TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 02.2022

Diệu Âm lược dịch

 

NEPAL: Phật tử phản đối dự án mở rộng đường vành đai với lư do gây thiệt hại cho các khu di sản

 

Kathmandu, Nepal - Những người yêu quư di sản văn hóa Phật giáo đă phản đối dự án mở rộng Đường Vành đai của chính phủ, nói rằng dự án này nhằm phá hủy các di sản văn hóa trong khu vực Swayambhunath.

Dẫn chứng rằng các lực lượng khác nhau đang hoạt động chống lại các di tích tôn giáo và văn hóa bằng cách phá hủy chúng nhân danh các hoạt động phát triển ở Nepal, người dân theo đạo Phật của khu vực Swayambhu đă phản đối việc phá dỡ các cấu trúc khác nhau của khu vực Swayambhu vốn được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới.

Họ tuyên bố rằng các công ty Xây dựng CPN-UML, CPN-Maoist Center của Trung Quốc và chính phủ do cựu thủ tướng KP Oli lănh đạo trước kia đă làm việc một cách gian trá để phá bỏ lần lượt các di tích văn hóa của thủ đô.

Một phần lớn của khu di sản Phật giáo và khu rừng xung quanh Swayambhunath nằm trong tầm ngắm của dự án mở rộng Đường Vành đai.

(NewsNow – February 2, 2022)

 

The Buddhist Traveler in Kathmandu

 

buddhism in kathmandu

Đền thờ và bảo tháp Phật giáo tại thủ đô Kathmandu, Nepal

Photos: Google

 

 

MĂ LAI: Tu viện hang động Đàm mô Thích Ca Mâu Ni đối mặt với sự tàn phá do khai thác đá

 

Một nhóm nhà sư tại Tu viện Đàm mô Thích Ca Mâu Ni ở Thung lũng Kinta của bang Perak đang tranh đấu để cứu lấy nhà của họ.

Được xây dựng trong các hang động đá vôi, tu viện này nằm trên khu đất vốn đă được cho một công ty khai thác đá thuê và các kế hoạch đang được tiến hành để bắt đầu khai thác trên núi. Tuy nhiên, vào tháng 12 năm ngoái, Hội đồng thành phố Ipoh gần đó đă gửi thư ủng hộ tu viện trong nỗ lực chỉ định khu vực này là di sản văn hóa.

Tu viện Đàm mô Thích Ca Mâu Ni là một trong những ngôi chùa hang động đá vôi cuối cùng c̣n lại ở Mă Lai vẫn đang được hoạt động liên tục. Tại tu viện có khoảng 15 nhà sư sống toàn thời gian, và du khách đến từ các khu vực xung quanh để chiêm bái và tham dự các buổi pháp giảng.

Tuy nhiên Hiệp hội Xi măng Pan Malaysia (APMC) gần đây đă nộp đơn xin giấy phép để bắt đầu khai thác ngọn núi nơi tu viện tọa lạc, nói rằng họ có quyền hợp pháp đối với khu đất này và các nhà sư phải rời đi.

Hai ngọn núi kề cận khác đă bị phá hủy do khai thác đá, chỉ c̣n lại những bậc thang bằng đá và một mạng lưới đường xá.

Trong khi đó, ngọn núi xung quanh tu viện Đàm mô Thích Ca Mâu Ni có thảm thực vật tươi tốt và là nơi sinh sống của không chỉ các nhà sư, mà c̣n là của quần thể động thực vật vốn có thể bị đe dọa bởi sự tàn phá sâu hơn.

(Buddhistdoor – February 4, 2022)

 

Tu viện hang động Đàm mô Thích Ca Mâu Ni ở Thung lũng Kinta của bang Perak (Mă Lai)

Photos: dw.com

 

 

TÂY TẠNG: Các nhà sư Tây Tạng bị chính quyền Trung Quốc đưa đến các trại lao động v́ loan tin tượng Phật bị phá hủy

 

Vào tháng 1 -2022, 11 người Tây Tạng bị đánh đập và bắt giữ v́ tung tin về việc chính quyền Trung Quốc đă phá hủy một pho tượng Phật cao 99 feet và hàng chục cối kinh ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Họ đă bị đưa đến các trại lao động trong khu vực.

Các nhà sư Tashi Dorjee, Tsering Samdup, Nyima Lhamo, và Trụ tŕ Pelga, cùng với trợ lư của Pelga là Nyima, và 6 người Tây Tạng không rơ danh tính khác đă bị bắt sau vụ phá hủy bức tượng và 45 cối kinh truyền thống ở hạt Drago của châu Kardze, Tỉnh tự trị Tây Tạng vào tháng 12-2021.

Nhà chức trách Trung Quốc đă bắt 11 người này v́ nghi ngờ họ gửi tin tức và h́nh ảnh về vụ phá hủy pho tượng cho những người liên lạc bên ngoài khu vực.

(RFA – February 4, 2022)

 

Pho tượng Phật cao 99 feet ở tỉnh Tứ Xuyên, trước khi bị chính quyền Trung Quốc phá hủy

Photo: RFA

 

 

PAKISTAN: Các đồ tạo tác thuộc thời kỳ Phật giáo cách đây khoảng 1,800 năm được t́m thấy tại địa điểm khảo cổ ở Swabi

 

PESHAWAR, Khyber-Pakhtunkhwa - Cục Khảo cổ và Bảo tàng tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa (K-P) đă phát hiện  một số lượng lớn cổ vật và đồ tạo tác thuộc thời kỳ Phật giáo cách nay khoảng 1,800 năm.

Khám phá này đă được thực hiện tại làng Babu Dehri thuộc huyện Swabi của K-P và được xem là một thành công lớn trong lịch sử khảo cổ của tỉnh.

 “Việc t́m thấy một số lượng lớn các hiện vật như vậy từ một địa điểm, bao gồm khoảng 400 đồ tạo tác và một bảo tháp lớn, là một kỳ công lớn và được xem là phát hiện lớn nhất của tỉnh”, Tiến sĩ Abdul Samad, Giám đốc Khảo cổ học K-P, nhận xét.

Tiến sĩ Samad cho biết tất cả những khám phá này đều có niên đại khoảng 1,800 năm thuộc thời kỳ Phật giáo.

(The Express Tribune - February 5, 2022)

 

1800-year-old Buddhist Stupa discovered in Swabi, Khyber-Pakhtunkhwa.

 

photo express

Địa điểm khảo cổ ở Swabi, nơi phát hiện các đồ tạo tác thuộc thời kỳ Phật giáo cách đây khoảng 1,800 năm

Photos: pkmashable.com & EXPRESS TRIBUNE 

 

 

ANH QUÓC: Hiệp hội Phật giáo Kendal cảm ơn Ḥa thượng Piyatissa về 20 năm giảng pháp

 

Trong 20 năm qua, nhóm Hội Phật giáo của thị trấn Kendal đă hân hạnh được tổ chức các chuyến thăm và pháp giảng từ Ḥa thượng Piyatissa, người đă mang lại hơn 50 năm kiến ​​thức và kinh nghiệm cho nhóm.

Ḥa thượng Piyatissa đă bắt đầu cuộc hành tŕnh Phật giáo của ḿnh tại Đại học Tích Lan, và đă truyền bá các bài thiền giảng, văn hóa Phật giáo, Giới luật và Giáo lư của Phật giáo.

Ḥa thượng Piyatissa đă trụ tŕ tại Tịnh xá Phật giáo Ketumati của Manchester từ năm 1999.

Ông đă giảng dạy cho Hội Phật giáo Kendal trong 20 năm. Nhóm này được thành lập vào năm 1999 và làm việc chặt chẽ với nhóm Keswick và nhiều tổ chức khác trên khắp Vương quốc Anh.

Trước đại dịch Covid, ông thường đến Kendal mỗi tháng để thuyết pháp, tuy nhiên kể từ khi bị phong tỏa do dịch, Hội Phật giáo Kendal đă thích nghi bằng cách sử dụng các diễn đàn trực tuyến.

Ḥa thượng Piyatissa cũng đă giảng dạy ở Stoke, Wolverhampton và nhiều nhóm khác trên khắp nước Anh.

(tipitaka.net – February 6, 2022)

 

Ḥa thượng Piyatissa

Photo: AlexCandlinNews

 

 

THÁI LAN: Chùa Wat That Thong ở Bangkok truyền giới cho ngôi sao Ấn Độ đóng vai Đức Phật

 

Sau khi được đóng trong một bộ phim tiểu sử dựa trên cuộc đời của Đức Phật, diễn viên Ấn Độ Gagan Malik đă xuất gia tại chùa Wat That Thong ở Bangkok để nghiên cứu sâu sắc lời dạy của Đức Phật về giác ngộ tâm linh và b́nh an nội tâm.

Malik đă đoạt giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Phật giáo Thế giới do Liên Hiệp Quốc tổ chức nhờ vai diễn Đức Phật trong bộ phim Sri Siddhartha Gauthama năm 2013.

Malik  đă xuất gia vào lúc 10 giờ sáng ngày 10-2 với sự tham dự của một số bạn bè thân thiết và sẽ làm nhà sư trong 15 ngày cho đến ngày 24-2.

Trước khi vào tu tập tại chùa Wat That Thong , Malik đă thông báo với Câu lạc bộ Tri Rattanaphum mà anh đồng sáng lập rằng anh muốn học các phương pháp tu hành của chư tăng và truyền bá giáo lư của họ ở Ấn Độ, để khuyến khích nhiều người t́m hiểu thêm về Phật giáo.

Mặc dù Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng Phật tử chỉ chiếm 1-2% dân số của đất nước.

Malik cho biết anh tin vào Nghiệp và quan điểm của Phật giáo về ṿng đời. Anh nói rằng có lẽ ḿnh đă thực hiện một số việc tốt ở Thái Lan trong một tiền kiếp, đó là lư do tại sao anh ấy có đủ may mắn để trở lại đây để nghiên cứu thêm về lời dạy của Đức Phật và hiểu rơ bản thân ḿnh hơn.

(Bangkok Post -  February 11, 2022)

 

Gagan Malik sits beside the abbot of Wat That Thong in the main hall of the temple in Bangkok's Watthana district after he was ordained as a monk. Photo by worldofbuddhist.com

Diễn viên Gagan Malik ngồi bên cạnh sư trụ tŕ chùa Wat That Thong trong chánh điện của ngôi chùa ở quận Watthana, Bangkok sau khi ông xuất gia

Photo: worldofbuddhist.com

 

 

ẤN ĐỘ: Sư cô Tây Tạng nuôi chó hoang tại thành phố Gaya từ khi phong tỏa toàn quốc lần đầu tiên do COVID

 

Gaya, Bihar - Một sư cô Phật giáo 52 tuổi, đến Bồ đề Đạo tràng cách đây 2 năm, đă cho hơn trăm con chó đi lạc ăn kể từ lần phong tỏa đầu tiên trên toàn quốc do COVID gây ra.

Sư cô Gyang Lhamo của Tây Tạng đă đến Bồ Đề Đạo Tràng 2 năm trước để chiêm bái Đức Phật th́ có lệnh phong tỏa toàn quốc. V́ vậy, cô không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc phải ở lại thành phố này.

Và sư cô Gyang Lamho nhận thấy những con chó hoang đang lang thang trên đường phố mà không kiếm được thức ăn.

Sư cô kể, “Tôi ở Gaya kể từ lần phong tỏa đầu tiên. Trong khi đi lang thang bên ngoài ngôi chùa Phật, tôi nhận thấy những con chó hoang đang kêu rên, v́ chúng không kiếm được thức ăn. Tôi cảm thấy thương hại và quyết định cho chúng ăn. Tôi đă nuôi những con chó này trong gần hai năm. ”

Lhamo nói thêm, Tôi thường cho chúng ăn bánh chapati và sữa vào buổi sáng và bánh quy vào buổi tối.

Cùng với việc này, cô cũng đang dạy các trẻ em nghèo. “Tôi cũng dạy trẻ em và v́ mục đích này, tôi đă bổ nhiệm một giáo viên với mức lương 1,500 Rupees. Tôi muốn mang đến cho các em một nền giáo dục tốt hơn và một tương lai tốt đẹp hơn,” sư cô Lhamo nói.

(ANI - February 13, 2022)

 

Sư cô Gyang Lhamo và những con chó hoang

Photo: ANI

 

 

Ư - ẤN ĐỘ: Tượng Phật giáo bị đánh cắp tái xuất hiện ở Ư sẽ trở về cố quốc Ấn Độ  

 

Các quan chức Ấn Độ đă nhận được một bức tượng Phật giáo vốn bị mất tích hơn 2 thập niên trước từ bàn thờ tại Đền Devisthan Kundalpur ở Bihar, một trong những địa điểm hành hương Phật giáo quan trọng nhất của đất nước này.

Tượng nói trên là một tác phẩm điêu khắc đá có niên đại gần 1,200 năm tuổi, đă được một nhà sưu tập người Ư t́nh nguyện đến giao nộp tại Tổng Lănh sự quán Ấn Độ tại Milan vào ngày 10-2-2022.

Bức tượng mô tả Bồ Tát Quán Thế Âm tay trái cầm cành hoa sen đang nở, với hai nữ thị giả dưới chân ngài. Tượng được điêu khắc cho đền thờ Devisthan Kundalpur ở Bihar vào khoảng giữa thế kỷ thứ tám và 12. Ngôi đền này nằm gần làng Kurkihar, ngôi làng nơi có một kho hơn 220 đồ đồng đă được khai quật trong một cuộc khai quật khảo cổ học vào năm 1930. Hầu hết những tác phẩm điêu khắc đó hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Patna ở Bihar.

Khi về đến Ấn Độ, tác phẩm điêu khắc nói trên sẽ được gửi đến Cơ quan Khảo sát Khảo cổ học Ấn Độ ở New Delhi cho việc nghiên cứu.

(artdaily.cc – February 14, 2022)

 

Bức tượng Phật giáo gần 1,200 năm tuổi - bị trộm từ Đền Devisthan Kundalpur ở Bihar, Ấn Độ - đă được trả lại cho các quan chức Ấn Độ ở Milan, Ư Đại Lợi vào ngày 10-2-2022

Photo: artdaily.cc

 

 

HOA KỲ: Đại học Columbia tổ chức cuộc triển lăm đồ vật Phật giáo trong bối cảnh nghi lễ

 

Pḥng trưng bày Nghệ thuật Wallach, nằm trong khuôn viên Đại học Columbia ở Thành phố New York, đă tổ chức một cuộc triển lăm có tiêu đề “Việc sử dụng nghệ thuật Phật giáo là ǵ?”

Triển lăm này, bắt đầu vào ngày 4-12-2021 và kéo dài đến ngày 12-3-2022, nhằm trưng bày các đồ vật trong bối cảnh nghi lễ của chúng, cho thấy cả quá tŕnh sản xuất và sử dụng chúng. Phần trưng bày do đó được sắp đặt khác biệt với hầu hết các cuộc triển lăm trưng bày nghệ thuật và bảo tàng khác, vốn chỉ tập trung vào các kích thước thẩm mỹ của các hiện vật trưng bày.

Trang web của triển lăm nêu bật ví dụ về “Bia cúng tạ,” do nhà sư Zhilang hiến tặng và có niên đại năm 548 CN ở triều đại Đông Ngụy, Trung Quốc. Tấm bia này là tác phẩm bao gồm một ḍng chữ xác định và kỷ niệm mục đích của việc tạo ra các đồ vật và h́nh tượng Phật giáo. Ḍng chữ có nội dung: “Chúng tôi xây dựng các bảo tháp để đánh dấu sự kính bái của chúng tôi, và chúng tôi tạo ra h́nh tượng để thể hiện sự cống hiến của chúng tôi đối với giáo phái.”

Triển lăm có nhiều hiện vật lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng. Bộ sưu tập này, phần lớn đă được mua lại trong khoảng gần 2 thế kỷ, phần lớn được quyên góp bởi các cựu sinh viên và giảng viên Đại học Columbia.

(Buddhistdoor Global – February 10, 2022)

 

 

Một số hiện vật trong cuộc triển lăm có tiêu đề “Việc sử dụng nghệ thuật Phật giáo là ǵ?”

Photos: nytimes.com

 

 

INDONESIA: Tín đồ Ấn Độ giáo Phật giáo được   khuyến khích chuẩn bị cho các hoạt động thờ cúng

 

Jakarta, Indonesia - Bộ trưởng Các vấn đề Tôn giáo Yaqut Cholil Qoumas đă yêu cầu những người theo Ấn Độ giáo và Phật giáo Indonesia chuẩn bị các chương tŕnh lễ bái quốc gia và toàn cầu sau khi kư Biên bản ghi nhớ về việc sử dụng các ngôi đền Borobudur và Prambanan làm địa điểm thờ cúng toàn cầu.

Hăy chuẩn bị các chương tŕnh nghị sự khác nhau cho các hoạt động cúng kính tôn giáo của người theo đạo Hindu và đạo Phật đối với người Indonesia và thế giới,” Bộ trưởng Qoumas phát biểu vào ngày 11-2.


Ông thông báo rằng Chính phủ Indonesia đă chính thức tuyên bố Đền Prambanan ở Yogyakarta, cũng như Đền Borobudur, Đền Pawon và Đền Mendut ở Trung Java là những địa điểm thờ cúng quốc tế của người theo đạo Hindu và Phật giáo.

Ông Qoumas nói rằng một biên bản ghi nhớ (MoU) - đă được kư kết với hiệu lực đó bởi một số bộ trong các lĩnh vực - sẽ tăng cường sự ḥa hợp và hợp tác của tất cả các bên để phát triển và sử dụng các đền chùa theo đúng thực trạng của các giá trị văn hóa và tâm linh.

Thông qua Biên bản ghi nhớ này, tất cả các bên có thể định hướng vai tṛ và khả năng của ḿnh (trong việc quản lư bốn đền chùa nói trên), ông nói thêm.

Theo Bộ trưởng, việc sử dụng các ngôi đền Prambanan và Borobudur cho các sự kiện tôn giáo là một biện pháp cụ thể để hiện thực hóa kế hoạch của chiến lược siêu ưu tiên du lịch do Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đưa ra.

Ông giải thích, việc sử dụng những ngôi đền này làm nơi thờ cúng quốc tế là một cách để bảo tồn những ngôi đền như một di sản văn hóa cũng như những di tích cao quư từ tổ tiên của Indonesia.

(ANTARA – February 14, 2022)

 

Indonesian Hindus, Buddhists urged to prepare for worship activities

Ông Yaqut Cholil Qoumas, Bộ trưởng Bộ Tôn giáo Indonesia

Photo: ANTARA

 

 

MĂ LAI: Hoạt động của Tổ chức Từ thiện Phật giáo Từ Tế qua trận lũ năm ngoái

 

Selangon, Mă Lai – Trong trận lũ lụt vào ngày 18-12 năm ngoái,  cô Ludia Kombong và 4 đứa con của ḿnh đă trú ẩn tại nhà một người họ hàng ở thị trấn Kota Kemuning và chờ cho trận đại hồng thủy kết thúc.

Sau khi lũ rút, Ludia trở về nhà, đinh ninh rằng ngôi nhà của ḿnh đang trong t́nh trạng hỗn loạn.

Trước sự ngạc nhiên thú vị của Ludia, ngôi nhà của cô đă được dọn dẹp sạch sẽ và các thiết bị điện cũng như đồ đạc bị hư hỏng được dọn đi.

Một người hàng xóm cho biết rằng các t́nh nguyện viên từ Tổ chức Từ thiện Từ Tế Phật giáo đă dọn dẹp nhà cửa của cô ấy.

Sau trận lũ lụt, các t́nh nguyện viên của Từ Tế đă dọn dẹp tổng cộng 2,483 ngôi nhà bị nước lũ tràn vào.

Hơn 9,000 t́nh nguyện viên của Hội Tử Tế đă làm việc tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Kuala Lumpur, Selangor và Pahang, những bang phải đối mặt với thảm họa này.

Hội cũng đă phân phát 1,000 RM cho mỗi hộ gia đ́nh bị ảnh hưởng, mang lại lợi ích cho 16,000 gia đ́nh.

(Tipitaka Network – February 15)

 

Filepic of volunteers clearing debris from flood-hit houses.

T́nh nguyện viên Từ Tế dọn dẹp nhà cửa bị hư hại sau lũ lụt

Photo: thesundaily.my

 

 

TRUNG QUỐC: Các vụ bắt bớ hàng loạt Phật tử Tây Tạng ở Tứ Xuyên sau các cuộc biểu t́nh phản đối việc phá hủy tượng Phật

 

Vào tháng 12 năm 2021, một tượng Phật cao 30 mét đă bị chính quyền ở Drakgo, Tứ Xuyên phá hủy. Các nhà chức trách thậm chí c̣n đốt các lá cờ cầu nguyện và phá hủy 45 bánh xe cầu nguyện xung quanh bức tượng.

Các cuộc biểu t́nh lan rộng diễn ra sau đó và tiếp tục kéo dài sang năm mới 2022.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đă phản ứng bằng cách tuyên bố rằng các Quy định về Các vấn đề Tôn giáo mới cần được giải thích để có hiệu lực rằng “các pho tượng tôn giáo cỡ lớn” phải bị phá bỏ.

Vào tháng 1-2022, hàng trăm Phật tử Tây Tạng phản đối chiến dịch chống-tượng đă bị giam giữ tại châu Tự trị Tây Tạng Cam Tư (Garzê), Tứ Xuyên, và bị đưa đi cải tạo thông qua các trại giáo dục. Gia đ́nh họ không biết chính xác họ đang ở đâu.

Có thể thấy rơ rằng một chiến dịch đang diễn ra nhằm mục đích xóa sổ Phật giáo Tây Tạng, và thậm chí cả chính Đức Phật thông qua các pho tượng của Ngài, khỏi khu vực tỉnh Tứ Xuyên vốn từng là một phần của Tây Tạng lịch sử.

(Bitter Winter – February 15, 2022)

 

An external view that appeared on social media of a re-education facility in Sichuan where Tibetan Buddhists have been taken.

Một cơ sở cải tạo ở Tứ Xuyên, nơi những người bất đồng chính kiến bị bắt giữ

Photo: Bitter Winter

 

 

ẤN ĐỘ: Khám phá Mạng mạch Phật giáo trong 14 ngày

 

Các địa điểm du lịch Phật giáo sẽ mở cửa trở lại vào ngày 19-2-2022 để khai trương dịch vụ thuyền đến Nagarjuna Konda Hyderabad: Việc khai trương địa điểm Nagarjuna Konda này đă hiện thực hóa việc lên kế hoạch cho hành tŕnh Mạng mạch Phật giáo kéo dài 10 -14 ngày qua 8 địa điểm sau một loạt sáng kiến ​​do Bộ Du lịch và Văn hóa Liên bang đưa ra nhằm thúc đẩy Du lịch Phật giáo ở Ấn Độ.

Thuộc Hiệp hội các Nhà điều hành Tour du lịch Ấn Độ (IATO), Chủ tịch tăng hội của các bang Telangana và Andhra Pradesh, Ranga Reddy nói: “Nam Ấn Độ có tiềm năng lớn v́ nó là một trong 3 thánh tích Phật giáo trên thế giới có thể được tham quan theo tŕnh tự của hành tŕnh - bao gồm Bảo tàng Khảo cổ học Nhà nước, Hyderabad, Nagarjuna Konda, Amaravati và dự án Buddhavanam danh tiếng tại Nagarjuna Sagar, vốn được trang trí theo chủ đề, được chế tác và sắp xếp đẹp mắt để giới thiệu cái nh́n thoáng qua về cuộc đời huy hoàng nhưng khiêm tốn của Đức Phật Cồ Đàm.”

Ở đây có thể đề cập đến việc những người hành hương và khách du lịch theo đạo Phật từ Tích Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia khác lên kế hoạch du lịch trước gần một năm. Nơi đây thu hút trung b́nh 2000 khách du lịch quốc tế hàng năm, ông Ranga Reddy nói.

(The Hans India – February 16, 2022)

 

 

TÍCH LAN: Phật tử Tích Lan tổ chức lễ Nawam Poya

 

Colombo, Tích Lan - Ngày 16-2-2022, tín đồ Phật giáo Tích Lan đă tổ chức lễ rước Nawam Poya (Lễ Rằm tháng Hai) với những chú voi trên ḿnh phủ những tấm che đẹp mắt, các nam nữ vũ công mặc quần áo sặc sỡ, những người thổi sáo, đánh trống và những nghệ sĩ giải trí khác. Sự kiện tại đền Gangaramaya ở Colombo cũng thu hút khách du lịch.

Lễ Nawam Poya tưởng nhớ về sự vân tập tất cả các nhà sư lại thành giáo hội Phật giáo đầu tiên trong lịch sử, và việc Đức Phật chỉ định các vị A la hán Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là đại đệ tử của Ngài.

(NI.A – February 17, 2022)

 

 

  

H́nh ảnh Lễ Nawam Poya tại Tích Lan     

Photos: Xinhua

 

 

THÁI LAN: Bùa hộ mệnh Phật giáo Thái Lan làm từ chất thải tái chế để giảm ô nhiễm đại dương

 

Hai công ty ở Thái Lan đă hợp tác để tạo ra những chiếc bùa hộ mệnh bằng nhựa từ vật liệu tái chế. Liên doanh giữa Dots Design Studio và Qualy Design này đă được công bố vào tuần trước tại triển lăm Tuần lễ Thiết kế 2022 của Bangkok.

Mục tiêu của sáng kiến nói trên ​​là sử dụng động lực tôn giáo của người Thái để giúp hạn chế lượng nhựa chảy ra đại dương. Theo báo cáo của nhóm Bảo tồn Đại dương có trụ sở tại Hoa Kỳ, Thái Lan là quốc gia đóng góp rác thải nhựa vào đại dương lớn thứ 5 trên thế giới.

“Ư tưởng về chiếc bùa hộ mệnh bằng nhựa là kết quả của việc t́m kiếm mối liên hệ giữa môi trường và văn hóa Thái Lan,” Krit Phutpim, giám đốc tại Dots Design Studio, nói.

Bùa hộ mệnh có h́nh ảnh Phật giáo, của Đức Phật hoặc của các vị tôn sư, từ lâu đă trở nên phổ biến trong giới cư sĩ Phật giáo ở Thái Lan. Họ  thường tin rằng chúng mang những quyền năng có thể giúp chủ nhân có cuộc sống may mắn hoặc thịnh vượng hơn. Bùa hộ mệnh thường được làm từ đá hoặc gỗ, và có thể chứa các thánh vật như tro ban phước hoặc tóc của một vị tôn sư.

(Buddhistdoor Global – February 17, 2022)

 

Bùa hộ mệnh Phật giáo Thái Lan làm từ chất thải tái chế

Photos: reuters.com & instagram.com

 

 

THÁI LAN: INEB tổ chức phát sóng Trực tuyến : “Chuỗi Suy niệm về Thích Nhất Hạnh - Đại thừa”

 

Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) đă công bố một tập mới sắp ra mắt trong các buổi nói chuyện trực tuyến về “Chuỗi suy niệm về Thích Nhất Hạnh – Đại thừa”.

Vào ngày 28-2 trên Zoom và Clubhouse, các đại sư Phật giáo Nhật Bản Issho Fujita và Yoshiharu Tomatsu sẽ chia sẻ những suy niệm cá nhân của họ về cuộc đời và di sản Pháp bảo của Thiền sư Việt Nam, người được các đệ tử của ông gọi là Thầy, người đă bảo trợ INEB kể từ khi thành lập vào năm 1989.  

Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) được thành lập vào năm 1989 bởi Sulak Sivaraksa  - nhà học thuật, nhà hoạt động và nhà phê b́nh xă hội nổi tiếng người Thái Lan - và một nhóm các nhà lănh đạo tư tưởng Phật giáo và phi Phật giáo.

Có trụ sở chính tại Bangkok, INEB đă thiết lập một loạt các dự án và chương tŕnh tiếp cận nhằm mục đích vượt qua đau khổ và trao quyền cho các cộng đồng dễ bị tổn thương thông qua việc thực hành Đạo Pháp và Phật giáo gắn bó với xă hội.

Các thành viên của INEB bao gồm các chư tăng ni, nhân viên xă hội và học giả từ hơn 25 quốc gia ở châu Á, châu Úc, châu Âu và Bắc Mỹ, cùng làm việc.

(HOME: Buddhistdoor Global – February 22, 2022)

 

Poster của “Chuỗi Suy niệm về Thích Nhất Hạnh - Đại thừa”

Photo: INEB

 

 

Cam Bốt:  Trùng tu thêm 3 tượng Phật ở tháp Bakan

 

Cơ quan quản lư quốc gia Apsara của Cam Bốt (ANA) đang khôi phục 3 pho tượng Phật khác tại tháp Bakan của  khu Angkor Wat nổi tiếng ở tỉnh Siem Reap sau khi pho tượng trước đó đă được trùng tu, nhà đương cục cho biết.

Soy Sophearin, cán bộ kỹ thuật của Cục Bảo tồn Di tích và Khảo cổ học Pḥng ngừa của ANA, nói rằng dự án trùng tu các pho tượng Phật bắt đầu vào đầu tháng 2-2022 và dự kiến ​​hoàn thành trong ṿng  5 tháng.

“Các pho tượng Phật trong tháp Bakan đă bị hư hại do các yếu tố tự nhiên và nước tiểu của dơi, một nguồn gốc của độ ẩm và độ mặn”, ông nói.

Các chuyên gia Cam Bốt sẽ dỡ bỏ một tấm lưới cũ và thay nó bằng một tấm lưới mới để ngăn dơi xâm nhập vào cấu trúc, ông Sophearin cho biết, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng những con dơi sẽ không thể ở lại vị trí này khi việc trùng tu hoàn thành.

Vào tháng 11-2021, các chuyên gia cũng đă hoàn thành việc trùng tu một pho tượng Phật đă đổ nát ở phía nam của tháp Bakan, ông Soy giải thích.

(Big News Network -  February 23, 2022)

 

 

Photo taken on Aug. 24, 2021 shows Bakan tower at the Angkor Wat temple in Siem Reap, Cambodia.(Photo: Xinhua)

Ảnh chụp ngày 24-8-2021: Tháp Bakan tại đền Angkor Wat ở Siem Reap, Cam Bốt

Photo: xinhua

 

 

HOA KỲ: Nhà giáo dục ḥa b́nh và Phật tử dấn thân, Tiến sĩ Paula Green qua đời tuổi 84

 

Tiến sĩ Paula Green - nhà xây dựng ḥa b́nh, nhà tâm lư học, nhà giáo dục và Phật giáo người Mỹ nổi tiếng và được kính trọng trên thế giới - đă từ trần ở tuổi 84 vào ngày 21-2-2022.

Tiến sĩ Green là người sáng lập và là giám đốc điều hành của tổ chức phi chính phủ có tên Trung tâm Từ bi (Karuna) Xây dựng ḥa b́nh (KCP). Bà đă có 40 năm kinh nghiệm với tư cách là nhà tâm lư học, nhà giáo dục ḥa b́nh và là người cố vấn trong các mối quan hệ giữa các nhóm và giải quyết xung đột. Bà cũng là thành viên của Hội đồng Quốc gia thuộc Hội đồng Ḥa giải Hoa Kỳ, và ủy ban chỉ đạo của Mạng lưới Quốc tế về Phật tử dấn thân (INEB).

Trung tâm Từ bi Xây dựng ḥa b́nh (KCP) có trụ sở tại Massachusetts, do Tiến sĩ Green thành lập năm 1994. Nó là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào schuyển hóa xung đột quốc tế, thúc đẩy đối thoại giữa các cộng đồng và hoạt động hướng tới ḥa giải. Được đặt tên theo từ tiếng Phạn Karuna có nghĩa là từ bi, các tổ chức này tạo điều kiện cho việc ḥa giải sau xung đột, dẫn đầu các chương tŕnh hoạt động tại hơn 30 quốc gia trên khắp châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Bắc Mỹ. KCP đă hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Viện Hoà b́nh và Quỹ Hoà b́nh Hoa Kỳ.

(Buddhistdoor Global – February 23, 2022)

 

Tiến sĩ Paula Green (1837-2022)

Tiến sĩ Paula Green và Đức Đạt lai Lạt ma

Photos: karunacenter.org

 

 

ẤN ĐỘ: Cần bảo tồn di sản Phật giáo của Telangana, các chuyên gia nhấn mạnh

 

Lịch sử đă ghi lại rằng Phật giáo, du nhập vào vùng Telangana vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, là một lối sống cho đến thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên.

Các phát hiện khảo cổ học đă khai quật các tu viện Phật giáo thời Satavahana gọi là 'Mahaviharas' (Đại Tịnh xá) ở Kondapur, Kotalingala và Phanigiri, và những nơi khác.

Mặc dù rất ít cuộc khai quật được thực hiện trong khoảng thế kỷ trước, nhưng các cuộc khám phá của các nhà nghiên cứu và khảo cổ học đă chứng minh rằng: đây không chỉ là một số tu viện biệt lập được xây dựng, mà là Phật giáo đă được thực hành trên khắp 'Asmaka Mahajanapatha' (Nhà nước Asmaka), một trong 16 Mahajanapathas / nhà nước đă phát triển mạnh mẽ trong vùng Deccan giữa thung lũng sông Godavari và Krishna.

Nhà khảo cổ học, Tiến sĩ MA Sreenivasan, người đă nói về Phật giáo ở Ấn Độ tại một cuộc hội thảo ảo do nhóm bảo tồn di sản Kotha Telangana Charithra Brundam tổ chức vào ngày 20-2, đă nói một cách công phu, đưa ra bằng chứng cho nhận định của ông rằng: Phật giáo là 'tôn giáo được thể chế hóa' đầu tiên ở khu vực Telangana này trước bất kỳ tôn giáo nào khác, vốn đóng vai tṛ quan trọng trong giai đoạn 2 của quá tŕnh đô thị hóa, khi nghề thủ công và việc khuyến nông bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

(Big News Network – February 23, 2022)

 

Sculptures unearthed at Buddhist sites in Telangana. (File photo)

Các tác phẩm điêu khắc khai quật được tại các di tích Phật giáo ở bang Telangana, Ấn Độ

Photos: newindiaexpress.com

 

 

HOA KỲ: Bảo tàng Rubin ở New York sẽ giúp bảo tồn bộ sưu tập của tu viện Phật giáo Itum Bahal ở Nepal

 

Sau khi trả lại cho Nepal 2 cổ vật bị cướp từ bộ sưu tập của ḿnh vào tháng 1-2022, Bảo tàng Nghệ thuật Rubin ở New York sẽ làm việc với các tổ chức của Nepal để bảo tồn sự phong phú văn hóa của một tu viện Phật giáo cổ xưa Itum Bahal, là nơi mà một trong 2 cổ vật nỏi trên đă bị đánh cắp.

Trong một thông báo vào ngày 23-2, Bảo tàng Rubin cho biết họ đă hợp tác với Hiệp hội Bảo tồn Itum Bahal và Đại học Phật giáo Lumbini, cả hai đều ở Kathmandu, để nghiên cứu, bảo quản và trưng bày bộ sưu tập của tu viện Itum Bahal.

Cả hai cổ vật được trao trả cho Nepal vào tháng 1-2022 đều đến từ các tu viện Phật giáo ở Thung lũng Kathmandu. Một trong số chúng là phần dưới của trang trí cửa sổ giả bằng gỗ của tác phẩm điêu khắc thế kỷ 14 “Ṿng hoa làm đệm cho (vũ nữ) Apsara”, vốn có nguồn gốc từ  tu viện Itum Bahal.

Itum Bahal được công nhận là tu viện cổ nhất và quan trọng nhất trong số 18 tu viện Phật giáo ở Kathmandu, và là một trong số ít tu viện vẫn giữ được cách bài trí ban đầu.

Bảo tàng Rubin cho biết sẽ cung cấp cho các tổ chức địa phương Nepal thông tin phản hồi và kiến ​​thức chuyên môn về chăm sóc bộ sưu tập, tài liệu, trưng bày và diễn giải, đồng thời sẽ hỗ trợ tài trợ cho dự án.

(hyperallergic.com – February 28, 2022)

 

Tác phẩm điêu khắc thế kỷ 14 “Ṿng hoa làm đệm cho Apsara” của Nepal

Photo:  Rubin Museum

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/28/23