TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 10.2016

Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Bộ Du lịch Ấn Độ tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế

 

Từ ngày 2 đến 6-10-2016, Bộ Du lịch Ấn Độ tổ chức một Hội nghị Phật giáo Quốc tế trong một nỗ lực để quảng bá ngành du lịch của đất nước, cũng như thu hút tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới tham dự các hoạt động dành cho tôn giáo này. Những sự kiện chính được tổ chức tại thủ đô New Delhi và hai thánh địa Bồ đề Đạo tràng và Varanasi.

Các đại biểu và các tổ chức từ khắp nơi trên thế giới đă đến New Delhi vào ngày 2-10 để tham dự lễ khai mạc hội nghị. Mục tiêu của hội nghị là kết nối “cộng đồng Phật tử trên toàn thế giới, bao gồm cả tăng đoàn, trong việc hỗ trợ tầm nh́n của Ấn Độ để phát triển các mạng mạch Phật giáo và đánh thức thế giới đến với đất nước Ấn Độ của Đức Phật”, theo bản thời khắc biểu của các sự kiện gởi cho khách mời. Chương tŕnh c̣n bao gồm các gian hàng triển lăm được tổ chức bởi chính quyền các bang khác nhau, cũng như các chương tŕnh văn hóa để làm nổi bật tiềm năng kinh tế, văn hóa và ngoại giao của các di tích Phật giáo Ấn Độ.

(Buddhistdoor Global – October 3, 2016)

 

‘Ni cô hát’ Ani Choying Drolma tŕnh diễn tại lễ khai mạc hội nghị Phật giáo quốc tế ở Ấn Độ

 

Các vị khách mời đến từ Pháp và Ba Lan

Photo: Facebook & Shantum Seth

 

 

HOA KỲ: Hội Phật giáo Từ Tế tổ chức buổi ḥa nhạc từ thiện nhân lễ kỷ niệm 50 năm thành lập

 

Hội Từ Tế sẽ tổ chức buổi ḥa nhạc từ thiện mang tên “Hàng ngh́n Bàn tay Giúp đỡ” để kỷ niệm 50 năm thành lập hội.

Chương tŕnh sẽ diễn ra tại Hội trường David Geffen, 10 Lincoln Center Plaza, New York vào ngày 16-10-2016, với tiết mục chính là vũ điệu “Mơ ước của tôi” do Đoàn Nghệ thuật Những người Khuyết tật Trung Quốc tŕnh diễn. Vũ điệu phi thường này tán dương Đức Quan Âm Bồ tát Ngh́n tay, được các nghệ sĩ khiếm thị, khiếm thính và suy yếu thể chất thể hiện.

Tại buổi ḥa nhạc từ thiện, các t́nh nguyện viên Từ Tế cũng sẽ tham gia với các màn tŕnh diễn trên sân khấu nhằm mục đích cổ động các thói quen sống thân thiện với sinh thái và sự tôn trọng đối với trái đất, cũng như giới thiệu tầm quan trọng vô cùng của sự kiên tŕ và ḷng từ bi.

(PRNewswire-USNewswire – October 3, 2016)  

 

Tzu Chi Foundation presents the "Thousands of Helping Hands" 50th Anniversary charity concert, featuring the astonishing artistry of the Chia Disabled People's Performing Art Troupe.

Poster của buổi ḥa nhạc từ thiện “Hàng ngh́n Bàn tay Giúp đỡ” do Hội Phật giáo Từ Tế tổ chức tại New York

Photo: PRNewswire-USNewswire

 

 

CAM BỐT: Phật tử Cam Bốt tưởng niệm nạn nhân Khmer Đỏ

 

Phật tử Cam Bốt đă tổ chức một lễ tưởng niệm tại Bảo tàng Diệt chủng Toul Sleng vào ngày 28-9-2016 để tưởng nhớ các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ 1975-1978.

Khoảng 100 đến 200 tín đồ Phật giáo có mặt tại bảo tàng đă cầu nguyện và cúng dường chư tăng tiền và thực phẩm.

Không khí thật yên tĩnh và u buồn khi họ vinh danh gần 2 triệu nạn nhận của chế độ cộng sản này. Các nạn nhân đă chết do đói và lao động cưỡng bức, hoặc bị giết trong những cuộc hành h́nh v́ lư do chính trị.

Buổi lễ tưởng niệm nói trên tại nơi trước đây là nhà tù S21 diễn ra trước Ngày Tổ tiên, một lễ hội tôn giáo kéo dài 15 ngày của người Cam Bốt (năm này bắt đầu vào ngày 30-10)  để tỏ sự tôn kính thân nhân quá cố của họ.

(tipitaka.net – October 4, 2016)

 

Lễ tưởng niệm nạn nhân Khmer Đỏ tại Bảo tàng Diệt chủng Toul Sleng của Phật tử Cam Bốt

Photo: tipitaka.net

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Karmapa đối thoại với các sinh viên tâm lư học về  cảm xúc của con người

 

Đức Ogyen Trinley Dorje, Gyalwang Karmapa thứ 17, đă tiếp 20 sinh viên  tâm lư học sau đại học tại Dharamsala, bắc Ấn Độ vào ngày 29-9-2016. Họ sẽ tham dự một chương tŕnh của các cuộc hội kiến đặc biệt với ngài qua 11 ngày. Trong suốt chương tŕnh, các sinh viên và Đức Karmapa sẽ thảo luận và nghiên cứu về cách mà Phật giáo và tâm lư học hiện đại tiếp cận và thông hiểu những cảm xúc khác nhau của con người.

Các cuộc hội kiến của Đức Karmapa với những sinh viên đến từ trường Đại học Ambedkar ở Delhi này sẽ gồm các cuộc thảo luận, tŕnh bày và phần hỏi đáp về nhiều chủ đề do chính các sinh viên đề xuất – bao gồm sự ghen ghét, t́nh yêu và sự gắn bó, tham lam, ao ước và sự hài ḷng, tội lỗi và xấu hổ, căng thẳng và lo lắng, niềm tin và hy vọng, và sự sợ hăi, khủng bố và ḷng can đảm. Những sinh viên này đại diện cho liên tôn giáo và các thành phần từ khắp Ấn Độ, bao gồm các cộng đồng Phật giáo, Ấn giáo, đạo Jain, Hồi và Sikh.

(Buddhistdoor Global – October 4, 2016)

 

Đức Karmapa 17 gặp gỡ sinh viên sau đại học tại Dharamsala vào ngày 29-9-2016

Photo: kagyuoffice.org

 

 

HÀN QUỐC: Chủ tịch công ty Kolmar Hàn Quốc tặng Bảo tàng Quốc gia bức tranh Phật giáo 700 năm tuổi

 

Ngày 3-10-2016, Công ty mỹ phẩm hàng đầu Kolmar Hàn Quốc của đất nước này cho biết: Chủ tịch Yoon Dong-han của công ty đă chi 2.3 triệu usd để mua bức tranh Phật giáo thời Cao Ly (918-1392) mang tên Thủy Nguyệt Quán Âm, vốn bị Nhật Bản lấy đi từ Hàn Quốc. Và ông Yoon đă quyết định tặng tác phẩm này cho Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.

Ông Yoon mua bức Thủy Nguyệt Quán Âm từ một nhà khảo cổ học tại Nhật thông qua một người môi giới nghệ thuật vào tháng 6-2016, sau khi có thông tin vào mùa xuân năm nay rằng một người môi giới nghệ thuật đang t́m người mua bức tranh nói trên từ sở hữu chủ tại Nhật Bản.

Thủy Nguyệt Quán Âm được xem là một trong những tranh thời Cao Ly đẹp nhất của thế kỷ thứ 14. Hầu hết trong số khoảng 160 tranh Phật giáo thời Cao Ly hiện c̣n tồn tại trên thế giới vốn đă bị bọn cướp người Nhật đánh cắp vào cuối thời Cao Ly, trong khi những tranh khác bị đưa ra khỏi đất nước này trong thời kỳ thuộc địa Nhật Bản.

(tipitaka.net – October 7, 2016)

 

http://file.mk.co.kr/meet/neds/2016/09/image_readtop_2016_676288_14749538632626359.jpg

Tranh Thủy Nguyệt Quán Âm

Photo: Lee Dong-in

 

 

TRUNG QUỐC: Phim sử thi ‘Huyền Trang’ dự giải Oscar 2017

 

Trung Quốc đă chọn phim Huyền Trang để dự hạng mục phim tiếng nước ngoài của giải Oscar lần thứ 89 được tổ chức vào năm 2017.

Phát hành vào tháng 4 năm nay, phim sử thi này tạo dựng lại cuộc hành tŕnh tâm linh đầy kịch tính từ Trung Hoa đến Ấn Độ của nhà sư, học giả, nhà du hành và dịch giả Huyền Trang vào đầu thời nhà Đường (618-907).

Các địa điểm quay phim bao gồm cả các phế tích của tu viện và trường đại học Nalanda ở bang Bihar, Ấn Độ, nơi nhà sư Huyền Trang đă trải qua nhiều năm học tập từ các học giả và các nhà giáo dục nổi tiếng vào thời đó.

Phim Huyền Trang cũng đáng chú ư v́ là phim truyện quan trọng đầu tiên được đồng sản xuất bởi Trung Quốc và Ấn Độ.

Vai chính Huyền Trang do diễn viên truyền h́nh và điện ảnh điển trai Huỳnh Hiếu Minh của Trung Quốc thủ diễn. Anh nổi tiếng nhất với bộ phim truyền h́nh Thần điêu hiệp lữ năm 2006.

(buddhistdoor.net – October 9, 2016)

 

2. From chinadaily.com.cn

Cảnh trong phim sử thi ‘Huyền Trang’

Photo: Buddhistdoor

 

 

HÀN QUỐC:  Các thí sinh vào ṿng chung kết Đại hội Nhạc Pop Hàn Quốc (K-POP) Thế giới tham gia Chương tŕnh Ở lại Chùa tại Seongjusa

 

Changwon, Hàn Quốc – Các thí sinh vào ṿng chung kết Đại hội K-POP Thế giới tại Changwon, Hàn Quốc đă tham gia chương tŕnh Ở lại Chùa tại Chùa Seongjusa từ ngày 28-9-2016.

68 thí sinh ṿng chung kết từ 16 nước khác nhau bao gồm Nga, Mexico và Nigeria trải nghiệm các truyền thống Phật giáo Hàn Quốc 1,700 năm tuổi tại Seongjusa với nghi thức mở đầu, đi ṿng quanh bảo tháp, trải nghiệm trà dado, thiền định và các chương tŕnh khác.

Thượng tọa Wonjong, sư trụ tŕ của Seongjusa, đă cầu chúc họ được sức khỏe. Ông chào đón họ và nói, “Tôi mong rằng các bạn sẽ t́m thấy sự an b́nh tại Seongjusa này và  cầu chúc các bạn được sức khỏe trong ṿng thi chung kết của ḿnh”.

Đại hội K-POP Thế giới thường niên lần thứ 6 tại Changwon khai mạc lúc 7 giờ sáng ngày 30-9-2016 tại Khu Phức hợp Thể thao Changwon.

(Buddhist Channel – October 9, 2016)

 

http://buddhistchannel.tv/picture/upload/seongjusa.jpg

Chùa Seongjusa tại Changwon, Hàn Quốc

Photo: BTN

 

 

TÍCH LAN: Bảo tồn tu viện Phật giáo cổ Rajagala

 

Các nhà khảo cổ học tại Tích Lan đang kiên tŕ làm việc để giữ cho tu viện Phật giáo cổ Rajagala không bị lăng quên trong lịch sử. Các đội đến từ trường Đại học Sri Jayawardenapura của Tích Lan đă có phương pháp đưa ra ánh sáng những bí ẩn của di tích cổ đại này, mà cho đến nay bao gồm các bảo tháp, một pḥng ăn, một tu viện, một nhà tắm nước nóng cùng hơn 50 nhà trong hang, vốn tương truyền là nơi cư trú của trên 500 nhà sư.  

Tu viện Rajagalathenna tọa lạc tại Rassagala, một ngọn núi hiểm trở và có nhiều rừng cây. Đây cũng là một khu vực có ư nghĩa khảo cổ học quan trọng tại Tích Lan với khoảng 600 phế tích, di tích và hiện vật thời tiền sử.

Mục tiêu của dự án của trường Đại học Sri Jayawardenapura là bảo tồn các di tích kiến trúc và cảnh quan văn hóa của Rajagala, bằng cách ngăn ngừa sự xâm hại thêm trong khu vực và bằng cách thực hiện sự can thiệp để làm hồi sinh và đem lại sức sống cho tu viện này như là một trung tâm tâm linh v́ lợi ích của các thế hệ tương lai.

(Buddhistdoor Global – October 11, 2016)

 

 

Các di tích và tượng Phật tại khu vực tu viện cổ Rajagala, Tích Lan

Photos: dailynews.lk, sjp.ac.lk & Wikipedia.org

 

 

ẤN ĐỘ: Phật tử từ 36 nước cầu nguyện cho sự chấm dứt khủng bố

 

Vào ngày 7-10-2016, khi thế giới sống dưới cái bóng của các mối đe dọa khủng bố, hàng trăm Phật tử từ 36 nước đă viếng Chùa Đại Giác tại Bồ Đề Đạo Tràng ở bang Bihar và cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới.

Nhà chức trách cho biết có hơn 300 đại biểu từ 36 nước đă tụng kinh Phật giáo và cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới và “chấm dứt chủ nghĩa khủng bố’.

Các Phật tử cũng thiền định dưới cây Bồ đề linh thiêng, nơi Đức Phật đă đạt giác ngộ và truyền đi thông điệp “ahimsa” (bất bạo động).

Sư trưởng Bhante Chalinda của chùa Đại Giác nói, “Lời truyền giảng của Đức Phật thích hợp với ngày nay, và các vị khách mời Phật giáo đă cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới”.

PR Barua, một sĩ quan cảnh sát về hưu trong đoàn đại biểu đến từ Bangladesh nói, “Thế giới cần phải cùng nhau đoàn kết chống chủ nghĩa khủng bố ví nó đang tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đối với ḥa b́nh thế giới”.

(tipitaka.net – October 14)

 

Buddhist monks from 36 countries pray  at Bodh Gaya for end of

Chư tăng và Phật tử từ 36 nước cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới tại Chùa Đại Giác, Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ)

Photo: thebiharpost.com

 

 

NEPAL: Ani Choying Drolma, sư cô nổi tiếng nhất của Nepal là một ngôi sao nhạc Pop

 

Có một sư cô mà mọi người ở Nepal đều biết tên – không phải bởi v́ cô là một biểu tượng tôn giáo và là một đại sứ thiện chí của UNESCO, cũng không phải v́ công việc điều hành một trường nữ và một bệnh viện dành cho bệnh nhân thận của cô.

Sư cô Ani Choying Drolma, 45 tuổi, nổi tiếng là một trong những ngôi sao nhạc Pop hàng đầu của đất nước này.

Với hơn 12 đĩa nhạc của những giai điệu Nepal và đạo ca Tây Tạng du dương làm nổi bật các chủ đề về ḥa b́nh và ḥa hợp, nữ ca sĩ trong bộ y vàng đă chinh phục những trái tim trên khắp quốc gia vùng Hi Mă Lạp Sơn này và nước ngoài.

Sư cô đă đi khắp thế giới để tŕnh diễn tại các nước như Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ. Nhà soạn nhạc nổi tiếng Nhyoo Bajracharya, người đă làm việc cùng Drolma, mô tả nhạc của cô như một sự hợp nhất của các phong cách Tây Tạng và Nepal. “Đó là những bài hát tôn giáo, rock chậm với âm hưởng kết hợp giữa blues và jazz”, ông nói.

Sư cô không cho biết ḿnh đă có được bao nhiêu tiền từ việc bán đĩa và tŕnh diễn, nhưng nói rằng cô dành tặng phần lớn tiền này cho các tổ chức từ thiện giáo dục thông qua Quỹ Phúc lợi chư ni của ḿnh và điều hành một bệnh viện thận.

(AP – October 12, 2016)

 

Sư cô Ani Choying Drolma trong một buổi tŕnh diễn tại Mumbai, Ấn Độ vào ngày 7-10-2016

Photo: AP

 

 

THÁI LAN: Nghi lễ hàng ngày dành cho cố Quốc vương được tổ chức tại tất cả các chùa trong một tháng

 

Hội đồng Tăng đoàn Tối cao (SSC) Thái Lan đă ban hành các hướng dẫn chỉ đạo tất cả các đền chùa Phật giáo trong và ngoài nước để thực hiện trong một tháng các nghi lễ hàng ngày dành cho cố vương Bhumibol.

Kể từ ngày 13-10-2016, các đại lễ công đức cũng được tổ chức đối với những ngày chịu tang thứ 7, thứ 50 và 100. Các trung tâm thiền cấp tỉnh cần tổ chức 7 ngày thiền định cho mỗi ngày nói trên. Chư tăng được hướng dẫn tham thiền cho nhà vua sau lễ cầu nguyện thường nhật vào buổi tối của họ.

Nghi lễ có thể diễn ra vào giờ nhà vua băng hà, lúc 3.52 pm, hoặc những giờ thích hợp khác. Mỗi ngôi chùa cũng cần lập một bàn thờ có ảnh của Quốc vương bên trong điện truyền giới hoặc nơi thích hợp khác.

Các tín đồ cũng được khuyến khích tham gia vào những nghi lễ Phật giáo trong thời gian chịu tang trong một năm.

Theo SSC, có khoảng 33,000 ngôi chùa Phật giáo tại Thái Lan.

(Tipitaka Network – October 16, 2016)

 

http://www.bangkokpost.com/media/content/20161014/c1_1110609_620x413.jpg

Người dân Thái Lan tại Bangkok tham gia cầu nguyện cho cố Quốc vương

vào ngày 13-10-2016

Photo : Bangkok Post 

 

 

THỤY SĨ: Đức Đạt lai Lạt ma giảng pháp tại thành phố Zurich 

 

Ngày 14-10-2016, trong một buổi giảng pháp tại thành phố Zurich, Thụy Sĩ, Đức Đạt lai Lạt ma đă kêu gọi người Tây Tạng trở thành người tu học Phật giáo hiện đại, không chỉ  dựa vào những điều được giảng dạy mà c̣n dựa vào giáo lư nhà Phật để thông hiểu đầy đủ kiến thức.

Ngài nói, “Người Tây Tạng chúng ta có một nền văn hóa bắt nguồn từ truyền thống Nalanda vốn nhấn mạnh về nghiên cứu, suy nghiệm và thiền định. Chúng ta đă bảo tồn điều này trong hơn 1,000 năm. Tại Tây Tạng, người Tây Tạng đă giữ vững tinh thần của ḿnh. Những người Tây Tạng lưu vong chúng ta là đại diện của họ.”

Hơn 9,000 người Tây Tạng và người ngoại quốc đă chào đón Đức Đạt lai Lạt ma tại khu cơ sở đa chức năng Zurich Hallenstadion, và trong khi cảm ơn các sáng kiến cúng dường vật phẩm trường thọ mà những người Tây Tạng địa phương dành tặng ngài, Đức đạt Lai Lạt ma nói, “Lạt ma trường thọ hay không th́ không tùy thuộc nhiều vào nghi lễ bằng vào sức mạnh của sự kết nối tinh thần giữa Lạt ma và đệ tử”.

(Phayul – October 16, 2016) 

 

Tibetan leader His Holiness the Dalai Lama speaking at the Hallenstadion in Zurich, Switzerland. Oct. 14, 2016. Photo-Manuel Bauer, OHHDL

Đức Đạt lai Lạt ma tại Zurich, Thụy Sĩ

Photo: Manuel Bauer

 

 

TRUNG QUỐC: Các vị lănh đạo Phật giáo 3 nước Đông Bắc Á thúc đẩy mối giao lưu và nền ḥa b́nh

 

Các nhà lănh đạo từ các tổ chức Phật giáo tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đă bày tỏ hy vọng về ḥa b́nh và giao lưu giữa 3 nước Đông Bắc Á này trong một cuộc họp tại thành phố Ningbo ở phía đông Trung Quốc.

Theo tin từ Hiệp hội Các chi phái Phật giáo Hàn Quốc, Hội nghị Giao lưu Thân thiện Phật giáo Hàn Quốc-Trung Quốc-Nhật Bản – được tổ chức vào ngày 12-10-2016 tại Chùa Xuedou ở Ningbo – đă có sự vân tập của tăng sĩ từ 3 quốc gia này dưới chủ đề thừa kế 1,000 của tinh thần Phật giáo truyền thống.

Trong cuộc họp, các vị lănh đạo Phật giáo đă đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi ḥa b́nh thế giới và đồng ư tổ chức một cuộc họp trù bị vào 2 ngày 22 và 23-3-2017 tại đảo Jeju, ḥn đảo lớn nhất của Hàn Quốc, để đặt nền móng cho hội nghị của năm sau.

(tipitaka.net – October 16, 2016)

 

Leaders from Buddhist bodies in South Korea, China and Japan meet at an annual gathering in the eastern China city of Ningbo on Oct. 12, 2016, in this photo released by the Association of Korean Buddhist Orders. (Yonhap)

Các vị lănh đạo Phật giáo 3 nước Đông Bắc Á tại cuộc họp về ḥa b́nh

và giao lưu tại Ningbo, Trung Quốc

Photo: Yonhap

 

 

MĂ LAI-TÍCH LAN: Phật tử Mă Lai tài trợ cho 1,900 tăng sinh tại Tích Lan

 

Kuala Lumpur, Mă Lai – Hội Phật giáo Maha Karuna của Mă Lai sẽ tổ chức Lễ tài trợ Giáo dục Tăng sinh lần thứ 18 vào ngày 20-11-2016. Sự kiện này sẽ diễn ra tại làng Kirinda ở huyện Mathara, Tích Lan – quê hương của cố Ḥa thượng Tiến sĩ K Sri Dhammananda nhân kỷ niệm 10 năm ngày ông viên tịch.

Nhà tổ chức Lễ tài trợ là Thượng tọa Siri Saranakara Nayaka Maha Thera, Trưởng chấp pháp Tăng đoàn Mă Lai, cho biết sự kiện hàng năm này đài thọ việc học tập theo h́nh thức cung cấp sách và tài liệu giáo dục cho tăng sinh trẻ. Năm nay, khoảng 1,900 tăng sĩ từ khu vực Mathara dự kiến sẽ nhận được sự tài trợ.   

Trong chương tŕnh , mỗi tăng sinh sẽ nhận tài liệu học tập như từ điển tiếng Pali và sách giáo khoa. Các tài liệu cung cấp được phân loại theo độ tuổi và năm học của tăng sĩ.

(The Buddhist Channel – October 18, 2016)

 

 

http://buddhistchannel.tv/picture/upload/mathara.JPG

Poster về Lễ kỷ niệm năm thứ 10 ngày viên tịch của Ḥa thượng K Sri Dhammananda và Lễ tài trợ Giáo dục Tăng sinh tại Tích Lan

Photo: buddhistchannel.tv

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: T́m thấy tiền giấy 700 năm tuổi trong phần đầu rỗng của một tượng Phật giáo 

 

Tờ tiền giấy 700 năm tuổi thuộc thời nhà Minh Trung Hoa đă được phát hiện bên trong một tượng La Hán bán thân bằng gỗ tại nhà đấu giá Mossgreen của Úc. Đây là tờ tiền “1 quan” – được cho là tờ có mệnh giá cao nhất vào thời đó.

Tờ tiền này cũng nằm trong số các loại tiền giấy được in đầu tiên tại Trung Hoa và được chứng thực bởi Hoàng đế Hồng Vơ, Chu Nguyên Chương – người sáng lập và là hoàng đế đầu tiên của Triều nhà Minh.

Tượng bán thân La Hán và tờ 1 quan này sẽ được triển lăm tại Melbourne, Luân Đôn và Hồng Kông trước khi đem đấu giá tại thành phố Sydney của Úc Đại Lợi, vào ngày 11-12-2016. Tượng và tờ tiền sẽ được bán chung với giá dự kiến  từ $30,000 đến $45,000.

(nine.com.au – October 20, 2016) 

 

 

Tờ 1 quan (có kích cỡ khoảng một tờ giấy A4) và tượng La Hán bằng gỗ sẽ được bán đấu giá tại Sydney ( Úc Đại Lợi)

Photo: Mossgreen

 

 

ẤN ĐỘ: Người Dalit cải đạo sang Phật giáo vào lễ hội Vijaya Dasami

 

Vào ngày 12-10-2016, trong lễ hội hàng năm Vijaya Dasami của Ấn giáo, gần 300 người từ cộng đồng Dalit ở bang Gujarat, tây Ấn Độ, đă cải đạo sang đạo Phật tại 3 sự kiện riêng của các tổ chức Phật giáo khác nhau:

Dưới sự giám sát của Học viện Phật giáo Gujarat, 70 người Dalit đă cải đạo, cùng với 8 nhóm tôn giáo khác. Những người Dalit nói rằng họ chọn tôn giáo mới và từ bỏ tín ngưỡng trước đây với hy vọng chấm dứt sự phân biệt đối xử về tinh thần và xă hội.

Hai lễ cải đạo khác được tổ chức tại thị trấn Kalol ở huyện Mehsana của Gujarat. Sinh viên Maulik Chauhan là người đầu tiên của gia đ́nh ḿnh đă cải đạo sang Phật giáo. Chauhan nói rằng anh đă có ấn tượng về những lời dạy của Đức Phật từ khi c̣n bé, và đă quyết định cải đạo v́ một cuộc sống tốt đẹp hơn.

(Buddhistdoor Global – October 23, 2016)

 

Lễ cải đạo sang Phật giáo của người Dalit tại Gujarat

Photo: thewire.com

 

 

HÀN QUỐC: Hội nghị Quyền Động vật lần đầu tiên của Phật giáo Á châu

 

Hội nghị một ngày về Quyền Động vật lần đầu tiên của Phật giáo Á châu. do hội Tiếng nói Đạo pháp (DVA) và hội Sự cộng sinh của Quyền Động vật Toàn cầu (CARE) đồng tổ chức, đă diễn ra tại Dongdaemun, Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 30-9-2916.

Diễn giả chính là Ḥa thượng Hải Đạo, tu sĩ Phật giáo nổi tiếng và là người ủng hộ quyền động vật, đến từ Đài Loan. Ông diễn thuyết về Ḷng từ bi đối với tất cả Chúng sinh.

Có 2 cuộc hội thảo được tổ chức tại hội nghị: Hội thảo thứ nhất tập trung vào việc tăng cường quyền động vật trong cộng đồng Phật giáo, và hội thảo thứ nh́ vào cuối hội thảo bàn về vấn đề đạo đức của việc sống tốt hơn và ăn tốt hơn – sử dụng những ǵ đă học được tại Hội nghị về Phúc lợi và Hạnh phúc của tất cả Chúng sinh.

(Asian Tribune Sun – October 24, 2016)

 

http://asiantribune.com/sites/asiantribune.com/files/images/2012/Animals%20Right%20Conference.png

Các hội viên của hội Tiếng nói Đạo pháp (DVA) - một trong 2 hội cùng tổ chức Hội nghị Quyền Động vật của Phật giáo Á châu - tại Dongdaemun, Seoul (Hàn Quốc)

Photo:  Asian Tribune

 

 

MIẾN ĐIỆN: Cúng dường vào ngày khai mạc Lễ hội Chùa Phật giáo Kyaikhtiyo

 

Lễ hội Chùa Phật giáo Kyaikhtiyo, c̣n gọi là lễ Linh Sơn, được tổ chức hàng năm vào ngày trăng tṛn của Lễ hội Ánh sáng Thadingyut.

Các khoản cúng dường của năm này lên đến 84.4 triệu Kyat, vượt lượng 21.7 triệu Kyat của năm ngoái.

Bộ Các vấn đề Tôn giáo và Văn hóa Miến Điện cho biết bộ sẽ thực hiện các chương tŕnh dành cho khách hành hương đến cúng bái một cách ḥa b́nh tại Chùa Kyaikhtiyo, và v́ sự tiến bộ của Chùa này trong sự tham khảo ư kiến với chính quyền bang Mon.

Các nhu cầu thiết yếu của người hành hương sẽ được xem xét kỹ lưỡng và các hoạt động của Chùa Kyaikhtiyo sẽ được công bố.

(Myanmar News Agency – October 24, 2016)

 

http://www.globalnewlightofmyanmar.com/wp-content/uploads/2016/10/IMG_1049-copy-72-1024x683.jpg

Chùa  Kyaikhtiyo, Miến Điện

Photo: NZM

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ hội Tất Đạt Đa lịch sử tại thánh địa Phật giáo Bồ Đề Đạo Tràng

 

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhiều người Ấn Độ trẻ tuổi từ mọi tầng lớp sẽ cùng đến với nhau tại nơi Đức Phật đă đạt giác ngộ.

Từ ngày 11 đến 13-11-2016 tại Bồ Đề Đạo Tràng, trong phong cách và tinh thần Ấn Độ đích thực, Phật tử và sinh viên Ấn Độ từ các truyền thống khác nhau sẽ tập trung để tỏ ḷng tôn kính Đức Phật. Hàng trăm Phật tử khác từ khắp thế giới cũng sẽ tham gia lễ hội âm nhạc, văn hóa, Đạo pháp và hội họa này. Lễ hội sẽ được tổ chức bởi nhiều tăng đoàn, các tổ chức t́nh nguyện và các tổ chức doanh nghiệp.

Lễ hội Tất Đạt Đa sẽ có những buổi tŕnh diễn nghệ thuật đáng nhớ, cùng với các bài giảng pháp hấp dẫn của Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche và Thượng tọa Sumati.

(Buddhistdoor Global – October 25, 2016)

 

 

BHUTAN: Tượng cổ Phật giáo của Bhutan được Ấn Độ cho mượn trong một năm

 

Hơn 150 năm sau khi bị lấy đi, một tượng của nhà sư Dhurm Raja được tôn quư của Bhutan sẽ trở về cố quốc.

Tượng này hiện đang được trưng bày tại Hội Á châu ở Koltaka, Ấn Độ, nơi nó đă được tặng như một món quà bởi Hadyat Ali, một đội trưởng của quân đội Anh vào năm 1865. Ali đă t́m thấy pho tượng vào năm 1864, khi quân Anh chiếm thành Buxa do Bhutan kiểm soát.

Dhurm Raja được xem là người đă thành lập nước Bhutan, và năm nay đất nước này kỷ niệm 400 năm ngày sinh của ông. Chính phủ Ấn Độ và Hội Á châu đă quyết định sẽ cho Bhutan mượn pho tượng Dhurm Raja trong một năm, nơi tượng này sẽ là một phần của lễ hội kéo dài một năm. Vào cuối tháng 12-2017, pho tượng sẽ trở lại Ấn Độ.

(DNA – October 27, 2016)

 

http://static.dnaindia.com/sites/default/files/styles/half/public/2016/10/27/513989-bhutanese.jpg?itok=MfLlkDZW

Tượng nhà sư Dhurm Raja

Photo: ICC/Asiatic Library Koltaka

  

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 12/22/16