và Phương tiện truyền thông Kỹ thuật số

Photo: bignewsnetwork

 

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Hội đồng Phật giáo bang Victoria kỷ niệm năm thứ 10 chương tŕnh Giảng dạy Tôn giáo Đặc biệt

 

Tại Hội Phật giáo bang Victoria (BSV) vào ngày 22-11-2014, Hội đồng Phật giáo Victoria (BCV) đă tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm của chương tŕnh “Giảng dạy Tôn giáo Đặc biệt’’ (SRI) tại các trường học.

Chương tŕnh SRI, bắt đầu vào đầu năm 2005 và do chính quyền bang điều hành, bây giờ đă có 13 trường tham gia trên khắp khu đô thị với các lớp Phật giáo tổ chức hàng tuần. Chương tŕnh mở rộng với các trường theo yêu cầu. Các lớp giảng dạy Phật giáo được mở rộng với tất cả trẻ em trong các trường tham gia, nơi cha mẹ đă cụ thể yêu cầu và khi trường có đủ pḥng hoặc nguồn lực – chẳng hạn như phải có một giám thị, theo yêu cầu của luật pháp.

Các cộng đồng Phật giáo tham gia vào việc thành lập chương tŕnh Phật giáo này và ủy ban điều hành ban đầu bao gồm hội viên của các nhóm dân tộc Việt Nam, Trung quốc, Lào, Cam Bốt, Tích Lan, Tây Tạng và Anh-Úc từ các truyền thống Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cang Thừa.

Chương tŕnh được quản lư và giám sát bởi ủy ban SRI của BCV, trong đó bam gồm các đại diện từ các truyền thống và nền văn hóa khác nhau với chuyên môn về giáo dục và hoạch định dự án.

(Buddhist Door – December 1, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/d622a2d598a04f8cf4a24b5b214ae579d14fcd13/350/0

Biểu trưng của Hội đồng Phật giáo bang Victoria

Photo: bvc.org.au

 

 

MĂ LAI: Nhà lănh đạo Phật giáo Mă Lai tham gia hiệp ước liên tôn giáo về chấm dứt chế độ nô lệ

 

Datuk K Sri Dhammaratara, vị Tăng thống của Phật giáo Mă Lai, tham gia cùng các vị lănh đạo tôn giáo thế giới trong việc kư kết một tuyên bố chấm dứt chế độ nô lệc thời hiện đại.

Gọi chế độ nô lệ hiện đại là “một bệnh dịch hạch tàn bạo”, người đứng đầu Giáo hội Công giáo là Giáo hoàng Francis chủ tŕ một cuộc hội kiến nổi bật bao gồm các nhà lănh đạo của Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Do Thái giáo từ khắp nơi trên thế giới trong việc kư kết một hiệp ước liên tôn giáo lịch sử để chấm dứt chế độ nô lệ thời hiện đại trong năm 2020.

Các nhà lănh đạo tôn giáo – trong số đó có Ḥa thượng Datuk K Sri Dhammaratara, vị Tăng thống của Mă Lai – đă cùng được mời đến với sự kiện kư kết tại Thành phố Vatican, Ư Đại Lợi, vào ngày 2-12-2014 bởi Mạng lưới Tự do Toàn cầu, một tổ chức đa tín ngưỡng vốn thề sẽ kết thúc chế độ nô lệ thời hiện đại.

(thestar.com.my – December 4, 2014)

 

http://www.thestar.com.my/%7E/media/Images/TSOL/Photos-Upload/People/2014/11/SlaveryPactA.ashx

Ḥa thượng Datuk K Sri Dhammaratara (Mă Lai), người đứng thứ ba từ bên trái ở hàng giữa; Sư cô Chân Không Nghiêm, đại diện Thiền sư Nhất Hạnh, đứng thứ hai từ bên phải, hàng đầu; trong ngày kư kết hiệp ước liên tôn giáo về chấm dứt chế độ nô lệ.

Photo: Reuters

 

 

Hoa kỳ:Thành phố Garden Grove (California) bầu một thị trưởng Phật tử

 

Vào ngày 4-12-2014, qua cuộc bầu cử tại Garden Grove, Bao Nguyen đă vượt qua đương kim thị trưởng Bruce Broadwater để trở thành một trong số những Phật tử hiện nay tham gia vào công tác chính trị công cộng tại Mỹ.

Thành phố nhỏ Garden Grove (thuộc vùng Los Angeles) với dân số khoảng 170,000 người là nhà của Tiểu Saigon, nơi được đặt tên cho một số lượng lớn người tị nạn Việt Nam di cư đến đó vào thập niên 1970.

Bao Nguyen đă không chỉ trở thành thị trưởng người Mỹ gốc Việt thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, mà c̣n là người đầu tiên phục vụ trong một thành phố Mỹ có dân số hơn 100,000 người. Ngoài ra, ở tuổi 34 sôi nổi, Bao Nguyen đă trở thành thị trưởng trẻ tuổi nhất trong lịch sử Garden Grove. Con đường vào lĩnh vực công tác công chúng của anh đă song hành với một hành tŕnh sâu sắc vào tâm của tín ngưỡng Phật giáo. Sau khi đậu bằng cử nhân khoa Chính trị học từ trường Đại học California ở Irvine, Bao Nguyen chuyển sang trường Đại học Naropa, nơi anh đậu bằng Thạc sĩ về nghiên cứu Phật giáo Ấn-Tạng.

Sự đắc cử của Bao cho thấy tư tưởng Phật giáo đang bắt đầu h́nh thành và ảnh hưởng đến tư duy chính trị Mỹ,và nhờ vậy, điều này đang mang đến những nguyên tắc về ḷng từ bi, sự cởi mở và tính chính trực.

(Buddhist Door – December 5, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/ffcb37946bfeadbcc2a3b55550ce8d63feb79689/350/0

Bao Nguyen, Thị trưởng Phật tử của Garden Grove

Photo: Dorje Kirsten

 

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ tụng kinh Tam Tạng hàng năm khai mạc tại chùa Đại Bồ đề, bang Bihar

 

Chư tăng và tín đồ từ các nước khác nhau đă tập trung tại Bồ đề Đạo tràng vào ngày 3-12-2014 để dự lễ tụng kinh Tam Tạng thường niên.

Buổi lễ được tổ chức trong khuôn viên ngôi chùa Đại Bồ đề linh thiêng nhất của Phật giáo, dưới cây bồ đề nơi Đức Phật đản sinh.

Sanjay Kumar Agarwal, quan chức hành chánh quận Bồ đề Đạo tràng, nói, “Hôm nay là một ngày quan trọng đối với Phật tử v́ kinh cầu nguyện Tam Tạng đă bắt đầu. Kinh cầu nguyện sẽ tiếp tục trong 10 ngày tới. Tín đồ, chư tăng và du khách từ 13 nước đang tham gia sự kiện này. Rất nhiều du khách khác cũng đă nô nức đến đây”.

Thống đốc bang Bihar, ông Jitan Ram Manjhi, người đă không thể tham dự sự kiện, đă gởi lời chúc tốt đẹp của ḿnh đến buổi lễ.

Lễ tụng niệm hàng năm này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006 nhân dịp kỷ niệm lễ Phật Đản năm thứ 2550.

(tipitaka.net – December 7, 2014)

 

http://swamishivapadananda.typepad.com/.a/6a00d83451c22e69e201310f9fec36970c-800wi

Chùa Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng

Photo: google.com

 

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Ni sư Jue Wei của Phật Quang Sơn giảng pháp tại Melbourne

 

Ni sư Tiến sĩ Jue Wei của Tự Viện Phật Quang Sơn Nam Thiên đă có 2 ngày pháp thoại tại thành phố Melbourne.

Tại chùa Er You vào ngày 3-12-2014, ni sư đă giảng pháp cho thanh niên Phật tử, khuyến khích họ thực hành đạo pháp với sự nhiệt t́nh, kiên tŕ và niềm vui. Ngày 4-12,tại Pḥng triển lăm Phật Quang Viện của thành phố, ni sư đă có cuộc pháp thoại dành cho người lớn tuổi về “Thanh tịnh Tâm ư”, cổ vũ họ cần tu tập và chia sẻ đạo pháp cho thật tốt đẹp.

Là một hội viên tích cực của Phật phái Phật Quang Sơn, ni sư Jue Wei đă giữ nhiều vị trí quốc tế tại trường Đại học Tây phương và Chùa Hsi Lai của giáo phái ở California, cũng như tại Chùa Nam Thiên ở Wollongong, Úc, và hiện là một diễn giả và trợ lư điều hành cho Khoa trưởng tại Học viện Nam Thiên.

Ni sư Jue Wei có bằng Tiến sĩ về Nghiên cứu Tôn giáo và Thạc sĩ Phật học, và đang đứng đầu một tour thế giới mang tên “Dự án Giáo dục Phật đản – Qua những cửa này: Kết nối Quá khứ và hiện tại, Đông và Tây”. Ni sư thường xuyên thuyết tŕnh về các chủ đề liên quan đến lễ hội, lịch sử và nghệ thuật Phật giáo, và có những buổi pháp thoại khắp cộng đồng cũng như đóng vai tṛ quan trọng đối với đối thoại liên tôn giáo.

(Buddhist Door – December 8, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/d7b23231ca5cda3de20a4b05e7333bc4ac0e2bc7/350/0

Ni sư Tiến sĩ Jue Wei đang giảng về “Thanh tịnh Tâm ư’’

Photo: Er You Temple Facebook

 

 

 

ẤN ĐỘ: Chính phủ lập kế hoạch cho mạng mạch du lịch để thu hút khách hành hương Phật giáo

 

Để thu hút thêm khách hành hương nước ngoài, Bộ du lịch Ấn Độ đă xác lập 3 tuyến đường sẽ được phát triển như là ‘Mạng mạch Phật giáo’ tại đất nước này.

Theo kế hoạch hành động, tuyến đường ‘Mạng mạch Linh thiêng’ sẽ là một hành tŕnh từ 5 đến 7 ngày và sẽ gồm những cuộc tham quan Gaya, Varanasi, Piparva và Kushinagar, cộng với một ngày đến viếng Lâm T́ Ni ở nước Nepal.

Tuyến ‘Mạng mạch Linh thiêng mở rộng’, c̣n có tên là ‘Hồi tưởng những Bước chân của Đức Phật’ sẽ là chuyến đi từ 10 đến 15 ngày, bao gồm các chuyến thăm Bodhgaya, Patna, Varanasi, Kushinagar và Piparva và hành tŕnh một ngày đến Lâm T́ Ni ở Nepal.

Và tuyến đường ‘Những Dấu tích Di sản Phật giáo’, c̣n gọi là ‘Những Mạng mạch cấp bang’ sẽ bao gồm những điểm đến Phật giáo tại 11 bang.

Các bước tiến đang được thực hiện để phát triển những mạng mạch này trong sự hợp tác với chính quyền các bang và tiền đóng góp tư nhân để cung cấp khả năng kết nối và các cơ sở tốt hơn cho du khách.

(Big News Network – December 8, 2014)

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma kết thúc 4 ngày pháp giảng cho một nhóm người Mông Cổ

 

Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 5-12-2014, Đức Đạt lai Lạt ma, vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng, đă kết thúc 4 ngày pháp giảng cho một nhóm người Mông Cổ, và ngài bày tỏ hy vọng sẽ gặp lại họ tại Mông Cổ trong năm tới.

Vào ngày cuối của đợt thuyết pháp này, ngài đă ban truyền Điểm đạo Quán Thế Âm Bồ Tát tại Tsugla khang, ngôi chùa chính ở Dharamshala. Có khoảng 7,000 người từ 48 nước, trong số đó có 700 người Mông Cổ, đă tham dự các buổi thuyết pháp của ngài về “Những Đại Địa của Đạo” của Tsongkhapa.

Từ 12 đến 14-12-2014, Đức Đạt lai Lạt ma theo lịch tŕnh sẽ đến thăm La Mă, Ư Đại Lợi, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh thế giới lần thứ 14 của những người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh. Đây là nơi đă được chọn sau khi chính phủ Nam Phi từ chối cấp thị thực cho vị lănh đạo Tây Tạng này.

Sau đó ngài sẽ tiếp tục thuyết pháp về “Luận về 18 Đại Địa của Đạo” tại thị xă Mundgod (quận Uttara Kannada, bang Karnataka, Ấn Độ) theo yêu cầu của Sư trưởng Ling Choktrul và Tu viện Gaden Sharte từ ngày 22 đến 29-12-2104.

(Tibet House US – December 8, 2014)

 

Dec. 5, 2014 Tsuglakhang, Phayul Photo: Kunsang Gashon

Devotees receive empowerment of Avalokiteshwara, Tsuglakhang, Dec. 5, 2014 Phayul Photo: Kunsang Gashon

Đức Đạt lai Lạt ma và Phật tử trong đợt pháp giảng 4 ngày của ngài tại Dharamshala

Photos: Kunsang Gashon

 

 

 

NEPAL: Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại Lâm T́ Ni

 

Một hội nghị 4 ngày về “Bảo tồn, Bảo vệ và Quảng bá Văn hóa và Di sản Phật giáo” đă được tổ chức từ ngày 15 đến 18-11-2014 tại Vườn Lâm T́ Ni Linh thiêng, nơi Đức Phật đản sinh.

Được phối hợp tổ chức bởi Phật học viện Nguyên thủy trực thuộc trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni của Nepal và Phật học viện Quốc tế Sitagu của Miến Điện, hội nghị đă ra tuyên bố 23 điểm bao gồm các chủ đề khác nhau, từ di sản và giáo dục Phật giáo đến bảo vệ môi trường tại Lâm T́ ni.

Diễn đàn này có hơn 800 thành viên đại diện của tăng đoàn, các bộ trưởng nội các, các nhà ngoại giao, học giả Phật giáo, các nhà khảo cổ học, khí hậu học và các phóng viên từ 32 nước.

Lễ bế mạc đă được tổ chức tại Hội trường Đạo pháp Miến Điện trong Khu Tu viện Nguyên thủy, nơi “Tuyên bố Lâm T́ ni’’ được công bố với chữ kư của hơn 50 đại diện từ các nước khác nhau.

(Buddhistdoor International – December 11, 2014)

 

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/1838ebe7114805d668224d0113b571f1f2e5e075/350/0

Lễ khai mạc Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại Lâm T́ Ni, Nepal

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/8635e210c7a7e7438dc120c72c0edfb82ff14ea6/350/0

Chư tăng tham dự hội nghị

http://enews.buddhistdoor.com/resources/get/8d6f4e656d51fcb18c5bda9e44fab0340f595528/350/0

Hội trường Đạo pháp của Miến Điện tại Lâm T́ Ni

Photos:  Sagar Mani Shiwakoti

 

 

 

TRUNG QUỐC: Bảo tàng Thượng Hải tổ chức triển lăm nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ

 

Bảo tàng Thượng Hải đang tổ chức cuộc triển lăm lớn nhất từ trước đến nay của viện này về nghệ thuật Phật giáo. Viện làm việc với Bảo tàng Quốc gia Kolkata (Ấn Độ) để thực hiện một cuộc trưng bày minh họa cuộc đời của Tất Đạt Đa Cồ Đàm qua 91 tác phẩm điêu khắc và tranh.

Triển lăm giới thiệu một hành tŕnh trực quan thong qua một số trường phái nghệ thuật Phật giáo, từ Gandhara đến Gupta. Hiện vật được trưng bày sớm nhất có niên đại từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, khi Đức Phật được mô tả một cách biểu tượng như là một pháp luân, một ṭa sen, một cây Bồ đề hoặc 2 dấu chân.

Một trong những hiện vật nổi bật của triển lăm là tượng Đức Phật đứng, có niên đại từ thế kỷ thứ 5. Mặc dù một phần của hào quang phía sau Đức Phật đă bị hủy hoại, tượng này được xem là một trong những kiệt tác từ thời hoàng kim của nghệ thuật và văn hóa Ấn Độ. Giám đốc Bảo tàng Thượng Hải nói rằng nghệ thuật Phật giáo đă đóng một vai tṛ trong sự phát triển của những loại h́nh nghệ thuật khác.

Triển lăm kéo dài đến ngày 3-2-2015, sau đó sẽ trưng bày tại Nhật và Singapore.

(tipitaka.net – December 13, 2014) 

 

Shanghai museum to host exhibition of Indian Buddhist art

Các tác phẩm điêu khắc của Phật giáo Ấn Độ tại triển lăm Bảo tàng Thượng Hải

Photo: tipitaka.net

 

 

LÀO: Hoa Kỳ tài trợ về bảo tồn di sản văn hóa và sử liệu Phật giáo tại Luang Prabang

 

Luang Prabang, Lào – Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Lào sẽ tài trợ 655,400 usd để giúp bảo tồn di sản văn hóa ở tỉnh Luang Prabang.

Từ ngày 6 đến 9-12-2014, ông Daniel Clune, Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào đă thăm Luang Prabang để tham dự 2 lễ bàn giao việc hoàn thành dự án trùng tu Chùa Xiengthong và hoàn thành dự án 1-năm với Bảo tàng Quốc gia Luang Prabang. Hai lễ bàn giao này do Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch Luang Prabang tổ chức.

Đây là các dự án được tài trợ bởi Quỹ Đại sứ về Bảo tồn Văn hóa (AFCP) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Trong chuyến thăm của ḿnh, Đại sứ Clune đă kư một khoản tài trợ AFCP mới để giúp bảo tồn sử liệu Phật giáo tại thành phố di sản thế giới Luang Prabang này.

Sử liệu Phật giáo của Luang Prabang gồm các bộ sưu tập quan trọng tầm quốc gia, trong số đó có hàng ngh́n tài liệu từ hơn 20 tu viện và từ các bộ sưu tập cá nhân; thư tín của các yếu nhân Phật giáo về những sự kiện lớn của lịch sử, và những bản thảo quan trọng từ những bộ sưu tập cá nhân của các yếu nhân tại Luang Prabang và thuộc Phật giáo Lào.

(ttrweekly.com – December 16, 2014)

 

inside no 2

Chùa theo phong cách Lào tại Luang Prabang

Photo: ttrweekly.com

 

 

Ư ĐẠI LỢI: Đức Đạt lai Lạt ma trao Giải Ḥa b́nh của giới nghệ thuật cho đạo diễn Bertolucci

 

Vào ngày 14-12-2014, Đức Đạt lai Lạt ma đă trao Giải Đỉnh Ḥa b́nh cho đạo diễn điện ảnh Ư Bernardo Bertolucci. Giải thưởng này là sự tôn vinh hàng năm dành cho một người từ thế giới nghệ thuật đă hoạt động v́ công bằng xă hội và ḥa b́nh. Trong số những người đoạt giải này trước đây có các nghệ sĩ Mỹ là Sean Penn, Sharon Stone (diễn viên điện ảnh) và Cat Stevens (ca sĩ).

Đức Đạt lai Lạt ma đă trao giải nói trên vào buổi bế mạc hội nghị thượng đỉnh những người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh, là sự kiện được tổ chức vào cuối tuần qua tại La Mă, Ư. Ngài đă cầm mi-crô trong khi ông Bertolucci phát biểu việc được nhận giải.

Bertolucci là đạo diễn của phim ‘Hoàng đế cuối cùng’ từng đoạt tất cả 9 giải Oscar được đề cử, trong số đó có giải Phim Hay Nhất và Đạo diễn Xuất sắc (1987). Ông cũng là đạo diễn của phim ‘Tiểu Phật’ (1993)

(Lion’s Roar – December 17, 2014)

 

Bernardo Bertolucci Dalai Lama Peace Summit Award Buddhism

Đạo diễn Bertolucci của điện ảnh Ư

Photo: ACC

 

 

ÁI NHĨ LAN: Charles Pfoundes, người đầu tiên mang Phật giáo đến phương Tây

 

Theo phát hiện trong nghiên cứu gần đây của  các học giả ở Ái Nhĩ Lan và Nhật Bản, có lẽ sứ bộ Phật giáo đầu tiên đến phương Tây là do người Ái Nhĩ Lan tên là Charles Pfoundes dẫn đầu vào năm 1889.

Trước đây người ta đă tin rằng sứ bộ Phật giáo sớm nhất tại Tây phương là đến California, Hoa Kỳ, vào năm 1899.

Pfoundes, tên thật là Charles James William Pounds, sinh năm 1840 tại hoặc gần thành phố Waterford (Ái Nhĩ Lan), được cho là nhà Nhật Bản học người Ái Nhĩ Lan đầu tiên.

Các học giả Ái Nhĩ Lan và Nhật Bản đă phát hiện rằng vào năm 1889 Pfoundes trở thành người đại diện chính thức của Hội Truyền bá Phật giáo Nhật Bản ở Luân Đôn, Anh quốc.

Pfoundes di cư sang Úc ở tuổi 14 và du hành nhiều nơi trước khi đến Nhật. Phong tục và văn hóa Nhật Bản cuốn hút ông và ông nhanh chóng thông thạo ngôn ngữ đất nước này, và đă đổi tên ḿnh thành Pfoundes – theo cách đánh vần từ Pounds của Nhật ngữ.

Ông đă ở Luân Đôn từ năm 1879 đến 1893 rồi trở về Nhật. Ông mất tại thành phố Kobe vào ngày 2-12-1907.

(buddhisminthenews – December 17, 2014)

 

 

CAM BỐT: Các tăng sĩ hàng đầu thúc đẩy những quy định mới về bầu cử

 

Hai vị Tăng Thống của 2 Phật phái Cam Bốt đă kêu gọi chính quyền ban hành một “phương thức” hợp pháp để không những cấm tăng sĩ tham gia vào các hoạt động chính trị, mà c̣n cấm họ thực hiện quyền bỏ phiếu của ḿnh.

Tại Hội nghị Tu sĩ Quốc gia lần thứ 23 diễn ra vào ngày 17-12-2014, 2 vị Tăng Thống Bour Kry của phái Dhammayuttika và Tep Vong của phái Mohanikaya đă nói rằng một quy định như vậy sẽ giúp cải thiện việc tu tập của Phật giáo.

Tăng Thống Bour Kry nói, “Tôi muốn yêu cầu các cơ quan liên quan, bao gồm Quốc hội, Thượng viện và Chính phủ, cũng như các đảng phái chính trị, định rơ những phương thức thích hợp để tăng sĩ được độc lập, và ngăn cấm việc bỏ phiếu và các hoạt động ủng hộ hoặc chống lại các đảng phái chính trị. Tăng sĩ cần tăng cường vai tṛ của ḿnh trong việc xây dựng, giáo dục và rèn luyện tinh thần của họ, và tôn trọng phẩm cách, đạo đức, kiến thức và cách cư xử tốt trong xă hội’’.  

(The Phnom Penh Post – December 18, 2014)

 

A monk places his vote at a ballot station in Phnom Penh

Một tăng sĩ Cam Bốt bỏ phiếu tại Phnom Penh trong cuộc bầu cử quốc gia năm 2013

Photo: Hong Menea

 

 

H̉A LAN: Xác ướp ngh́n năm tuổi của một Thiền sư Phật giáo Trung Hoa được chụp cắt lớp tại thành phố Amersfoort

 

Một cuộc khám nghiệm đặc biệt đặc biệt đă diễn ra gần đây tại Trung tâm Y tế Meander: Một xác ướp gần 1,000 năm tuổi được chụp cắt lớp vi tính và các mẫu được chụp bằng một ống nội soi.

Các chuyên gia và bác sĩ Ḥa Lan đă nhận xác ướp người Trung Hoa này tại bệnh viện để khám nghiệm nội tạng vào ngày 3-9-2014. Đây xác ướp của Đại sư Liuquan thuộc Phật Thiền Trung Hoa, là một trong những xác ướp được triển lăm vào đầu năm nay và có niên đại từ thế kỷ 11 hoặc 12.

Việc khám nghiệm xác ướp nói trên có ư nghĩa văn hóa lớn. Đây không chỉ là khám nghiệm duy nhất của loại này, mà c̣n là xác ướp Phật giáo Trung Hoa duy nhất  có thể dùng được cho nghiên cứu khoa học tại phương Tây.

Việc nghiên cứu sẽ được công bố trong chuyên khảo phát hiện trên Thiền sư Liuquan. Xác ướp sau đó đă được chuyển đến Hung Gia Lợi để trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Lịch sử Tự nhiên ở Budapest cho đến tháng 5 năm 2015.

(buddhistartnews – December 20, 2014)

 

Picture: Jan van Esch / Meander Medisch Centrum

 

Picture: Jan van Esch / Meander Medisch Centrum

Chụp cắt lớp và nôi soi xác ướp của Thiền sư Liuquan tại Trung tâm Y tế Meander, Amersfoort (Ḥa Lan)

Photo: Jan van Esch

 

 

SINGAPORE: Hội Phật giáo Tu viện BW sẽ xây tu viện $20 triệu 

 

Một tu viện 20 triệu đô la sẽ mọc lên tại miền Bắc Singapore vào năm 2017.

Khu phức hợp 4-tầng này tại Woodlands Avenue 6 sẽ bao gồm các pḥng học, một tu viện, pḥng khám bệnh và các kư túc xá cho chư tăng ni.

Đây là một phần của các kế hoạch mở rộng của Hội Phật giáo Tu viện BW. Được thành lập vào năm 2002, đến nay cộng đồng này đă phát triển từ 150 lên đến 3,500 hội viên.

Ṭa nhà mới sẽ có diện tích nền là 34,000 feet vuông, với một nhà hàng, các văn pḥng, một băi đỗ xe 32 chỗ ở tầng hầm và một hội trường đa mục đích chứa được 700 người.

Tu viện BW đă đấu giá thành công một thửa đất từ Cơ quan Tái phát triển Đô thị vào đầu năm nay, sau 5 năm t́m kiếm một địa điểm.

Tổng thư kư của tu viện, ông Lim Tiong Boon, đă mô tả ṭa nhà sắp xây dựng  như là một trung tâm Phật giáo ở miền bắc, và kêu gọi cộng đồng đóng góp cho đợt vận động gây quỹ của hội. Đến nay, quỹ đă thu được 10 triệu đô la.

(straitstimes.com – December 23, 2014)

 

http://www.straitstimes.com/sites/straitstimes.com/files/imagecache/ST_REVAMP_2014_STORY_PAGE_640X360/20141223/ST_20141223_MZMONASTERY_924876e.jpg

 

Đồ họa Tu viện Phật giáo BW

Photo: BW Monastery

 

 

THÁI LAN: Những tượng trang trí đặc biệt tại ngôi chùa Pariwas Ratchasongkram

 

TIN ẢNH: Bạn có bao giờ đến một ngôi chùa có tượng của một hải tặc, một thổ dân da đỏ Mỹ, một người Viking, các chiến binh Trung Hoa, các thần ái t́nh, Che Guevara, vua Ai Cập cổ đại, các nhân vật thần thoại và các danh nhân thế giới khác cùng được tập trung vào một nơi chưa? Chào mừng bạn đến với chùa Pariwas Ratchasongkram trên đường Rama Khu 3 để trải nghiệm điều đặc biệt này.

Theo trưởng nhóm điêu khắc gia của chùa, nghệ thuật không có ranh giới hoặc qui ước. Ông hy vọng rằng tác phẩm nghệ thuật của ḿnh sẽ thu hút nhiều du khách hơn đến với chùa Pariwas Ratchasongkram.

(buddhistartnews – December 24, 2014)

 

3

1

Chùa Pariwas Ratchasongkram

 

*Một số các tượng trang trí đặc biệt tại chùa Pariwas Ratchasongkram:

 

9

Tượng Vua Ai Cập cổ đại 

11

Tượng thổ dân da đỏ

10

Tượng một hải tặc

Photos: J. N. Ranong

 

 

MĂ LAI: Tín đồ Hồi giáo và Phật giáo chung tay giúp học sinh nghèo

 

Kuala Lumpur, Mă Lai – Tại chùa Tích Lan ở Sentul, các tín đồ Hồi giáo và Phật giáo đă nêu gương sáng về sự hợp tác liên tôn giáo khi họ nắm tay nhau trong một buổi lễ giới thiệu cho dự án Chăm lo Giáo dục 2014, một dự án từ thiện thường niên của Hiệp hội Sri Jayanti và Tổ chức Maha Karuna.

Sự kiện này đă nhận được sự hoan hỉ tán thành từ nhà hùng biện và doanh nhân Hồi giáo nổi tiếng Ustaz Halim, người đă cùng với sư trụ tŕ của chùa là Đại Trưởng lăo tăng B. Sri Saranankara chứng kiến hơn 1,400 học sinh nghèo từ mọi chủng tộc nhận cặp học sinh và những vật dụng học tập cần thiết khác.

Ustaz Halim công nhận rằng chương tŕnh này thật tốt đẹp và nói, “Hồi giáo khuyến khích người dân của ḿnh tôn trọng các tôn giáo khác. Tiên tri Muhammad của chúng tôi đă dạy chúng tôi rằng không được ép buộc người khác trở thành người Hồi giáo, v́ họ có quyền lựa chọn để làm theo điều mà họ tin vào”. Halim nói thêm rằng sự có mặt của ḿnh tại một Phật tự là để chứng minh Hồi giáo chấp nhận các tôn giáo và các nền văn hóa khác.

(The Star – December 24, 2014)

 

http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/educare.JPG

Ustaz Halim và Đại Trưởng lăo tăng B.Sri Saranankara

Photo: The Star

 

 

PAKISTAN: Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo được phát hiện tại khu di tích Phật giáo Bhamala

 

Peshawar, Pakistan – Tại di tích của một Bảo tháp Phật giáo cổ xưa ở đông bắc Pakistan, các nhà khảo cổ học đă phát hiện những tác phẩm điêu khắc và những đồng tiền có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5.

Giám đốc ban Khảo cổ và Bảo tàng của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, ông Abdul Samad, cho biết các tác phẩm điêu khắc và đầu tượng đă được t́m thấy trong cuộc khai quật, bắt đầu tại khu phức hợp Phật giáo Bhamala.

Trong khi khai quật, họ cũng phát hiện những đồng tiền quư giá của thời kỳ Kushan chung quanh Bảo tháp.

Di tích khảo cổ học Bhamala có những phế tích của Bảo tháp Phật giáo, được tuyên bố là Di sản Quốc gia và Thế giới, tọa lạc gần đập Khanpur ở Haripur. Các phế tích này có niên đại vào thế kỷ thứ 4.

Samad nói rằng trong cuộc khai quật, chủ yếu là các tác phẩm điêu khắc bằng đất nung đă được phát hiện. Ông cho biết các nhà khảo cổ, bảo tồn, các thợ đào và những người săn t́m bảo vật đă tham gia vào cuộc khai quật ở Bhamala. 

( PTI – Decenber 26, 2014)

 

 

Lào: Trùng tu chùa Ho Phra Keo – nay là Bảo tàng Quốc gia

 

Vientiane, Lào – Chùa Ho Phra Keo được xây dựng vào năm 1565 làm nơi cầu nguyện dành cho gia đ́nh hoàng gia, và là nơi tôn trí tượng Phật Ngọc sau khi tượng được chuyển từ Bắc Xiêm La (Thái Lan ) về nơi này.

Tượng Phật Ngọc linh thiêng sau đó bị một đạo quân Xiêm xâm lược tịch thu vào năm 1778, và hiện nay tượng được tôn trí tại chùa Phra Kaew ở Bangkok.

Chùa Ho Phra Keo đă được chuyển đổi thành một nhà bảo tàng, và kể từ năm 1942 trở thành Bảo tàng Quốc gia.

Hiện nay Bảo tàng Quốc gia Lào, chùa Ho Phra Keo, rất cần sự đóng góp của công chúng để tài trợ cho việc trùng tu.

Phó thị trưởng Vientiane, ông Saythong Keoduang, nói, “Đây là lần thứ ba chùa Ho Phra Keo được tu sửa. Lần trùng tu thứ nhất diễn ra vào năm 1816 trong triều đại Vua Anouvong và lần thứ hai từ 1936 đến 1942 vào triều Vua Souvana Phoumma”.

Ṭa nhà cần sửa chữa nhiều nơi, nhất là phần đỉnh của chánh điện, khiến chính phủ phải thành lập một Ủy ban Quốc gia chịu trách nhiệm cho việc trùng tu.

Kinh phí sẽ tốn khoảng 2.5 triệu USD và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015.

(tipitaka.net – December 27, 2014)

 

inside no 4

Chùa Ho Phra Keo – Bảo tàng Quốc gia Lào

Photo: Wanwisa Ngamsangchaikit

 

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 01/07/15