Sự Âm Thầm Của Mẹ!

Nguyên Thảo

 (Tặng các em Thanh Thiếu Niên để hiểu Mẹ ḿnh hơn)

 

 

Bạn nhỏ ơi!

Nếu có một ngày nào đó rỗi rảnh, em cứ nh́n mẹ làm các việc trong ngày rồi em sẽ thấy. Em không thể tưởng tượng được, mẹ làm quá nhiều công việc, từ ngày này qua ngày khác và chắc có lẽ sẽ kéo dài cho đến ngày mẹ trở nên yếu đuối không thể làm nhiều được nữa mới thôi!

Thói thường trong đời, ít ai để ư đến điều ấy. Người ta cứ coi đó như là một việc tự nhiên, nó xảy ra một cách vô t́nh và những người chồng cùng các đứa con cũng chẳng hề bận tâm hay ghé mắt đến chút nào! Cuộc đời cứ lặng lẽ trôi qua! Mẹ cứ âm thầm miệt mài cái bổn phận của ḿnh theo từng thời gian một.

Hôm nay tôi muốn nói, muốn đề cập cùng em về một chuỗi ngày đăng đẳng làm việc của mẹ. Một sự hi sinh rất là thiêng liêng cho gia đ́nh, cho chồng, cho con. Và với mục đích của tôi để em sẽ định lại vai tṛ của ḿnh, em sẽ có được ư thức hơn trong việc đền đáp công ơn cha mẹ; mà mai nầy khi em trở thành một người chồng, một người vợ các em sẽ hiểu nhau hơn; sẽ giúp đỡ, tương nhượng lẫn nhau hầu tạo được một "chân hạnh phúc" trong cơi đời nầy.

Bạn nhỏ ơi!

Có một hôm, t́nh cờ tôi xem trên truyền h́nh một chương tŕnh thời sự phỏng vấn bà mẹ nuôi năm đứa con. Bà kể lại các công việc làm của bà từ sáng sớm, bà phải thức dậy lúc mấy giờ, sửa soạn thức ăn, quần áo cho các con, chuẩn bị cho chúng đi học. Khi con đi học xong, bà phải làm những ǵ trong các thời gian c̣n lại. Rồi rước con về, chăm sóc cho chúng nó đến khi chúng đi ngủ. Tôi nhớ không rơ lắm trên bảng tổng kết là bà làm việc suốt khoảng 17, 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần; nếu tính theo tiền đi làm th́ bà phải được trả bằng một số tiền khá lớn. V́ tiếng Anh của tôi "lơm bơm" có khúc hiểu, khúc không; nên tôi không thể kể lại cho em một cách tường tận được. Mà đôi lúc tôi ngồi xem, tôi cũng tức cười: Tôi không hiểu bà nầy muốn nói lên sự hi sinh của một người mẹ hay là bà muốn kể với xă hội về sự đóng góp của bà trong xă hội. Người Úc, mà có thể, với những người phương Tây đều có những nét thực tế như vậy. Họ không phải dấu diếm, che đậy hay âm thầm hi sinh hoặc chịu đựng. Đó cũng lại là một nét hay! Đối với người Việt của chúng ta, hay nói chung là đa số người Á Đông họ thường không kể, mà chỉ là "một sự âm thầm", v́ kể ơn kể nghĩa là một điều không tế nhị lắm, làm giảm mất đi ư nghĩa sự hi sinh của ḿnh. Nhưng em ạ! Ta cần nên biết! Biết để ta thương mẹ nhiều hơn, ta ráng học hành thêm lên, giúp mẹ làm các công việc mà mẹ phải bận rộn làm. Đó cũng là môi trường tạo cho em có được ư thức trong cuộc sống. Điều ấy về sau sẽ giúp cho em rất nhiều để em có được một gia đ́nh hạnh phúc; hoặc em sẽ là một người cha, một người mẹ hiểu biết; đồng thời là một người con có hiếu. Một mai kia khi nh́n lại cuộc đời của ḿnh đă trải qua, em chẳng thấy phải thẹn ḷng v́ em đă sống được một đời đáng sống: Có ích cho em, gia đ́nh và cho xă hội. Em có suy nghĩ ǵ không? Hỡi người bạn nhỏ của tôi ơi!

Bây giờ, tôi sẽ kể cho em nghe một câu chuyện trong làng quê ở Việt Nam, mà câu chuyện ấy đă khiến ḷng tôi suy nghĩ nhiều lắm từ lúc tôi mới mười bảy tuổi. Câu chuyện ấy giống như một điển h́nh của một người mẹ Việt Nam.

"Thuở ấy, tôi c̣n là một cậu học tṛ lớp Đệ Tam Trung học (tức lớp 10 bây giờ). Tôi sống hủ hỉ với ông nội tôi. Đối diện nhà ông nội tôi là gia đ́nh của Bác Tư. Gia đ́nh bác sống về nghề nông. Cứ sáng sớm vào khoảng bốn, năm giờ là bác đă thức dậy sửa soạn xe, ḅ, cuốc, rựa... là những dụng cụ để làm. Xong xuôi bác cùng bác gái ăn cơm, rồi lên xe ḅ đánh đi ra ngoài ruộng. Sau nầy, khi tôi cũng vào nghề nông tôi mới biết, bác gái tôi phải thức dậy sớm hơn để lo nấu cơm, làm thức ăn, sửa soạn thúng giống vừa cho hai vợ chồng, vừa phải soạn phần cho con cái. Khi trời sáng chúng thức dậy ăn uống và đi học. Ra đồng, bác gái cũng phải làm với bác trai, giờ giấc cũng như nhau, chỉ khác một điều là công việc của bác trai nặng nề hơn v́ bác trai là đàn ông. Đến trưa bác gái lo nấu nướng. Ăn xong, th́ bác trai nằm nghỉ, c̣n bác gái rửa chén, nồi rồi mới nghỉ ngơi được. Chẳng bao lâu, hai người phải tiếp tục công việc. Tới chiều, thu dọn lên xe ḅ, đánh xe về. Đến nhà bác trai tắm rửa, làm chút đỉnh, hoặc sửa soạn vài công việc cho ngày mai. C̣n bác gái lo nấu ăn, tắm rửa các đứa con c̣n nhỏ v́ gia đ́nh của bác có đến tám người con. Ăn cơm chiều xong, bác trai nghỉ ngơi hay đi "tào lao thế sự" hoặc "nhậu" vài ly với bạn bè; bác gái lại phải nhắc nhở con học bài; giặt quần áo cho gia đ́nh, cho con; dặn ḍ con làm ǵ ở ngày mai. Về sau, lúc tôi có con, tôi mới hiểu cuộc sống không gói gọn bao nhiêu đó, mà c̣n phải nhắc đến lúc con bệnh hoạn nữa. Nhiều lúc tôi nói với vợ tôi: "Nhà bác tư đông quá lở mà mấy đứa nhỏ bệnh hoài th́ thật là cực khổ vô cùng, bác gái sẽ vất vả không ngớt. Nào thức dậy sớm lo cơm nước, nào đi làm, nào công việc nhà, nào con cái, nếu chúng nó bệnh nữa th́ chắc có lẽ bà ấy chẳng ngủ được bao lâu trong ngày".

Em có hiểu được không? Chắc em cảm thấy một h́nh ảnh rất là xa lạ, em hăy hỏi mẹ em, mẹ em có thể giải thích cho em hiểu; rồi em hăy nh́n kỹ vào mẹ em, biết đâu mẹ có ít nhiều dáng dấp nào đó của câu chuyện nầy cũng không chừng.

Bạn nhỏ ơi!

Em yêu mến mẹ, em trân trọng mẹ, em vâng lời, làm theo các điều mẹ dạy chỉ là có lợi cho em mà thôi! Kinh nghiệm mẹ đă đi qua, cuộc đời mẹ đă trải, mẹ đúc kết truyền đạt lại cho em, mà em hăy c̣n nghi ngờ những điều ấy nữa ư? Tôi chỉ sợ mai kia khi hiểu được, em sẽ tiếc nuối không nguôi. Tôi cũng sẽ, tiếc dùm cho em đó!

Em có nh́n vào một cặp vợ chồng trẻ có một hai đứa con không? Nếu cả hai đi làm hảng, công việc vẫn giờ giấc như nhau, nhưng khi về nhà chồng có thể đọc báo, chơi "internet", đọc sách, đi nhậu, chơi "game", c̣n vợ phải lao vào bếp lo cơm nước, giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, hút bụi, đi "shop"; nếu con bệnh th́ lại thức khuya nữa th́ cuộc sống con người không c̣n là một sự nương tựa lẫn nhau, phải không em? Đời đâu phải là "ai làm nô lệ cho ai", mà là một sự cộng hưởng, đồng nhịp nương tựa vào nhau để tạo nên hạnh phúc. Người đàn ông giống như con gà trống biết bao che, giúp đỡ cho con gà mái hầu con gà mái có đủ sức lực, khả năng làm tṛn bổn phận tự nhiên của ḿnh. Đừng để con gà trống của ḿnh "nhu nhược" trở thành "dở dở ương ương" đi, em nhé! Hỡi người bạn nhỏ thân thiết của tôi ơi!...

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 08/03/10