ĐƯỜNG VỀ AN LẠC

 

Huỳnh Kim Quang

 

Cảm niệm nhân tham dự Ngày Về Nguồn lần thứ 3 tại Tu Viện An Lạc, Ventura, California, Hoa Kỳ

 

 

Ra khỏi sở làm lúc gần 6 giờ chiều, với tâm trạng nhẹ nhàng thư thả của ngày thứ sáu và niềm hoan hỷ khi nghĩ đến việc gặp mặt quư Thầy từ bốn phương đă vân tập về Tu Viện An Lạc trong mấy ngày qua, bỗng dưng người viết cảm thấy con đường dài khoảng một trăm năm chục cây số chỉ c̣n nằm trong gang tấc.

Ánh nắng quái của buổi trời chiều vào những ngày cuối hè c̣n gay gắt ở miền Nam Cali. Xa lộ 405 chạy về hướng bắc từ Quận Cam đến phi trường Los Angeles chiều nay sao thong thả khác thường! Nhưng rồi, qua khỏi phi trường, xa lộ đă trở thành một băi đậu xe xếp thành 5 hàng chỉ nhích nhích từng bước chứ không tài nào chạy nổi.

Nắng chiều rồi cũng tắt. Đèn đường đă lên. Đèn xe cũng bật sáng. Nh́n về phía trước, một cảnh tượng đẹp lạ lùng. Khoảng đường dài hun hút giờ đây chỉ c̣n lại vô số những ngọn đèn đỏ di chuyển chậm chạp lung linh. Bên kia đường, phía xe chạy ngược chiều, những ánh đèn sáng rực lướt nhanh vùn vụt như mũi tên bắn tới. Một xa lộ, hai chiều xe, hai cảnh tượng ngược đời. Một bên th́ b́nh thản ung dung bước tới xem như thế giới này chẳng có ǵ đáng để lo lắng nôn nao. Một bên th́ vội vă chạy vắt gị lên cổ như thể rượt đuổi theo con mồi nào ở phía trước.

Vậy đó mà cũng vào được xa lộ 101 hướng bắc. Tới đây th́ xem như đă ra khỏi băi đậu xe của xa lộ 405, và bắt đầu thong dong mà chạy với cây kim chỉ số miles có khi lên tới 80, tức khoảng 110 cây số một giờ.

Đến nơi khoảng tám giờ rưỡi tối. Chư Tăng, Ni đang c̣n hội họp ở Chánh Điện. Mới bước vào chưa tới cửa, một Thầy đă kéo tay dẫn thẳng vào các hàng ghế dành cho cư sĩ Phật tử dự thính ngồi. Định thần, nh́n một lượt khắp pḥng hội. Ôi sao mà lạ quá! Thầy nào cũng thấy có mặt, từ Úc sang Âu, từ Mỹ sang Canada, quư Thầy quen biết đều câu hội.

Tan họp. Ra ngoài. Lâu quá mới có cơ hội gặp lại nhau ḷng hoan hỷ vô vàn. Ở xứ này, đừng nói là cách xa một đại dương, ngay trong nước Mỹ ở khác tiểu bang mà cả mấy năm c̣n chưa gặp mặt được. Ngày Về Nguồn đúng là kỳ duyên hội ngộ. Dù cách xa hàng mấy ngàn cây số ít nhất một năm cũng có cơ hội gặp nhau một lần. Không đáng quư sao? Người ta nói "xa mặt cách ḷng." Đồng đạo mà lâu không gặp mặt th́ cũng dễ quên nhau. Chưa nói đến việc gặp mặt để làm điều ǵ to lớn, chỉ nói đến cơ hội gặp mặt không thôi đă là một sự kiện, một điều quư giá vô ngần trong cái xă hội buộc con người vào ṿng xoáy bận rộn không ngừng nghỉ. Có cơ hội để dừng lại giữa cuộc sống tất bật trăm chiều đó không đáng quư lắm sao? Nhờ gặp mặt mà kết chặt đạo t́nh. Nhờ kết chặt đạo t́nh mà cảm thông, hiểu biết lẫn nhau. Nhờ hiểu biết nhau mà tránh được ngộ nhận, hiểu lầm, thị phi không đáng có. Và cũng nhờ vậy mà Tăng đoàn luôn an trú trong ḥa hợp. Trong ḥa hợp mới có thể cùng nhau góp sức cho công cuộc hoằng pháp và phát triển đạo Phật nơi xứ người. V́ vậy, trong Diễn Văn Khai Mạc Ngày Về Nguồn, Ḥa Thượng Thích Minh Tâm, Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại đă nói:

"Xin đừng hỏi với kỳ tích đó, chúng ta đă đạt được những thành quả ǵ, làm nên những phật-sự to lớn nào trong các ngày Lễ Hiệp Kỵ. Bởi v́, chính sự ngồi lại với nhau trong tinh thần ḥa hợp, chúng ta đă làm trang nghiêm bản thể của Tăng-đoàn, và chính từ bản thể ấy, mọi diệu dụng của Tăng-đoàn mặc nhiên tỏa sáng."

Tối hôm qua đến vào ban đêm trời tối nên chưa có dịp tham quan phong cảnh của Tu Viện An Lạc. Tu Viện nằm cạnh khu dân cư hiền ḥa. Phiá trước mặt là một công viên rộng lớn. Xa xa bên ngoài một chút, từ con đường vào Tu Viện, là những nông trại trồng nho xanh tươi bát ngát. Ở đây đất rộng dân thưa. Thượng Tọa Thích Thông Hải mua lại cơ sở này từ một nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Phía sân sau Tu Viện là khu đất rộng nằm dưới tàng cây tùng cao lớn có tuổi thọ trên một trăm năm.

Sáng Thứ Bảy lễ Khai Mạc Ngày Về Nguồn lần thứ 3 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thiêng liêng và cảm động. Có lẽ ở vùng này, hiếm khi người dân được chứng kiến cảnh hàng trăm chư tôn đức Tăng, Ni trong y hậu vàng rực bước từng bước ung dung tự tại đi từ chánh điện ra lễ đài trong tiếng niệm hồng danh đức Phật trầm hùng vang dội khắp khuôn viên Tu Viện. Buổi lễ diễn ra đơn giản về h́nh thức nhưng sâu lắng về nội dung với diễn văn khai mạc của Ḥa Thượng Trưởng Ban Điều Hợp Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, lễ tuyên đọc Bảy Pháp Bất Thoái mà đức Phật đă dạy cho Tăng Đoàn, đạo từ của Ḥa Thượng Thích Thắng Hoan và phát biểu của Ḥa Thượng Thích Nguyên Hạnh. Trong lời phát biểu, Ḥa Thượng Thích Nguyên Hạnh, có lẽ cảm nhận được sức mạnh vô tướng của bản thể thanh tịnh ḥa hợp của Tăng Già qua h́nh ảnh hàng trăm Tăng, Ni an trú trong pháp lạc, nên đă nói rằng nếu trên thế gian này có nơi nào mà biểu hiện sinh phong của bản thể thanh tịnh ḥa hợp của Tăng già th́ chính ở đây, trong giờ phút này với hội chúng chư Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni đang thể hiện trọn vẹn ư nghĩa đó.

Quả thật vậy, chiêm quan từng bước đi, từng khuôn mặt từ vị trưởng lăo Ḥa Thượng đến vị Tỳ Kheo trẻ tuổi nhất trong buổi lễ khai mạc sáng hôm nay đă sáng rỡ lên niềm hỷ lạc của bậc chúng trung tôn đang sống và thể hiện sức diệu dụng của bản thể thanh tịnh ḥa hợp Tăng già. H́nh ảnh đó là biểu tượng tuyệt vời của nền đạo đức thực chứng trong giáo pháp của đức Phật. Trên thế gian này, chỉ cần ngày nào Tăng Già c̣n giữ được bản thể thanh tịnh ḥa hợp th́ ngày đó h́nh ảnh của hàng Tăng Bảo c̣n sáng rực, Phật pháp c̣n trụ thế vững vàng.

Sau lễ khai mạc là 2 thời thuyết tŕnh và hội thảo kéo dài từ sáng cho đến hơn bảy giờ tối. Hai diễn giả là Ḥa Thượng Thích Bảo Lạc ở Úc và Ḥa Thượng Thích Như Điển ở Đức. Cả hai thời thuyết tŕnh và hội thảo đều xoay quanh chủ đề Hiện T́nh và Hướng Đi của Tăng Già Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại.

Một ngày hội thảo đem lại nhiều lợi lạc không riêng cho Tăng Ni mà c̣n cho hàng Phật tử được phước duyên tham dự. Trước hết, hội thảo gây dựng ư thức nơi người nghe về những vấn đề quan trọng và thiết thực đă và đang xảy ra trong và ngoài cộng đồng Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại. Thứ đến, từ ư thức đó, chắc chắn chỉ là sớm hay muộn, Tăng Già nói riêng và cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại nói chung sẽ t́m ra phương thức để giải quyết nếu là những nan đề và phát triển nếu là những ưu điểm thích hợp. Điều thấy rơ là qua 2 lần Ngày Về Nguồn, nhờ ư thức sâu sắc thực trạng mà chư tôn đức Tăng Ni tại hải ngoại đă có thể củng cố nội lực của Tăng già bằng việc phát huy diệu lực của bản thể thanh tịnh ḥa hợp. Từ đó mà sinh hoạt của Tăng đoàn không bị bế tắc, tín tâm của quần chúng Phật tử được ổn định.

Điều đáng lưu tâm và cũng là điểm khích lệ lớn nhất, theo người viết, chính là sự lên tiếng của các Tăng, Ni trẻ ở hải ngoại về nhiều vấn đề từ cuộc sống với Thầy bạn trong Chùa đến sinh hoạt học đường, xă hội bên ngoài đời. Sự trần t́nh của các Tăng, Ni trẻ trong ngày thuyết tŕnh và hội thảo nhân Ngày Về Nguồn lần thứ 3 này, nêu lên mấy điều cần suy nghĩ. Tuy nhiên, trong số những điều ấy, ở đây, người viết xin nêu ra một điều mà theo người viết là rất quan trọng. Đó là sự ngăn cách giữa hai thế hệ Tăng Ni già và trẻ. Ngăn cách như thế nào?

Đây là hiện tượng xă hội phổ quát trong xă hội loài người. Sự chênh lệch tự nhiên theo tuổi tác đă không nhiều th́ ít tạo ra ngăn cách giữa hai thế hệ già và trẻ. Tuổi già với kinh lịch bao nhiêu thành bại, nên hư, thị phi, đắc thất, cho nên chín chắn, dè dặt, bảo thủ. Tuổi trẻ mới vừa bước chân vào đời, nhiệt huyết c̣n hăng, lư tưởng c̣n mạnh, thành kiến c̣n mỏng, kinh nghiệm thành bại chưa nếm trải nhiều, cho nên cởi mở, dễ thích nghi, năng động.  Đặc biệt, trong các cộng đồng di dân, không riêng ǵ trong cộng đồng Tăng Già Phật Giáo Việt Nam ở hải ngoại, ngăn cách giữa hai thế hệ mới định cư và sinh trưởng tại xứ người là điều khó tránh khỏi. Hiện tượng này xảy ra giữa thế hệ thứ nhất và các thế hệ đi sau. Thế hệ di dân thứ nhất là những người đă từng hấp thụ một nền văn hóa và đạo đức nơi quê cha đất tổ. Thế hệ thứ hai là những người sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa khác với nền văn hóa của thế hệ thứ nhất. Điều rất tự nhiên, sự khác biệt của hai nền văn hóa sẽ diễn ra trong hai thế hệ đó khi họ cùng sống chung với nhau trong một gia đ́nh, một ngôi Chùa, một tập thể.

Ở đây trong môi trường sống của một ngôi chùa hay trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam, sự khác biệt cũng xảy ra mà không có ngoại lệ. Truyền thống Phật Giáo Việt Nam trong nước là truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong truyền thống ấy, thầy như cha mẹ, đệ tử lúc nào cũng phải nghe lời. Lời thầy luôn luôn đúng, đệ tử không thể căi lại. Đệ tử là đệ tử, đệ tử không thể là bạn. Thầy là bậc trên, chỉ có thể phán xuống chứ không thể đứng ngang hàng với đệ tử để tâm sự và lắng nghe. Người đệ tử sinh ra và lớn lên trong văn hóa Tây phương, họ nói tiếng Mỹ, tiếng Tây rành và dễ hơn nói tiếng Việt. Họ suy nghĩ theo cách của văn hóa Tây phương, không theo văn hóa Đông phương, văn hóa Việt. Những vị đệ tử này được dạy từ nhỏ trong học đường quyền sống b́nh đẳng và quyền tư ẩn cá nhân, không ai có thể xúc phạm hay chen lấn vào. Những đệ tử này đă quen lối sống của văn hóa Tây phương, ăn ngay nói thẳng. Nhưng không phải v́ vậy mà họ không cần đến sự quan tâm, cảm thông và thương yêu. Họ rất cần t́nh thương, v́ họ cũng là những người con trong Đạo. Những vị đệ tử này tiếp xúc với nền văn hóa mở. Mọi thứ đều có sẵn ở trước mặt, nào là vật chất, nào là tiền bạc, nào là các phương tiện tin học hiện đại internet, blog, chat, nhạc, phim, điện thoại di động, xe hơi, v.v... Rất nhiều thứ ngày đêm ŕnh rập và bao quanh để sẵn sàng lôi cuốn, cám dỗ.

Chính v́ thế, tại hải ngoại, quả thật có rất ít người ở thế hệ thứ hai đi xuất gia và lại càng hăn hữu số lượng các thầy trẻ giữ được sơ tâm xuất gia cho đến lâu dài. Ngay cả thế thệ thứ một rưỡi, tức là những vị trẻ tuổi sinh ra và xuất gia ở Việt Nam mà khi sang sống ở hải ngoại trưởng thành trong các trường ốc ở đây cũng có nhiều ngăn cách với vị thầy là thế hệ thứ nhất.

Vậy th́ làm sao để xóa bỏ ngăn cách giữa hai thế hệ? Hội thảo cũng đă nêu ra một số điểm then chốt. Điểm then chốt đă được nói ra là quư thầy lớn cần thể hiện t́nh thương, quan tâm, lắng nghe nhiều hơn đối với hàng đệ tử để hiểu biết, cảm thông và xóa ngăn cách. Nhưng, sự thực là một số quư thầy lớn cũng đă biết rơ như vậy, cũng đă từng thể hiện như vậy, nghĩa là có t́nh thương, có cảm thông đối với đệ tử của ḿnh, mà kết quả th́ vẫn không như ư. Tại sao? Đây mới là trọng tâm của vấn đề.

Thật ra vấn đề là ở cả hai bên, chứ không hoàn toàn chỉ nằm ở một bên nào. Đối với bên thế hệ thứ nhất, trong tận cùng sâu thẳm th́ dù có những nỗ lực để xóa bỏ ngăn cách nhưng ngăn cách vẫn c̣n. Vấn đề là phải xóa cho sạch từ gốc gác, từ ngọn nguồn, từ căn để. Muốn xóa th́ phải có thay đổi tận gốc rễ, thay đổi tư duy, thay đổi tầm nh́n trong cung cách suy nghĩ và hành xử đối với thế hệ trẻ. Thay đổi một khi đạt tới kết quả th́, chẳng hạn, một vị thầy có thể thể hiện sự b́nh đẳng thật sự với người đệ tử, có thể ngồi lắng nghe, tâm t́nh, tṛ chuyện với đệ tử mà không mang theo bất cứ thành kiến, định kiến nào cả, không nghĩ rằng ḿnh đang đứng ở vị thế cao hơn, có thẩm quyền hơn, hiểu biết đúng hơn. Chưa hết, vị thầy cần phải có sự hiểu biết thấu đáo về tâm lư giáo dục tuổi trẻ, về cách giúp tuổi trẻ tránh xa cạm bẫy, về cách điều tiết đời sống tâm lư và sinh lư nơi người đệ tử đang tuổi lớn lên để vị đệ tử này không bị các xung lực dẫn đến khủng hoảng, bỏ cuộc. C̣n nữa, vị thầy cần phải biết cách làm sao giúp người đệ tử chăm sóc tâm bồ đề, phát triển khả năng tu tập có kết quả thực sự để nắm chắc lư tưởng mà ḿnh đang đi.

Đối với thế hệ thứ hai, nếu người đệ tử chỉ biết trông chờ hay đổ trách nhiệm lên vị thầy th́ là điều bất công và không thực tế. Bởi v́ người đệ tử cũng phải có nỗ lực của tự thân. Giống như, khi nhờ người khác d́u ḿnh đi th́ về phần ḿnh cũng phải biết tự nỗ lực để đứng lên chứ không thể đổ hết trách nhiệm cho người d́u ḿnh đi. Vị thầy giúp là một việc, bản thân người đệ tử cũng phải biết cách tiếp thu và thực hành theo lời hướng dẫn và trợ lực của thầy. Chẳng hạn, nếu vị đệ tử không chịu khó học và tu mà cứ buông lung theo ngoại cảnh th́ dù cho vị thầy có cố gắng dạy dỗ cách mấy cũng không có kết quả ǵ.

Nhưng c̣n một điều không kém quan trọng đó là túc duyên. Không có túc duyên với đời sống xuất gia th́ khó mà xuất gia và giữ được chí nguyện xuất gia bền vững. Túc duyên th́ không giải thích được. Nên, đối với người viết, có lẽ đó là niềm tin cuối cùng để nương tựa.

Được tham dự trong những buổi thảo luận của chư Tăng, Ni trong Ngày Về Nguồn, lắng nghe và chứng kiến những lời phát biểu chân thật, những góp ư đầy thiện chí xây dựng, những ưu tư sâu xa đối với tiền đồ đạo pháp, những huấn dụ chan chứa đạo t́nh, những tâm t́nh như trải ḷng dưới ánh quang dương, người viết càng thâm cảm lời dạy của Đức Phật trong Bảy Pháp Bất Thối rằng, "Các Tỳ Kheo cần phải thường xuyên tụ họp, và tụ họp đông đảo để giảng luận Chánh Pháp, khiến cho có sự ḥa hợp trên dưới của các Tỳ Kheo."

Quả thật vậy, h́nh ảnh của chư Tăng Ni tụ họp đông đảo trong thanh tịnh ḥa hợp để bàn bạc Phật sự trong dịp Ngày Về Nguồn, đối với người Phật tử tại gia, như người viết, luôn luôn là biểu tượng sinh động về sức mạnh của cộng đồng Tăng Già, là hiện tượng cho thấy sự tồn tại đích thực của Phật Pháp.

Với người con Phật, c̣n ước nguyện nào hơn: Phật Pháp cửu trụ ở thế gian?

 

Huỳnh Kim Quang

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 03/07/10