TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 11.2020

Diệu Âm lược dịch

 

 

BANGLADESH: Người tị nạn Hồi giáo Rohingya gây quỹ để giúp những Phật tử thất tán

 

Nhằm mục đích thay đổi những căng thẳng cộng đồng giữa Phật tử và người Hồi giáo Rohingya ở bang Rakhine của Miến Điện, những người Hồi giáo Rohingya (chủ yếu là sinh viên - hiện đang sống trong các trại tị nạn tại quận Cox’s Bazar - đông nam Bangladesh) đang gây quỹ cứu trợ nhân đạo cho Phật tử di tản do xung đột diễn ra ở bang Rakhine (trước đây gọi là Arakan).

 

Hoạt động với tư cách là Mạng lưới giáo dục và Xă hội Vị tha Arakan, những người Hồi giáo trẻ tuổi này đă quyên góp được 500,000 kyat Miến Điện để giúp các Phật tử di tản trả tiền ăn ở.

 

Người Hồi giáo Rohingya sống tại Sittwe (thủ phủ bang Rakhine) và Yangon (cố đô của Miến Điện) cũng đang quyên góp để giúp các Phật tử di tản trong khu vực xung đột. Vào đầu tháng 7, người Hồi giáo Rohingya tại Sittwe đă quyên góp được 300,000 kyat.

 

Viện trợ nhân đạo từ người Rohingya đang giúp hàn gắn những rạn nứt và xây dựng ḷng tin giữa 2 cộng đồng này.

 

(HOME: Buddhistdoor Global – November 1, 2020) 

 

Description: Rohingya refugees in Cox's Bazar, Bangladesh, raising funds for Buddhists displaced by fighting in Rakhine State. From rfa.org

Người Hồi giáo Rohingya tị nạn tại quận Cox’s Bazar, Bangladesh, gây quỹ cứu trợ cho những Phật tử di tản do xung đột tại bang Rakhine (Miến Điện)

Photo: rfa.org

 

 

THÁI LAN: Cầu nguyện trên không trung dành cho Phật tử Thái

 

Bangkok, Thái Lan – Hàng không Quốc tế Thái (THAI) sẽ cung cấp một chuyến bay đặc biệt cho những hành khách muốn tụng niệm kinh Phật bên trên 99 thánh địa trong vương quốc này vào ngày 30-11-2020.

 

Chuyến bay đặc biệt nói trên là một phần của chương tŕnh nhằm thúc đẩy ngành du lịch – là chương tŕnh Trải nghiệm Du lịch Mới thuộc chiến dịch Trải nghiệm Bay Kỳ diệu của THAI.

 

Hành khách có thể tụng kinh niệm chú khi bay qua 99 thánh địa ở thủ đô Bangkok và 31 tỉnh.

 

Sẽ không có hạ cánh trong suốt chuyến bay, và hành khách sẽ nhận được năng lượng tích cực từ việc tụng niệm khi ở trên máy bay.

 

Chuyến bay kéo dài 3 giờ này sẽ cất cánh lúc 1.30 pm và quay trở về lúc 4.30 pm ngày 30-11-2020.

 

(asianews.it – November 3, 2020)

 

Description: http://www.asianews.it/files/img/size3/Thai-Airways-cabin-crew-outfit.jpg

Tiếp viên Hàng không THAI

Photo: asianews.it

 

 

TÍCH LAN: Ấn Độ tài trợ 15 triệu USD cho việc thúc đẩy quan hệ Phật giáo giữa Ấn Độ và Tích Lan

 

Cao ủy Ấn Độ tại Tích Lan, Gopal Baglay, đă gặp các thành viên cấp cao của tăng lữ Phật giáo Sinhala vào tuần trước, khi ông thảo luận về việc thực hiện khoản tài trợ 15 triệu USD cho việc “thúc đẩy quan hệ Phật giáo giữa Ấn Độ và Tích Lan”.

 

Khoản tài trợ đă được công bố vào tháng trước tại một hội nghị thượng đỉnh ảo giữa thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa.

 

Khoản viện trợ này được đưa ra khi Sri Lanka đang ở giữa cuộc khủng hoảng kinh tế và đang t́m cách hoăn trả nợ từ Ấn Độ.

 

Cao ủy Gopal Baglay lưu ư rằng đây là thông báo tài trợ đầu tiên của Ấn Độ, và tuyên bố rằng khoản tài trợ này có thể được sử dụng để xây dựng / cải tạo các tu viện Phật giáo, phát triển năng lực, giao lưu văn hóa, hợp tác khảo cổ, trưng bày đối ứng các thánh tích của Đức Phật, củng cố sự tham gia của các học giả và giáo sĩ Phật giáo ”.

 

(Tamil Guardian – November 4, 2020)

 

Description: https://www.tamilguardian.com/sites/default/files/Image/pictures/2020/India/201103%20Indian%20HC%20monks.png

Cao ủy Ấn Độ Gopal Baglay hội kiến các vị cao tăng của Tích Lan

Photo: Tamil Guardian

 

 

THÁI LAN: Chính phủ mời mọi người đến lễ tụng kinh Phật vào thứ bảy hàng tuần cho đến ngày 5 tháng 12

 

Bangkok - Anucha Nakasai, Bộ trưởng phụ trách Văn pḥng Thủ tướng cho biết: Để đánh dấu ngày sinh của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej, và để tưởng nhớ ân sủng và ḷng tốt hoàng gia của ông đối với người dân Thái Lan”, Chính phủ sẽ tổ chức lễ tụng kinh Phật giáo tại các ngôi chùa trung tâm ở mỗi tỉnh vào thứ Bảy hàng tuần cho đến ngày 5-12-2020.

Ngày 5-12 cũng là Ngày Quốc khánh và Ngày của Cha chính thức của Thái Lan.

 

Ông nói: “V́ đa số người Thái Phật tử, chúng tôi tin rằng buổi lễ sẽ giúp mọi người thích nghi với nguyên lư pháp luân của Phật giáo vào cuộc sống hàng ngày của họ, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng do đại dịch gây ra và sự khác biệt về hệ tư tưởng chính trị.

 

“Buổi lễ ở Bangkok sẽ được tổ chức vào ngày 7-11 từ 10 pm trở đi tại Tịnh xá Wat Bowonniwet ở quận Phra Nakhon, trong khi đó, thống đốc của mỗi tỉnh sẽ làm việc với Văn pḥng Phật giáo tỉnh nhằm chọn một địa điểm thích hợp để tổ chức lễ vào các ngày thứ bảy hàng tuần cho đến ngày 5-12,” ông nói.

 

(nationthailand.com -  November 7, 2020)

 

 

MIẾN ĐIỆN: Lễ hội ánh sáng Thadingyut của Phật giáo trong thời kỳ đại dịch

 

Miến Điện kỷ niệm lễ hội Thadingyut hàng năm - vào ngày rằm tháng 7 theo âm lịch truyền thống của nước này (nhằm ngày 31-10-2020) – trong bối cảnh số ca bệnh covid-19 gia tăng khiến nhiều người phải từ bỏ các lễ hội thông thường.

 

Là ngày lễ Phật giáo quan trọng thứ hai trong năm - sau lễ hội té nước Thingyan của Năm Mới - Thangdiyut thường là thời điểm đi viếng đền chùa và họp mặt gia đ́nh sôi nổi. Tuy nhiên, năm nay, nhiều người tổ chức lễ kỷ niệm này một cách lặng lẽ trong sự riêng tư tại nhà của họ.

 

Theo phong tục, cũng vào ngày này, Đức Phật đă trở lại trần gian sau khi giảng pháp cho mẹ của ngài trên cơi trời.

 

Thadingyut c̣n được gọi là lễ hội ánh sáng , và ở vùng ngoại ô của Yangon, nhiều người đă thắp nến cúng dường Đức Phật.

 

(tipitaka.net – November 7, 2020)

 

Description: Photo : Sai Zaw/Myanmar Now

Một ngôi chùa ở thị trấn Hlaing Tharyar của Yangon thắp nến trong lễ hội ánh sáng Thadingyut

Photo: Sai Zaw

 

 

THÁI LAN: Bảo tàng Phật giáo lớn nhất Thái Lan tại Pattaya

 

Triển lăm nghệ thuật Phật giáo lớn nhất của Thái Lan đă khai mạc tại Pattaya hôm thứ Tư 11-11-2020, nêu bật vai tṛ của Phật giáo trong lịch sử Đông Nam Á.

 

Người sáng lập Somkiat Lopetcharat đă mở cửa Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo Nongprue trên đường Soi Maikaen 19, với quyền vào cửa miễn phí cho trẻ em cao dưới 150 cm và 300 baht cho người lớn.

 

Được quản lư bởi Tổ chức Quảng bá và Bảo tồn Nghệ thuật Thái Lan, bảo tàng đưa các tác phẩm nghệ thuật và tượng Phật vào các cuộc triển lăm xoay quanh lịch sử của các vùng và các thời kỳ.

 

Bảo tàng tổ chức 18 cuộc triển lăm thường trực, bao gồm các cuộc trưng bày về các vương quốc Lanna, Ayutthaya - Sukhothai và Rattanakosin, vùng Ban Chiang, Lopburi, bộ tộc Yao, thần Ganesha và Cam Bốt, Miến Điện và Lào, cùng những nơi khác. Bảo tàng mở cửa hàng ngày từ 8 a.m. đến 4:30 p.m.

 

(Pattaya Mail – November 12, 2020)

 

Description: https://www.pattayamail.com/wp-content/uploads/2020/11/Pattaya-News-5-Nov-11-01-Pattaya-Museum-of-Buddhist-Art-pic-1.jpg

Somkiat Lopetcharat (bên phải), người sáng lập Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo, tại buổi khai mạc triển lăm

 

Description: https://www.pattayamail.com/wp-content/uploads/2020/11/Pattaya-News-5-Nov-11-01-Pattaya-Museum-of-Buddhist-Art-pic-2.jpg

Bảo tàng Nghệ thuật Phật giáo tại Pattaya, Thái Lan

Photos: Pattaya Mail

 

 

ẤN ĐỘ: Thiền định vào đêm trăng rằm tại thánh địa Bavikonda ở Vizag


Vizag, Andhra Pradesh - Vào ngày 1-11-2020, 67 người đam mê di sản đă tập trung tại thánh địa Phật giáo Bavikonda ở Vizag để tham gia thiền định vào ngày trăng tṛn. Buổi thiền định kéo dài trong khoảng hai giờ, với các học viên chia sẻ kinh nghiệm của ḿnh về các thiền pháp khác nhau.

 

Sau 35 phút đi bộ tại địa điểm, những người tham gia ngồi theo một h́nh bán nguyệt đối mặt với Đại Bảo tháp Chaitya trên nền thánh địa rộng lớn. Buổi tham thiền, do bà Hatangadi dẫn dắt, được bắt đầu bằng những bài tụng kinh ‘Buddham Sharanam Gachami’. Tiếp theo là buổi thiền định Minh sát tuệ của Phật giáo Nguyên thủy.

 

 “Trăng tṛn chắc chắn đă được đón mừng tại Bavikonda bởi các nhà sư, du khách, dân làng quanh khu vực này hơn 2000 năm trước. Đánh dấu sự kiện này, chúng tôi quyết định tập hợp những người đam mê di sản ở Vizag để làm sống lại những khoảnh khắc đặc biệt đó.

 

“Buổi thiền định này, mặc dù chỉ dài 120 phút, đă chứng minh là một buổi đặc biệt. Chúng tôi cảm thấy chúng tôi đă kết nối với nhau. Khi mặt trăng màu cam rực rỡ nhô lên trên bầu trời, chúng tôi chắc chắn đă nối được quá khứ với hiện tại, ” bà Hatangadi nói.

 

(tipitaka.net – November12, 2020)

 

Description: Full moon meditation at Bavikonda marks special occasion in Vizag

Những người tham gia thiền định vào ngày trăng tṛn tại thánh địa Phật giáo Bavikonda ở Vizag, Ấn Độ

Photo: Rajesh Ponnada

 

 

PAKISTAN: Hoa Kỳ trao trả Pakistan chiếc hộp đựng di tích Phật giáo thời kỳ Hy Lạp hóa Gandhara

 

Vào thứ Hai ngày 9-11-2020, Pakistan đă hoan nghênh việc bàn giao 45 cổ vật bị cướp bóc (do chính quyền Hoa Kỳ đă thu giữ vào năm 2015 từ một nhà buôn nghệ thuật ở New York) và đang sắp xếp một chuyến vận chuyển đặc biệt để mang chúng về nước.

 

Trong số các hiện vật trị giá 250,000 usd nói trên có một chiếc hộp gọi là Hộp Gandhara đựng các di tích tôn giáo Phật giáo-Greco (thời kỳ Hy Lạp hóa) cổ đại, có niên đại từ Thế kỷ thứ 2 CN.

 

Các cổ vật sẽ hồi hương này đă được chính thức bàn giao vào tuần trước trong một buổi lễ tại New York, với sự tham dự của Tổng lănh sự Pakistan Ayesha Ali.

 

Đây là những hiện vật  nằm trong số khoảng 100 món đồ bị thu giữ tại công ty Nghệ thuật Á châu Cổ đại của Nayef Homsi, tay buôn nghệ thuật Nam và Trúng Á ở Khu Đông Thượng của Quận Manhattan.

 

Một tuyên bố từ văn pḥng Biện lư Quận Manhattan đă mô tả Homsi là “một con buôn phi pháp nổi tiếng tham gia vào hoạt động cướp bóc, xuất khẩu và bán trái phép các tác phẩm nghệ thuật cổ đại từ Afghanistan, Ấn Độ, Pakistan và các quốc gia khác.”

 

(tipitaka.net – November 12, 2020)

 

Description: The art world has found itself embroiled in money laundering and organized crime through the trade and sale of looted cultural property. (Source: Manhattan District Attorney)

Hộp đựng di tích Phật giáo thời kỳ Hy Lạp hóa Gandhara

Photo: tipitaka.net

 


TÍCH LAN: Hội nghị Phật giáo Quốc tế về ‘Ứng phó của Phật giáo với Đại dịch COVID-19’

 

Hội nghị Phật giáo Quốc tế được tổ chức vào ngày 7 và 8-11-2020 (qua Zoom) bởi Hội đồng Quốc gia về Các vấn đề Quốc tế của Đại hội Phật giáo Toàn Tích Lan (ACBC), với sự tham gia của nhiều diễn giả trong nước và quốc tế.

 

Chủ đề của hội nghị là ‘Ứng phó của Phật giáo với Đại dịch COVID-19’ và Pháp giảng, diễn ra tại lễ khai mạc hội nghị lúc 2 giờ chiều ngày 7-11.

 

Ngày đầu tiên của hội nghị, các vị cao tăng diễn giả tŕnh bày về ‘‘Những lời dạy của Đức Phật để vượt qua COVID-19” với 3 bài thuyết tŕnh liên quan đến chủ đề, bao gồm: ‘Rathana Suthraya - Một bài giảng để vượt qua thảm họa’, ‘Girimananda Suthraya - Mười nhận thức để chữa lành  đau khổ’ và ‘Đối phó với Đại dịch và Vượt qua Đau khổ từ góc độ Phật giáo’.

 

Vào ngày thứ hai - ngày 8-11- hội nghị được tổ chức qua Zoom từ 2 đến 6 giờ chiều. Và chủ đề của phần 2 này là ‘Chánh niệm và Thiền định - Con đường Phật giáo vượt qua đại dịch COVID-19’.

 

(tipitaka.net – November 12, 2020)

 

Description: http://static.ft.lk/assets/uploads/image_30d88a381f.jpg

Các diễn giả là chư cao tăng Tích Lan và quốc tế tại Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại Tích Lan

Photo: ft.lk

 

 

ẤN ĐỘ: Cuốn Tiểu sử “Đạt lai Lạt ma” mới của tác giả Tenzin Geyche Tethong

 

Tác giả Tenzin Geyche Tethong đă viết cuốn sách mới về tiểu sử của vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt lai Lạt ma, tiết lộ cách ngài đă trốn thoát khỏi Lhasa bị Trung Quốc chiếm đóng và thực hiện chuyến đi dài đến nơi an toàn ở Ấn Độ.

 

TIN ẢNH – Trích từ cuốn Tiểu sử “Đạt lai Lạt ma” mới của Tenzin Geyche Tethong:

 

Description: 352pp, Rs 1295; Roli Books

Photo: Roli Books

 

Description: On 12th March 1959, a spontaneous gathering of 15,000 women from all regions of Tibet flocked to an area below Potala palace in a remarkable act of bravery. 12 March is now known as Women’s Uprising Day. The leaders were later either imprisoned or executed.

Vào ngày 12-3-1050, một cuộc tụ tập tự phát của 15,000 phụ nữ từ khắp các vùng của Tây Tạng đă đổ về khu vực bên dưới cung điện Potala trong một hành động dũng cảm không bao giờ bị lăng quên. Ngày 12-3 hiện nay được gọi là Ngày Khởi nghĩa của Phụ nữ. Các nhà lănh đạo sau đó bị Trung Quốc bỏ tù hoặc xử tử.

 

Photo: Tibet Images

 

Description: The Dalai Lama during his escape to India with Khampa Chushi Gangdruk bodyguards.

Đức Đạt lai Lạt ma trong cuộc đào tẩu sang Ấn Độ cùng các vệ sĩ Khampa Chushi Gangdruk

Photo: Tibet Documentation

 

Description: The Dalai Lama arrives in India and is greeted with a khatag or offering scarf. On the right, behind him is his Lord Chamberlain, Phala Thupten Woden. On the left are the Simpon Khenpo (Master of the Robes) and the Chopen Khenpo (Master of the Ritual)

Đức Đạt lai Lạt ma đến Ấn Độ và được chào đón bằng khăn quàng cổ

Photo: Tibet Museum

(Hindustan Times – November 13, 2020)

 

 

NHẬT BẢN: Kẻ trộm tượng Phật nói:“Bị chư thần thánh trừng phạt”

 

Saitama, Nhật Bản - Một người đàn ông tuổi ngũ tuần - được cho là đă đánh cắp và bán các vật phẩm Phật giáo lấy từ một số ngôi chùa ở miền đông Nhật Bản  - đă bị bắt vào ngày 17-11-2020. Ông ta bị nghi ngờ đă lấy một bức tượng từ một ngôi chùa không có người trông coi ở thành phố Toda, tỉnh Saitama.

Kẻ trộm này tên là Akiyoshi Fujita, 56 tuổi, không có địa chỉ cố định và đang thất nghiệp.

Fujita đă bị Đội điều tra số 3 của Cảnh sát tỉnh Saitama bắt giữ v́ hành vi trộm cắp. Ông ta cũng đang bị điều tra về vụ trộm 6 bức tượng ở 4 đền  chùa ở tỉnh Saitama và tỉnh Tochigi lân cận. Do đa số các nơi thờ phượng mà Fujita bị cáo buộc đă đột nhập đều không có người trông coi, nên cảnh sát tỉnh đang kêu gọi các đền chùa thực hiện các biện pháp ngăn chặn trộm cắp.

Fujita bị cáo buộc ăn cắp một pho tượng duy nhất từ ​​một ngôi đền ở Toda vào khoảng ngày 30-9 và 1-10. Được cho là đă thừa nhận các cáo buộc, ông ta nói rằng, "Tôi nghĩ rằng bị bắt nhanh chóng như vậy có nghĩa là tôi đă bị thần thánh trừng phạt." Cảnh sát cho biết Fujita đă bán tổng cộng 6 tượng Phật cho các cửa hàng đồ cổ, cửa hàng đồ cũ và các cửa hàng khác, và họ nói rằng có vẻ như ông ta thường xuyên bán đồ ăn cắp.

(Mainichi Japan – November 18, 2020)

 

Description: https://cdn.mainichi.jp/vol1/2020/11/18/20201118p2a00m0na007000p/6.jpg?2

Các tượng Phật nhỏ, trong số đó có một tượng từ ngôi chùa ở Toda, bị nghi phạm trộm và bán cho các cửa hàng khác nhau

Photo: Cảnh sát Tỉnh Saitama

 

 

HOA KỲ: Phim tài liệu ‘Karuna’ Khai sáng về Phật giáo dấn thân

 

Từ Tế Hoa Kỳ, tăng đoàn đầu tiên của Tổ chức Từ Tế Phật giáo được thành lập tại Alhambra vào năm 1989, tổ chức ba buổi chiếu riêng biệt của buổi ra mắt thế giới ảo “Karuna” (Ḷng bi mẫn), bộ phim tài liệu của Từ Tế Hoa Kỳ về công việc của tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Karuna- Shechen, vào ngày 20-11-2020 trên www.TzuChiCenter.org.

Phim tài liệu kể về câu chuyện của Matthieu Ricard, một trong những người sáng lập Karuna-Shechen, và những phụ nữ có cuộc sống đă thay đổi ở Nepal và Ấn Độ. Bộ phim dẫn dắt người xem đi qua công việc và triết lư của Karuna-Shechen, một tổ chức bắt nguồn từ trí huệ Phật giáo.

Từ chân núi Hy Mă Lạp Sơn ở Nepal đến Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo, bộ phim tài liệu đưa khán giả vào một cuộc hành tŕnh sống động theo dấu con đường từ bi trong hành động - được thực hành bởi Karuna-Shechen, tổ chức được đồng sáng lập bởi Đạo sư Phật giáo Tây Tạng Shechen Rabjam Rinpoche.

Bộ phim tŕnh bày những cuộc gặp gỡ một số phụ nữ, là những người chia sẻ câu chuyện về cuộc sống của họ đă được thay đổi nhờ sự hỗ trợ của tổ chức này, và khám phá cách hỗ trợ nhân ái phải kết hợp với trí tuệ ra sao - có nghĩa là hỗ trợ sự trao quyền cho phụ nữ và ủng hộ sự đơn giản tự nguyện.

(tipitaka.net – November 18, 2020)

 

Description: https://www.pasadenanow.com/main/wp-content/uploads/2020/11/Screenshot_7-5.jpg

Sư Matthieu Ricard, một trong những người sáng lập Karuna-Shechen

Photo: Tzu Chi USA

 

 

TRUNG QUỐC: Họa sĩ truyện tranh nổi tiếng người Đài Loan trở thành tăng sĩ chùa Thiếu Lâm

 

Ngày 17-11-2020, Tsai Chih-chung, bậc thầy truyện tranh 72 tuổi đến từ Đài Loan, đă trở thành một nhà sư Phật giáo tại chùa Thiếu Lâm nổi tiếng của tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.

Sư trụ tŕ hiện tại của ngôi chùa là Shi Yongxin đă chủ tŕ buổi lễ xuất gia cho Tsai, đặt cho ông pháp danh là Shi Yanyi.

Tsai đă thọ giới Sa di, tuân theo 10 nguyên lư Phật giáo(thay v́ là một Tỳ kheo cao tuổi - người tuân theo tất cả các nguyên tắc Phật giáo).

Tsai bỏ học và bắt đầu sự nghiệp vẽ truyện tranh chuyên nghiệp ở tuổi 15. Là một trong những họa sĩ hoạt họa thành công nhất của Trung Quốc, Tsai nổi tiếng với việc tạo ra những câu chuyện hoạt họa dựa trên những câu chuyện cổ điển và truyền thống của Trung Quốc, khiến những câu chuyện của ông trở nên gần gũi và dễ hiểu.

Ông đă sáng tạo hơn 100 truyện tranh kinh điển, trên 50 triệu bản trong số đó đă được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng tại hơn 30 quốc gia và khu vực.

(NewsNow – November 18, 2020)

 

Description: https://www.globaltimes.cn/Portals/0/attachment/2020/2020-11-16/bf766b2b-16b9-43ef-b4a1-28ddb1ac7227.jpg

Họa sĩ Tsai Chih-chung

Photo: IC

 

 

NEPAL: Mở cửa trở lại Lâm T́ Ni cho khách du lịch giữa đại dịch COVID-19

 

Kathmandu, Nepal – Một quan chức cấp cao của Quỹ phát triển Lâm T́ Ni cho biết: Kể từ ngày 18-11-2020, gần 8 tháng sau khi đóng cửa, Chính phủ Nepal đă mở cửa trở lại Lâm T́ Ni, nơi sinh của Đức Phật cho khách du lịch.

Khu vực này vẫn bị đóng cửa kể từ ngày 24-3 khi chính phủ Nepal áp đặt một lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. Mặc dù lệnh phong tỏa đă được dỡ bỏ vào ngày 22- 7, các địa điểm tôn giáo lớn vẫn c̣n đóng cửa.

"Chúng tôi đă mở cửa trở lại khu vực Lâm T́ Ni cho khách du lịch trong và ngoài nước ngoại trừ chùa Mayadevi, mẫu thân của Đức Phật", Gyanin Rai, giám đốc điều hành của quỹ tín thác, nói vào ngày 19-11.

Ông cho biết mọi người sẽ có thể đến viếng và tham quan một số các di tích khảo cổ học, tu viện khác nhau và ao Puskarini (ao thiêng) - bằng cách tuân thủ nghiêm ngặt quy tŕnh chăm sóc sức khỏe.

(Big News Network – November 19, 2020)

 

Description: https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/11/Mayadevi_Temple_and_ruins_of_ancient_monasteries_in_Lumbini_03.jpg/1024px-Mayadevi_Temple_and_ruins_of_ancient_monasteries_in_Lumbini_03.jpg

Chùa Mayadevi phía xa và phế tích của một tu viện cổ ở Lâm Tỳ Ni, Nepal

Photo: Wikipedia

 

 

AFGHANISTAN: Bảo tháp Phật giáo được tu sửa ở tỉnh Parwan

 

Các quan chức cho biết chính phủ Afghanistan đă hoàn thành việc tu sửa một bảo tháp Phật giáo lịch sử ở tỉnh miền trung Parwan .

Các quan chức dự đoán bảo tháp có lịch sử 1,850 năm này là một trong những di sản văn hóa ở miền trung Afghanistan và có thể thu hút hàng ngh́n du khách trong tương lai.

Trong quá tŕnh nghiên cứu của ḿnh, các nhà khảo cổ đă phát hiện ra hàng chục di tích có từ thời Kushans và Kanishka.

Bảo tháp cao 33 mét nói trên nằm ở phần phía nam của dăy núi Hindukush - phía nam thành phố Charikar, trung tâm của tỉnh Parwan.

Lịch sử của bảo tháp bắt nguồn từ thời Bagram, là nơi ở mùa hè của Đế chế Kushan dưới thời trị v́ của Kanishka.

(Big News Network – November 19, 2020)

 

Description: تصویر بندانگشتی

 

Description: https://tolonews.com/sites/default/files/vlcsnap-2020-11-12-19h38m02s557.png

 

Description: https://tolonews.com/sites/default/files/vlcsnap-2020-11-12-19h38m06s627.png

Bảo tháp Phật giáo ở tỉnh Parwan (Afghanistan) đă được tu sửa

Photos: Big News Network

 

 

THÁI LAN – HÀN QUỐC: Phật giáo Dấn thân: JTS Korea, INEB phân phối 50,000 usd trong Cứu trợ Khủng hoảng COVID-19

 

Tổ chức cứu trợ nhân đạo Phật giáo Hàn Quốc Join Together Society (JTS Korea) hợp tác với Mạng lưới Quốc tế Phật tử Dấn thân (INEB) có trụ sở tại Thái Lan đă phân phát 50,000 đô la Mỹ trong cứu trợ khẩn cấp COVID-19 cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nặng nề ở Nam và Đông Nam Á.

 

“Hầu hết các quốc gia phát triển đă phải gánh chịu những thiệt hại lớn về kinh tế do hậu quả của đại dịch, trong khi các quốc gia đang phát triển đă phải trải qua sự tàn phá kinh tế nghiêm trọng dẫn đến sự sụp đổ của các dịch vụ xă hội cơ bản”, JTS Korea nói . “Để đáp lại, JTS Korea đă quyên góp 50,000 đô la Mỹ cho INEB, số tiền này đă được phân phối cho 12 cơ quan viện trợ ở Bangladesh, Ấn Độ, Miến Điện và Nepal - 4 quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt bởi đại dịch - để mua thực phẩm và đồ dùng vệ sinh cho 4,434 gia đ́nh, hoặc 23,140 người sống ở 94 khu vực.

 

INEB đă thiết lập một loạt các dự án và chương tŕnh tiếp cận nhằm mục đích vượt qua đau khổ thông qua thực hành Đạo Pháp và tham gia xă hội. Đầu năm nay, để đối phó với đại dịch đang bùng phát, nhóm này đă tận dụng phạm vi toàn cầu của ḿnh để khởi động ‘Quỹ cứu trợ khẩn cấp COVID-19: Hành động có tâm’, để mang lại sự cứu trợ rất cần thiết cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và kém may mắn trong cuộc khủng hoảng coronavirus toàn cầu.

 

(HOME: Buddhistdoor – November 23, 2020)

 

Providing meals at PDO, a Buddhist monastic school in Myanmar. Image courtesy of JTS Korea

Cung cấp bữa ăn tại trường Phật giáo PDO ở Miến Điện

Photo: JTS Korea

 

 

HOA KỲ: Gây quỹ tài trợ ‘ T́nh yêu dành cho Lâm T́ Ni’

 

Trung tâm Phát triển Trẻ em Lâm T́ Ni đă phục vụ cộng đồng Little Tokyo và Downtown Los Angeles trong hơn 40 năm. Nó nằm ở trung tâm của Little Tokyo bên trong Đền thờ Phật giáo Higashi Honganji.

 

Phối hợp với nhà hàng Azay, một cuộc gây quỹ T́nh yêu cho Lumbini sẽ được tổ chức vào ngày 5 và 6-12, từ 11 giờ sáng đến 4 giờ chiều.

 

Lâm T́ Ni - chương tŕnh trung tâm mẫu giáo/nhà trẻ đầu tiên ở Little Tokyo - đă cung cấp dịch vụ chăm sóc cho nhiều gia đ́nh làm việc hoặc sinh sống trong khu Little Tokyo/Downtown.

 

Trải qua bao thăng trầm, trung tâm này vẫn có thể mở rộng cửa. Nhưng đại dịch COVID-19 đă tạo ra nhiều thách thức và nỗi sợ hăi mới.

 

Trường đă phải đóng cửa vào tháng 3 theo lệnh cách ly tại nhà và mở cửa trở lại vào ngày 6 tháng 7, tuân thủ tất cả các yêu cầu của CDC (Trung tâm pḥng chống dịch bệnh Hoa Kỳ), Bộ Y tế và giấy phép chăm sóc cộng đồng địa phương.

 

Khi trường mở cửa trở lại, chỉ một phần nhỏ học sinh quay trở lại. Vào tháng 7, lễ hội Obon bị hủy bỏ và Lâm T́ Ni không thể tổ chức hoạt động gây quỹ hàng năm, tạo ra nhu cầu cho chiến dịch “T́nh yêu dành cho Lâm T́ Ni” này.

 

Số tiền ṛng thu được từ đợt gây quỹ bento (Biện Đương - bữa ăn mang đi hoặc được chuẩn bị sẵn từ nhà) này sẽ giúp mở rộng cánh cửa của Lâm T́ Ni cho các em.

 

(rafu.com – November 27, 2020)

 

 

NEPAL: Ngoại trưởng Ấn Độ Shringla khánh thành tu viện Phật giáo ở Nepal

Kathmandu, Nepal

 

Ngày 27-11-2020, ngày thứ hai của chuyến thăm 2 ngày đến Kathmandu, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla đă khánh thành Tu viện Tashop (Tare) Gompa ở quận Manang.

Tu viện này đă được trùng tu với sự hỗ trợ của Ấn Độ - minh chứng cho sự hợp tác văn hóa và phát triển Ấn Độ - Nepal. Ngoại trưởng Shringla nói rằng Phật giáo là sợi dây quan trọng kết nối hai quốc gia.

 

Đến Kathmandu vào ngày 26-11, ông Shringla đă gọi điện cho Tổng thống và Thủ tướng Nepal.

 

Shringla cũng đă chuyển giao 2.000 lọ thuốc tiêm Remdesivir trong khuôn khổ sự hỗ trợ tiếp tục của Ấn Độ cho Nepal trong nỗ lực chống lại COVID-19.

 

Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli cảm ơn Shringla về sự hỗ trợ của Ấn Độ trong COVID-19, đồng thời thảo luận về việc phát triển và triển khai vắc xin. Ông Shringla bảo đảm rằng yêu cầu của Nepal sẽ được ưu tiên xem xét.

 

(ANI – November 28, 2020)

 

Foreign Secretary Harsh Shringla inaugurating the Tashop (Tare) Gompa Monastery in Nepal on Friday.

Ngoại trưởng Ấn Độ Shringla (đứng giữa) khánh thành tu viện Phật giáo Tashop (Tare) Gompa ở Nepal

Photo: ANI

 

BANGLADESH: Cộng đồng Phật giáo ở Rangamati tổ chức Lễ Dâng Y (Kathin Chibar Dan)

 

Lễ Dâng Y, một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất của cộng đồng Phật giáo ở  Rangamati, đă được trang trọng tổ chức vào ngày 27-11-2020. Theo truyền thống, các tín đồ dâng tặng chư tăng những chiếc y mới.

 

Vào dịp này, Kathin Chibar, một loại áo choàng đặc biệt của các nhà sư, được xe sợi trong ṿng 24 giờ và dâng tặng chư tăng.

 

Tuy nhiên, năm nay chứng kiến một ngoại lệ đối với truyền thống này do những hạn chế về giăn cách xă hội do đại dịch.

 

Năm nay, chương tŕnh kết thúc thông qua việc t́m kiếm ḥa b́nh, thịnh vượng và hạnh phúc cho mọi người trên toàn thế giới.

 

Tại sự kiện này, các diễn giả thuyết giảng rằng tín đồ Phật giáo phải tránh tham sân si để đi theo con đường của Đức Phật.

 

Vào buổi tối cùng ngày, lễ Thắp Nến (Pradip Puja) đă được tổ chức tại chùa Rajban Bhihar, một trong những địa điểm đẹp nhất của Rangamati.

 

(thedailystar.net – November 28, 2020)

 

Picture

Chùa Rajban Bhihar ở Rangamati

Photo: the dailystar.net

 

 

TRUNG QUỐC: Tranh thangka Phật giáo của tông phái Jonang được trưng bày ở Thượng Hải

 

Trung tâm Văn hóa Changshuo đang tổ chức một cuộc triển lăm tranh thangka của phái Jonang, một phong cách tranh cuộn Phật giáo với lịch sử hơn 1,000 năm.

 

Sự kiện này, kéo dài đến ngày 8-12, do Trung tâm Văn hóa Changshuo Thượng Hải và Viện Rangbala Jonang Thangka tổ chức.

 

Được trưng bày là 78 ​​tác phẩm của các họa sĩ thangka hiện đại từ viện này, bao gồm một cuộn giấy dài 5 mét mô tả những câu chuyện của Đức Phật. Ngoài ra c̣n có một thangka bản sao của bức bích họa  "Thiên thủ thiên nhăn Quán Thế Âm Bồ Tát " ở Đôn Hoàng có niên đại vào thời nhà Nguyên (1271-1368).

 

Jonang là một trường phái Phật giáo Tây Tạng với các ngôi chùa ở tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Thanh Hải và khu tự trị Tây Tạng. Huyện Rangtang (Tứ Xuyên) có một số ngôi đền lớn ở Jonang, cũng như nhiều ví dụ về nghệ thuật và văn hóa tôn giáo.

 

(bignewsnetwork – November 28, 2020)

 

Jonang thangka paintings on display in Shanghai

 

Jonang thangka paintings on display in Shanghai

Tranh thangka Phật phái Jonang

Photos: SHINE

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 12/22/20