TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 06.2021

Diệu Âm lược dịch

 

NHẬT BẢN: Chùa Mimuroto ở Kyoto trưng bày Rồng làm bằng hoa cẩm tú cầu

 

Với mong ước kết thúc nhanh chóng đại dịch coronavirus đang diễn ra, 600 chậu hoa cẩm tú cầu xếp thành h́nh một con rồng đang bay lên đă được trưng bày vào ngày 31-5 tại chùa Mimuroto ở Uji, tỉnh Kyoto, miền tây Nhật Bản.

Những chậu hoa tú cầu đỏ, trắng và xanh đang nở rộ được đặt trên 60 bậc đá dẫn đến chánh điện của chùa để tạo dáng con rồng đang leo lên t́m một viên đá quư. Du khách có thể ngắm rồng hoa này cho đến khoảng ngày 10-6.

Thiết kế nói trên được lấy cảm hứng từ một mạn đà la tại bản tự, bao gồm một con rồng và một viên ngọc như ư.

“Chúng tôi muốn du khách đến để xem con rồng, cầu nguyện cho sự kết thúc của đại dịch này và sự phục hồi kinh tế”, sư trưởng Kokyo Itami, 78 tuổi, nói.

Khoảng 20,000 cây hoa cẩm tú cầu với hơn 50 giống được trồng trong khu vườn của ngôi chùa Mimuroto, nơi cũng nổi tiếng với hoa sen và hoa đỗ quyên.

(Tipitaka Network – June 2, 2021)

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2021/05/31/20210531p2g00m0na038000p/8.jpg?1

Bức ảnh này được chụp vào ngày 31 tháng 5 năm 2021, cho thấy khoảng 600 chậu hoa tú cầu màu xanh, trắng và đỏ tượng trưng cho một con rồng đang bay lên được trưng bày tại chùa Mimuroto ở Uji, tỉnh Kyoto

Photo: Mainichi

 

 

ĐÀI LOAN: Ni sư Shih Chao-hwei nhận Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 38

 

Ngày 2-6-2021, Tổ chức Ḥa b́nh Niwano của Nhật Bản đă trao Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 38 cho Ni sư Phật giáo Đài Loan  Shih Chao-hwei, người nổi tiếng toàn cầu với tư cách là một Phật tử dấn thân, nhà hoạt động, học giả và tác giả.

Ni sư Chao-hwei đă viết hơn 20 cuốn sách và hơn 70 bài báo nghiên cứu.

Là người sáng lập Hiệp hội Bảo tồn Sự sống, Ni sư Chao-hwe là một người ủng hộ thẳng thắn cho luật bảo vệ quyền động vật và là tác giả của nhiều bài báo về bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dă. Bà cũng là người lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới và là nhân vật chủ chốt trong phong trào ủng hộ việc xuất gia cho phụ nữ trong tất cả các truyền thống Phật giáo.

Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano dưới dạng huy chương, giấy chứng nhận và khoản tài trợ trị giá 20 triệu yên (183,000 USD). Lễ trao giải được tiến hành tại Nhật Bản vào ngày 2-6 trong một buổi lễ ảo do các hạn chế liên quan đến đại dịch.

(Buddhistdoor Global – June 2, 2021)

 

Ven. Shih Chao-hwei

Ni sư Shih Chao-hwei

Photo: Buddhistdoor

 

 

INDONESIA: (Tin ảnh) Lễ Vesak được tổ chức quần thể đền thờ Borobudur ở Trung Java

 

Yogyakarta, Java - Các đền thờ Borobudur và Sewu ở Trung Java đă tổ chức đại lễ Vesak vào thứ Tư ngày 26-5.

Hàng chục nhà sư Phật giáo và hàng trăm tín đồ đă tham gia lễ pradakshina, đi ṿng quanh theo một nghi lễ ‘ṿng tṛn’ như một h́nh thức cúng bái. Họ đánh dấu lễ kỷ niệm bằng việc đánh chuông và rảy nước phép xung quanh các ngôi đền.

Vào cuối nghi lễ, một vị đại sư kêu gọi mọi tín đồ tiến lên giai đoạn giác ngộ của họ bằng cách bảo tồn những việc thiện và lời dạy của Đức Phật Cồ Đàm.

 

https://img.beritasatu.com/cache/jakartaglobe/960x620-4/2021/05/1622045935.jpg

Chư tăng và Phật tử tham gia nghi lễ pradakshina trong đại lễ Vesak tại quần thể đền thờ Borobudur Temple ở Trung Java vào ngày 26-5-2021

 

Indonesian police personnels escort Buddhist monks, followed by devotees, participate in a pradakshina ritual during Vesak celebration at the Borobudur Temple in Central Java, on May 26, 2021. (JG Photo/Yudha Baskoro)

Cảnh sát Indonesia hộ tống các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong nghi lễ pradakshina

 

a buddhist prays during a pradakshina ritual at the Borobudur Temple in Central Java, on May 26, 2021. (JG Photo/Yudha Baskoro)

Buddhist monks pray during Vesak celebration at the Borobudur Temple in Central Java, on May 26, 2021. (JG Photo/Yudha Baskoro)

Buddhist monks pray during Vesak celebration at the Borobudur Temple in Central Java, on May 26, 2021. (JG Photo/Yudha Baskoro)

Phật tử và chư tăng cầu nguyện trong đại lễ Vesak tại đền Borobudur

 

Buddhist monk sprays holy water during pradakshina ritual at the Borobudur Temple in Central Java, on May 26, 2021. (JG Photo/Yudha Baskoro)

Một nhà sư rảy nước phép trong nghi lễ pradakshina

 

Buddhist monk stands in front of Borobudur Temple after pradakshina ritual at the Borobudur Temple in Central Java, on May 26, 2021. (JG Photo/Yudha Baskoro)

Phía trước đền Borobudur

JG Photos: Yudha Baskoro

(Tipitaka Network – June 2, 2021)

 

 

ẤN Độ: Phát hiện 3 hang động mới trong quần thể hang động Phật giáo Trirashi

 

Vào tháng 5, Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) đă t́m thấy thêm 3 hang động trong quần thể hang động Phật giáo Trirashmi (c̣n được gọi là Pandav Leni) ở gần Nashik, bang Maharashtra.

Phát hiện nói trên đă khiến các nhà khảo cổ học tin rằng có thể có nhiều hang động ẩn khuất và chưa được nh́n thấy trong cùng một khu vực này. Xem xét khả năng này, ASI đang lên kế hoạch khảo sát kỹ lưỡng ngọn đồi.

Các hang động Trirashmi là một nhóm gồm 24 hang động có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ 6-7 sau Công nguyên.

Quần thể hang động Phật giáo Trirashmi lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1823 bởi thuyền trưởng James Delamaine và hiện là một địa điểm được bảo vệ bởi ASI.

Kiểm tra sơ bộ, các nhà khảo cổ học tin rằng những hang động này có thể lâu đời hơn hang động Trirashmi. Atul Bhosekar, giám đốc Viện nghiên cứu Phật giáo Trirashmi cho biết một nghiên cứu sâu rộng về các hang động này có thể xác định lại niên đại của các hang động Phật giáo ở bang Maharashtra.

(Hidustan Times – June 3, 2021)

 

One of the caves that lay hidden behind bushes in Pandav Leni, or Trirashmi Buddhist cave complex, in Nashik. (Photo: Sourced)

Một hang động ẩn khuất sau những bụi cây ở Pandav Leni - quần thể hang động Phật giáo Trirashmi - ở Nashik (Ấn Độ)

https://images.financialexpress.com/2021/06/buddha-cave-nashik-IE.jpg 

Tất cả các hang động đều có hàng hiên và một bệ đá vuông dành cho các nhà sư

Photos: Hidustan Times & IE

 

 

HÀN QUỐC: Cao Ly đại tạng kinh lần đầu tiên mở cửa cho công chúng

 

Cao Ly đại tạng kinh - hay “Palmandaejanggyeong” trong tiếng Hàn -   một bộ sưu tập các mộc bản kinh Phật giáo, sẽ mở cửa cho công chúng vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần, bắt đầu từ cuối tháng này.

Được xem là bộ kinh Phật toàn diện nhất được t́m thấy cho đến nay, Cao Ly đại tạng kinh bao gồm các kinh Phật thế kỷ 13 được khắc trên hơn 80,000 mộc bản.

Chúng được cất giữ tại Điện Tàng kinh bản (Janggyeong Panjeon) trong chùa Hải Ấn (Haein) ở Hapcheon - cách thủ đô Seoul 354 km về phía nam.

Theo chùa Hải Ấn, một chương tŕnh tham quan sẽ bắt đầu vào ngày 19-6, cho phép mọi người nh́n xung quanh bên trong Điện Tàng kinh bản hai lần một ngày - lúc 10 giờ sáng và 2 giờ chiều vào các ngày thứ bảy và Chủ nhật.

Chùa này cho biết đây là lần đầu tiên Cao Ly đại tạng kinh, một Bảo vật Quốc gia được UNESCO công nhận là Bảo vật Thế giới, được mở cửa cho công chúng kể từ khi được tạo tác vào thế kỷ 13.

(Yonhap – June 6, 2021)

 

Tripitaka Koreana to open to public for first time

Chư tăng và mộc bản tại Điện Tàng kinh bản trong chùa Hải Ấn ở Hapcheon

Photo: Yonhap

 

 

TÍCH LAN: Nhà sư chiến đấu với cá sấu để cứu ông lăo

 

Một nhà sư Phật giáo 30 tuổi, người đă nhảy xuống hồ nước ở Diyamailagaswewa, Kahatagasdigiliya, đă giải cứu một ông lăo 70 tuổi đang tắm khi ông bị một con cá sấu tấn công và lôi đi.

Cảnh sát cho biết nhà sư Ven. Pellandeniya Piyananda Thero và nạn nhân đang tắm trong hồ vào sáng ngày 7-6-2021 th́ vụ việc được báo cáo.

Tuy nhiên, khi nhà sư đang chuẩn bị về lại chùa sau khi tắm th́ ông cụ 70 tuổi này bị cá sấu tấn công và kéo đi.

Nhà sư sau đó đă nhảy xuống hồ và chiến đấu với cá sấu để cứu ông lăo.Ông lăo bị thương nặng ở chân sau đó được đưa vào bệnh viện Anuradhapura với sự hỗ trợ của người dân.

(Daily Mirror – June 8, 2021)

 

https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_6c0a81cc1c.gif

Nhà sư Ven. Pellandeniya Piyananda Thero

Photo: Daily Mirror

 

 

CAM BỐT: Hoa Kỳ trả lại 27 cổ vật bao gồm tượng Phật giáo và Hindu bị đánh cắp cho Cam Bốt

 

Sau nhiều năm làm việc của các nhà điều tra New York để thu hồi các đồ tạo tác bị buôn lậu, Hoa Kỳ đă cho hồi hương 27 cổ vật về Cam Bốt, bao gồm cả tượng Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Trị giá khoảng 3.8 triệu đô la Mỹ, các cổ vật nói trên bao gồm một số bức tượng Phật giáo Hindu và Angkorian, chẳng hạn như tượng Phật bằng đồng ngồi thiền trên rắn Naga, tượng thần Shiva và tác phẩm điêu khắc Phật giáo Bát-nhă-ba-la-mật bằng sa thạch.

“Việc hồi hương 27 di tích tuyệt đẹp này cho người dân Cam Bốt sẽ khôi phục mối liên hệ quan trọng giữa thời kỳ Angkor cổ điển của quốc gia với các phong tục và tín ngưỡng hiện đại, vốn từ quá lâu rồi đă bị phá vỡ bởi ḷng tham của những kẻ buôn bán cổ vật bị đánh cắp”, Luật sư quận Manhattan Cy Vance Jr cho biết trong một tuyên bố.

Bộ trưởng Văn hóa và Mỹ thuật Cam Bốt Phoeurng Sackona nói rằng những cổ vật này là “những linh hồn mất tích” của tổ tiên đất nước.

Các cổ vật của Cam Bốt nằm trong số gần 400 món được trả lại cho 10 quốc gia sau cuộc điều tra của Đơn vị Buôn bán Cổ vật và Điều tra An ninh Nội địa của Manhattan.

Các cổ vật được trao trả về Cam Bốt tại Văn pḥng Biện lư Quận Manhattan ở New York vào ngày 9-6-2021.

(straitstimes.com - June 11, 2021)

 

Antiquities to be repatriated to Cambodia at the Manhattan District Attorney's Office in New York on June 9, 2021.

Các cổ vật được trao trả về Cam Bốt tại Văn pḥng Biện lư Quận Manhattan ở New York vào ngày 9-6-2021

Photo: Reuters

 

 

NHẬT BẢN: ‘Cuộc gặp gỡ tiền định’: 2 tượng Phật Nhật Bản có thể là cặp đôi bị chia cách từ 1,300 năm trước

 

Otsu, Nhật Bản - Bảo tàng Lịch sử Thành phố Otsu trưng bày một cặp tượng Phật - một được lưu giữ ở thành phố Otsu phía tây Nhật Bản và một ở Tokyo - có thể có cùng nguồn gốc, cùng được tôn trí cách đây khoảng 1,300 năm.

Hai tác phẩm này là tượng Đại Thế Chí Bồ Tát thuộc sở hữu tư nhân, và tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng đồng thuộc sở hữu của chùa Shinkoji ở thành phố Otsu.

Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát được đăng kư là Tài sản Văn hóa Quan trọng, và được cho là có từ đầu thế kỷ thứ 8. Bảo tàng Lịch sử Thành phố Otsu cho biết vào ngày 9-6 rằng nhiều khả năng 2 tượng này là một cặp.

Các đặc điểm tương tự và kim loại được sử dụng để chế tác cho thấy 2 tượng này đă được làm trong cùng một xưởng. Mặc dù lịch sử cụ thể của cả hai tượng đều không được biết, nhưng rơ ràng chúng được dự định tôn trí ở mỗi bên của một bức tượng Phật A Di Đà.

“Có khả năng ban đầu chúng được tạo ra như một bộ tượng Phật giáo. Đây là cuộc gặp gỡ tiền định sau 1,300 năm”, một đại diện bảo tàng cho biết.

(Maichini Japan - June 12, 2021)

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2021/06/11/20210611p2a00m0na028000p/6.jpg?1

 

https://cdn.mainichi.jp/vol1/2021/06/11/20210611p2a00m0na029000p/6.jpg?1

Tượng Đại Thế Chí Bồ Tát (bên trái) thuộc sở hữu tư nhân, và tượng Bồ tát Quán Thế Âm thuộc sở hữu chùa Shinkoji

Photos: Bảo tàng Lịch sử Thành phố Otsu

 

 

ẤN ĐỘ: Tượng Phật nằm lớn nhất Ấn Độ sẽ được lắp đặt ở Bồ Đề Đạo Tràng

 

Pho tượng Phật nằm lớn nhất Ấn Độ, dài khoảng 30 mét, sẽ được lắp đặt trong khuôn viên của ngôi chùa Hội Phúc lợi Phật giáo Quốc tế (BIWM) ở Bồ Đề Đạo Tràng, Bihar, trong ṿng vài tháng tới.

Theo lời người sáng lập BIWM, Ḥa thượng Ariyapala, bức tượng dự định sẽ được lắp đặt vào lễ Phật Đản (26-5-2021), nhưng buổi lễ ra mắt đă bị hoăn lại do những hạn chế của COVID-19.

Nhà điêu khắc nổi tiếng Mintu Pal đến từ Kolkata và nhóm 22 nghệ nhân của ông đă được giao nhiệm vụ tạo tác pho tượng tại khu đất Nainan Bandhab Samiti ở Baranaga’s Ghoshpara, ngoại ô Kolkata. Pho tượng, được chế tạo hoàn toàn từ sợi thủy tinh kết hợp với thuốc màu nhũ vàng, được làm thành nhiều phần. Mỗi phần của pho tượng hiện đang ở BIMW, nơi cuối cùng tượng sẽ được lắp ráp.

Tượng Phật nằm lần đầu tiên được mô tả trong nghệ thuật Gandharan từ năm 50 trước Công nguyên đến năm 75 sau Công nguyên, đạt đỉnh cao trong thời kỳ Kushan giữa thế kỷ thứ 1 và thứ 5 sau Công nguyên.

(Buddhistdoor global – June 11, 2021)

 

Ven. Ariyapala Bhikkhu visits the construction site of the reclining Buddha statue at the Nainan Bandhab Samiti ground in Baranagar's Ghoshpara, Kolkata. From facebook.com

The head of the reclining Buddha statue. From facebook.com

Tượng Phật nằm lớn nhất Ấn Độ sẽ được lắp đặt ở Bồ Đề Đạo Tràng

Photos: facebook.com

 

 

NHẬT BẢN: Ngôi chùa Di sản Thế giới Kenninji trưng bày tranh của cự Thủ tướng Morihiro Hosokawa

 

Kyoto, Nhật Bản - Vào ngày 5-6-2021, cựu Thủ tướng Morihiro Hosokawa, người đă dành thời gian nghỉ hưu cho hội họa, đă tŕnh bày một loạt tác phẩm mực in trượt của ḿnh cho một ngôi chùa Kenninji ở phường Higashiyama, Kyoto.

Hosokawa, 83 tuổi, đă giành được sự hoan nghênh rộng răi về chuyên môn của ông trong lĩnh vực nghệ thuật và bút vẽ.

Các bức tranh bằng mực này được vẽ trên cả 2 mặt của 12 cánh cửa trượt bằng giấy để tô điểm cho việc nghiên cứu chánh điện của chùa Kenninji, một Di sản Thế giới UNESCO.

Các bức vẽ đă được trưng bày trước công chúng vào ngày 6-6 trong một cuộc triển lăm đặc biệt được lên kế hoạch kéo dài suốt năm.

Nhà chùa đă ủy quyền cho Hosokawa thực hiện những bức tranh để kỷ niệm 880 năm ngày sinh của Eisai (1141-1215), nhà sư đă mang trường phái Thiền tông Rinzai đến Nhật Bản từ Trung Quốc và thành lập chùa Kenninji vào năm 1202.

(Big News Network – June 14, 2021)

 

Former prime minister's art on show at heritage site in Kyoto : The Asahi  Shimbun

Cựu thủ tướng Hosokawa và tác phẩm tại chùa Kenninji, Kyoto

Photo: asahi.com

 

 

NHẬT BẢN: Đại Tượng Quán Thế Âm ở Fukushima được đeo khẩu trang theo yêu cầu để cầu nguyện cho sự kết thúc của Covid-19

 

Pho Đại Tượng Quán Thế Âm ở Nhật Bản được đeo khẩu trang theo yêu cầu để cầu nguyện cho sự kết thúc của Covid-19.

Kỳ tích này diễn ra tại chùa Houkokuji Aizu Betsuin ở tỉnh Fukushima.

Hăng tin Reuters cho biết, phải cần đến 4 công nhân trong 3 giờ đồng hồ để đặt chiếc khẩu trang lên pho tượng Quán Thế Âm Từ Bi Bồ Tát của ngôi chùa.

Được làm bằng vải lưới màu hồng và có kích thước 4.1 mét x 5.3 mét, khẩu trang nặng 35 kg.

Sau khi kéo nó lên pho tượng cao 57 mét, các công nhân đă mở trải chiếc khẩu trang ngang nửa dưới khuôn mặt của tượng.

Các công nhân đă đưa ra ư tưởng này trong các cuộc thảo luận về việc khôi phục pho tượng sau những thiệt hại do trận động đất gây ra vào tháng Hai.

Chùa Houkokuji Aizu Betsuin có kế hoạch giữ chiếc khẩu trang trên pho tượng cho đến khi t́nh h́nh Covid-19 được kiểm soát ở Nhật Bản.

(mothership.com - June 17, 2021 )

 

https://static.mothership.sg/1/2021/06/mask.jpg

 

 

From japantimes.co.jp

Các công nhân đeo khẩu trang lên Đại Tượng Quán Thế Âm ở Fukushima

 Photos: mothership.com & japantimes.co.jp

 

 

CANADA: Học viện Phật giáo Đại Tuệ giành được sự chấp thuận xây dựng khu dân cư sau khi bị phản đối

Vào ngày 14-6-2021, Học viện Phật giáo Đại Tuệ (GWBI) ở tỉnh Prince Edward Island (PEI) của Canada đă nhận được sự chấp thuận chính thức để xây dựng một ṭa nhà kư túc xá lớn.

Các đại diện từ hội đồng thị trấn Three Rivers - là cơ quan giám sát cộng đồng Brudenell nơi GWBI đặt trụ sở - đă bỏ phiếu nhất trí thông qua giấy phép xây dựng. Quyết định này có được sau nhiều năm lên kế hoạch, với sự phản đối lẻ tẻ từ cộng đồng địa phương và đơn xin bị từ chối vào mùa thu năm ngoái.  

Kư túc xá mới sẽ có 175 giường để làm nơi ở thường trực cho một số lượng ni cô ngày càng tăng tại tu viện này. Vào lần đếm gần đây nhất, có khoảng 500 ni cô GWBI sống trên PEI, nhưng nhiều ni cô đă sống bên ngoài cộng đồng Brudenell do thiếu các cơ sở sinh hoạt tại chỗ. Các Phật tử lên kế hoạch để cuối cùng sẽ có khoảng 1,400 ni cô sinh sống trên khuôn viên rộng 120 ha của tu viện.

Giấy phép xây dựng mới được phê duyệt cho phép xây dựng một ṭa nhà 2 tầng với một tầng hầm, rộng khoảng 1,300 mét vuông với chi phí khoảng 8 triệu đô la Canada (6.5 triệu đô la Mỹ). Ṭa nhà sẽ cung cấp nhà ở cũng như lớp học, pḥng vệ sinh, cơ sở giặt ủi, nhà bếp và khu vực ăn uống.

(Buddhitdoor Global – June 16, 2021)

 

 https://i.cbc.ca/1.6066757.1623787394!/fileImage/httpImage/image.jpg_gen/derivatives/16x9_780/nuns.jpg

From saltwire.com

Các sư cô tại Học viện Phật giáo Đại Tuệ (Canada)

Photos: CBS News & saltwire.com

 

 

ẤN ĐỘ: Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena phát động lời kêu gọi gây quỹ khi Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Bồ Đề (MIMC) đấu tranh giữa Đại dịch

 

Nhà lănh đạo tinh thần nổi tiếng và là nhà sư Phật giáo dấn thân, Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena - Giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Bồ Đề (MIMC) ở miền bắc Ấn Độ - đă đưa ra lời kêu gọi hỗ trợ nhân đạo khi MIMC đấu tranh để duy tŕ các hoạt động của ḿnh trong bối cảnh Ấn Độ đang diễn ra cuộc khủng hoảng đại dịch.

“MIMC đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính lớn vào thời điểm này khi nó t́m cách cung cấp cho nhu cầu hàng ngày của hơn 600 cá nhân trong khuôn viên của ḿnh – chư tăng ni, nhân viên, sinh viên và người già. Với rất ít khách viếng và nhà tài trợ, MIMC gần như cố gắng duy tŕ hoạt động, nhưng khi virus tiếp tục lây lan, hầu như không thể duy tŕ được quá nhiều cá nhân và các hoạt động khác nhau của chúng tôi, ” Ḥa thượng nói. “Cộng đồng MIMC phụ thuộc rất nhiều vào sự đóng góp từ các nhà tài trợ cá nhân. Tôi thấy buồn khi thấy MIMC ch́m vào bóng tối như thế nào. Do đó, tôi khiêm tốn kêu gọi tất cả các bạn về sự ủng hộ và cứu trợ tử tế và hào phóng của các bạn dưới mọi h́nh thức trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này. "

Được thành lập vào năm 1986 bởi Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena, MIMC là một tổ chức từ thiện phi giáo phái, phi lợi nhuận có trụ sở tại Ladakh, ở cực bắc của Ấn Độ, là bệ phóng cho các hoạt động Phật pháp và các chương tŕnh tiếp cận cộng đồng dễ bị tổn thương trong khu vực.

(Buddhistdoor Global – June 17, 2021)

 

Ven. Bhikkhu Sanghasena. Image courtesy of MIMC

Ḥa thượng Bhikkhu Sanghasena

Photo: MIMC

 

 

BANGLADESH: Tu viện Phật giáo hàng thế kỷ được phát hiện ở Dinajpur

 

Một tu viện Phật giáo, được cho là có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ thứ 5 và thứ 7, đă được phát hiện ở khu dân cư Parbatipur của Quận Dinajpur, phân khu Rangpur.

Tuy nhiên, thời gian thực sự của quá tŕnh xây dựng di tích nói trên chỉ có thể được xác định thông qua việc xác định niên đại bằng cacbon phóng xạ - một phương pháp xác định tuổi của một vật thể có chứa vật chất hữu cơ.

Cho đến nay, tại địa điểm của tu viện đă được xác định 9 pḥng, có vẻ là dành cho các nhà sư, một ngôi chùa trung tâm và cơ sở của nó.

Ngoài ra, mảnh của các loại ấm đất sét, đá vụn và một số đồ vật giống như hài cốt của động vật cũng được t́m thấy ở đó.

Sohag Ali, một giảng viên tại Đại học Begum Rokeya ở Rangpur, trưởng nhóm các nhà nghiên cứu tham gia vào quá tŕnh khai quật, cho biết: “Chúng tôi đă t́m thấy tu viện này, nơi mà thời gian xây dựng thực tế có thể xác nhận sau khi toàn bộ địa điểm được khai quật.”

Cục Khảo cổ học cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo tồn phát hiện này cho các thế hệ mai sau. Tổng cộng 20 công nhân đă khai quật tại địa điểm kể từ tháng 2-2021.

(Dhaka Tribune – June 19, 2021)

 

The Buddihst monastery discovered in Parbatipur upazila

Di tích tu viện Phật giáo cổ đại được phát hiện ở Dinajpur, Bangladesh

Photo: Dhaka Tribune

 

TRUNG QUỐC: Chùa Bạch Mă tôn vinh con ngựa trắng đă mang Phật giáo đến Trung Hoa

 

Vào năm 67 sau Công Nguyên, 2 nhà sư Ấn Độ mang kinh và tượng Phật trên một con ngựa trắng đến Lạc Dương (tỉnh Hà Nam), một trong những kinh đô của Trung Hoa cổ đại.

Một năm sau, ngôi chùa Phật giáo chính thức đầu tiên của đất nước này được xây dựng tại thành phố Lạc Dương, được đặt tên là “Bạch Mă” để ghi nhớ sự đóng góp của con ngựa.

Hai nhà sư Ấn Độ, Kasyapamatanga và Dharmaratna, đă định cư trong chùa và dịch “Kinh 42 Chương”, cuốn kinh Phật đầu tiên bằng tiếng Hán.

Chùa Bạch Mă v́ thế được tôn vinh là nơi khởi nguồn của Phật giáo Trung Quốc.

Và từ đó tôn giáo này lan rộng khắp Châu Á.

Ngôi chùa Bạch Mă ngày nay là một tổ hợp quốc tế gồm các sân của Trung Quốc, Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan và Tích Lan.

Là công tŕnh xây dựng lớn, sân China nằm trên diện tích hơn 40.000 mét vuông. Lối vào sân Trung Quốc được canh giữ bởi hai con ngựa đá có kích thước như ngựa thật, được tạo tác từ thời nhà Tống (960-1279).

( SHINE - June 18, 2021)

 

Temple honors the White Horse that brought Buddhism to China

Ngựa đá tại chùa Bạch Mă (Lạc Dương, Trung Quốc)

Photo: SHINE

 

BHUTAN: Ấn Độ tặng Tượng Phật cho Bhutan nhân kỷ niệm Ngày sinh của Padmasambhava

 

Vào cuối tuần qua, nhân kỷ niệm ngày sinh của Đạo sư Mật tông Ấn Độ Padmasambhava thế kỷ thứ 8, thường được gọi là Guru Rinpoche, chính phủ Ấn Độ đă tặng một tượng của Đức Phật cho Bhutan tại Tashichho Dzong, tu viện Phật giáo và pháo đài – là trụ sở truyền thống của cơ quan hành chính dân sự Bhutan. 

Hai sự kiện đánh dấu dịp tốt lành này đă được tổ chức bởi Đại sứ quán Ấn Độ tại Bhutan và Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR), phối hợp với chính phủ Bhutan và Hội đồng Cơ mật:

Sự kiện thứ nhất là một buổi lễ bàn giao chính thức bức tượng Đức Phật, được tổ chức vào ngày 19-6, đêm trước kỷ niệm ngày sinh của Guru Rinpoche.

Một buổi lễ thứ hai được tiến hành vào ngày 20-6 để tôn vinh và tôn trí bức tượng tại tu viện Tashichho Dzong.

Được thiết kế bởi nhà điêu khắc nổi tiếng người Ấn Độ Naresh Kumar Kumawat, đây là tượng Đức Phật ngồi thiền bằng đồng đúc, cao một mét và nặng khoảng 200 kg.

Một lễ rước đă được tổ chức để tiếp nhận bức tượng này, với phần tụng kinh cầu nguyện của 300 nhà sư tại tu viện Tashichho Dzong.

(Buddhistdoor Global – June 23, 2021)

 

Tashichho Dzong. Photo by Craig Lewis

Tashichho Dzong, tu viện Phật giáo và pháo đài – là trụ sở truyền thống của cơ quan hành chính dân sự Bhutan

From eastmojo.com 

Tượng Phật do Ấn Độ tặng Bhutan được tôn trí tại tu viện Tashichho Dzong

Photos: Buddhistdoor Global

 

 

HOA KỲ: Các nhà sư chữa cháy sẵn sàng bảo vệ tu viện của họ khỏi trận cháy rừng

 

California, Hoa Kỳ - Một nhóm các nhà sư đă chuẩn bị để bảo vệ tu viện Phật giáo của họ khỏi trận cháy rừng Willow bùng cháy ở vùng núi ven biển miền Trung gần Big Sur ở California, báo The Guardian đưa tin vào ngày 23-6-2021.

Bảy nhà sư tại Trung tâm Núi Thiền Tassajara đă phát quang cây bụi và chạy một hệ thống phun nước có tên “Pháp Vũ” để tạo độ ẩm xung quanh các ṭa nhà. “Ngọn lửa c̣n cách khoảng một dặm nhưng chúng tôi đă gặp may với thời tiết, nó đă thực sự hạ nhiệt,” Sozan Miglioli, người điều hành tu viện và là chủ tịch của Trung tâm Thiền San Francisco, cho biết.

Các nhà sư cứu hỏa này đă thành lập nhóm của họ vào năm 2008 sau khi một ngọn lửa bùng phát lan đến trung tâm Phật giáo của họ. Tên của nhóm họ xuất phát từ một cuốn sách có tên “Những nhà sư cứu hỏa” kể về những người đă ở lại để dập lửa.

Theo tường thuật, các nhà sư đặc biệt này được đào tạo với lính cứu hỏa chuyên nghiệp hàng năm và cư trú tại ba tu viện riêng biệt.

Trận cháy rừng Willow là một trong những trận cháy lớn ở miền tây, và mặc dù vậy, các nhà sư vẫn thiền định mỗi sáng và tổ chức lễ, chủ tịch Trung tâm Thiền, Miglioli, nói.

(Daily Calller – June 23, 2021)

 

Firefighting monks line up to fight Big Sur wildfires - News Logics

Một nhóm các nhà sư cứu hỏa đang phát quang cây bụi tại California

Photo: currently.att.yahoo.com

Smoke rises from the Willow fire near Big Sur, California.

Khói của trận cháy rừng Willow bốc lên gần Big Sur, California. 

Photo: AP

 

 

THÁI LAN: Người Công giáo và Phật giáo Thái Lan tăng cường các mối quan hệ

 

Các nhà lănh đạo Công giáo và Phật giáo ở miền bắc Thái Lan đă tham gia đối thoại nhằm tăng cường sự đoàn kết và ḥa hợp giữa các tín đồ của cả 2 tín ngưỡng v́ lợi ích chung.

Đức Tổng Giám mục Anthony Weradet Chaiseri của Tổng giáo phận Tharae và Nonseng cho biết, đối thoại giữa các tôn giáo là một phần không thể thiếu trong kế hoạch mục vụ của Giáo hội Công giáo.

Ông nói, đối thoại với Phật tử là điều quan trọng đối với những người theo đạo Thiên Chúa trong một quốc gia đă được định h́nh bởi những di sản văn hóa và tôn giáo mạnh mẽ của Phật giáo.

Đức Tổng Giám mục Chaiseri đă đưa ra những nhận xét sau cuộc gặp gần đây với Sutham Suthammo, một nhà sư Phật giáo nổi tiếng và là trụ tŕ của Tu viện Forest ở Kesetsrikhun, Nong Phai.

Sư Trụ tŕ Sutham nói rằng cộng đồng Phật giáo có mục đích thực hiện một số dự án phát triển cùng với các tín ngưỡng khác để giúp đỡ những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau như vậy cần được tiếp tục để giúp đỡ mọi người trong thời gian khó khăn của họ, nhà sư nói.

(UCA News – June 24, 2021)

 

Thai Catholics and Buddhists strengthen ties

Đức Tổng Giám mục Anthony Weradet Chaiseri

(Photo: Uthai Kumkong / Facebook)

 

 

ĐÀI LOAN: Tổng thống Đài Loan đề nghị giúp Hội Phật giáo Từ Tế nhập khẩu vắc xin chống coronavirus

 

Ngày 26-6, Tổng thống Thái Anh Văn đă nói chuyện với sư bà Chứng Nghiêm qua hội nghị truyền h́nh về nỗ lực nhập khẩu vắc xin COVID-19 của vị lănh đạo Phật giáo này.

Sư bà Chứng Nghiêm, 84 tuổi, là người thành lập Hội Từ Tế Phật giáo, tổ chức được biết đến với công tác cứu trợ - đặc biệt là trong bối cảnh thiên tai xảy ra ở Đài Loan và nước ngoài.

Từ Tế muốn nhập khẩu vắc xin theo cách nhập khẩu 10 triệu liều vắc xin BioNTech bằng đường hàng không từ nước Đức.

Tổng thống Thái Anh Văn đă viết trên trang Facebook của ḿnh rằng bà đă chỉ thị cho Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Trung ương (CECC) liên hệ với Từ Tế và đề nghị hỗ trợ.

Nội các cho biết họ sẵn sàng làm việc với kế hoạch nhập khẩu số liều vắc xin của hội Phật giáo này.

(Taiwan News – June 26, 2021)

 

President Tsai Ing-wen spoke to Master Cheng Yen Saturday (Facebook, tsaiingwen photo) 

https://www.taipeitimes.com/images/2021/06/27/P03-210627-pic3C.jpg

Tổng thống Thái Anh Văn (ảnh trên) nói chuyện với sư bà Chứng Nghiêm (ảnh dưới) qua hội nghị truyền h́nh về nỗ lực nhập khẩu vắc xin COVID-19 của vị lănh đạo Phật giáo này

Photos: Taiwan News & NewsNow

 

 

TÍCH LAN: Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala, một ngôi chùa hiện đại - (Tin ảnh):

 

Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở làng Muruthalawa thuộc quận Kandy.

Do vẻ đẹp tự nhiên và tầm nh́n ngoạn mục của cảnh quan xung quanh,  Trung tâm Phật giáo nằm trên đỉnh núi này là điểm đến nổi tiếng của khách du lịch và khách tham quan. Đây là một ngôi chùa hiện đại với việc xây dựng bắt đầu vào năm 2015.

(Daily Mirror - June 26, 2021)

 

Các công tŕnh kiến trúc ngoạn mục của Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala:

 

 https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_38307df1c3.jpg

https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_22cb779619.jpg

https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_86fa576278.jpg

https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_9c40284e25.jpg

https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_97b3eca09a.jpg

 

* Xá lợi của Đức Phật tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala:

 

https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_cdd1650d31.jpg

https://bmkltsly13vb.compat.objectstorage.ap-mumbai-1.oraclecloud.com/cdn.dailymirror.lk/assets/uploads/image_68d61421f5.jpg

 

Photos: Chaturanga Samarawickrama

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 09/04/21