Đọc bài thơ Cảm Ngộ

của Trương Cửu Linh

 (673-740)

 

Lam Nguyên

 

Trương Cửu Linh tự Tử Thọ, người Triều Châu thuộc tỉnh Quảng Đông. Ông đỗ Tiến Sĩ năm đầu niên hiệu Cảnh Long (707-709), làm Tả thập di, được Trương Thuyết mến mộ. Vào đời Khai Nguyên (713-745) nhân ngày sinh nhật Đường Minh Hoàng, Trương Cửu Linh đă dâng bài ''Thiên thu kiêm giám lục'' nói về sự hưng phế từ nǵn xưa, được vua khen thưởng,  rồi thành Đông b́nh chương sự. Cùng nắm quyền Tể tướng với Lư Lâm Phủ,  ông ngay thẳng, có khí tiết, bị Lư dèm pha, làm mếch ḷng vua. Do vậy, ông bị băi chức về quê. Và tại nơi quê hương của ông, ông đă đứng ra tổ chức, đốc thúc dân làng khai thông đèo Mai Lĩnh để tiện việc đi lại cho công chúng. Sau khi ông mất,  thụy Văn Hiến,  người ta kính trọng,  tránh húy mà gọi ông là Khúc Giang Công. Dân làng nhớ ơn ông đă lập miếu thờ trên núi, có biển đề bốn chữ ''Phong Độ Thiên Thu''. Về tác phẩm th́ có Thi tập gồm 20 quyển.

             

Cảm  Ngộ

Cô hồng hải thượng lai,

Tŕ hoàng bất cảm cố.

Trắc kiến song thúy điểu,

Sào tại tam châu thụ

Kiểu kiểu trân mộc điên.

Đắc vô kim hoàn cụ?

Mỹ phục hoạn nhân chỉ,

Cao minh bức thần ố.

Kim ngă du minh minh,

Giặc giả hà sở mộ?

Lan điệp xuân uy nhuy,

Quế hoa thu hạo khiết.

Hân hân thử sinh ư,

Tự nhĩ vi giai tiết.

Thuỳ tri lâm thê giả,

Văn phong tọa tương duyệt?

Thảo mộc hữu bản tâm ,

Hà cầu mỹ nhân chiết?

U nhân quy độc ngọa,

Trệ lự tẩy cô thanh.

Tŕ thử tạ cao điểu,

Nhân chi truyền viễn t́nh.

Nhật tịch hoài không ư,

Nhân thùy cảm chí tinh?

Phi trầm lư tự cách, 

Hà sở úy ngô thành? 

Giang Nam hữu đan quất,

Kinh đông do lục lâm.

Khởi y địa khí noăn,

Tự hữu tuế hàn tâm

Khả dĩ tiến gia khách,

Nại hà trở trọng thâm?

Vận mệnh duy sở ngộ,

Tuần hoàn bất khả tầm.

Đồ ngôn thụ đào lư,

Thử mộc khởi vô âm?

 

Lam Nguyên  dịch:

 

Cảm  Ngộ 

Từ bể cả cánh hồng bay lại,

Chẳng đoái trông vũng lội ao hồ.

Nh́n đôi chim thúy ngây thơ,

Mảng xem rừng núi như bờ cơi riêng.

Trân châu thụ tranh chuyền đua hót,

Có ngờ đâu kẻ trót âm thầm.

Cung tên giương sẵn vừa tầm,

Trời êm cảnh đẹp họa ngầm chẳng hay.

Vốn tạo hóa ganh tài ghen đẹp,

Huống chi người ḷng hẹp thế gian.

Đời ta sải cánh du nhàn,

Chẳng lo ai ghét chẳng màng ai yêu!

Lá lan nọ mỹ miều xuân tiết,

Quê hoa kia thanh khiết thu sang.

Cuộc đời vui thú thanh nhàn,

Sống theo thiên lư cưỡng quàng làm chi.

Ngồi nghe gió rù ŕ trong lá,

Mấy ai hay rừng đă chuyện tṛ.

Thản nhiên cây cỏ không lo,

Chẳng cầu tay ngọc say mơ bẻ cành.

Nằm yên lặng thỏa t́nh ẩn sĩ,

Khổ công chi suy nghĩ việc đời.

Sao bằng tâm sự chim trời,

T́nh riêng xin gởi những lời xa xăm.

Ngày đêm chẳng để tâm lo lắng,

Có ai đâu hiểu đặng chí t́nh.

Cuộc đời ch́m nổi điêu linh,

Tự nhiên an ủi với ḿnh cũng hay!

Chốn Giang Nam vườn đầy quất đỏ,

Ngàn cây xanh trời trở vào Đông.

Phải đây khí đất ấm nồng,

Mà sao tâm thức lạnh lùng thế ni!

Muốn tặng khách gởi đi ít quất,

Ngặt đường xa mây khuất mấy tầng.

Cơ trời măi măi xoay vần,

Tuần hoàn thiên lư nhọc tầm được chi!

Miệng đời nhắc chỉ duy đào lư,

Mấy ai thèm để ư quất kia.

Mùa Đông quất vẫn sum suê,

Tiết trinh quất đủ mọi bề như ai!

 

Trong bài thơ Cảm Ngộ của thi sĩ Trương Cửu Linh ta thấy rơ nhân sinh quan của ông qua từng ḍng thơ. Có người đă từng bảo rằng văn học là một khoa học về con người tức là văn học đă nói lên tâm trạng, sinh hoạt của đời sống con người! Ở đây thi sĩ họ Trương đă dùng thể loại ''Ngụ Ngôn'' để nêu thẳng ra một kết luận đạo lư,  kết luận này khiến cho câu chuyện có ư nghĩa  phúng dụ:

Cô hồng hải thượng lai

Tŕ hoàng bất cảm cố

Trắc kiến song thúy điểu

Sào tại tam châu thụ

Kiểu kiểu trân mộc điên

Đắc vô kim hoàn cụ.

Mỹ phục hoạn nhân chỉ

Cao minh bức thần ố.

 

Chúng tôi đă dịch:

Từ bể cả cánh hồng bay lại

Chẳng đoái trông vũng lội ao hồ.

Nh́n đôi chim thúy ngây thơ,

Mảng xem rừng núi như bờ cơi riêng.

Trân châu thụ tranh chuyền đua hót,

Có ngờ đâu kẻ trót âm thầm.

Cung tên giương sẵn vừa tầm,

Trời yên cảnh đẹp họa ngầm chẳng hay!

Vốn Tạo hóa ganh tài ghen đẹp,

Huống chi người ḷng hẹp thế gian!

 

Theo quan niệm của người thời xưa Trung Hoa và Việt Nam cho rằng con người có mối tương hợp, tương thông với thiên nhiên. Đó là quan niệm ''Thiên nhân tương dữ'' và ''Thiên nhân hợp nhất'' mà chúng ta từng thấy trong sách Trang Tử với câu'' Thiên địa dữ ngă tịnh sinh, vạn vật dữ ngă vi nhất'' (Trời đất cùng sinh ra với ta , vạn vật với ta là một) hay của Mạnh Tử:

''Vạn vật giai bị ư ngă'' (Vạn vật đều có đầy đủ ở trong ta), con người vũ trụ trong triết học cổ đại là như vậy! Riêng cá nhân thi sĩ Trương Cửu Linh sau khi bị Lư Lâm Phủ dèm pha mà vua Đường lại nghe lời kẻ nịnh nên ông chán ngán thế thái nhân t́nh mà quy điền. Có phải h́nh ảnh con chim hồng kia là thi sĩ họ Trương, c̣n đôi chim thúy nọ là bọn tiểu nhân Lư Lâm Phủ và Ngưu Tiên Khách? Trong đoạn cuối bài thơ Cảm Ngộ dẫn trên đă nói lên cái tinh thần của kẻ sĩ măi măi là thanh khiết mà chúng tôi đă dịch như sau:    

                                   

Cơ trời măi măi xoay vần,

Tuần hoàn thiên lư nhọc tầm được chi?

Miệng đời nhắc chỉ duy đào lư,

Mấy ai thèm để ư quất kia.

Mùa Đông quất vẫn sum suê,

Tiết trinh quất đủ mọi bề như ai!  

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 05/10/10