TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 01.2021

Diệu Âm lược dịch

 

ĐÔNG NAM Á: INEB và JTS Hàn Quốc khởi động Sáng kiến Nữ Tăng đoàn cho Chuyển đổi Xă hội ở Đông Nam Á

 

Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB), hợp tác với tổ chức cứu trợ nhân đạo Join Together Society Hàn Quốc (JTS Korea), đă công bố khởi động Sáng kiến Nữ Tăng đoàn cho Chuyển đổi Xă hội ở Đông Nam Á, với lời kêu gọi sự tài trợ từ các Tăng đoàn, các nhóm và các tổ chức của tất cả các truyền thống Phật giáo ở Đông Nam Á. 

Được điều phối bởi INEB và tài trợ bởi JTS Hàn Quốc, Sáng kiến Nữ Tăng đoàn cho Chuyển đổi Xă hội ở Đông Nam Á nhằm mục đích cung cấp một con đường để giải quyết bất b́nh đẳng xă hội mà nữ Phật tử trên toàn khu vực này phải đối mặt, và để trao quyền làm lănh đạo và làm tác nhân của sự thay đổi và chuyển hóa xă hội cho phụ nữ. Theo kế hoạch, tài trợ sẽ được cung cấp cho các dự án và tổ chức nhăm khắc phục t́nh trạng thiếu hụt giáo dục, áp bức cơ cấu, chủ nghĩa duy vật và phân biệt giới tính trong cộng đồng cư sĩ và tu sĩ. Nguồn tài trợ sẽ cấp cho các ứng viên đủ điều kiện ở Đông Nam Á trong số những người hạ lưu và các cộng đồng bị thiệt tḥi khác.

(HOME: Buddhistdoor – January 4, 2021)

 

From inebnetwork.org

Bích chương của Sáng kiến Nữ Tăng đoàn cho Chuyển đổi Xă hội ở Đông Nam Á

Photo: Buddhistdoor

 

 

ẤN ĐỘ: Nhiều người ở Tumakuru theo đạo Phật

 

Tumakuru, Karnataka – Để đánh dấu kỷ niệm 65 năm Tiến sĩ B R Ambedkar, người sáng tạo của hiến pháp Ấn Độ, cùng 5 vạn tín đồ của ông theo đạo Phật tại Nagpur, hơn 10 vạn thành viên của Đảng Ambedkarite tại bang Karnataka sẽ rước “Giáo Pháp’ vào ngày 14-10-2021.

Tại một sự kiện mở màn được tổ chức tại Tịnh xá Dhamma Loka Buddha ở thành phố Tumakuru vào ngày 3-1-2021, chủ tịch Đảng cộng ḥa bang này là M Venkataswamy đă thông báo rằng một sự kiện lớn sẽ là một sự tôn vinh đối với Baba Sahed (Thượng phụ) Ambedkar.

Các tín đồ đă dẫn đầu một đám rước tượng Phật, và hàng trăm người từ khắp quận đă cải đạo sang Phật giáo.

Tiến sĩ G Parameshwara, cựu phó thống đốc bang nói: Ambedkar đă đưa ra quyết định theo đạo Phật v́ Phật giáo tuy tương tự như Ấn Độ giáo nhưng lại truyền giảng sự b́nh đẳng. Đó là lối thoát duy nhất cho những người Dalit (các nhóm dân tộc bị áp bức tại Ấn Độ).

(newindiaexpress.com – January 4, 2021)

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c3/Dr._Bhimrao_Ambedkar.jpg/220px-Dr._Bhimrao_Ambedkar.jpg

Tiến sĩ B R Ambedkar

http://idsn.org/wp-content/uploads/2014/11/Ekta-Parishad-photo-4.jpg

Phụ nữ Dalit

Photos: Google

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma giảng pháp trực tuyến cho các Phật tử Hàn Quốc

 

DHARAMSHALA, Ấn Độ - Ngày 4-1-2021, vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt lai Lạt ma đă bắt đầu khóa giảng Tâm Kinh trực tuyến từ tư thất của ngài theo yêu cầu của Phật tử Hàn Quốc. Ngài đă thảo luận về những điểm tương đồng giữa Phật giáo và vật lư lượng tử, lưu ư đến mối liên hệ lịch sử cổ đại giữa Ấn Độ và Tây Tạng thông qua (Thánh địa vườn Lộc Uyển Sarnath) ở Varanasi (Ba La Nại).

Đức Đạt lai Lạt ma tái khẳng định sự cần thiết phải kết hợp để tạo nên một liên minh giữa khoa học và kiến thức Phật giáo. Ngài lưu ư rằng các tín đồ của ngài đang nghe ngài thuyết pháp bằng các ngôn ngữ Hàn, Anh và Hoa cần phải hiểu được sắc thái của các bản dịch. 

Đức Đạt lai Lạt ma nói rằng tất cả các tôn giáo trên thế gới đều thực hành ḷng từ bi, và rằng sự hợp nhất chỉ có thể được thực hiện thông qua lợi ích của nhau.

Ngài tái khẳng định nhu cầu về một sự hợp nhất của nhân loại thông qua giáo dục và ḷng từ bi, mà không bị chia rẽ bởi các tôn giáo, quốc gia và các lực lượng chia rẽ khác.

(Phayul – January 5, 2021)

 

His Holiness the Dalai Lama at his residence in Dharamshala on Tuesday (Photo- OOHDL)

Đức Đạt lai Lạt ma tại tư thất của ngài ở Dharamshala vào ngày 5-1-2021 Photo: OOHDL

 

 

TÍCH LAN: Các trường Phật Pháp sẽ mở cửa trở lại vào ngày 17-1

 

Tổng Ủy viên phụ trách các Vấn đề Phật giáo cho biết tất cả các trường học Phật Pháp Chủ nhật - ngoại trừ những trường nằm ở những khu vực vắng vẻ - sẽ mở của trở lại vào ngày 17-1-2021.

Vào ngày 5-10, sau làn sóng thứ hai của đại dịch Covid-19 tại Tích Lan, các trường Giáo pháp Chủ nhật đă được ra lệnh đóng cửa trên toàn đảo quốc này.

Tuy nhiên, Bộ Phật giáo đă quyết định mở cửa trở lại tất cả các trường Phật pháp Chủ nhật – ngoại trừ những trường nằm trong các khu vực đă được tuyên bố là bị cách ly. Theo đó, các trường này sẽ mở cửa trở lại vào ngày Chủ nhật 17-1-2021.

Các trường tiểu học và mầm non – ngoại trừ các trường ở tỉnh Miền Tây và các khu vực bị cách ly – dự kiến sẽ được kai giảng vào ngày 11-1-2021.

(Big News Network - January 6, 2021)

 

Buddhist Dhamma schools to reopen on Jan. 17

Học sinh Tích Lan

Photo: bignewsnetwork.com

  

 

NHẬT BẢN: Nhà sư manga: giảng dạy Phật giáo qua truyện tranh

 

NYUZEN, tỉnh Toyama – Tu sĩ Phật giáo Yoshiyuki Kondo đang đưa ra thương hiệu giác ngộ của riêng ḿnh thông qua một bộ truyện tranh manga mà ông đă sáng tạo ra sau khi cuộc đời của ông gặp khó khăn. Kondo, một cựu giáo viên, cho biết ông hy vọng bộ truyện có tựa đề “Yankee to Jushoku” (Cậu bé xấu tính và vị sư trưởng) của ḿnh sẽ giúp những người khác t́m thấy sự khôn ngoan khi họ gặp phải những biến động trong cuộc sống.

Chiến lược của sư Kondo đă được chứng minh là phổ biến.

Nhà sư 36 tuổi này nói: “Tôi đă được khích lệ khi một độc giả nói với tôi rằng tác phẩm của tôi đă mang lại cho họ sức mạnh để sống.

Bộ truyện xoay quanh một t́nh bạn không mấy tốt đẹp giữa một tu sĩ Phật giáo và một thanh niên du côn. Chàng trai trẻ là thành viên của một băng đảng mô tô t́nh cờ thông thạo Phật giáo, trong khi vị sư trưởng trẻ phải vật lộn để được thoải mái trong các cuộc tụ họp xă hội.

Tác giả Kondo giải thích, thông qua những cuộc trao đổi b́nh thường và những câu nói hóm hỉnh của cặp đôi nhân vật, độc giả có thể hiểu sâu hơn về giáo lư Phật giáo.

(Tipitaka Network – January 6, 2021)

 

Photo/Illutration     Photo/Illutration

Tu sĩ Phật giáo Yoshiyuki Kondo, tác giả của bộ truyện có tựa đề “Yankee to Jushoku” (Cậu bé xấu tính và vị sư trưởng)

Photos: Tomoki Tajima

 

 

HOA KỲ: Pho tượng Phật giáo vô giá từ thế kỷ thứ 9 sẽ trở về cố hương ở Ấn Độ

 

Phoenix, Arizona – Sau khi được vận chuyển bất hợp pháp đến Hoa Kỳ cách đây hơn 50 năm, một pho tượng Phật giáo vô giá từ thế kỷ thứ 9 sẽ trở về cố hương ở Ấn Độ, các quan chức cho biết.

Ban Điều tra An ninh Nội địa đă thu hồi pho tượng tại một ngôi nhà ở Phoenix, sau khi điều tra nơi hiện hữu của hiện vật có một không hai này vào tháng 10-2019. Các nhà điều tra xác định rằng pho tượng đă được mua ở nước ngoài và vận chuyển trái phép đến Hoa Kỳ cách đây hơn 50 năm.

Nhóm nhân viên đặc biệt nói trên đă được hỗ trợ bởi một Giáo sư Lịch sử Nghệ thuật và Nghiên cứu Á châu của Đại học Bắc Arizona trong việc xác định pho tượng. Vị giáo sư, một nhà khảo cổ học có chuyên môn về nghệ thuật châu Á, đă xác minh rằng pho tượng nặng 500 pounds và cao 3 feet này là tượng nữ thần Cunda của Phật giáo Đại thừa và được xem là một hiện vật văn hóa vô giá.

Pho tượng đă bị thu giữ vào ngày 4-1-2021 và được chuẩn bị cẩn thận để hồi hương về Ấn Độ. Tượng sẽ được đặt trong một pḥng trưng bày đặc biệt cho đến khi được hoàn trả.

(NewsNow – January 8, 2021)

 

A priceless 9th century Buddhist statue recovered from a private Phoenix home will be repatriated to India, Homeland Security Investigations said.

Pho tượng Phật giáo vô giá từ thế kỷ thứ 9 của Ấn Độ được thu hồi tại Phoenix, Arizona ( Hoa Kỳ)

Photo: NewsNow

 

 

NHẬT BẢN: Ngôi chùa quốc-bảo của đền thờ Yakushiji sẽ mở của cho công chúng từ tháng 3

 

Đông Tự (Chùa phía Đông) tại đền thờ Yakushiji ở cố đô Nara sẽ mở cửa một phần cho công chúng từ tháng 3, sau khi trải qua đợt tu sửa lớn đầu tiên trong hơn một thế kỷ.

Trong thời gian tham quan cho đến hết ngày 16 tháng 1 năm sau, du khách đến viếng Đông Tự quốc bảo sẽ được phép lên một bục bao quanh lối vào của chùa, từ đó họ có thể nh́n thấy cột trung tâm và trần nhà sơn màu của nó. Nhưng họ sẽ không được vào bên trong ngôi chùa.

Đông Tự cao 33.6 mét là công tŕnh kiến trúc bằng gỗ duy nhất c̣n tồn tại khi đền thờ Yakushiji được thành lập cách đây hơn 1,300 năm.

Công tŕnh cải tạo lớn đầu tiên của chùa này diễn ra từ năm 2009 đến cuối năm 2020. Ban đầu, du khách dự kiến được phép tham quan từ tháng 5-2020, khi phần lớn công việc tu sửa đă hoàn thành, nhưng kế hoạch đă bị đ́nh trệ do đại dịch coronavirus mới.

(mainichi.jp – January 10, 2021)

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2021/01/09/20210109p2g00m0na018000p/7.jpg?1

Đông Tự quốc bảo cao 33.6 mét

Photo: mainichi.jp

 

 

TÍCH LAN: Bảo hiểm y tế Tích Lan cho các thành viên gia đ́nh của chư tăng

 

Bảo hiểm y tế Tích Lan do Nhà nước điều hành đă bắt đầu chương tŕnh bảo hiểm y tế cho các thành viên gia đ́nh của chư tăng, theo đó sẽ cung cấp bảo hiểm nhập viện và xét nghiệm chẩn đoán cho cha mẹ và anh chị em của một tu sĩ Phật giáo.

Thủ tướng Mahinda Rajapaksa đă trao những chính sách đầu tiên cho một nhóm nhà sư tại nơi dân cư chính thức của Chùa Cây, văn pḥng truyền thông của ông cho biết.

Người ta đề xuất rằng những người sùng đạo có thể tặng chính sách 2,000 rupees cho một tu sĩ Phật giáo.

Thông cáo cho biết cũng có kế hoạch mở rộng chương tŕnh này dành cho các tôn giáo khác.

Ngân sách cũng đă phân bổ quỹ để cung cấp nhà ở cho các bậc cha mẹ đă cho con đi tu theo chương tŕnh ‘Mihindu Nivasa’. Nếu cha mẹ có đất mà không có nhà th́ sẽ được nhận 600,000 rupees.

(economynext.com – January 9, 2021)

 

 

ẤN ĐỘ: Cuốn sách “Phật giáo trên Tem” của nhà sưu tập tem M Lokeswara Rao

 

Là cựu Giám đốc Bảo tồn Rừng ở Nagaland, nhà sưu tập tem M Lokeswara Rao có nhiều con tem liên quan đến thiên nhiên. Nhưng khoảng 1/3 của bộ sưu tập tem của ông là về Phật giáo.

Trong cuốn sách “Phật giáo trên Tem” của ḿnh, phát hành vào ngày 7-1-2021, ông Rao thảo luận về cuộc đời và lời dạy của Đức Phật -thông qua 1,134 tài liệu chơi tem/philatelic, bao gồm tem và bưu thiếp.

“Tôi đă vẽ tranh Đức Phật vào năm 2014 như một thú tiêu khiển xă stress. Hai năm sau, khi về hưu, tôi bắt đầu sưu tập tem. Tôi không phải là một Phật tử nhưng tôi thích những lời dạy của Đức Phật, v́ đó là về ḥa b́nh và thiên nhiên,” ông nói.

Ông Rao bắt đầu thực hiện cuốn sách cách đây 6 tháng. “Covid-19 đă dẫn đến sự tàn phá và khủng hoảng toàn thế giới. Và mọi người đă mất đi sự tĩnh tâm của họ. V́ vậy, tôi nghĩ một cuốn sách về giáo lư của Đức Phật sẽ phù hợp cho thời điểm này”.

Bộ sưu tập của ông Rao có khoảng 5,000 con tem từ hơn 50 quốc gia, có niên đại từ cuối thế kỷ 19. Ông đă dành được một số giải thưởng, bao gồm một ‘huy chương bạc lớn’ cho cuộc triển lăm Phật giáo của ḿnh tại Triển lăm Tem và Đồng tiền Sydney 2019 ở Úc Đại Lợi.

(tipitaka.net – January 13, 2021)

 

Nhà sưu tập tem M Lokeswara Rao (người đứng ở ŕa bên phải) và cuốn sách “Phật giáo trên Tem” của ḿnh, phát hành vào ngày 7-1-2021

Photo: The Hindu

 

 

HÀN QUỐC: Bảo vật Quốc gia số 196: Bản kinh Hoa Nghiêm cổ xưa nhất tại Hàn Quốc, có niên đại từ triều đại Silla

 

Là Bảo vật Quốc gia số 196, cuốn kinh Hoa Nghiêm gồm từ chương 1-10 và 44-50 là bản kinh cổ xưa nhất tại Hàn Quốc - có niên đại từ thời Silla Thống nhất (668-935).

Cùng với Kinh Pháp Hoa, bộ kinh chính của Kinh Hoa Nghiêm nói trên là một trong những cuốn sách có ảnh hưởng lớn nhất đến việc h́nh thành triết học Phật giáo Hàn Quốc.

Được trang trí bằng nội dung viết tay và những bức tranh lộng lẫy, bản kinh này là cuộn sách dài 1,390.6 cm và rộng 29 cm. Sách được viết bằng chữ idu Hán tự hỗn dụng, một cách diễn đạt độc đáo sử dụng các kư tự Hán ngữ được thấy vào thời Vương triều Silla.

Đây là tài liệu duy nhất từ thời Silla giúp chúng ta hiểu được triết lư của kinh Phật giáo Hoa Nghiêm, và cũng là một tài liệu quư giá để nghiên cứu Phật giáo cũng như thư tịch và nghệ thuật của thời kỳ Silla.

(tipitaka.net – January 13, 2021)

 

https://koreajoongangdaily.joins.com/data/photo/2021/01/03/97376431-12af-47d8-a798-cee3df7f144e.jpg

Bản kinh Hoa Nghiêm, bản kinh cổ xưa nhất tại Hàn Quốc - có niên đại từ thời Silla Thống nhất (668-935)

Photo: tipitaka.net

 

 

ẤN ĐỘ: Xuất bản ấn bản La-tinh hóa của cuốn “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng”

 

Các học giả Ấn Độ là Giáo sư Bimalendra Kumar và Tiến sĩ Ujjwal Kumar đă phát hành một cuốn sách mới được biên tập có tựa đề là “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng” – do Aditya Prakashan, New Delhi xuất bản. Các nhà biên tập mô tả cuốn sách là một trong những biên niên sử toàn diện nhất của Thái Lan, kết hợp lịch sử Phật giáo với lịch sử của vương quốc này.

Một buổi ra mắt sách đă được tổ chức vào ngày 4-1-2021 tại hội trường của Hội đồng Nghiên cứu Lịch sử của Ấn Độ ở New Delhi.

“Sangitiyavamsa” được sáng tác vào năm 1789 bởi Bimaladhamma,  Somdet Phra Wannarat, để kỷ niệm Hội đồng Phật giáo thứ 9 được tổ chức tại Thái Lan vào năm 1788, và để cung cấp tính hợp pháp cho triều đại của Vua Rama I (trị v́ từ năm 1782 đến 1809).

Bản dịch “Sangitiyavamsa” từ tiếng Pali sang tiếng Thái được xuất bản lần đầu tiên ở Thái Lan vào năm 1923.

Ấn bản 2021 hiện tại chỉ sao chép phần Pali của bản in năm 1923, được chuyển đổi từ chữ Thái sang chữ viết La Mă, cùng với sự đối chiếu với các văn bản Pali khác. Mục đích chính của tập sách mới này là tŕnh bày chân dung của 9 Hội đồng Phật giáo Nguyên Thủy (3 ở Ấn Độ, 4 ở Tích Lan và 2 ở Thái Lan) theo thứ tự thời gian.

(Buddhistdoor Global – January 15, 2021)

 

Book launch ceremony at Indian Council of Historical Research, New Delhi. Image courtesy of the author

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/From%20Ujjwal%20Kumar%20Facebook.jpg

Buổi ra mắt cuốn “Sangitiyavamso: Biên niên sử các Hội đồng Phật giáo về Giáo pháp và Luật tạng” vào ngày 4-1-2021 tại New Delhi

Photos: Dipen Barua

 

 

NEPAL: Các ni cô Kung Fu lọt vào ṿng chung kết của Giải thưởng Nhân quyền Vaclav Havel nổi tiếng thế giới

 

Chư ni Kung Fu của ḍng truyền thừa Drukpa nổi tiếng toàn cầu qua việc đi bộ khắp dăy Hy Mă Lạp Sơn để dọn rác, chèo thuyền vượt những ḍng sông trên núi để phá bỏ những điều cấm kỵ có từ hàng thế kỷ với mục đích giáo dục người khác về sức khỏe phụ nữ và sử dụng vơ thuật như một cách để bảo vệ sự b́nh đẳng giới tính.

Các ni cô dùng những kỹ năng vơ thuật của ḿnh để dạy cách tự vệ cho các thiếu nữ, giáo dục những người khác về nạn buôn bán người và thực hiện hành động v́ môi trường vốn chưa từng thấy trước đây trong khu vực.

Những nữ tu sĩ Drukpa tốt bụng một cách quyết liệt này - từ 9 đến 60 tuổi – đă và đang thay đổi cuộc đời của hàng ngàn phụ nữ trên dăy Hy Mă Lạp Sơn.

Giờ đây, họ là một trong 3 người/nhóm lọt vào ṿng chung kết của Giải thưởng Nhân quyền Vaclav Havel nổi tiếng thế giới có trụ sở tại châu Âu – một vinh dự cho hoạt động dân quyền xuất sắc trong việc bảo vệ nhân quyền.

(IANS – January 17, 2021)

 

Buddhist Kung Fu nuns kicking hard at centuries-old taboos

 

https://cmsimages.tribuneindia.com/gallary_content/2021/1/2021_1$largeimg_1771945218.jpg

Các ni cô Drukpa luyện tập Kung Fu và dạy vơ thuật

https://cmsimages.tribuneindia.com/gallary_content/2021/1/2021_1$largeimg_1840324014.jpg

https://cmsimages.tribuneindia.com/gallary_content/2021/1/2021_1$largeimg_1576917050.jpg

Chư ni Kung Fu dọn dẹp đống đổ nát sau động đất

Photos: Drukpa lineage

 

 

TÍCH LAN: Cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh'

 

Ngày 14-1-2021, thông qua Zoom, Tích Lan đă tổ chức cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh', với sự tham gia của đại diện từ 25 quốc gia.

Hội nghị được tổ chức tại Tịnh xá Sri Sambodhi ở Colombo.

Tổng thống Tích Lan Gotabaya Rajapaksa đă tham dự sự kiện này vào ngày 15-1, sau khi ông tham gia các nghi lễ tôn giáo tại Tịnh xá.

‘Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh’ nhận định rằng việc đóng vai tṛ là nước chủ nhà đối mặt với đại dịch COVID sẽ mang lại vinh dự đặc biệt cho Tích Lan, và kết quả là h́nh thành mối quan hệ chặt chẽ hơn với các nước khác.

Sau Đệ Nhị Thế chiến, các nhà lănh đạo Phật giáo Nga và Mông Cổ đă tập trung vào sự cần thiết của một tổ chức Phật giáo Quốc tế nhằm thúc đẩy sự thống nhất. Do đó, các tín đồ tu sĩ Phật giáo đă tập trung tại Đại Tịnh xá ở Ulaanbaatar, Mông Cổ vào ngày 13 tháng 6 năm 1970 để tổ chức cuộc họp đầu tiên của ‘Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh’. Hội nghị lần thứ hai được tổ chức tại Tích Lan. Hiện nay, tất cả các quốc gia Phật giáo trên thế giới đều là thành viên của tổ chức này. (ft.lk – January 16, 2021)

 

http://static.ft.lk/assets/uploads/image_145e7ecf3e.jpg

H́nh ảnh về cuộc họp hội đồng điều hành lần thứ 13 của 'Hội nghị Phật giáo Châu Á v́ Ḥa b́nh' tại Tích Lan

Photos: ft.lk

 

 

HÀN QUỐC: Nhà lănh đạo Phật phái Jogye khẳng định sẽ t́m kiếm sự trao đổi liên-Triều thông qua việc cứu trợ Covid-19

 

Ngày 19-1-2021, Ḥa thượng Wonhaeng, vị lănh đạo của Tông phái Jogye - Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc - nói rằng năm nay ông sẽ cố gắng thúc đẩy sự giao lưu tôn giáo liên-Triều bằng cách giúp Triều Tiên chống coronavirus mới.

“Chúng tôi sẽ đàm luận chặt chẽ với đối tác Triều Tiên về các dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác giữa các cộng đồng Phật giáo của 2 miền Triều Tiên”, ông cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến. “ Tôi sẽ t́m cách thúc đẩy ḥa b́nh và sự đồng thuận trên Bán đảo Triều Tiên.”

Là một phần trong các kế hoạch của ḿnh, Tông phái Jogye sẽ hỗ trợ việc gởi hàng cứu trợ và hàng vệ sinh để ngăn chặn Covid-19 cho Bắc Hàn và khởi động một dự án chung nhằm trùng tu chùa chiền bị tàn phá trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Tông phái Jogye cũng sẽ nỗ lực không nngừng để nối lại một số sự kiện Phật giáo quan trọng mà 2 miền Triều Tiên đă từng tổ chức hàng năm trong quá khứ.

 (Yonhap – January 19, 2021)

 

In this photo provided by Jogye Order, Ven. Wonhaeng (C) speaks in a press conference streamed online on Tuesday. (Jogye Order)

Ḥa thượng Wonhaeng, vị lănh đạo của Tông phái Jogye - Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc - phát biểu về việc thúc đẩy sự giao lưu tôn giáo liên-Triều trong năm nay

 

 

ẤN ĐỘ: Trường phái Nyingma tổ chức Đại lễ Monlam Chenmo thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng

 

Trường phái Nyingma của Phật giáo Tây Tạng hiện đang tổ chức Đại lễ cầu nguyện Monlam Chenmo thường niên tại chùa Đại Giác ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.

Đại lễ bắt đầu vào ngày 14 và sẽ kết thúc vào ngày 23-1-2021.

Tuân theo các hướng dẫn và hạn chế do Covid-19, sự kiện này chỉ có khoảng 100 nhà sư tham dự.

“Trước khi có đại dịch, có khoảng 10.000 nhà sư và tín đồ từng tham gia sự kiện này hàng năm. Nhưng do các hạn chế của Covid-19, năm nay số lượng người tham gia đă bị hạn chế . Những lời cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới đă đánh dấu sự khởi đầu của Nyingma Monlam Chenmo Puja lần thứ 32 trong 9 ngày, ”cựu ủy viên của sự kiện cho biết.

Đại lễ cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới, cho sự trường thọ của tất cả các vị tôn sư theo truyền thống, và cho sự tồn tại và truyền bá sâu rộng của Giáo Pháp trên toàn thế giới.

(Buddhistdoor Global – January 19, 2021)| 

 

From dnaindia.com

 

From dnaindia.com

Đại lễ Monlam Chenmo thứ 32 tại Bồ Đề Đạo Tràng

Photos: dnaindia.com

 

 

MIẾN ĐIỆN: Các tổ chức Phật giáo Dấn thân hợp tác tặng hàng cứu trợ trong thời kỳ đại dịch ở Miến Điện

 

Tổ chức cứu trợ nhân đạo Phật giáo Join Together Society Hàn Quốc (JTS Korea), hợp tác với Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) và Hội Phát triển Thiện hữu/Kalyana Mitta (KMF), Miến Điện, đă tài trợ 130,000 usd hàng cứu trợ y tế cho Miến Điện.

Hàng cứu trợ do JTS Hàn Quốc tài trợ bao gồm 30,000 khẩu trang KF94, 10,000 quần yếm bảo hộ, 10,000 tấm che mặt, 10,000 kính bảo hộ, 10,000 đôi bọc giày và 30,000 đôi găng tay cao su. Ngoài ra, JTS đă tài trợ cho việc mua 10,000 bộ dụng cụ xét nghiệm.

JTS Hàn Quốc cho biết, “Các bộ dụng cụ xét nghiệm ban đầu  có nguồn gốc ở Hàn Quốc, nhưng các quy định do chính phủ Miến Điện đưa ra đă không cho phép sử dụng nhưng loại dụng cụ xét nghiệm này. V́ vậy chúng tôi đă làm việc với KMF để mua 10,000 bọ dụng cụ xét nghiệm ở Yangon vốn đă được các cơ quan y tế Miến Điện phê duyệt.”

(Buddhistdoor Global – January 22, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/Screen%20Shot%202021-01-22%20at%2016.44.03.jpg

 

Biểu trưng của các tổ chức Phật giáo Dấn thân hợp tác tặng hàng cứu trợ trong thời kỳ đại dịch ở Miến Điện

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/Paung%20Gyi2.JPG

Hàng cứu trợ khẩn cấp được chuyển lên xe tại Yangon (Miến Điện)

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/Paung%20Gyi%204.JPG
Các t́nh nguyện viên KMF nhận hàng cứu trợ tại Yangon

Photos: JTS Korea

 

 

NHẬT BẢN: Nghi lễ Năm Mới của Phật giáo được tổ chức ở Kyoto giữa đại dịch

 

Một nghi lễ Phật giáo cổ xưa để cầu nguyện ḥa b́nh cho đất nước đă được tổ chức tại Kyoto giữa đại dịch virus corona.

Nghi lễ Goshichinichi Mishiho này được tiến hành trong một tuần kể từ ngày 8-1 bởi các vị cao tăng đă có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona.

Vào năm 835, nghi lễ Goshichinichi Mishiho được khởi xướng bởi Kukai, người thành lập Phật phái Chơn Ngôn tại Nhật Bản.

Vào ngày 8-1, nghi thức Kim Cương Thừa bắt đầu tại chùa Toji sau khi một bộ y phục đặc biệt của Hoàng đế được chuyển đến. Sau đó các nhà sư đi bộ trong đám rước đến đền thờ Kanjoin để thực hiện khóa lễ kéo dài một tuần tại đó.

Với việc Covid-19 đang hoành hành, khoảng 130 nhà sư và ban phụ lễ đă làm xét nghiệm vào đầu năm, và tất cả đều được xác nhận là âm tính.

(NewsNow – January 24, 2021) 

 

https://img.kyodonews.net/english/public/images/posts/39dcb78d43a86ff9e9d4bdb59aee13c7/image_l.jpeg

Các nhà sư đi bộ đến đền thờ Kanjoin, Kyoto, trong nghi lễ Goshichinichi Mishiho

Photo: The Kyoto Shimbun

 

 

PAKISTAN: Các nhà hoạt động văn hóa hoan nghênh việc khai quật tại quần thể Phật giáo ở Swat

 

Các nhà hoạt động văn hóa hoan nghênh việc khai quật tại quần thể Phật giáo thời Kushan ở Baricot, Swat. Địa điểm này tọa lạc tại Abbasahib-Cheena trong thung lũng Najirgram, nơi có nhiều công tŕnh kiến trúc Phật giáo, được các nhà khảo cổ E Barger và P Wright  phát hiện vào năm 1938.

Theo các nhà khảo cổ, địa điểm này là một trong những quần thể Phật giáo lớn nhất với 3 bảo tháp chính và 2 bảo tháp cúng bái, các tịnh xá mái ṿm, hội trường và các pḥng của tu viện. Các công tŕnh kiến trúc khác của khu phức hợp nằm rải rác dọc theo các ngọn núi xung quanh.

Saqib Raza, quan chức hiện trường của ban giám đốc cục khảo cổ và bảo tàng, người đang chỉ đạo dự án khai quật, cho biết quá tŕnh khai quật khởi động vào ngày 5-12-2020 và sẽ tiếp tục cho đến tháng 3-2021. “Sau khi kết thúc cuộc khai quật, chúng tôi sẽ bắt đầu việc bảo tồn thích hợp cho địa điểm này và cuối cùng sẽ được mở cửa cho công chúng”, ông nói.

Các sinh viên khảo cổ học từ các trường đại học khác nhau cũng đă tham gia vào quá tŕnh khai quật.

(tipitaka.net – January 27, 2021)

 

A view of the Buddhist complex under excavation in Barikot, Swat. — Dawn

H́nh ảnh quần thể Phật giáo thời Kushan đang được khai quật ở Baricot, Swat (Pakistan)

Photo: Dawn

 

 

ẤN ĐỘ: Ḥa thượng Tỳ kheo Sanghasena kêu gọi Phong trào Toàn cầu biến năm 2021 thành Năm của Ḷng Từ bi

 

Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena, vị lănh đạo tinh thần và là tu sĩ Phật giáo dấn thân xă hội nổi tiếng, đă đưa ra sáng kiến tuyên bố về một năm Từ bi, kêu gọi “liều thuốc của ḷng từ bi” để lan rộng toàn cầu như một phương tiện nhằm biến đổi cách con người và xă hội liên hệ  với nhau và với thế giới. Vị tôn sư này đă đánh dấu việc khởi động dự án bằng một lá thư gởi đến Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc António Guterres, yêu cầu rằng Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận năm 2021 là Năm Từ bi.

Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Bồ đề (MIMC) phi lợi nhuận ở Ladakh, miền bắc Ấn Độ, là người sáng lập Hội Đại Từ bi (Mahakaruna), Quỹ Bảo tồn Hy Mă Lạp Sơn,và là cố vấn cho Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB).

Vị tôn sư này cũng đánh dấu sự khởi động của sáng kiến ḥa b́nh bằng việc thành lập văn pḥng Canada của Hội Đại Từ bi có trụ sở tại New Delhi vào ngày 7-1-2021.

(Buddhistdoor Global – January 27, 2021)

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/001.%20From%20religionworld.in%282%29.jpeg

Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena

Photo: MIMC

 

 

TRUNG QUỐC: Tàn tích của nền văn hóa Bộ tộc Nam Chiếu nói về Đức Phật

 

Các nhà khảo cổ đă phát hiện một quần thể đền thờ cổ đại có từ thời nhà nước Nam Chiếu, một xă hội từng bị nhà Đường khuất phục. Trên một viên ngói bên trong khu phức hợp này, các nhà nghiên cứu đă t́m thấy ḍng chữ “xá lợi Đức Phật do chính quyền lưu giữ”.

Theo các nhà khảo cổ học, những chữ này cho thấy rằng: di tích nói trên có thể là một địa điểm tôn giáo hoàng gia, trong đó xá lợi Phật giáo của triều đ́nh Nam Chiếu được lưu giữ và tôn thờ bên trong ngôi đền.

Zhu Zhonghua, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án, đă phát hiện ra những tàn tích bên trong thành phố Đại Lư ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc. Zhu và nhóm của ông đă tiến hành công việc khai quật từ tháng 1 đến tháng 7-2020.

Họ t́m thấy 14 nền móng cho các công tŕnh kiến ​​trúc, 63 bức tường đá, 23 hào, hơn 40 tấn ngói và hơn 17, 300 di tích khác cách Đài Hà 600 mét về phía nam. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khảo cổ học t́m hiểu thêm về những ngôi đền do người Nam Chiếu xây dựng, và về trung tâm chính trị và văn hóa Đài Hà của họ.

(Ancient Origins – January 22, 2021)

 

Ruins of the Tribal Nanzhao Culture Recently Uncovered

Quần thể đền thờ cổ đại có từ thời nhà nước Nam Chiếu, Trung Hoa

 Tile with the inscription ‘Buddha sarira enshrined by the government’. The inscription indicates that the temple might be a royal religious site of the State of Nanzhao. (Yunnan Provincial Research Institute of Cultural Relics and Archaeology / xinhuanet)

Viên ngói ḍng chữ “xá lợi Đức Phật do chính quyền lưu giữ” Photos: Ancient Origins


 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 01/28/21